• Không có kết quả nào được tìm thấy

Có mấy làn sóng nữ quyền: hai hay ba?

II. Kết luận

1. Có mấy làn sóng nữ quyền: hai hay ba?

Về các làn sóng nữ quyền và ảnh h ư ởng của nữ quyền đến địa vị của phụ nữ Việt Nam

Hoàng Bá Thịnh

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

8 2 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 18, số 4, tr. 81-89

1.1. Hai làn sóng nữ quyền

Nhóm quan điểm thứ nhất đưa ra thông tin cho rằng, đến nay có hai làn sóng nữ quyền. Ví dụ, trong một cuốn sách là công trình nghiên cứu làm luận án tiến sĩ liên quan đến ngôn ngữ và giới tính, tác giả viết nhưsau:

“Trên thế giới, phong trào đấu tranh cho quyền bình đẳng của nữ giới đã có từ lâu, nhưng căn cứ vào tính chất, đặc điểm và mức độ đấu tranh mà người ta chia cuộc đấu tranh ấy ra làm hai giai đoạn và mỗi giai đoạn ấy là một “làn sóng”. Cho tới nay, có thể tổng kết thành hai “làn sóng” như vậy. “Làn sóng” thứ nhất là trước thập niên 1970 và “làn sóng” thứ hai được đánh dấu khoảng từ cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970 cho đến nay” (Trần Xuân Điệp, 2004:23).

Nếu tác giả trên đây khẳng định cho đến nay “có thể tổng kết thành hai làn sóng” nữ quyền, thì các tác giả khác lại có một cách khẳng định theo kiểu “mở”, cho dù người đọc có thể hiểu là “hai đợt sóng”: “Nếu chia lịch sử phong trào nữ quyền theo thời gian thì đến nay ít nhất có hai giai đoạn, hay còn gọi là hai đợt sóng” (Mai Huy Bích, 2002; trong Lê Ngọc Văn, 2007:34)

1.2. Ba làn sóng nữ quyền

Sự khác nhau về quan điểm phân chia các làn sóng nữ quyền không chỉ thấy ở các bài viết trên tạp chí, sách riêng mà còn thấy sự mâu thuẫn về thông tin giữa các bài viết của các tác giả in chung trong một cuốn sách.

Cùng trong cuốn sách Nghiên cứu gia đình - Lý thuyết nữ quyền, quan điểm giới, có tác giả xác định có hai làn sóng nữ quyền, nhưng một tác giả khác lại dành vài trang đề cập đến làn sóng nữ quyền thứ ba: “ Làn sóng nữ quyền thứ ba là giai đoạn mới trong lịch sử lý thuyết nữ quyền.

Nó bắt đầu từ những năm 1980, với lý thuyết của các nhà nữ quyền thuộc chủng tộc khác nhau, giai cấp khác nhau... Làn sóng nữ quyền lần thứ ba thể hiện tính toàn cầu hoá của lý luận nữ quyền” (Trần Hàn Giang, trong Lê Ngọc Văn, 2007:25).

Trong một cuốn sách về gia đình, các tác giả cũng đề cập đến làn sóng nữ quyền thứ ba: “Làn sóng nữ quyền thứ ba (the third wave of Feminism) từ năm 1968 đến nay. Trong thời kỳ này, các vấn đề phụ nữ được đề cập toàn diện hơn, cả trong lĩnh vực công cộng lẫn đời sống riêng tư” (Đặng Cảnh Khanh - Lê Thị Quý, 2007:379).

