• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nghiên cứu và đối chiếu về nội dung

Trong tài liệu Thông tin bài báo khoa học - CSDL Khoa học (Trang 125-128)

III. KIẾN NGHỊ

2. Nghiên cứu và đối chiếu về nội dung

Nội dung Chương 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế của Giáo trình (2021) về cơ bản kế thừa từ các giáo trình trước đó với hai nội dung chính: (1) tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và (2) đoàn kết quốc tế. Tuy nhiên, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2021) có một số thay đổi sau đây:

Thứ nhất, điều chỉnh lại các tên tiết và tiểu tiết. Đơn cử một số ví dụ: Nếu ở giáo trình 2011 tên tiết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc” thì giáo trình mới là Tư tưởng Hồ Chí Minh đề đại đoàn kết TOÀN dân tộc. Hay tiết

“Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng” được thay lại thành Vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc; Hình thức, nguyên tắc tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc - Mặt trận dân tộc thống nhất thay cho “Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc”, Sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế thay cho “Vai trò của đoàn kết quốc tế”, v.v…

Thứ hai, làm rõ, cụ thể hóa nội dung trong phần “2. Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc” thành “a. Chủ thể khổi đại đoàn kết toàn dân tộc” và “b. Nền tảng của khổi đại đoàn kết toàn dân tộc”. Chủ thể của khổi đại đoàn kết là toàn thể

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.169.

126

nhân dân. “Nhân dân” ở đây được hiểu theo hai nghĩa. Một là con người Việt Nam cụ thể, hai là một tập hợp đông đảo quẩn chúng nhân dân. Và cả hai đều là chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Giáo trình mới đã tách riêng mục nền tảng của khối đoàn kết và xác đinh rõ nền tảng đó là công nhân, nông dân và trí thức. Nền tảng này càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết toàn dân tộc càng có thể mở rộng. Như vậy, nội dung chính đã được kế thừa nhưng được trình bày chặt chẽ, khoa học hơn, gọn hơn, phù hợp hơn Giáo trình 2011 là trình bày chung trong mục “a. đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân”1.

Thứ ba, chuyển một trong các nguyên tắc trong xây dựng và hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất là “phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân” sang phần điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và được diễn đạt lại thành

“phải lấy lợi ích chung làm điểm quy tụ, đồng thời tôn trọng các lợi ích khác biệt chính đáng”. Như vậy, trong giáo trình mới (2021), nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất chỉ còn 3 nguyên tắc: Một là, phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nhân – nông dân - trí thức và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; Hai là, phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ; Ba là, phải đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Thứ tư, điểm mới của giáo trình mới so với các giáo trình trước đây là bổ sung nội dung mới “Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc”. Giáo trình (2021) đã giúp sinh viên dễ hiểu, dễ hình dung hơn cơ chế vận hành, hoạt động của khối đại đoàn kết hiện nay. Đó chính là làm tốt công tác vận động quần chúng (hay gọi tắt là dân vận); là thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phù hợp với từng đối tượng để tập hợp quần chúng; là các đoàn thể, tổ chức quần chúng được tập hợp và đoàn kết trong mặt trận dân tộc thống nhất.

Ngoài ra, điểm mới đáng lưu ý ở giáo trình mới lần này là đã bổ sung mục

“Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay”. Đối chiếu với Giáo trình (2011), phần vận dụng này mặc dù có đề cập ở phần kết luận chương, nhưng chỉ nêu chung chung, mang tính định hướng. Giáo trình (2021) đã kế thừa, bổ sung và chỉ rõ trong giai đoạn hiện nay vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế cần lưu ý các vấn đề sau: Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng; Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông- trí dưới sự lãnh đạo của Đảng; Đại đoàn kết toàn dân tộc phải kết hợp với đoàn kết quốc tế. Đây chính là cơ sở để sinh viên củng cố niềm tin vào

1 Bộ Giáo dục và đào tạo (2011), Sđd, tr.167.

127

khổi đại đoàn kết toàn dân tộc, sự kết hợp sức mạnh dân tộc Việt Nam với sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng Internet và mạng xã hội để tung ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc về tư tưởng Hồ Chí Minh;

đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việc bổ sung mục “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay” giúp sinh viên thấy những vấn đề lý luận trong sách vở chính là những vấn đề đang diễn ra ngay chính trong cuộc sống của mình, không quá trừu tượng, khó hiểu. Đồng thời, giúp sinh viên nâng cao tinh thần cảnh giác trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, biết cách sàng lọc thông tin chuẩn xác, luôn trung thành và đấu tranh bảo vệ mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của Nhà nước ta .

III. KẾT LUẬN

Tóm lại, với những thay đổi về kết cấu và nội dung, chương 5 trong Giáo trình (2021) so với Giáo trình (2011) đã được biên soạn lại theo hướng tinh gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học. Ngoài ra, Giáo trình (2021) đã cập nhật một số nội dung mới mang tính thực tiễn, thúc đẩy hứng thú học tập ở sinh viên, giúp sinh viên rèn luyện sống, kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực người học.

Việc nghiên cứu và đối chiếu các giáo trình của các giai đoạn khác nhau là cần thiết, giúp cho chúng ta có thể thấy được một cách toàn diện những điểm mới và những điểm mang tính kế thừa giữa các giáo trình. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nỗ lực rất lớn để thay đổi giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng sinh động, mềm dẻo, phù hợp với thực tiễn theo đúng với tinh thần quan điểm của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: “Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với thực tiễn”1. Với những sự thay đổi này là cơ sở, nền tảng để đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn đổi mới đất nước trong bối cảnh tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, t.II, tr.235.

128 PHẦN II

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG

VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII

Trong tài liệu Thông tin bài báo khoa học - CSDL Khoa học (Trang 125-128)

Đề cương

Tài liệu liên quan