• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế trong đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng, HS hiểu được thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh.

2. Kĩ năng: Lập được dàn ý bài văn tả cảnh từ những điều quan sát được và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát.

3. Thái độ: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên từ đó các em thêm yêu thiên nhiên và biết bảo vệ môi trường.

* BVMT: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng giáo dục BVMT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- HS sưu tầm tranh, ảnh về vườn cây, công viên, đường phố, cánh đồng.

- Giấy khổ to, bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh?

- Nêu cấu tạo của bài văn Nắng trưa.

- Nhận xét.

- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời.

B. Dạy học bài mới: 35p 1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 32’

Bài 1. VBT - Trang 7. Đọc đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng, nêu nhận xét: 12’

- Gọi HS trình bày nối tiếp theo các câu hỏi:

a) Tâc giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?

b) Tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào?

c) Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Tại sao em lại cho rằng sự quan sát đó rất tinh tế?

- Nhấn mạnh nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả.

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi trả lời câu hỏi.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xétt, bổ sung.

a) Những sự vật được miêu tả: cánh đồng buổi sớm: đám mây, vòm trời bầy sáo liệng trên cánh đồng; mặt trời mọc.

b) Tác giả quan sát sự vật bằng xúc giác;

bằng thị giác.

- 3 HS trả lời.

Bài 2. VBT - Trang 7. Lập dàn ý bài văn tả cảnh: 20’

- Giới thiệu một vài tranh ảnh về vườn cây, công viên, đường phố,…

- Kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của HS.

- Nhận xét, sửa chữa bài làm của HS.

3. Củng cố, dặn dò: 2p - Nhận xét giờ học.

- Nhắc HS về nhà chuẩn bị giờ sau.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS làm bài tập cá nhân vào VBT.

- 2 HS lập dàn ý vào giấy khổ to.

- HS dán phiếu của mình lên bảng, các HS khác đọc nêu ý kiến về bài của bạn.

KHOA HỌC TIẾT 2. NAM HAY NỮ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Phân biệt được nam và nữ dựa vào các đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội.

2. Kiến thức: Hiểu được sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về nam và nữ.

3. Thái độ: Luôn có ý thức tôn trọng mọi người cùng giới hoặc khác giới: không phân biệt nam hay nữ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội.

- Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình trang 6, 7 SGK

- Các tấm phiếu có nội dung như SGK trang 8

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Kiểm tra bài cũ: 3p

- Em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?

- Sự sinh sản ở người có ý nghĩa như thế nào?

- Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản ?

- Nhận xét.

B. Dạy bài mới: 32p 1. Giới thiệu bài : 1p

2. Hoạt động 1: Thảo luận: 20’

- GV chia nhóm: 6 HS/nhóm.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi 1, 2, 3 trang 6 SGK.

- GV nhận xét ý kiến học sinh.

* Kết luận : Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ bé trai và bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình cấu tạo của cơ quan sinh dục.

Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cơ thể nữ và nam có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học - Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học?

- 3 HS trả lời.

- Lắng nghe.

- HS thảo luận theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Nam: Cơ thể thường rắn chắc, khoẻ mạnh và cao to hơn nữ.

+ Nữ: Cơ thể mềm mại, nhỏ nhắn hơn nam.

3. Hoạt động 2 : Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”: 10’

- GV chia lớp thành 3 nhóm.

- GV phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu như gợi ý trong SGK và hướng dẫn cách chơi:

+ Thi xếp các tấm phiếu.

+ Lần lượt từng nhóm giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy. Các thành viên của các nhóm khác có thể chất vấn, yêu cầu nhóm đó giải thích rõ hơn.

+ Cả lớp cùng đánh giá, tìm ra sự sắp xếp giống nhau.

- GV đánh giá, nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc.

*Kết luận: Giữa nam và nữ có những điểm khác biệt về mặt sinh học nhưng lại có rất nhiều điểm chung về mặt xã hội.

* Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3 VBT trang 5

3. Củng cố, dặn dò : 2p - Củng cố lại nội dung bài.

- Nhận xét giờ học và giao BTVN.

- Các nhóm làm việc như hướng dẫn.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- 3 HS đọc bài học trong SGK.

SINH HOẠT - ATGT

A. AN TOÀN GIAO THÔNG CHO NỤ CƯỜI TRẺ THƠ: 20’