Là người có nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về giới, về xã hội học giới, chúng tôi nghiêng về quan điểm cho đến nay có ba làn sóng nữ

quyền. Các tài liệu về lý thuyết xã hội học hay nghiên cứu giới khi nói đến phong trào nữ quyền đều giới thiệu làn sóng thứ nữ quyền thứ ba. Xin đơn cử một vài ví dụ:

Trong cuốn sách Lý thuyết xã hội học hiện đại của G.Ritzer (in lần thứ 4, 1996) có đề cập đến “Cụm từ “Làn sóng nữ quyền thứ ba” được dùng để nhận diện cái được xem là một giai đoạn mới trong lịch sử lý thuyết nữ quyền, một giai đoạn đối lập với “làn sóng thứ nhất”, với sự cổ động cho quyền bầu cử của phụ nữ từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 và “làn sóng thứ hai” của giới học giả, khởi đầu từ cuối những năm 1960 và kéo dài cho đến hiện tại”. Tiếp đó tác giả cuốn sách nhấn mạnh “Tầm quan trọng của một làn sóng lý thuyết nữ quyền thứ ba trở nên rõ ràng trong những năm 1980 và hiện đang tạo thành một trong các lĩnh vực trọng tâm và năng động nhất của sự tăng trưởng tri thức của chủ nghĩa nữ quyền. Sự phát triển này thật sự là một biểu hiện thành công của phong trào phụ nữ hiện đại, một phong trào ngày càng có mối liên kết toàn cầu” (Ritzer, 1996:332). Trong lần xuất bản thứ năm, khi đề cập đến làn sóng thứ ba, tác giả cuốn Lý thuyết xã hội học cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của Làn sóng nữ quyền thứ ba vì nó “mô tả những tưtưởng nữ quyền của một thế hệ mới của những phụ nữ trẻ tuổi, những người sẽ dẫn dắt cuộc sống của hầu hết thanh niên của thế kỷ 21” (Ritzer, 2000:447). Chủ thể của làn sóng nữ quyền thứ ba, đó là những nhà nữ quyền trẻ không chỉ tăng sự cam kết cá nhân họ với chủ nghĩa nữ quyền, mà họ còn cho thấy mức độ tình nguyện rất cao để thực hiện những hành động tập thể nhằm tạo nên sự biến đổi có hiệu quả. Các nhà nữ quyền làn sóng thứ ba “tập trung vào các vấn đề như nhận thức và giáo dục AIDS, các quyền sinh sản, không bị lạm dụng tình dục, bạo lực và cưỡng hiếp; nghèo đói và vô gia cưtrong thanh niên,...” (Renzetti & Curran, 1996; Tobias, 1997; dẫn theo D. Ivy, 2000:

491) (Hoàng Bá Thịnh, 2008a).

Trở lại câu hỏi: có mấy làn sóng nữ quyền? Các tài liệu nghiên cứu đã công bố cho thấy sự không nhất quán, thể hiện ở hai điểm đáng lưu ý sau đây:

Một là, nhưđã chỉ ra ở trên cho thấy có hai quan điểm về sự phân chia các làn sóng nữ quyền, với một bên cho rằng có hai làn sóng và bên kia -ba làn sóng.

Hai là, cũng không có sự nhất quán về khoảng thời gian phân chia các làn sóng nữ quyền. Chẳng hạn có bài viết nói làn sóng nữ quyền thứ ba

“bắt đầu từ những năm 1980” nhưng cũng có tác giả lại cho rằng “Làn sóng nữ quyền thứ ba từ năm 1968 đến nay”.

8 4 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 18, số 4, tr. 81-89

Sự khác biệt trên đây có thể là do việc tiếp cận các nguồn thông tin, tư liệu của các tác giả khác nhau nên có kết quả không giống nhau. Có sự

“đa dạng về thông tin”, thậm chí trái ngược nhau liên quan đến các làn sóng nữ quyền, theo chúng tôi không phải là một điều hay. Dẫu rằng, người đọc trong giới chuyên môn có thể phân định được đúng sai, nhưng còn người đọc không thuộc giới nghiên cứu chuyên về giới thì họ sẽ hiểu và suy nghĩ nhưthế nào?

2. Địa vị của phụ nữ Việt Nam hiện nay có được nhờ phong trào