• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thông tin bài báo khoa học - CSDL Khoa học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Thông tin bài báo khoa học - CSDL Khoa học"

Copied!
297
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC

“Nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các học phần lý luận chính trị theo tinh thần Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của

Đảng Cộng sản Việt Nam ở Đại học Huế hiện nay”

TS. Nguyễn Việt Phương* Công tác giảng dạy các môn dạy lý luận chính trị có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chương trình đào tạo bậc đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay. Không chỉ đặt ra yêu cầu trang bị kiến thức cho sinh viên, các môn lý luận chính trị còn góp phần hình thành, bồi dưỡng cho người học thế giới quan và phương pháp luận khoa học, năng lực định hướng, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Từ đó, xác định niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhà nước ta. Đúng như Kết luận số 94-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc “tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân” rằng, đổi mới việc học tập (bao gồm cả nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giáo viên…) lý luận chính tri trong hệ thống giáo dục quốc dân có tầm quan trọng chiến lược; đồng thời yêu cầu đổi mới việc việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân phải tạo bước tiến mới, có kết quả, chất lượng cao hơn, góp phần làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội; bảo đảm thế hệ trẻ Việt Nam luôn trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng và với chế độ xã hội chủ nghĩa”.

Quán triệt tinh thần Kết luận số 94-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình lý luận chính trị một cách công phu, nghiêm túc và cẩn trọng, để rồi kết quả là năm 2021 đã xuất bản và đưa vào sử dụng chính thức bộ giáo trình các môn Lý luận chính trị (dành cho bậc đại học hệ chuyên và không chuyên lý luận chính trị) gồm 5 môn học được phân định một cách rạch ròi: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Để có cơ sở đánh giá hoạt động giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị theo chương trình, giáo trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như hiệu quả của việc quán triệt tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XIII vào công tác giảng dạy, nghiên cứu lý luận chính trị trong tình hình mới ở Đại học Huế thời gian vừa qua, Khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các học phần lý luận chính trị theo tinh thần Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Đại học Huế hiện nay”

* Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.

(2)

2

Sau hơn 6 tháng triển khai, Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được gần 50 tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý, giảng viên đến từ nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Đồng Tháp, Đà Lạt, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình... Điều đó phần nào cho thấy sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học trên khắp cả nước dành cho chủ đề của Hội thảo này.

Căn cứ vào định hướng chủ đề Hội thảo, nội dung của các tham luận tập trung nghiên cứu, thảo luận ba chủ điểm dưới đây:

Phần I. Giảng dạy các học phần lý luận chính trị theo giáo trình mới: So sánh và đối chiếu

Thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học là giảng viên trực tiếp giảng dạy các học phần lý luận chính trị theo chương trình, giáo trình mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, phát hành năm 2021 (19 tham luận). Các tham luận đã tập trung nghiên cứu toàn diện bộ giáo trình mới trong sự đối sánh với những giáo trình trước đây ở nước ta. Bằng thực tiễn giảng dạy phong phú, cách tiếp cận đa dạng và phương pháp khảo sát khoa học, tỉ mỉ, các tác giả tham luận đã chỉ ra và luận giải một cách khá thuyết phục những ưu điểm, hạn chế, bất cập của giáo trình lý luận chính trị mới, qua đó mạnh dạn đề xuất, kiến nghị nhằm tiếp tục hoàn thiện giáo trình.

Phần II. Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam

Để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị thì một trong những yêu cầu quan trọng đối với đội ngũ giảng viên đó là thường xuyên cập nhật những vấn đề lý luận và thực tiễn trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng.

Với định hướng quán triệt Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào công tác giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng, các tác giả tham luận đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng được trình bày trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII như kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân, đường lối đối ngoại, vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực, vấn đề chủ quyền biển đảo...

Phần III. Giảng dạy lý luận chính trị theo hình thức trực tuyến ở Đại học Huế Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo đại học trên cả nước đã tìm kiếm hình thức hoạt động phù hợp để thích ứng, Đại học Huế cũng không nằm ngoài xu thế đó. Bắt đầu học kỳ II năm học 2020-2021, dạy - học trực tuyến là một hình thức được các trường thành viên của Đại học Huế triển khai áp dụng cho hầu hết các học phần trong chương trình đào tạo ở bậc đại học, kể cả đối với học phần lý luận chính trị. Trong thời gian vừa qua, Khoa Lý luận chính trị và đội ngũ giảng viên của Khoa đã tham gia quản lý, giảng dạy các học phần lý luận chính trị cho các trường thành viên

(3)

3

của Đại học Huế (Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Luật, Trường Đại học Nông lâm, Trường Đại học Y Dược, Trường Đại học Nghệ thuật, Khoa Quốc tế, Khoa Kỹ thuật Công nghệ, Khoa Giáo dục thể chất). Từ thực tiễn quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy các học phần lý luận chính trị, các tác giả tham luận ở phần này (chủ yếu là giảng viên của Khoa Lý luận chính trị, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế) đã phân tích, đánh giá tương đối toàn diện về thực trạng, thuận lợi, khó khăn, thách thức của việc công tác quản lý, giảng dạy các học phần lý luận chính trị Huế bằng hình thức trực tuyến cho sinh viên các trường thành viên của Đại học Huế, trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giảng dạy các môn lý luận chính trị bằng hình thức trực tuyến trong thời gian sắp tới.

Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo, các nhà khoa học và các bạn sinh viên tham dự Hội thảo.

Những vấn đề đặt ra cho công tác giảng dạy lý luận chính trị theo chương trình, giáo trình mới cho hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, cho các trường thành viên Đại học Huế nói riêng là rất phong phú, cần thiết và có tính thời sự.

Những giải pháp, kiến nghị được các tham luận đưa ra là rất đáng trân trọng.

Tuy vậy, thiết nghĩ vẫn còn nhiều vấn đề cần được các nhà khoa học, cán bộ quản lý, các giảng viên tham dự Hội thảo tiếp tục thảo luận sâu hơn, kỹ lưỡng hơn.

Hội thảo là một sinh hoạt học thuật có ý nghĩa quan trọng, là diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà quản lý, giảng viên lý luận chính trị của các trường đại học, cao đẳng trong khu vực và trên cả nước có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, thảo luận nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý, giảng dạy các môn lý luận chính trị theo chương trình, giáo trình mới, không chỉ riêng ở Đại học Huế, mà còn ở những cơ sở đào tạo khác trên khắp cả nước.

Nhân đây, thay mặt Ban tổ chức, tôi xin gửi đến đến quý vị đại biểu, quý thầy cô và các nhà khoa học, tham dự Hội thảo lời chúc sức khỏe, bình an và thành công trong cuộc sống.

Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.

Trân trọng cảm ơn!

