• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Giúp học sinh :

- Phân tích bài văn Mưa rào để biết cách quan sát, chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh.

- Lập dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa.

2. Kĩ năng

- Sử dụng những từ ngữ hay, độc đáo khi lập dàn ý.

3. Thái độ

- Yêu thích môn văn, thích viết văn.

* GDBVMT: Từ bài văn “ Mưa rào” giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên có tác dụng GDBVMT

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bài tập 1 viết sẵn vào bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 - Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hs đứng tại chỗ đọc dàn ý bài văn tả một buổi chiều trong ngày.

- GV nhận xét, đánh giá 2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu: (1’) trực tiếp

2. 2, Hướng dẫn học sinh làm bài tập SGK (30’)

* Bài tập 1: SGK/31

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Tổ chức cho hs hoạt động nhóm theo hướng dẫn:

+ Đọc kĩ bài văn Mưa rào trong nhóm.

+ Gạch chân dưới những hình ảnh em thích.

+ Trao đổi thảo luận để trả lời câu hỏi.

+ Viết câu trả lời vào giấy nháp.

- Tổ chức cho hs trao đổi thảo luận. Gv rút ra kết luận.

?Những dấu hiệu nào báo hiệu cơn mưa sắp đến?

? Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt

- 2 hs đứng tại chỗ đọc dàn ý, cả lớp theo dõi, nhận xét.

- 2 hs tiếp nối nhau đọc bài văn: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.

- 2 bàn hs quay lại cùng trao đổi thảo luận, làm bài theo hướng dẫn.

- Hs tiếp nối nhau phát biểu - HS nhận xét bổ sung.

+ Mây: bay về, mây lớn, nặng, đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, mây tản ra rồi sàn

mưa từ lúc bắt đầu mưa đến lúc kết thúc cơn mưa?

?Tìm những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa?

? Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?

? Em có nhận xét gì về cách quan sát cơn mưa của tác giả?

? Cách dùng từ trong khi miêu tả của tác giả có gì hay?

? Qua đó em cảm nhận vẻ đẹp môi trường thiên nhiên ntn?

*GV giáo dục BVMT cho HS

* Bài tập 2 :SGK/31

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

đều trên nền đen.

+ Gió: thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước, rồi điên đảo trên cành cây.

+ Tiếng mưa: lẹt đẹt, ù lách tách, rào rào, sầm sập, đồm độp, bùng bùng, ồ ồ, xối …

+ Hạt mưa: những giọt lăn tăn, mấy giọt tuôn rào rào, xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây, giọt ngã, giọt bay.

- Trong mưa:

+ Lá đào, lá na, lá sói vẫy tay run rẫy.

+ Con gà trống ứơt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Trong nhà tối sầm, tỏa một mùi nồng ngai ngái.

+ Nước chảy đỏ ngón, bốn bề sân cuồn cuộn dìn vào cái rãnh cống đổ xuống ao chuôm.

+ Cuối cơn mưa, vòm trời tối thẳm vang lên 1 hồi ục ục ì ầm những tiếng sấm của mưa mới đầu mùa.

- Sau cơn mưa:

+ Trời rạng dần

+ Chim chào mào hót râm ran

+ Phía đông một mảng trời trong vắt + Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.

+ Mắt: mây biến đổi, mưa rơi, đổi thay của cây cối, con vật, bầu trời, cảnh xung quanh.

+ Tai: tiếng gió, tiếng mưa, tiếng sấm, tiếng chim hót.

+ Cảm giác: sự mát lạnh của làn gió, mát lạnh nhuốm hơi nước

+ Tác giả quan sát cơn mưa theo trình tự thời gian: Lúc trời sắp mưa  mưa

tạnh hẳn. Tác giả quan sát cảnh vật rất chi tiết và tinh tế.

+ Tác giả dùng nhiều từ láy, nhiều từ gợi tả khiến ta hình dung được cơn mưa ở vùng nông thôn rất chân thực.

- HS trả lời: Môi trường thiên nhiên rất đẹp, trong lành, hữu ích với cuộc sống của con người...

- Gọi hs đọc bản ghi chép về cơn mưa mà em đã quan sát.

- GV hướng dẫn:

? Phần mở bài cần nêu những gì?

? Em miêu tả cơn mưa theo trình tự nào?

? Những cảnh vật nào chúng ta thường gặp trong cơn mưa?

? Phần kết bài em nêu những gì?

- Yêu cầu hs tự lập dàn ý.

- Gọi hs làm trên bảng phụ trình bày.

- GV nhận xét, ghi điểm. Sửa chữa bổ sung cho hs về cách dùng từ, quan sát, miêu tả.

3, Củng cố dặn dò (4’)

- GV nêu câu hỏi củng cố bài:

? Khi viết văn miêu tả người ta thường sử dụng các giác quan nào để quan sát?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS

- 1 Hs đọc thành tiếng trước lớp: Từ những điều mà em quan sát được, hãy lập dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.

- 3 5 hs đọc thành tiếng bài của mình trước lớp.

- Giới thiệu điểm mình quan sát cơn mưa hay những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến.

- Em miêu tả cơn mưa theo trình tự thời gian; miêu tả từng cảnh vật trong cơn mưa.

- Cảnh: mây, gió, bầu trời, mưa, con vật, ...

- Phần kết bài em nêu cảm xúc của mình hoặc cảnh vật tươi sáng sau cơn mưa.

- Cả lớp làm bài vào VBT, 2 hs làm bài vào bảng phụ.

- 2 hs dán bài lên bảng lớp, đọc bài trước lớp. Cả lớp theo dõi sửa chữa bài cho bạn.

VD:

- MB: trời nổi cơn dông. Mây đen ùn ùn kéo đến, báo hiệu trời sắp mưa.

- TB:

+Mây dên bao phủ khắp bầu trời + Gió mang hơi nước lạnh.

+ Mưa rơi xiên xẹo theo làn gió.

+ Mưa bắt đầu nặng hạt.

+ Nước chảy lênh láng.

+ Cây cối như được gọi rửa.

+ Người chạy mưa.

+ Lũ chim ướt lướt thướt.

- KB: Mưa ngớt dần ròi tạnh hẳn. Cây cối sạch bóng. Mọi người lại tiếp tục công việc của mình.

- HS trả lời: Khi viết văn miêu tả người ta thường sử dụng các giác quan tai, mắt , mũi, cảm giác của làn da để quan sát.

Buổi chiều