• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2. Mục tiêu 2

Cỡ mẫu:

Chúng tôi sử dụng công thức tính cỡ mẫu sau:

𝑛 =

(𝑧𝛼/2√2𝑝̅( 1− 𝑝̅) + 𝑧𝛽√𝑝1(1−𝑝1)+ 𝑝2 (1− 𝑝2) )2

2

Trong đó:

𝑝 ̅= (p1 + p2)/2 và Δ = p1 - p2

Zα/2 là trị số z của phân phối chuẩn cho xác suất α/2, chọn α = 0,05, Zα/2 = 1,96.

Zβ là trị số z của phân phối chuẩn cho xác suất β, chọn β = 0,20, Zβ = 0,842.

Harita Kirpal và cộng sự năm 2016 tại Ấn độ [77] nghiên cứu trên 80 trẻ sơ sinh có cân nặng < 1500gr được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, nhóm dự phòng được sử dụng fluconazole với liều 6mg/ kg mỗi ngày. Kết quả là tỷ lệ nhiễm nấm ở nhóm chứng là 43,2% chúng tôi xác định đây là tỷ lệ p1 vàtỷ lệ nhiễm nấm ở nhóm dự phòng fluconazole là 21% chúng tôi xác định đây là tỷ lệ p2.

Áp dụng công thức trên chúng tôi tính được cỡ mẫu là 53 bệnh nhân nhóm dự phòng và 53 bệnh nhân nhóm chứng.

Cách chọn mẫu:

Từ các trẻ đẻ non dưới 1 tuần tuổi, cân nặng < 1500gr nhập viện vào Khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi trung ương, có từ 2 yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng do nấm trở lên.

Tất cả những trẻ này được làm các xét nghiệm và cấy xác định không bị nhiễm nấm (phương pháp như mô tả ở mục tiêu 1).

Chúng tôi tiến hành bốc thăm để lựa chọn ngẫu nhiên bệnh nhân vào hai nhóm.

+ Nhóm đối chứng: gồm n1 các trẻ đẻ non dưới 1 tuần tuổi, cân nặng

< 1500gr, tiếp tục điều trị theo các chẩn đoán lâm sàng mà không tiến hành điều trị dự phòng bằng Fluconazole

+ Nhóm can thiệp gồm n2 (n2 = n1) các trẻ đẻ non dưới 1 tuần tuổi, cân nặng < 1500gr, bên cạnh việc điều trị theo các chẩn đoán lâm sàng thì được điều trị dự phòng bằng fluconazole với liều 6mg/kg/48 giờ.

Chúng tôi lựa chọn fluconazole theo khuyến cáo của ESCMID năm 2012 [78] và IDSA năm 2016 [79].

 Quy trình nghiên cứu:

Tiến hành điều trị dự phòng fluconazole cho nhóm dự phòng với liều 6mg/kg/48 giờ, tiêm tĩnh mạch chậm trong 30 phút vào 9h00 sáng. Nhóm chứng tiếp tục điều trị theo phác đồ điều trị. Thời gian điều trị dự phòng là 4 tuần.

Theo dõi quá trình điều trị cả nhóm chứng và nhóm dự phòng. Tiến hành nuôi cấy xác định nấm mỗi tuần theo định hướng chẩn đoán lâm sàng.

Nghiên cứu hồ sơ bệnh án để thu thập thông tin, mỗi bệnh nhân trong nhóm điều trị dự phòng và nhóm đối chứng đều có một hồ sơ bệnh án nghiên cứu riêng ghi đầy đủ các thông tin chung bao gồm phần hành chính, tiền sử sản khoa, bệnh sử, các triệu chứng bệnh lý lúc nhập viện, thời gian điều trị dự phòng (với nhóm điều trị fluconazole). Tất cả các biến số nghiên cứu đều được thể hiện trong công cụ thu thập số liệu (phần Phụ lục 3).

2.2.2.3. Các biến số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu

 Bệnh lý của mẹ: là biến định danh, tính tỷ lệ phần trăm bà mẹ mắc từng bệnh lý.

 Sử dụng steroids trước sinh: là biến định danh, tính tỷ lệ phần trăm bà mẹ được tiêm steroids.

 Hình thức chuyển dạ: là biến nhị phân, tính tỷ lệ phần trăm bà mẹ chuyển dạ tự nhiên, tỷ lệ phần trăm bà mẹ chuyển dạ cần can thiệp.

 Hình thức sinh: là biến nhị phân, tính tỷ lệ phần trăm bà mẹ đẻ thường, tỷ lệ phần trăm bà mẹ mổ đẻ.

 Hình thức vỡ ối: là biến nhị phân, tính tỷ lệ phần trăm bà mẹ vỡ ối tự nhiên, tỷ lệ phần trăm bà mẹ vỡ ối có can thiệp.