(4)

4 PHẦN I

GIẢNG DẠY CÁC HỌC PHẦN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO GIÁO TRÌNH MỚI

SO SÁNH VÀ ĐỐI CHIẾU

(5)

5

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI CHIẾU NỘI DUNG “LÝ LUẬN NHẬN THỨC'' GIỮA GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC–LÊNIN VÀ GIÁO TRÌNH

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC–LÊNIN

ThS. Nguyễn Thị Kiều Sương*

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn và đưa vào giảng dạy trong giai đoạn 2009 - 2019 (10 năm). Đây là giáo trình tích hợp 3 môn khoa học trước đây (gồm Triết học Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học và Kinh tế chính trị Mác - Lênin).

Trong thời gian áp dụng đã bộc lộ những bất cập, gây khó khăn không chỉ cho người dạy cả người học lẫn cơ sở đào tạo, những nhà quản lý. Trên cơ sở đó, Ban Bí thư đã đưa ra Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Thực hiện Kết luận 94-KL/TW, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành cho xây dựng lại giáo trình các môn lý luận chính trị. Giáo trình Triết học Mác-Lênin được biên soạn nằm trong số 5 giáo trình mới được đưa vào giảng dạy từ năm 2019.

Để nâng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn triết học Mác - Lênin theo giáo trình mới có hiệu quả thì việc nghiên cứu, so sánh đối chiếu những nội dung kiến thức của hai giáo trình (Giáo trình Triết học Mác - Lênin và Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin), phân tích đánh giá những ưu điểm và hạn chế, đưa ra những kiến nghị giúp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơ sở để chỉnh lý hoàn thiện cho những lần tái bản sau là điều cần thiết.

II. NỘI DUNG

Phần nội dung ''Lý luận nhận thức'' trong Giáo trình Triết học Mác-Lênin dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn (xuất bản năm 2021) được trình bày ở chương 2, mục III, từ trang 257 đến trang 283 với tiêu đề là ''Lý luận nhận thức'' (gồm 2 tiết) và Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin do nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản năm 2009 (tái bản năm 2018), được trình bày trong chương 2 ở phần V với tiêu đề ''Lý luận nhận thức duy vật biện chứng'' (gồm 2 tiết). Mặc dù cả hai giáo trình đều xây dựng 2 tiết tuy nhiên, dung lượng, kết cấu và hình thức trình bày lại khác nhau.

* Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.

(6)

6

Về kết cấu và hệ thống hóa nội dung của kiến thức của hai giáo trình được trình bày cụ thể như sau:

Ở Giáo trình triết học Mác–Lênin được sắp xếp: 1. Quan niệm về nhận thức trong lịch sử triết học (khái niệm lý luận nhận thức, quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về nhận thức, quan điểm của chủ nghĩa hoài nghi, quan điểm của thuyết không thể biết, quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác, các nguyên tắc xây dựng lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng); 2. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng, gồm nguồn gốc, bản chất của nhận thưc; thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức; các giai đoạn của quá trình nhận thức; quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về chân lý.

Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin được sắp xếp: Tiết 1. Thực tiễn của nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, tring tiết này gồm có 3 mục, mục a) thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn; mục b) nhận thức và các trình độ của nhận thức; mục c) vai trò của thực tiễn đối với nhận thức; Tiết 2. Con đường biện chứng của nhận thức chân lý, gồm có 3 mục, mục a) quan điểm của V.I. Lênin về con đường biện chứng của nhận thức chân lý (trong mục này đã trình bày: giai đoạn nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính (nhận thức cảm tính gồm cảm giác, tri giác, biểu tượng;

nhận thức lý tính gồm: khái niệm, phán đoán, suy lý); mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với thực tiễn; mục b) chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn, gồm khái niệm chân lý, các tính chất của chân lý (tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể); vai trò của chân lý đối với thực tiễn.

Qua nghiên cứu đối chiếu, chúng tôi thấy có những điểm chung về cách trình bày, diễn đạt và những khác biệt về kết cấu của hai giáo trình được thể hiện khá rõ. Đối với giáo trình Triết học Mác-Lênin (2021), về hình thức, nội dung cũng như kết cấu rất lôgic, chặt chẽ mang tính chỉnh thể, hệ thống của triết học. Giáo trình đã trình bày quan niệm về nhận thức trong lịch sử triết học, đi từ khái niệm lý luận nhận thức đã khái quát hóa những quan niệm khác nhau, từ quan niệm nhận thức trong triết học Hi lạp cổ đại. Trong phần này, đã giải quyết được quan niệm về “nhận thức bắt nguồn từ tiếng Hi lạp Gnosis (tri thức) và Logos (lời nói, học thuyết”1. Từ việc hệ thống hóa về nguồn gốc của khái niệm để khẳng định rằng, khái niệm nhận thức chính là giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Đây là hệ giá trị để định hình hệ thống tri thức trong phạm vi của triết học.

Trong giáo trình Nguyên lý không đề cập gì đến định nghĩa hay làm rõ nội hàm khái niệm lý luận nhận thức mà thay vào đó chỉ khẳng định “nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo của thể giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác-Lênin (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr.257.

(7)

7

giới khách quan”1. Trên cơ sở của khẳng định này, giáo trình đưa ra 4 nguyên tắc của nhận thức để khu biệt hóa kiến thức cho người học về nội dung căn bản của lý luận nhận thức. Chúng tôi cho rằng, về mặt khoa học thì không có vấn đề gì nhưng về mặt phương pháp và tính sư phạm khó cho việc trình bày của giáo viên và tiếp cận kiến thức để có thể hiểu được vấn đề của sinh viên. Không chỉ vậy, 3 nội dung tiếp theo của tiết 1, giáo trình triết học Mác - Lênin đã trình bày hệ thống về các quan điểm của các trường phái về nhận thức như chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy tâm khách quan, quan điểm của chủ nghĩa hoài nghi, thuyết không thể biết, chủ nghĩa duy vật trước Mác. Theo chúng tôi, cách trình bày và sắp xếp của giáo trình triết học Mác-Lênin là hợp lý, đảm bảo được tính khoa học và tính sư phạm, giúp cho người học không chỉ hiểu được về mặt kiến thức căn bản mà nắm được tính hệ thống của vấn đề. Đây cũng chính là ưu điểm của giáo trình mới này.

Đối với những nội dung như: nguồn gốc của khái niệm nhận thức, các trường phái khác nhau như quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về nhận thức;

chủ nghĩa hoài nghi và thuyết không thể biết cũng như chủ nghĩa duy vật trước Mác, giáo trình Nguyên lý trình bày rải rác trong từng mục, từng tiết của bài.

Những quan điểm của chủ nghĩa duy tâm giáo trình nguyên lý chưa chỉ rõ, gồm chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan. Việc thiếu trình bày hoặc chỉ nêu ra hai hình thức của chủ nghĩa duy tâm, làm cho người đọc không thấy được điểm giống nhau và khác khau của chủ nghĩa duy tâm chủ quan và khách quan về nhận thức. Cách thức trình bày thiếu tính hệ thống hóa này tạo ra sự khó khăn cho người học tiếp nhận được một bức tranh tổng quát của lịch sử triết học về vấn đề nhận thức luận. Đây cũng chính là hạn chế của giáo trình này so với Giáo trình Triết học Mác-Lênin.

Giáo trình nguyên lý có phần cắt xén, tóm lược, rút ngắn cấu trúc và hình thức trình bày cũng như cách diễn đạt. Cách thức giáo trình Nguyên lý trình bày vừa không đầy đủ, vừa gây khó khăn cho việc tiếp cận nội dung và lĩnh hội kiến thức của người học. Bởi vì khi bàn đến nhận thức mà chưa trình bày được khái niệm nhận thức là gì, lịch sử của vấn đề này trong lịch sử triết học như thế nào? Đây là những vấn đề thuộc về khái niệm công cụ trong tiếp cận lịch sử vấn đề và lĩnh hội kiến thức của triết học.

Khi đề cập đến khái niệm thực tiễn, thiết nghĩ chỉ được trình bày sau khi giải quyết xong các khái niệm công cụ và làm rõ nguồn gốc, bản chất của nhận thức cụ thể như: khái niệm thực tiễn, khái niệm liên quan đến thực tiễn bao gồm khái niệm hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội, thực nghiệm khoa học.v.v… Các khái niệm này, chúng tôi thấy giáo trình Nguyên lý đã trình bày được nội dung của nhận thức và các trình độ nhận thức. Trong mỗi phần

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.108.

(8)

8

liên quan đến khái niệm, đến nguyên tắc.v.v… cũng như những các nội dung trước, giáo trình nguyên lý lại trình bày quá ngắn, chưa giải thích đầy đủ và toàn diện của vấn đề làm cho người học khó tiếp thu.

Trong giáo trình Triết học Mác - Lênin phần nguyên tắc nhận thức trình bày giản lược khó hiểu, đặc biệt trình bày về nguyên tắc nhận thức phải phản ánh được vấn đề cơ bản của triết học; tuy nhiên, giáo trình mới chưa nói rõ đối tượng nhận thức, khả năng nhận thức của con người đối với thế giới vật chất (khả tri), và nhận thức là một quá trình biện chứng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.v.v…

Phần liên quan đến vấn đề về nguyên tắc của nhận thức, chúng tôi thấy cách trình bày của giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin có phần đầy đủ hơn, dễ hiểu hơn, tập trung vào vấn đề cơ bản của triết học chính là đối tượng nhận thức, là thế giới vật chất, con người có thể nhận thức được thế giới, đó là quá trình biện chứng, tích cực, tự giác, sáng tạo và khẳng định vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Về phần này, theo chúng tôi, nên phải chăng cần kế thừa giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin để nội dung được đầy đủ hơn, khoa học hơn và đảm bảo tính sự phạm, giúp cho giảng viên dễ trình bày, người học dễ tiếp nhận.

Đối với mục 2 của giáo trình Nguyên lý có tiêu đề là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý theo chúng tôi cách đặt tiêu đề là rõ ràng, khoa học làm cho sinh viên dễ hiểu, dễ tiếp cận vấn đề hơn giáo trình triết học Mác – Lênin, vì giáo trình Triết học Mác – Lênin đặt tiêu đề ở mục c ''các giai đoạn của quá trình nhận thức''. Ở nội dung này, theo chúng tôi nên thống nhất tiêu đề và tên gọi giống như hệ thống các giáo trình khác và giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, là “Con đường biện chứng của nhận thức chân lý”. Bời, những nội dung trình bày trong tiết, mục này cũng chính là đề cập đến những vấn đề chính như Lênin đã khẳng định là “con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý”1 (Quan điểm này đều được hai cuốn giáo trình trích dẫn giống nhau). Nói đầy đủ hơn, dù diễn đạt theo cách nào đi nữa thì chúng ta thấy các giai đoạn của nhận thức cũng chính là đề cập đến nội dung trực tiếp và cụ thể của con đường biện chứng của nhận thức chân lý. Vì vậy, cách trình bày của giáo trình Triết học Mác - Lênin mới này thiếu tính chỉnh thể, tính toàn diện và lôgic của hệ thống hóa giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.

Bên cạnh sự khác nhau về cách trình bày một số nội dung thì phần giải quyết các khái niệm như nhận thức cảm tính, cảm giác, tri giác, biểu tượng; nhận thức lý tính, khái niệm, phán đoán, suy lý.v.v…thì hai giáo trình đã trình bày được nội hàm của các khái niệm, đầy đủ giống nhau. Tuy nhiên, mỗi giáo trình chưa thấy được ngôn ngữ chung của triết học mà chủ yếu mang nặng ngôn ngữ cá nhân của người biên soạn. Cũng trong phần tiếp theo của nội dung này, giáo

1 V.I. Lênin (2005), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.29, tr.179.

(9)

9

trình triết học có tiêu đề là sự thống nhất giữa trực quan sinh động, tư duy trừu tượng và thực tiễn còn giáo trình nguyên lý trình bày mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, lý tính với thực tiễn. Theo chúng tôi, cách đặt tiêu đề và sắp xếp theo giáo trình nguyên lý dễ trình bày hơn, giúp cho sinh viên dễ nắm được nội dung và tính biện chứng của con đường nhận thức chân lý.

Ở phần cuối là nội dung của vấn đề chân lý, giáo trình triết học trình bày mục quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về chân lý, giáo trình nguyên lý trình bày chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn. Hai giáo trình với hai cách trình bày không chỉ khác nhau về hình thức mà nội dung, tính lôgic, cách diễn đạt và kết cấu cũng khác nhau. Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin lần lượt trình bày khái niệm chân lý, rồi đến các tính chất của chân lý (chân lý khách quan, chân lý tương đối, chân lý tuyệt đối), vai trò của chân lý đối với thực tiễn. Giáo trình Triết học Mác – Lênin nêu ra quan niệm về chân lý, các tính chất của chân lý (tính khách quan của chân lý, tính tương đối và tuyệt đối, tính cụ thể của chân lý.

Với tiêu đề Quan niệm về chân lý, giáo trình triết học chỉ khái quát đơn giản

“chân lý là một vấn đề được đề cập nhiều trong lịch sử triết học, tuy nhiên chưa có đại biểu triết học nào trước và ngoài triết học duy vật biện chứng có quan niệm hoàn chỉnh, đúng đắn về chân lý”1. Từ khái quát đơn giản này, giáo trình đi đến khẳng định quan điểm triết học Mác - Lênin về chân lý (khẳng định này cũng chính là định nghĩa về chân lý theo quan điểm triết học Mác - Lênin): “Chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm”2. Cách trình bày này quá đơn giản, quá thiếu dung lượng kiến thức và tính chỉnh thể của hệ thông. Bởi theo tiêu đề, quan niệm đã nói lên tính đa dạng, tính phong phú và rộng về trường phái, gốc độ tiếp cận. Để cho người học (sinh viên) nắm được dung lượng kiến thức này thì giáo trình cần trình bày có tính hệ thống, công phu hơn nữa, phải liệt kê quan niệm về chân lý trong lịch sử triết học, phân tích, lý giải đầy đủ đa chiều về nội hàm của vấn đề chân lý. Trên cơ sở đó mới đi đến nêu quan điểm của triết học Mác - Lênin. Còn theo cách trình bày của giáo trình nêu là “trong lịch sử triết học, tuy nhiên chưa có đại biểu triết học nào trước và ngoài triết học duy vật biện chứng có quan niệm hoàn chỉnh, đúng đắn về chân lý” thì người học, kể cả giáo viên cũng không biết được những khái niệm chưa hoàn chỉnh đó là gì, như thế nào và ra làm sao? Để từ đó đi đến hiểu đúng và đầy đủ quan điểm của triết học Mác - Lênin. Đây cũng chính là điểm thiếu căn bản của giáo trình nguyên lý giống như giáo trình triết học.

Về phần các tính chất của chân lý, điểm hạn chế giống nhau của hai giáo trình là nêu ra khái niệm các tính chất của chân lý như tính khách quan, tính

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Sđd, tr.280.

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Sđd, tr.280.

(10)

10

tương đối, tuyệt đối, tính cụ thể của chân lý mà chưa giải thích tại sao chân lý lại có các tính chất đó và sư biểu hiện các tính chất đó như thế nào? Cả hai giáo trình lạm dụng trích dẫn kinh điển trong hành văn mà không phân tích, giải thích và lấy ví dụ để chứng minh cho các tính chất đó. Đối với các vấn đề thuộc về lĩnh vực triết học vốn dĩ rất trừu tượng nhưng giáo trình không lấy ví dụ, phân tích, đối chiếu, so sánh thì tính trừu tượng đó lại càng trừu tượng hơn, làm cho vấn đề càng trở nên mơ hồ đối với sinh viên. Vì vậy, những phần này, kể cả nội dung yêu cầu giáo viên phải biên soạn giáo án công phụ, cụ thể hóa, diễn giải đầy đủ khi trình bày bài giảng cho sinh viên.

Điểm khác nhau của hai giáo trình khi trình bày vấn đề chân lý và nhận thức thì giáo trình triết học đưa phạm trù thực tiễn trước chân lý còn giáo trình nguyên lý đưa phạm trù thực tiễn sau chân lý. Theo chúng tôi, cách trình bày của giáo trình nguyên lý là phù hợp hơn, lôgic hơn và đúng với cấp độ nhận thức. Bởi như quan điểm triết học Mác - Lênin đã nêu rõ, “thực tiễn là động lực và tiêu chuẩn của chân lý”, là cái để kiểm nghiệm tính đúng đắn của chân lý, nó cao hơn chân lý nên phải trình bày ở phần sau chân lý. Trong giáo trình Triết học Mác - Lênin ở phần thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý nhưng chưa trình bày chân lý là gì thì khó để hiểu được vai trò cơ sở, động lực và tiêu chuẩn như thế nào?

III. KẾT LUẬN

Trên cơ sở những ưu điểm cũng như những hạn chế của hai cuốn giáo trình trên mà chúng tôi đã nêu ra trong phần “Lý luận nhận thức” cần được chỉnh sửa một cách kịp thời trong lần tái bản gần nhất. Giải pháp trước mắt và cần kịp là các giáo viên cần chú trọng để khi biên soạn giáo án, bài giảng cần có chỉnh sửa kịp thời, hợp lý để giúp sinh viên dễ tiếp nhận những nội dung kiến thức và hiểu được vấn đề có hệ thống và căn bản. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cách nhìn riêng của cá nhân tác giả bài viết, vấn đề này cần được thảo luận nhiều hơn nữa của các chuyên gia, các giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy học phần triết học Mác-Lênin hiện nay.

(11)

11

ĐỐI CHIẾU NỘI DUNG “HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI”

TRONG GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC–LÊNIN (2021) VỚI GIÁO TRÌNH NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN (2015)

ThS. Nguyễn Thị Phương*

Tóm tắt

Trước tình hình chính trị thế giới diễn biến phức tạp, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy lý luận chính trị là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tập trung đối chiếu nội dung “học thuyết hình thái kinh tế - xã hội” từ giáo trình Triết học Mác-Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị) xuất bản năm 2021 với giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tái bản năm 2015.

Từ khóa: đối chiếu, hình thái kinh tế - xã hội, triết học Mác-Lênin

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, Hội đồng lý luận Trung ương đặc biệt quan tâm đến công tác nghiên cứu và giảng dạy các môn lý luận chính trị.

Trước tình hình chính trị thế giới diễn biến phức tạp, đối mặt với can thiệp, chống phá của các thế lực thù địch với nhiều hình thức tinh vi, “diễn biến hoà bình”; với bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 …, để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi chúng ta cần giữ vững tư tưởng, lập trường, bản lĩnh chính trị. Vì vậy, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy lý luận chính trị là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

Thực hiện Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, môn Chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề”; căn cứ biên bản họp ngày 11/8/2008 của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình các môn Lý luận chính chính trị; căn cứ ý kiến của Ban Tuyên giáo Trung ương tại công văn số 2450 - CV/BTGTW ngày 25/8/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 về ban hành chương trình các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí

* ThS, Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.

(12)

12

Minh, gồm 3 môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (5 tín chỉ); Tư tưởng Hồ Chí Minh (2 tín chỉ); Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (3 tín chỉ).

Với bộ giáo trình xuất bản 2008, việc tổ chức dạy và học các môn lý luận chính trị góp phần nâng cao nhận thức cho sinh viên. Tuy nhiên, qua một số năm áp dụng cũng đã bộc lộ hạn chế.

Trong bối cảnh đó, trên cơ sở rà soát đánh giá kết quả triển khai Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 và trên tinh thần đổi mới phát triển kinh tế - xã hội, Ban Bí thư đã có Kết luận 94-KL/TW ngày 28/3/2014 về “Tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được giao nhiệm vụ tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình các môn lý luận chính trị dùng chung trong đào tạo trình độ đại học đối với tất cả các cơ sở giáo dục đại học.

Nội dung cơ bản của của Kết luận 94-KL/TW là đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm tạo bước tiến mới, có kết quả, chất lượng cao hơn, góp phần làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội; bảo đảm thế hệ trẻ Việt Nam luôn trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng.

