• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài 3: Thi tìm các từ miêu tả tiếng cười và đặt câu

B. BÀI MỚI:

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- HS chọn được một câu chuyện về một người vui tính. Biết kể chuyện theo cách nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm tính cách của nhân vật (kể không thành chuyện), hoặc kể lại sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về nhân vật (kể thành chuyện).

+ Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.

2.Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

3.Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng lớp viết đề bài, bảng phụ ghi ND gợi ý 3 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. KTBC:

- 2 HS kể lại chuyện đã nghe, đã học về một người có tinh thần lạc quan, yêu đời, ý nghĩa chuyện.

- Kiểm tra việc chuyển bị bài kể chuyện của HS.

2. BÀI MỚI.

a. Giới thiệu: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

b. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.

- HS đọc đề bài.

- 3 HS nối tiếp đọc gợi ý 1;2;3; (156).

? Em chọn kể về người như thế nào được gọi là vui tính?

Đề bài:

Kể chuyện về một người vui tính mà em biết.

+ Người cởi mở, luôn tươi cười, không cáu kỉnh.

+ Người có óc hài hước, nói năng dí dỏm.

? Người vui tính đó có mối quan hệ đối với em?

+ Người thân, người nhà...

+ Người ở nơi khác em đã gặp + Thầy cô, bạn bè.

c. GV: Có thể chọn 2 hướng để kể chuyện:

- Giới thiệu người vui tính, nêu những sự việc minh hoạ, đó là những người em đã quen thuộc.

- Kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về một người vui tính, đó là nhân vật em không mấy quen thân.

- 5 - 7 HS lần lượt nói nhân vật chọn kể.

c. Thực hành kể chuyện:

- Kể chuỵên theo cặp: Hai HS ngồi kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, nêu ý nghĩa câu chuyện.

+ GV đến từng nhóm quan sát, góp ý.

- Thi KC trước lớp:

VD: + Kể về bố, bác, bà.

+ Kể chuyện chú hề, nhà KH.

+ Kể chuỵên diễn viên hài yêu thích.

+ 5 HS thi kể chuyện. Lớp và GV nhận xét, bình chọn.

? Chuyện em kể có ý nghĩa gì?

? Sự vui tính của nhân vật nói lên điều gì?

- GV ngợi khen HS kể chuyện hay, hấp dẫn.

+ Mọi người nên sống thoải mái, lạc quan yêu đời.

+ Tiếng cười giúp mọi người cùng có sức khoẻ tốt.

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

TOÁN

Ôn tập về hình học (tiếp theo) I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh rèn kỹ năng:

1.Kiến thức:

- Nhận biết và vẽ hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.

2.Kĩ năng:

- Vận dụng công thức tính chu vi và diện tích các hình để giải bài toán có liên quan.

3.Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. BÀI CŨ:

Học sinh chữa bài tập về nhà.

B. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài:

Nêu mục đích yêu cầu.

2. Luyện tập

* Bài 1:Quan sát hình:

- HS đọc yêu cầu.

? Bài toán hỏi gì?

- Học sinh làm bài cá nhân, một học sinh làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

- Nhận xét đúng sai.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

A B C

D E a) Đoạn thẳng song song với AB là DE b) Đoạn thẳng vuông góc với BC là: DC

* GV chốt: Củng cố cho Hs cách nhận biết hai đường thẳng song song và vuông góc.

* Bài 2:

- HS đọc yêu cầu.

? Bài toán hỏi gì?

- Học sinh làm bài cá nhân, một học sinh làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

? Dựa vào đâu em tìm được kết quả đó?

- Nhận xét đúng sai.

A 8cm B M N

Q P

Diện tích hình vuông hay hình chữ nhật là:

8 x 8 = 64 (cm2)

Chiều dài hình chữ nhật là:

64 : 4 = 16 (cm)

Chọn đáp án C

* Bài 3:

- HS đọc yêu cầu.

? Bài toán hỏi gì?

- Học sinh làm bài cá nhân, một học sinh làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

? Dựa vào đâu để vẽ được hình chữ nhật có kích thức đã cho?

- Nhận xét chốt bài đúng.

4cm 5cm

Chu vi hình chữ nhật là:

(4 + 5) x 2 = 18 (cm)

Diện tích của hình vuông là:

4 x 5 = 20 (cm2) Đáp số: 18cm 20cm2

* Gv chốt: Củng cố cho HS cách vẽ hình chữ nhật và cách tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật.

4cm

* Bài 4:

- HS đọc yêu cầu.

? Bài toán hỏi gì?

? Để tính được diện tích hình H ta phải làm gì?

- Học sinh làm bài cá nhân, một học sinh làm bảng.

- Chữa bài:

? Giải thích cách làm?

? Nêu công thức tính diện tích hình bình hành?

- Nhận xét chốt bài đúng.

A

B E

D

C G Hình H

Bài giải

Diện tích hình bình hành ABCD là:

3 x 4 = 12 (cm2)

Diện tích hình chữ nhật BEGC là:

3 x 4 = 12 (cm2) Diện tích hình H là:

12 + 12 = 24 (cm2) Đáp số: 24 cm2

* Gv chốt: Học sinh biết áp dụng công thức tính diện tích các hình đã học để giải bài tập.

3. Củng cố:

Nhận xét tiết học.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu.

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- HS hiểu tác dụng và ý nghĩa của trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu.

2.Kĩ năng:

- Biết và xác định được trạng ngữ chỉ phương tiện của câu. Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện vào cho câu cho phù hợp.

3.Thái độ:

- Học sinh tự giác và hứng thú học bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giấy khổ to, bút dạ.

Tài liệu liên quan