• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

- Nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).

- Viết được đoạn mở bài cho bài văn miêu tả đồ vật theo hai cách đã học (BT2).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết phần mở bài trong văn miêu tả đồ vật cho HS 3. Thái độ: HS có thái độ tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Đò dùng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Kiểm tra bài cũ (5’) - GV hỏi:

(?) Có mấy cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật ? Đó là những cách nào ? (?) Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp ?

2. Dạy - học bài mới:

2.1. Giới thiệu bài (2’)

- Ở cuối HK I các em đã được học kiểu bài văn miêu tả, được luyện tập viết các đoạn văn trong bài văn miêu tả. Tiết học hôm nay các em sẽ thực hành viết đoạn mở bài của bài văn miêu tả đồ vật với hai cácg mở

- Trao đổi theo cặp và nối tiếp nhau trả lời.

+ Có 2 cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật : mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

+ Mở bài trực tiếp là giới thiệu ngay đồ vật định tả. Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào, giới thiệu đồ vật định tả.

- Lắng nghe.

bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

2.2. Hướng dẫn làm bài tập

*Bài 1:Đọc các đoạn mở bài miêu tả cái cặp sách. Và viết điểm giống và khác nhau trong đoạn văn đó. (10’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu và nội dung - Yêu cầu HS làm bài theo cặp.

- Gọi HS phát biểu ý kiến, yêu cầu HS khác bổ sung.

- Nhận xét, kết luận: Cả 3 đoạn văn trên đều là phần mở của đoạn của bài văn miêu tả đồ vật. Đoạn a, b, giới thiệu ngay chiếc cặp cần tả, đoạn c lại nói chuyện khác rồi mới dẫn vào giới thiệu chiếc cặp cần tả.

*Bài 2 : Viết một đoạn văn miêu tả cái bàn học của em theo hai cách (19’) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập (?) Bài tập yêu cầu em làm gì?

- GV hướng dẫn thêm : Để làm bài tốt trước hết các em hãy nghĩ chọn một chiếc bàn mà em ngồi học đó có thể là chiếc bàn trên lớp hoặc bàn ở nhà. Nhớ là em chỉ viết đoạn mở bài.

- Nhắc nhở HS: mỗi em phải viết 2 đoạn mở bài theo cách mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

- Yêu cầu HS dừng bút để chữa bài.

- GV chữa bài cho HS trên bảng thật kỹ và nhận xét, cho điểm bài viết tốt.

- Gọi HS dưới lớp đọc 2 cách mở bài của mình.

- Nhận xét bài của từng HS và cho điểm những bài viết tốt.

Ví dụ về các đoạn mở bài:

- HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.

- HS ngồi cùng bàn đọc thầm từng đoạn mở bài, trao đổi, thảo luận, so sánh để tìm hiểu giống nhau và khác nhau của từng đoạn mở bài.

+ Phát biểu, bổ sung để có câu trả lời đúng:

Điểm giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.

Điểm khác nhau: Đoạn a, b là kiểu mở bài trực tiếp: giới thiệu ngay vào chiếc cặp sách cần tả. Đoạn c là kiểu mở bài gián tiếp, nói chuyện sắp sếp đồ đạc rồi mới giới thiệu chiếc cặp cần tả.

- Lắng nghe

- HS đọc thành tiếng yêu cầu của bàI trong SGK.

- HS: BT y/cầu viết đoạn mở bài cho bài văn tả cái bàn theo cách trực tiếp và gián tiếp.

- HS viết đoạn mở bài vào vở.

- Chữa bài.

- Lắng nghe.

- 5 đến 7 HS đọc bài làm của mình.

+ Mở bài trực tiếp:

*Ở trường, người bạn thân thiết với mối chúng ta là chiếc bàn học sinh.

*Vào đầu năm học mới, bố em tặng em một chiếc bàn học mới tinh

+ Mở bài gián tiếp:

Em vấn nhớ như in hình ảnh bố một ngày hè bốn năm trước. Mồ hôi đẫm trán, bố mang về nhà một loạt gỗ,

3. Củng cố dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học

- Y/cầu những em viết bài chưa đạt về nhà viết lại 2 đoạn văn mở bài vào vở.

- Chuẩn bị bài sau

đinh, cưa, bào xin được ở một xưởng mộc. Em hỏi bố dùng chúng làm gì, bố chỉ cười: “Bí mật”. Thế rồi bố cưa, bố đục, bố đóng, bố bào, dưới bàn tay bố, một chiếc bàn học xinh xắn dần dần hiện ra. Nó thật mộc mạc mà đẹp và rắn chắc. Đó là quà bố tặng em khi vào lớp một.

- Hs lắng nghe.

Luyện từ và câu

Tiết 38: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TÀI NĂNG I. MỤC TIÊU

1.1.Kiến thức:Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người; biết xếp các từ Hàn Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1, BT2); hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, BT4).

1.2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ cho HS 1.3.Thái độ: HS có thái độ tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bảng lớp viết nội dung bài tập 1.

- Các câu tục ngữ trong bài viết sẵn vào bảng phụ.

- HS chuẩn bị từ điển giáo khoa tiếng việt tiểu học (nếu có).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi HS lên bảng đặt và phân tích câu theo kiểu câu kể Ai làm gì ?

- Gọi 3 HS đứng tại chỗ học thuộc lòng phần ghi nhớ của tiết chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ?

- Chấm một số đọan văn của HS về nhà đã viết lại.

- NHận xét bài HS.

- Nhận xét đoạn văn HS về nhà viết.

2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu bài

(?) Tuần này các em học chủ điểm gì ? - GV giới thiệu: Trong tiết luyện từ và câu hôm nay các em sẽ được mở rộng vốn từ theo chủ điểm: trí tuệ, tài năng.

Bài học sẽ giúp các em hiểu nghĩa của các từ, câu tục ngữ thuộc chủ điểm và biết cách sử dụng chúng khi nói, viết.

2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Phân loại các từ

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

- HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ.

- Nhận xét bài.

+ Chủ điểm :Người ta là hoa của đất.

- Lắng nghe.

- HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung trong SGK.

- HS cùng bàn trao đổi, thảo luận.

- HS làm bài trên bảng. HS cả lớp làm bài vào vở.

- Nhận xét, chữa bài trên bảng.

- Chữa bài vào vở (nếu sai).

a.Tài có nghĩa là “có khả năng hơn người bình thường”: tài hoa, tài nghệ, tài ba, tài năng.

b. Tài có nghĩa là “tiền của”: tài nguyên, tài trợ, tài sản.

- Giải thích theo ý hiểu:

+ Tài hoa: tỏ ra có tài nghệ về võ thuật, văn

tập 1.

- Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận theo cặp trước khi làm bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS nhận xét chữa bài.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- GV có thể dựa vào hiểu biết của HS để giải thích nghĩa của các từ trên. Nếu HS không hiểu nghĩa GV có thể giảI thích cho HS hiểu, nắm vững được nghĩa của từ để sử dụng từ đúng, hay.

- GV có thể y/c HS sử dụng từ điển hoặc hiểu biết của bản thân để tìm các từ ngữ có tiếng “tài” có nghĩa như trên hoặc GV cung cấp thêm cho HS.

Bài 2: Đặt câu với một trong các từ