Sau khi rà soát, cấu trúc lại, chương trình, giáo trình các môn lý luận chính trị mới đã được biên soạn và được Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua bao gồm 5 môn: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế Chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngày 19/7/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 3056/BGDĐT- GDĐH về việc hướng dẫn thực hiện chương trình, giáo trình các môn lý luận chính trị. Theo đó, bộ giáo trình mới được triển khai giảng dạy đại trà tại các cơ sở giáo dục đại học từ năm học 2019 -2020 trở đi.

II. ĐỐI CHIẾU NỘI DUNG “HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI” TRONG GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN (DÀNH CHO BẬC ĐẠI HỌC HỆ KHÔNG CHUYÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ, XUẤT BẢN NĂM 2021)1 VỚI GIÁO TRÌNH NHỮNG NGUYÊN LÝ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN (TÁI BẢN NĂM 2015)2

Căn cứ kết luận 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành biên soạn mới giáo trình các môn lý luận chính trị. Giáo trình Triết học Mác - Lênin nằm trong số 05 giáo trình mới.

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Giáo trình Triết học Mác–Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Giáo trình Những Nguyên lý cơ bản của Mác–Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

(13)

13

Nhìn chung, giáo trình Triết học Mác-Lênin quay trở lại cách biên soạn của giáo trình trước năm 2008. Vì vậy, đã làm nổi bật được đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu riêng. Có như vậy, môn Triết học Mác - Lênin mới được coi là một môn khoa học. Đặc biệt điểm mới ở đây là, giáo trình mới đã tăng cường thời lượng, số lượng tín chỉ và có sự phân biệt về thời lượng, số lượng tín chỉ giữa chương trình đào tạo ngành không chuyên và ngành chuyên về lý luận chính trị. Đồng thời, trong giáo trình Triết học Mác - Lênin mới Hội đồng biên soạn đã đưa thêm phần mục tiêu nhằm nêu rõ những kiến thức, kỹ năng và tư tưởng được trình bày trong mỗi chương.

1. Đối chiếu về kết cấu

Giáo trình triết học Mác – Lênin (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị) của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành được Nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản vào năm 2021 có cấu trúc gồm 03 chương, phần học thuyết Hình thái kinh tế - xã hội được trình bày ở chương 3 - Chủ nghĩa duy vật lịch sử, mục I, từ trang 287 đến trang 329 với tiêu đề là ''Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội'' (gồm 4 mục nhỏ).

Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin do nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản (tái bản năm 2015) cũng được trình bày trong chương 3 - Chủ nghĩa duy vật lịch sử, tuy nhiên nội dung “Hình thái kinh tế - xã hội”

lại phân bổ không tập trung, bao gồm phần I, II (hai phần này trình bày từ trang 126 đến 141) và IV trình bày từ trang 152 đến 158.

Như vậy, cả hai giáo trình nêu trên, về nội dung đều bàn đến Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, nhưng cấu trúc và hình thức trình bày lại khác nhau.

2. Đối chiếu về hệ thống hóa nội dung Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội Giáo trình triết học Mác – Lênin (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị) phần này được sắp xếp như sau: I - Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội (1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội; 2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (Gồm: a) Phương thức sản xuất; b) Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; Ý nghĩa trong đời sống xã hội); 3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng (Gồm: a) Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội; b) Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội; Ý nghĩa trong đời sống xã hội); 4. Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên (Gồm: a) Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội; b) Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người; c) Giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng).

Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin phần này được sắp xếp như sau: I. Vai trò của sản xuất vật chất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (Gồm: 1. Sản xuất vật chất

(14)

14

và vai trò của nó: a. Sản xuất vật chất và phương thức sản xuất; b. Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội; 2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: a) Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất; b) Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất); II. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng (Gồm: 1. Khái niệm cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng: a) Khái niệm cơ sở hạ tầng; b) Khái niệm kiến trúc thượng tầng; 2. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng: a) Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng; Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng); IV. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội (Gồm: 1. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội; 2. Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội; 3. Giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế - xã hội).

Qua nghiên cứu, đối chiếu hai giáo trình trên, chúng tôi nhận thấy có những điểm tương đồng về nội dung. Cách trình bày, diễn đạt và kết cấu của hai giáo trình thể hiện khá rõ những điểm khác nhau. Đối với Giáo trình triết học Mác – Lênin phần Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội về hình thức, nội dung cũng như kết cấu rất lôgic, được trình bày tập trung trong một mục lớn. Điều này thể hiện tính chỉnh thể, sự liên kết, tương tác biện chứng giữa các yếu tố trong hệ thống, giúp cho người học hình dung được quan điểm của triết học Mác - Lênin về sự vận động và phát triển của xã hội phải tuân theo hệ thống các quy luật khách quan. Trong khi đó giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin phần này cũng bàn đến các quy luật khách quan của sự vận động và phát triển, nhưng việc trình bày các quy luật thuộc sự vận động và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội lại trình bày theo các mục lớn, ngang hàng với những vấn đề xã hội khác, chính vì thế người học khó thấy được tính liên kết giữa các yếu tố, các quy luật để tạo thành chỉnh thể, do đó khi học sinh viên khá mơ hồ trong việc liên kết nội dung giữa mục I, II và IV.

3. Đối chiếu từng nội dung cụ thể

+ Khi bàn đến vai trò của sản xuất vật chất, phương thức sản xuất:

Trong giáo trình Triết học Mác - Lênin ban soạn thảo đã trình bày rất lôgic, chặt chẽ. Đã giải thích rõ, lần lượt các khái niệm: sản xuất, sự sản xuất xã hội, sản xuất vật chất; nêu rõ sự sản xuất xã hội bao gồm 03 phương diện không tách rời nhau (sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra chính bản thân con người), đặc biệt giáo trình mới đã nêu bật được các vai trò của sản xuất vật chất, đồng thời khẳng định sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội loài người và vai trò phương pháp luận quan trọng của nó. Khái niệm phương thức sản xuất được trình bày trong phần 2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Nội dung này trong giáo trình Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin lại tách ra, trình bày khái niệm sản xuất và khái niệm phương thức

(15)

15

sản xuất trước, sau đó mới trình bày vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất. Trong giáo trình Nguyên lý, nội hàm của khái niệm sản xuất vật chất chưa được nêu ra cụ thể. Khái niệm phương thức sản xuất về cơ bản được nêu ra giống giáo trình Triết học Mác - Lênin, giải thích khá rõ ràng nội hàm của khái niệm này. Riêng phần vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất trình bày còn chung, không nêu bật được sản xuất vật chất và phương thức sản xuất của đời sống xã hội thể hiện qua những vai trò nào. Điều này dẫn đến một hệ luỵ là sinh viên năm nhất vốn dĩ đang bỡ ngỡ với môi trường học mới, chưa có kinh nghiệm thực tiễn, tiếp xúc môn học trừu tượng khó hiểu nên tâm lý của sinh viên cảm thấy nhàm chán. Trong khi đó, người dạy phải tìm tòi tài liệu, nghiên cứu, sử dụng phương pháp dạy hợp lý để dẫn dắt người học hình dung được trọng tâm của vấn đề này.

