• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 4: BÀN LUẬN

4.1.8. Các yếu tố nguy cơ

Chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ tử vong do nhiễm nấm ở trẻ sơ sinh rất khác nhau, tùy theo từng nghiên cứu, thay đổi trên từng đối tượng sơ sinh, ở trẻ non tháng thường tỷ lệ tử vong cao hơn. Tuy nhiên vấn đề ở đây là trẻ sơ sinh thường nhiễm nấm khi nằm điều trị dài ngày trong bệnh viện, trẻ lại thường có các bệnh lý phối hợp kèm theo, đặc biệt là các tình trạng nhiễm khuẩn phối hợp. Cũng như nghiên cứu của chúng tôi, các nghiên cứu khác trên thế giới chỉ xác định tỷ lệ tử vong thô hoặc có liên quan đến nhiễm nấm chứ không thể xác định chính xác tỷ lệ tử vong thực sự do nấm.

4.1.8. Các yếu tố nguy cơ

Ejaz Ahmed Khan và cộng sự trong một nghiên cứu năm 2015 tại Pakistan cho thấy trên 49 bệnh nhân sơ sinh nhiễm nấm tỷ lệ trẻ phải thở máy là 83,7% với thời gian trung bình là 121 ± 269 giờ [112].

Tại Trung Quốc năm 2018 nghiên cứu của Jinjian Fu và cộng sự trên 28 trẻ sơ sinh nhiễm trùng huyết do nấm, tỷ lệ trẻ phải thở máy là 85,7%, p = 0,04 [111]. Theo Jinjian Fu, thở máy và đặt nội khí quản dường như là các yếu tố thúc đẩy quá trình nhiễm nấm của trẻ sơ sinh tại NICU. Nghiên cứu của Elizabeth Caparó Ingrama tại Panama năm 2019 trên 134 bệnh nhân sơ sinh nhiễm nấm tỷ lệ trẻ thở máy là 95,5% [113].

Tất cả các nghiên cứu trên đều cho thấy tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm nấm phải can thiệp đặt nội khí quản thở máy rất cao, tuy nhiên đều không xác định đó là yếu tố nguy cơ, chính bởi vì các bệnh nhân sơ sinh nhiễm nấm thường là trẻ non tháng, có nhiều bệnh lý phối hợp nên tỷ lệ thở máy cao hơn các nhóm khác.

 Đặt catheter tĩnh mạch

Trong nghiên cứu của chúng tôi, trên 49 bệnh nhân sơ sinh nhiễm nấm có 39 trẻ được đặt catheter rốn, chiếm tỷ lệ 79,6% với thời gian lưu catheter trung bình là 5,9 ± 1,1 ngày, có 37 trẻ được đặt long-line, chiếm tỷ lệ 75,5%

với thời gian lưu trung bình là 19 ± 7,9 ngày.

Theo tác giả FAY El-Marsy nghiên cứu tại Anh, tỷ lệ trẻ đặt catheter tĩnh mạch trung tâm là 63% với 67% trẻ có thời gian lưu catheter > 7 ngày [11]. Nghiên cứu này đánh giá chảy máu phổi và chậm phát triển trong tử cung (IUGR) là các nguy cơ mới của nhiễm nấm.

Nghiên cứu của Montagna tại Italia năm 2010 trên 21 bệnh nhân nhiễm nấm, tỷ lệ trẻ được đặt catheter tĩnh mạch trung tâm là 100%, catheter tĩnh mạch trung tâm đã được rút bỏ trong 20 bệnh nhân (95,2%): 7 bệnh nhân (35%) tại thời điểm lấy mẫu máu và 13 bệnh nhân (65%) lúc 5,1 ± 4,9 ngày

(range 1-20 ngày) sau khi khởi phát nhiễm nấm. Trong 19 (95%) trường hợp được nuôi cấy đầu ống thông có 17 trường hợp (89,5%) dương tính với cùng một loại nấm được tìm thấy trong nuôi cấy máu [11]. Theo nghiên cứu này, đặt CVC là yếu tố nguy cơ gây nhiễm nấm.

Cũng tại Italia, theo nghiên cứu của Paolo Manzoni năm 2006 tỷ lệ trẻ nhiễm nấm được đặt catheter rốn là 97%, tỷ lệ đặt CVC là 75% [95].

