• Không có kết quả nào được tìm thấy

NÓI VỀ QUÊ HƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nghe kể lại được câu chuyện Tôi có đọc đâu ( BT1).

- Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở (BT2).

2. Kĩ năng

- Biết nói về quê hương (hoặc nơi mình đang ở) theo gợi ý trong SGK. Bài nói đủ ý (Quê em ở đâu? Nêu cảnh vật ở quê em yêu nhất, cảnh vật đó có gì đáng nhớ?

Tình cảm của em đối với quê hương như thế nào ?); dùng từ đặt câu đúng. Bước đầu biết dùng một số từ ngữ gợi tả hoặc hình ảnh so sánh để bộc lộ tình cảm với quê hương.

3. Thái độ

- GD HS yêu thích môn học.

* GDBVMT:Giáo dục tình cảm yêu quý quê hương.

* QTE: Ý thức bảo vệ cảnh quan của quê hương và quyền có quê hương...

* GDMTBĐ: Giáo dục tình cảm yêu quê hương

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng viết sẵn gợi ý nói về quê hương - Tranh ảnh vẽ cảnh đẹp quê hương

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: 2’

- Đọc lá thư mà em viết cho người thân

- GV đánh giá - HS khá đọc lại bài của

mình - HS khác nhận xét 2. Bài mới: 1’

a. Giới thiệu bài

- Hôm nay, cô sẽ HD các con cùng nhau nói về quê hương

mình. - HS ghi vở

b. Hướng dẫn HS làm bài tập: 28’

Bài 1:không yêu cầu làm

- Gv hd HS: Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở theo gợi ý sau :

a) Quê em ở đâu ?

b) Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương ? c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ ?

- HS đọc đề bài và các câu gợi ý.

- HS khác nhận xét - 1 HS kể mẫu

d) Tình cảm của em với quê hương như thế nào ?

- Quê hương là nơi em sinh ra, lớn lên, nơi ông bà, cha mẹ, họ hàng của em sinh sống.

VD: Quê em ở tận Thái Bình, rất xa. Ông bà em và họ hàng đều ở đấy. Em rất ít về quê nên em muốn kể về nơi gia đình em đang sống ở Xuân Cầm- Xuân Sơn. Cảnh vật em thích nhất ở làng của em là những cánh đồng màu mỡ, những vườn cây ăn quả sum suê và con sông Cầm như một dải lụa bao quanh làng…

- TH: Bảo vệ môi trường và quyền có quê hương của các em…

- HS kể theo nhóm đôi - HS thi kể

- HS khác nhận xét, bình chọn người kể hay.

3. Củng cố - dặn dò: 3’

+ Kể lại câu chuyện cho gia đình nghe

+ Tìm hiểu thêm về quê hương mình để kể cho các bạn nghe.

---KĨ NĂNG SỐNG

CHỦ ĐỀ 1: KĨ NĂNG TỰ PHỤC VỤ. (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Qua bài rèn cho hs kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của mìnhđể tự phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp đỡ những người xung quanh.

2. Kĩ năng

- Có kĩ năng hoàn thành bài tập 3, 4.

3. Thái độ

- Giáo dục các em có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện tốt công việc và làm việc khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh trong SGK.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (1')

- Các em đã từng tự làm lấy những việc gì của mình?

- Em đã thực hiện việc đó như thế nào?

2. Bài mới (15')

a) Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi - Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 3 + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Gv hướng dẫn Hs làm

- Yêu cầu Hs thảo luận cặp đôi

- Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận .

- 2Hs trả lời

- Hs đọc: Em hãy đánh số vào các bức tranh theo đúng thứ tự các bước gặp áo.

- Hs thảo luận tìm các bước gặp áo

- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Gv cho Hs thực hành gặp áo theo các bước vừa tìm

* Liên hệ

+ Ở nhà em có tự gặp quần áo không?

+ Em gặp như thế nào?

* Kết luận: Chúng ta cần tự làm lấy những việc phù hợp với khả năng để tự phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt hằng ngày của bản thân trong cuộc sống.

a) Hoạt động 2: Xử lí tình huống - Gọi Hs đọc tình huống ở bài tập 4

+ Tình huống yêu cầu gì?

- Gv cùng Hs thảo luận tình huống - Cho Hs làm trên phiếu bài tập

- Gọi Hs nêu ý kiến trước lớp - Gv nhận xét đưa ra kết quả đúng + Em đã bao giờ đi du lịch chưa?

+ Khi đi thường chuẩn bị những gì?

+ Em là người chuẩn bị hay bố mẹ em chuẩn bị?

* Kết luận: Chúng ta cần tự làm lấy những việc phù hợp với khả năng để tự phục vụ cho bản thân.