Khi trình bày kết cấu của phương thức sản xuất, sách giáo trình Triết học Mác - Lênin đã khắc phục được cơ bản hạn chế trong giáo trình Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nếu như ở giáo trình nguyên lý phần này được biên soạn sơ sài, thiếu sự liên kết thì giáo trình mới kết cấu của phương thức sản xuất trình bày rõ ràng, chặt chẽ (khẳng định phương thức sản xuất bao gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất). Đặc biệt giáo trình mới, trong cấu trúc các yếu tố còn chỉ ra những bộ phận cấu thành chúng, chứng minh vai trò của mỗi yếu tố đó trong quá trình sản xuất vật chất, chẳng hạn như: giải thích hàm nghĩa của khái niệm người lao động, tư liệu sản xuất, đối tượng lao động, tư liệu lao động, phương tiện lao động, công cụ lao động; quan hệ sở hữu, quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm lao động... từ đó làm rõ vai trò của chúng trong lịch sử sản xuất cũng như thời đại ngày nay.

+ Khi trình bày nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất cả hai giáo trình đều có chung mục là (b). Tuy nhiên, Giáo trình Triết học Mác - Lênin sử dụng tiêu đề “Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”, còn giáo trình Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin sử dụng tiêu đề “Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất”.

Ở nội dung này, theo tôi, giáo trình Nguyên lý có phần hợp lý hơn, giúp sinh viên dễ hình dung nội hàm của quy luật trong đời sống xã hội, tức là nêu rõ tên “Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản”, sau đó giải thích các khái niệm liên quan, rồi chỉ ra mối quan hệ biện chứng không thể tách rời giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất,… có như vậy mới làm rõ tính quy luật, tính vận động, phát triển của đời sống xã hội. Tuy nhiên, điểm hạn chế ở mục này là: khi đi vào trình bày mối quan hệ biện chứng lại trình bày rất khó hiểu, trừu tượng, làm cho người học trở nên mơ hồ, khó nắm bắt kiến thức, chẳng hạn ý đầu đã nói đến mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là “biện chứng” thì ý sau lại còn nhấn mạnh đến đó là

“mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hoá thành các mặt đối lập và phát

(16)

16

sinh mâu thuẫn”1. Theo tôi, đây chỉ là một cách diễn giải cho khác với câu chữ ở ý đầu mà thôi, vì nếu dùng khả năng suy luận thuật ngữ “biện chứng” đã bao hàm chuyển hoá và muốn phát triển thì hai mặt đối lập này phải giải quyết mâu thuẫn (khi vận dụng vào thực tế lịch sử đã chứng rõ điều này), vì vậy nên tập trung làm rõ sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, tức là làm rõ vai trò quyết định của lực lượng sản xuất và vai trò tác độngtrở lại của quan hệ sản xuất. Hạn chế này của giáo trình Nguyên lý (2015) đã được giáo trình Triết học Mác - Lênin (2021) khắc phục. Đồng thời, ở phần này trong giáo trình Triết học Mác - Lênin đã khắc phục một hạn chế của giáo trình cũ nữa là nêu bật ý nghĩa của việc vận dụng quy luật này trong đời sống xã hội.

+ Khi biên soạn mục cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giáo trình Triết học Mác-Lênin (2021) sử dụng tiêu đề “3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội”, còn giáo trình Nguyên lý dùng tiêu đề “II. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng”. Hai cách diễn đạt này về cơ bản là giống nhau, tức là đều nói lên sự tương tác giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng nhưng ở giáo trình Triết học Mác - Lênin diễn đạt bằng từ “giữa”,

“của xã hội” sẽ giúp cho sinh viên dễ hiểu hơn so với từ “của”.

Khắc phục được cách diễn đạt trừu tượng của giáo trình Nguyên lý, ở phần khái niệm, giáo trình Triết học diễn đạt cụ thể hơn, dễ hiểu hơn. Tiếp đến giáo trình Triết học nêu rõ cấu trúc của từng khái niệm. Ví dụ: diễn giải “Cấu trúc của cơ sở hạ tầng bao gồm: quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất mầm mống… “2.

Khi biên soạn nội dung quy luật, nhóm biên soạn giáo trình Triết học Mác - Lênin (2021) sử dụng tiêu đề “b. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội”, còn giáo trình Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (2015) lại sử dụng tiêu đề “2. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng”. Tuy nhiên, phần này cả hai giáo trình đều tập trung làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, coi đây là một trong những quy luật cơ bản của sự vận động và phát triển lịch sử xã hội, trong đó cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định còn kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng. Điểm khác giữa hai giáo trình ở phần này là giáo trình mới trình bày hệ thống hoá kiến thức hơn, lôgic hơn và đặc biệt đã làm rõ ý nghĩa của việc vận dụng quy luật này trong lịch sử Việt Nam, trong quá trình đổi mới toàn diện cả về kinh tế và chính trị.

+ Khi biên soạn phần tính lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội, bản thân tôi nhận thấy cả hai giáo trình mới và cũ đều nêu khái niệm, kết cấu của phạm trù hình thái kinh tế - xã hội, tiến trình lịch sử - tự nhiên

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Sđd, tr.134.

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Sđd, tr.306.

(17)

17

của xã hội loài người và giá trị khoa học của học thuyết, tuy nhiên cách diễn giải tiêu đề có những điểm khác nhau.

Ở nội dung khái niệm phạm trù hình thái kinh tế - xã hội, nếu trong giáo trình Những Nguyên lý (2015), nhóm biên soạn đi từ việc giải thích tính chỉnh thể của xã hội, nêu các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế - xã hội rồi mới đưa ra khái niệm thì giáo trình Triết học Mác - Lênin ban biên soạn nêu khái niệm trước, sau đó mới nêu lên nội hàm của khái niệm bao gồm ba yếu tố cơ bản, phổ biến. Điểm này giáo trình mới triển khai nội dung hợp lý hơn, giúp cho sinh viên hình dung khái niệm, nhớ khái niệm mới suy luận ra khái niệm đó có cấu trúc như thế nào, có như thế mới thấy được tính chỉnh thể của nó. Bên cạnh đó, một điểm mới trong giáo trình Triết học Mác-Lênin (2021) khi biên soạn phần này đó là ban biên soạn đã biên tập lại cách giải thích khái niệm. Nếu trong giáo trình Nguyên lý ghi “phạm trù hình thái kinh tế - xã hội dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định… “1, như vậy ban biên soạn đã sử dụng cụm từ “trong từng giai đoạn lịch sử nhất định”. Thay vào đó, giáo trình Triết học sử dụng cụm từ “ở từng nấc thang lịch sử nhất định”. Cách diễn đạt của giáo trình mới ban biên soạn sử dụng từ chính xác và hợp lý hơn. Với cụm từ “nấc thang” giúp cho người học dễ liên tưởng đến tiến trình đi lên từ thấp đến cao, trong quá trình đó sự phát triển cũng không tránh khỏi những khó khăn, thử thách.