Nghiên cứu của Elizabeth Caparó Ingrama tại Panama cho thấy tỷ lệ trẻ nhiễm nấm được đặt catheter rốn là 75,4%, theo tác giả này đặt catheter tĩnh mạch rốn là yếu tố nguy cơ gây nhiễm nấm (OR = 9.04, 95% CI: 1,55-52,5) [113].

4.1.8.3. Thời gian nằm viện

Thời gian nằm viện trung bình của các bệnh nhân nhiễm nấm trong nghiên cứu của chúng tôi là 48,2 ± 26,8 ngày.

Tại Italia, theo nghiên cứu của Paolo Manzoni năm 2006 thời gian nằm viện trung bình của trẻ sơ sinh nhiễm nấm là 38 ± 28 ngày [95], theo nghiên cứu của Montagna năm 2010 thời gian trung bình nằm điều trị của trẻ sơ sinh nhiễm nấm là 39,7 ± 40,6 ngày (range 5 - 150 ngày). Thời gian nằm viện > 7 ngày được xác định là yếu tố nguy cơ gây nhiễm nấm [11].

Nghiên cứu của Elizabeth Caparó Ingrama năm 2019, tỷ lệ trẻ so sinh nằm viện > 7 ngày là 97,8%. Phân tích đa biến xác định là bệnh nhân nằm viện lâu hơn bảy ngày có nguy cơ nhiễm nấm (OR = 17,0, 95% CI: 2,36-122,4) [113].

4.1.8.4. Sử dụng kháng sinh phổ rộng kéo dài

Hầu hết các bệnh nhân nhiễm nấm trong nghiên cứu của chúng tôi đều phải điều trị kháng sinh phổ rộng kéo dài (bảng 3.14). Có tới 41 trẻ (83,7%) điều trị kháng sinh nhóm Carbapenem với thời gian trung bình là 17,2 ± 6,2 ngày.

Theo nghiên cứu của Asifa Nazir và Talat Masoodi tại Ấn độ năm 2016, tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm nấm có thời gian điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch kéo dài là 72,5% [98]. Nghiên cứu của Ejaz Ahmed Khan và cộng sự tại Pakistan năm 2015 tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm nấm sử dụng kháng sinh là 92% [112].

Nghiên cứu của Paolo Manzoni tại Italia năm 2006 thời gian điều trị kháng sinh trung bình của bệnh nhân sơ sinh nhiễm nấm là 13 ± 11 ngày.

Tại Panama năm 2019, theo nghiên cứu của Elizabeth Caparó Ingrama và cộng sự, tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm nấm điều trị kháng sinh Meropenem là 79,9% [113]. Tại Trung Quốc năm 2018, nghiên cứu của Jinjian Fu và cộng sự trên 28 trẻ sơ sinh nhiễm trùng huyết do nấm tỷ lệ trẻ điều trị kháng sinh nhóm Carbapenem là 92,9% [111]. Tỷ lệ thậm chí còn cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi.

Tại Anh, theo tác giả FAY El-Marsy nghiên cứu trên 24 trẻ sơ sinh nhiễm nấm thời gian sử dụng kháng sinh trung bình là 13 ngày (range 8 - 26 ngày) [10]. Một nghiên cứu của Giuseppina Caggiano năm 2017 tại Italia cũng cho thấy tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm nấm có sử dụng kháng sinh phổ rộng kéo dài ở mức cao, dao động từ 85,7 - 92,3% [98].

Như vậy, cũng tương tự như các nghiên cứu khác trên thế giới, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng về các yếu tố nguy cơ gây nhiễm nấm ở trẻ sơ sinh bao gồm: cân nặng thấp, các can thiệp xâm lấn như đặt nội khí quản thở máy, đặt catheter tĩnh mạch, thời gian nằm viện và thời gian sử dụng kháng sinh phổ rộng kéo dài. Một số yếu tố nguy cơ được mô tả ở những nghiên cứu khác như điều trị corticoid sau sinh, trẻ bị viêm ruột hoại tử, trẻ sau phẫu thuật, trẻ bị chảy máu phổi, trẻ chậm phát triển trong tử cung… chúng tôi không có dữ liệu trong nghiên cứu này.

4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG NẤM BẰNG FLUCONAZOLE