 Thời gian vỡ ối: là biến nhị phân, tính tỷ lệ phần trăm bà mẹ vỡ ối dưới 6 giờ, tỷ lệ phần trăm bà mẹ vỡ ối trên 6 giờ.

 Số lượng nước ối: là biến nhị phân, tính tỷ lệ phần trăm bà mẹ có số lượng nước ối bình thường, tỷ lệ phần trăm bà mẹ đa ối.

 Tính chất nước ối: là biến nhị phân, tính tỷ lệ phần trăm bà mẹ có nước ối trong, tỷ lệ phần trăm bà mẹ có nước ối bẩn.

 Tình trạng trẻ ngay sau sinh: là biến nhị phân, có suy hô hấp hay không có suy hô hấp.

 Giới tính: là biến nhị phân, tính tỷ lệ phần trăm trẻ trai, tỷ lệ phần trăm trẻ gái.

 Cân nặng: là biến nhị phân, tính tỷ lệ phần trăm trẻ có cân nặng

<1000gr, tỷ lệ phần trăm trẻ có cân nặng từ 1000gr đến dưới 1500gr.

 Tuổi thai: là biến định danh, tính tỷ lệ phần trăm trẻ phân bố theo từng nhóm tuổi thai: < 28 tuần, 28 - 30 tuần, > 30 tuần.

 Tình trạng dinh dưỡng của thai: là biến nhị phân, trẻ có suy dinh dưỡng bào thai và không có suy dinh dưỡng bào thai, tính tỷ lệ phần trăm.

 Chẩn đoán lúc vào viện: là các biến nhị phân, vàng da, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm ruột hoại tử, viêm màng não mủ, suy hô hấp…

tính tỷ lệ phần trăm.

 Các can thiệp xâm lấn: là các biến nhị phân, đặt NKQ thở máy, thở NCPAP, đặt catheter rốn, đặt catheter động mạch quay đo huyết áp động mạch liên tục, đặt long-line, tính tỷ lệ phần trăm.

 Thời gian duy trì các can thiệp: là các biến rời rạc, đơn vị tính là ngày, tính giá trị trung vị và IQR.

 Tình trạng nhiễm vi khuẩn phối hợp: là các biến nhị phân, tính tỷ lệ phần trăm.

 Tình trạng nhiễm nấm: là các biến nhị phân, tính tỷ lệ phần trăm trẻ nhiễm nấm.

 Vị trí nhiễm nấm, chủng loại nấm và thời gian nhiễm nấm: là các biến định danh, tính số trẻ nhiễm nấm theo từng vị trí, chủng loại nấm và số trẻ nhiễm nấm theo từng tuần.

 Đáp ứng với thuốc điều trị nấm, tính giá trị MIC: là các biến liên tục, tính các giá trị MIC theo từng loại nấm.

 Kết quả điều trị: là biến nhị phân, tính tỷ lệ phần trăm trẻ ra viện và tỷ lệ phần trăm trẻ tử vong, trẻ tử vong phân làm 2 nhóm: tử vong trong giai đoạn dự phòng (trong 4 tuần dự phòng fluconazole) và tử vong sau khi việc điều trị dự phòng đã kết thúc.

 Đánh giá tiền sử sản khoa của hai nhóm nghiên cứu

 Khám lâm sàng trẻ sơ sinh đẻ non ở hai nhóm nghiên cứu

Thăm khám lâm sàng và chẩn đoán tuổi thai của sơ sinh non tháng theo thang điểm Ballard (phần Phụ lục 1).

Xét nghiệm cận lâm sàng:

Được thực hiện ngay khi bắt đầu và mỗi tuần sau khi bệnh nhân được lựa chọn vào nghiên cứu.

Các xét nghiệm bao gồm: Công thức máu, đông máu cơ bản, sinh hóa máu, CRP.

Nuôi cấy máu, dịch phế quản, nước tiểu hoặc dịch não tủy khi có định hướng trên lâm sàng xác định vị trí nhiễm nấm.

 Đánh giá tỷ lệ nhiễm nấm giữa hai nhóm nghiên cứu

 Mô tả vị trí nhiễm nấm, thời gian nhiễm nấm và chủng loại nấm nhiễm

 Đánh giá kết quả điều trị và sự kháng thuốc

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU 2 Bệnh nhân sơ sinh dưới 7 ngày tuổi, cân

nặng < 1500gr, có từ 2 yếu tố nguy cơ nhiễm trùng do nấm trở lên.

NHÓM DỰ PHÒNG Fluconazole 6mg/kg/48 giờ

NHÓM CHỨNG

Theo dõi quá trình điều trị

Xác định tình trạng nhiễm nấm bằng cách nuôi cấy máu, dịch phế quản, nước tiểu hoặc dịch não

tủy tùy theo định hướng chẩn đoán lâm sàng