Ở mục lý giải về tiến trình lịch sử - tự nhiên, giáo trình mới sau khi lý giải tổng quát sự vận động biến đổi của các quy luật là cơ sở khách quan cho sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội, ban biên soạn lại nhấn mạnh về vai trò của sự thống nhất giữa lôgic và lịch sử coi đây như là xu hướng chung, cơ bản của sự vận động và phát triển lịch sử xã hội loài người. Như vậy, với việc sử dụng nguyên tắc thống nhất giữa lôgic và lịch sử, ở giáo trình mới đã làm nổi bật lên tính lôgic (tiến trình lịch sử - tự nhiên phải tuân theo quy luật), với cụm từ “tính lịch sử” đã giải thích quan điểm của triết học Mác - Lênin về sự phát triển “bỏ qua” một, hay vài hình thái kinh tế - xã hội đối với một số quốc gia, dân tộc cụ thể. Tiếp theo đó, giáo trình mới tiếp tục giải thích về mối liên hệ thống nhất giữa lôgic và lịch sử ở góc độ lý luận nhưng chưa đưa ra dẫn chứng cụ thể ở quốc gia nào đó.

Cũng với nội dung này, giáo trình Những nguyên lý (2015) trình bày ngắn gọn hơn, ít trừu tượng hơn. Sau khi ban biên soạn trích dẫn luận điểm của C.Mác về tính lịch sử - tự nhiên thì đồng thời nêu rõ luận điểm này được thể hiện ở ba nội dung chủ yếu2 và khẳng định vai trò của các quy luật khách quan trong tiến trình lịch sử, sau đó giáo trình này cũng khẳng định tiến trình lịch sử

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Giáo trình Những Nguyên lý cơ bản của Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.153

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Sđd, tr.154.

(18)

18

nhân loại là trải qua tuần tự các hình thái kinh tế - xã hội nhưng cũng bao hàm cả những bước “bỏ qua” do đặc điểm, điều kiện lịch sử, địa lý,…

Điểm này cả hai giáo trình giống nhau ở chỗ đều khẳng định tiến trình của lịch sử nhân loại diễn ra ở từng giai đoạn xã hội, các quốc gia, dân tộc cụ thể là khác nhau, điều này tạo nên tính phong phú, nhiều vẻ, đa dạng và phức tạp trong sự phát triển. Nếu đứng ở góc độ người học là sinh viên thì mục này giáo trình Những Nguyên lý (2015) trình bày đơn giản, dễ hiểu hơn so với giáo trình Triết học Mác-Lênin (2021).

Mục cuối cùng của phần này chính là giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Nhìn chung cả hai giáo trình ban biên soạn đều tập trung làm nổi bật giá trị khoa học của học thuyết đó là đã cung cấp một phương pháp luận thực sự khoa học và cách mạng cho sự phân tích lịch sử xã hội. Tuy nhiên, cách diễn đạt ở hai giáo trình lại khác nhau.

Giáo trình Những nguyên lý (2015) được biên soạn rất ngắn gọn, chỉ rõ giá trị về mặt phương pháp luận chung nhất của học thuyết thể hiện ở ba nội dung1. Tuy nhiên, điều này lại thể hiện sự sơ sài, thiếu chặt chẽ từ ban biên soạn, đó là không đưa ra dẫn chứng để chứng minh vai trò của học thuyết về mặt phương pháp luận trong thực tiễn, điều này dẫn đến thiếu tính thuyết phục với các nhà nghiên cứu cũng như người dạy. Trong khi đó, ở phần này, giáo trình Triết học Mác-Lênin (2015) lại biên soạn quá dài dòng. Giáo trình mới không chỉ ra giá trị khoa học của học thuyết một là, hai là,… là gì mà chỉ sử dụng cách thức xuống dòng để chứng minh ý. Điểm mới của giáo trình này là đã chứng minh giá trị về mặt phương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội khi vận dụng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Bên cạnh đó, giáo trình này bàn đến các quan điểm tư tưởng khác nhau về con đường và quy luật phát triển của loài người như học thuyết “sự kết thúc của lịch sử” của Fukuyama, học thuyết “sự va chạm của các nền văn minh” của Samuel Huntington, cách tiếp cận xã hội bằng các nền văn minh của Alvin Toffler,… Theo tôi, nhóm biên soạn giới thiệu một vài quan điểm tư tưởng khác nhau về tiến trình lịch sử để đặt nó trong sự so sánh với cách phân kỳ lịch sử của triết học Mác-Lênin là hợp lý, nhưng không nên giải thích quá nhiều ở phần giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Điều này dẫn đến người học ngại đọc, thiếu tập trung, kiến thức trở nên bị loãng, lý luận của chủ nghĩa Mác bị đặt trong nhiều sự so sánh không cần thiết.

Tóm lại, thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn và xuất bản giáo trình mới các môn lý luận chính trị. Nhìn một cách tổng thể, giáo trình mới cũng đã khắc phục một số nhược điểm từ giáo trình Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt nhất chính là đã “trả” đối tượng nghiên cứu của triết học về đúng vị trí của nó. Riêng phần

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Sđd, tr.156.

(19)

19

học thuyết hình thái kinh tế - xã hội được trình bày trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, nếu như về kết cấu các mục đã khắc phục những hạn chế của giáo trình trước đây, thì phần biên tập nội dung vẫn không tránh khỏi những hạn chế mới.

Vấn đề đặt ra từ năm học 2019 - 2020 đến nay là giảng viên phải chú trọng khâu soạn giáo án, bài giảng phải có dẫn chứng bằng hình ảnh thực tế, có như vậy, mới giúp cho sinh viên dễ tiếp thu kiến thức ở nội dung này.