3. Củng cố, dặn dò (4')

- Hs nhắc lại nội dung bài học - Dặn chuẩn bị bài sau

- 3-5 nhóm lên trình bày

- Lớp nhận xét, đưa ra các bước gặp áo đúng: + Bước 1- hình 3

+ Bước 2- hình 1 + Bước 3- hình 2

- Một số Hs lên thực hành trước lớp - Hs tự liên hệ

- Hs đọc tình huống: Em được mẹ giao chuẩn bị ba lô đồ dùng cá nhân cho 2 ngày đi nghỉ hè ở biển . Mẹ nói cả gia đình sẽ ở khách sạn.

- 2 Hs nêu

- Hs làm trên phiếu bài tập

Em sẽ chọn những đồ vật nào để mang theo? (Hãy đánh dấu + vào những tên đồ vật mà em chọn)

Bàn chải đánh răng Kem đánh răng

Áo, mũ, kính bơi Áo khoắc ấm

Khăn tắm Mũ rộng vành

Xà phòng tắm, gội Truyện Chăn màn 5 kg táo Thuốc nhỏ mắt, mũi

- Một số hs nêu

- Lớp nhận xét, bổ sung - Hs tự liên hệ

- Hs nhắc lại

Sinh hoạt

SINH HOẠT TUẦN 11 I. MỤC TIÊU

………

………

……….

…III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. Đánh giá các hoạt động của tuần học qua.

1. Ưu điểm:

………

………

………

2. Nhược điểm:

………

………

………

Tuyên dương: ………...

………

Phê bình: ………

………

B. Phương hướng tuần tới

+ Tiếp tục duy trì tốt các nề nếp.

+ Tham gia các HĐTT đầy đủ, tích cực.

+ Giữ VS lớp học, cá nhân, trường sạch sẽ.

+ Thi đua giành nhiều kết quả học tập tốt chào mừng ngày 20/11 giữa cá nhân, giữa các tổ.

+ Tiếp tục luyện viết ở nhà.

+ Đội văn nghệ tiếp tục tập luyện

+ Cần thực hiện tốt an toàn giao thông, những HS đi học bằng xe máy phải đội mũ bảo hiểm.

+ Tuyệt đối không ăn quà vặt ở trường.

–––––––––––––––––––––––––––––––––––

Buổi chiều:

Chính tả TIẾT 22: VẼ QUÊ HƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1. kiến thức

- Rèn kĩ năng viết chính tả: nghe - viết chính xác đoạn trong bài Vẽ quê hương.

2. Kĩ năng

- Viết đúng những tiếng khó, phân biệt đúng âm vần dễ lẫn.

3. Thái độ

- Gd tính cẩn thận, ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Học sinh viết bảng lớp: thửa ruộng, dạy bảo, mưa rào, giao việc.

- Nhận xét.

2. Dạy bài mới.

a. Giới thiệu bài: - Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của bài.

b. Hướng dẫn học sinh nghe - viết. (8’)

* Chuẩn bị:

- Giáo viên đọc 1 lần đoạn viết.

- Học sinh đọc lại.

? Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp.

? Đoạn thơ có mấy khổ thơ.

? Cuối mỗi khổ thơ có dấu gì.

? Giữa các khổ thơ ta viết như thế nào.

- 3 học sinh lên viết những tiếng dễ sai.

- Cả lớp nhận xét, sửa lỗi.

* Viết bài: (12’)

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở.

- Giáo viên theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi, viết, cách cầm bút.

+ Vì bạn nhỏ yêu quê hương nên bạn nhỏ thấy quê hương rất đẹp.

+ 2 khổ thơ và 4 dòng thơ.

+ Cuối mỗi khổ thơ có dấu chấm, khổ 2 có dấu 3 chấm.

+ Giữa các khổ thơ ta để cách một dòng.

* Chấm, chữa bài:

- Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.

- Giáo viên chấm 5->7 bài, nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết, cách trình bày.

c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. (8’)

*Bài 2(VBT- 56)Điền vào chỗ trống:

a, s hoặc x:

- Học sinh nêu yêu cầu.

- Học sinh làm bài vào VBT.

- 3 Học sinh chữa bài trên bảng.

- Nhận xét đúng, sai.

- Giáo viên chốt lời giải đúng, HS đọc lại bài đúng.

Một nhà sàn đơn sơ vách nứa Bốn bên suối chảy, cá bơi vui Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa Ánh đèn khuya còn sáng trên đồi.

b, Mồ hôi mà đổ xuống vườn Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.

Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

3. Củng cố, dặn dò:

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Bài tập về nhà: Hoàn thành tốt vở bài tập.

---Thực hành Tiếng Việt

PHÂN BIỆT CHÍNH TẢ S/X; ƯƠN/ƯƠNG

I.MỤC TIÊU:

a) Kiến thức: