• Không có kết quả nào được tìm thấy

- Nêu được 6 châu lục và 4 đại dương trên bề mặt Trái Đất . Nói tên và chỉ được vị trí trên lược đồ.

- Nói được châu lục hoặc đại dương mình đang sống.

* GDBVMT: Biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển,... là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và của sinh vật.

- Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người.

* GDMTBĐ: Biết được vị trí của Việt Nam nằm ở châu Á, nước ta có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở Biển Đông thuộc Thái Bình Dương.

II. Đồ dùng dạy – học - GV: Quả địa cầu.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu

1.1. Khởi động

- Mở nhạc cho HS vận động hát bài:

Trái đất này là của chúng mình.

+ Trái Đất là của những ai?

+ Em thấy Trái Đất có đẹp không?

+ Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu ? + Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực ?

- GV nhận xét, tuyên dương.

1.2. Kết nối:Bài học hôm nay cô cùng các con sẽ đi tìm hiểu xem bề mặt trái đất được bao phủ bằng những gì, qua bài :Bề mặt Trái Đất.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (20p)

Hoạt động 1: HS quan sát tìm hiểu lục địa, đại dương( Cá nhân) (7p) - Hướng dẫn quan sát hình 1/126 SGK.

- Hãy chỉ ra đâu là nước và đâu là đất có trong hình vẽ ?

- GV chỉ cho học sinh biết phần nước và đất trên quả địa cầu .

- GV chỉ cho HS biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu (màu xanh lơ hoặc xanh lam, thể hiện phần nước) - Hỏi : Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất?

- HS hát và vận động theo nhạc - 2 - 3 HS nêu

- Lớp nhận xét bổ sung.

- Lớp theo dõi

- Lớp quan sát hình 1 SGK và chỉ vào hình để nói về những phần vẽ Đất và Nước thông qua màu sắc và chú giải .

- HSNK biết được nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất.

- GV giải thích thế nào là lục địa, thế nào là đại dương.

+ Lục địa là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất.

+ Đại dương : Là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa.

* Kết luận : Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất.

Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương.

Hoạt động 2:Tìm hiểu về châu lục, châu đại dương.(7p) ( Nhóm 4)

- Chia lớp thành các nhóm, thảo luận các câu hỏi gợi ý :

+ Có mấy châu lục và mấy đại dương ? Chỉ và nói tên các châu lục và tên các đại dương trên lược đồ hình 3 ?

- Hãy chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào ?

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trả lời trước lớp .

- Theo dõi và hoàn chỉnh phần trả lời của HS.

GV kết luận, hỏi:

- Để bảo vệ trái Trái Đất (môi trường sống của con người và các sinh vật) chúng ta phải làm gì?

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống.

* Kết luận : Trên thế giới có 6 châu lục : châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực và 4 đại dương : Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (5p) (Nhóm 2)

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi : Tìm vị

- Lớp quan sát để nhận biết (Lục địa là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất; Đại dương là khoảng nước rộng mênh mông bao quanh lục địa).

- 2 HS đọc lại.

- Lớp phân thành các nhóm 4 thảo luận theo câu hỏi của GV đưa ra . - Trên thế giới có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương và châu Nam Cực. 4 đại dương là: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

- Việt Nam nằm trên châu Á .

- Cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận

- Quan sát nhận xét kết quả của nhóm bạn.

- HS nêu theo ý hiểu.

- HS lắng nghe

trí các châu lục và đại dương . - GV nêu luật choi và cách chơi.

- Phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ có ghi tên châu lục hoặc đại dương.

- Chia lớp thành 6 nhóm

- Hô “bắt đầu” yêu cầu các nhóm trao đổi và dán tấm bìa vào lược đồ câm.

- Nhận xét, bình chọn kết quả từng nhóm.

4. Hoạt động vận dụng (5p)

+ Có mấy châu lục ? Em hãy nói tên các châu lục đó.

+ Có mấy đại dương ? Em hãy nói tên các đại dương đó.

* GDBVMT: Có ý thức bảo vệ môi trường sống của con người.

* GDBVMTBĐ: Việt Nam nằm ở khu vực nào?

- Nước ta có hai quần đảo nào nằm ở Biển Đông?

- Việt Nam nằm ở châu Á, có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở Biển Đông thuộc Thái Bình Dương chúng ta phải bảo vệ môi trường biển đảo và bảo vệ vùng biển của Tổ quốc.

- Nhận xét tiết học.

- Học ghi nhớ.

- Xem trước bài Bề mạt lục địa

- HS nghe phổ biến luật chơi

- Lớp chia thành nhóm 6 tự bầu nhóm trưởng, thư kí điều khiển các bạn chơi theo yêu cầu của GV.

- Các nhóm báo cáo kết quả.

- Trên thế giới có 6 châu lục : châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực

- Có 4 đại dương : Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.

- HS nêu:

- HS lắng nghe

Sinh hoạt NHẬN XÉT TUẦN

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc phòng chống dịch covid- 19.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1. Ổn định tổ chức

2. Nhận xét chung trong tuần.