(20)

20

QUAN ĐIỂM CỦA CÁC NHÀ KINH ĐIỂN VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI VIỆC GIẢNG DẠY, HỌC TẬP MÔN

TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN Ở BẬC ĐẠI HỌC HIỆN NAY

TS. Thái Thị Khương* Nghiên cứu, học tập các môn khoa học Lý luận chính trị là cơ sở phương pháp luận quan trọng giúp sinh viên Việt Nam nhận thức rõ hơn con đường phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, tư tưởng

“chủ nghĩa duy vật biện chứng” là cơ sở lý luận quan trọng trong học thuyết chủ nghĩa Mác – Lênin. Trong quá trình biên soạn giáo trình triết học Mác – Lênin, Bộ giáo dục và đào tạo đã không ít lần thay đổi cấu trúc chương trình học phần này. Từ Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, năm (2006), dùng cho bậc đại học cao đẳng, kết cấu chương trình học 90 tiết, đến năm 2009, Bộ giáo dục và đào tạo đã thay đổi lại và nhập ba học phần: Triết học Mác – Lênin; Kinh tế chính trị học Mác – Lênin; Chủ nghĩa xã hội Khoa học thành những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin kết cấu chương trình học 30 tiết: Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, năm (2009), dùng cho hệ không chuyên lý luận chính trị, (Chương mở đầu: Nhập môn những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin;

Chương 1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng; trong chương này đã làm rõ nội dung tiết 1.1. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng; lí giải sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; khẳng định, Chủ nghĩa duy vật biện chứng - hình thức cao nhất của chủ nghĩa duy vật; Tiết 1.2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất và ý thức; làm rõ nội dung Phạm trù vật chất; Phạm trù ý thức và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Đến năm 2019 Bộ giáo dục và đào tạo đã thay đổi lại cấu trúc học phần những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, thành Triết học Mác-Lênin; Kinh tế chính trị học Mác-Lênin; Chủ nghĩa xã hội Khoa học, tách thành ba học phần độc lập; học phần Triết học Mác-Lênin với thời lượng chương trình học 45 tiết, đã xuất bản, Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia sự thật Hà Nội, năm (2021), dùng cho hệ không chuyên lý luận chính trị. Trong chương 2, trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, gồm các vấn đề: vật chất và ý thức, phép biện chứng duy vật, lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Trong chương 2, trình bày những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trước những bước phát triển mới của khoa học tự nhiên và của xã hội và tư duy. Chính trong lịch sử của giới tự nhiên và lịch sử của xã hội loài người mà người ta đã rút ra được các quy luật của phép biện chứng. Những quy luật ấy không phải là gì khác hơn là những quy luật chung nhất của hai giai

* Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.

(21)

21

đoạn phát triển ấy cũng như là của bản thân tư duy. Ph.Ăngghen cho rằng:”...

chính phép biện chứng là một hình thức tư duy quan trọng nhất đối với khoa học tự nhiên hiện đại, bởi vì chỉ có nó mới có thể đem lại sự tương đồng và do đó đem lại phương pháp giải thích những quá trình phát triển diễn ra trong giới tự nhiên, giải thích những mối liên hệ phổ biến, những bước quá độ từ một lĩnh vực nghiên cứu này sang một lĩnh vực nghiên cứu khác”1.Theo Ph.Ăngghen,

“chỉ có phép biện chứng mới có thể giúp cho khoa học tự nhiên vượt khỏi những khó khăn về lý luận”2 và “Trong thực tế, khinh miệt phép biện chứng thì không thể không bị trừng phạt”3. Ăngghen viết trong Biện chứng của tự nhiên: “Trên thực tế, ở đây, ngày nay không còn một lối thoát nào, không còn một khả năng nào để có thể nhìn thấy ánh sáng ngoài con đường tư duy siêu hình trở lại với tư duy biện chứng, bằng cách này hay cách khác”4.

Triết học Mác-Lênin đã đi sâu vào phân tích: phạm trù vật chất, phạm trù ý thức; Làm rõ phép biện chứng duy vật trên cơ sở: 1. Hai nguyên lí (Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến; Nguyên lí về sự phát triển); 2. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật (Cái riêng và Cái chung; Nguyên nhân và Kết quả;

Tất nhiên và Ngẫu nhiên; Nội dung và Hình thức; Bản chất và Hiện tượng; Khả năng và Hiện thực); 3. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật (Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại; Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập; Quy luật phủ định của phủ định); 4. Lí luận nhận thức. Từ những nội dung cơ bản đó, Triết học Mác – Lênin đã phân biệt giữa “biện chứng khách quan” và “biện chứng chủ quan”. Ph.Ăngghen cho rằng, “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối, trong toàn bộ giới tự nhiên, của sự vận động thông qua những mặt đối lập, tức là những mặt, thông qua sự đấu tranh thường xuyên của chúng và sự chuyển hoá cuối cùng của chúng từ mặt đối lập này thành mặt đối lập kia”5. Sự thống nhất và đối lập của các mối liên hệ mà theo Ph.Ăngghen nó biểu hiện, tính đồng nhất và khác biệt, tính tất yếu và tính ngẫu nhiên, nguyên nhân và kết quả đó là những mặt đối lập chủ yếu, những đối lập nếu xét một cách riêng lẽ thì sẽ chuyển hóa lẫn nhau đó chính là mối liên hệ, sự chuyển hoá của các mặt đối lập là kết quả tất yếu của sự tác động qua lại giữa chúng, là cái vốn có của hiện thực khách quan. Từ đó, Ph.Ăngghen đưa ra định nghĩa, phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến. Đồng thời, Ph.Ăngghen cũng phê phán phương pháp tư duy siêu hình, phê phán các nhà siêu hình học “suy nghĩ bằng những sự tương phản hoàn toàn trực tiếp”; rằng, “đối với họ thì sự vật hoặc là tồn tại hoặc là không tồn tại; một

1 C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.20, tr.488.

2 C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Sđd, t.20, tr.489.

3 C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Sđd, t.20, tr.508.

4 Ph.Ăngghen (1963), Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.78.

5 C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Sđd, t.20, tr.694.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) đã khẳng định vai trò quan trọng của thành phần kinh tế nhà nước:“Nền kinh tế thị trường định

Để thể nghiệm quan niệm cái đẹp thoát ly đời thường, thay vì xóa bỏ phân cực và những va chạm truyền thống - hiện đại, phương Đông - phương Tây, thơ ca - hội họa,

Trong quá trình thảo luận, đối thoại để điều chỉnh, sửa đổi cho đến khi ban hành, phổ biến, thực thi chính sách tự chủ đại học, báo chí không chỉ tập hợp ý kiến đa

Kết quả khảo sát cho thấy việc quản lý mục tiêuhoạt động giáo dục chính trị tư tưởng ở Trung tâm tập trung vào 5 nội dung trong đó nội dung quản lý mục tiêu được CBQL, GV

Bên cạnh các bệnh lý thực thể và một số nguyên nhân có nguồn gốc sinh học – xã hội, Đại dịch COVID-19 là một trong những nhân tố làm gia tăng và trầm trọng hơn

Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày phương pháp điều chế dung dịch nano bạc (Ag) từ bạc nitrate (AgNO 3 ) sử dụng dịch chiết lá vối làm tác nhân khử và

Theo đó, các hoạt động Festival Huế 2022 sẽ có gần 50 sự kiện văn hóa được tổ chức liên tục, kéo dài trong năm do các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế thực hiện,

Áp dụng phương pháp kết hợp giữa định lượng và định tính, nghiên cứu sử dụng bảng hỏi theo thang đo 5 bậc và phỏng vấn sâu để tìm hiểu về sự cần thiết cũng như tác động