• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thông tin bài báo khoa học - CSDL Khoa học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Thông tin bài báo khoa học - CSDL Khoa học"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 4(60)B/2021: tr.174-179

Ngày nhận bài: 15/9/2021; Hoàn thành phản biện: 25/09/2021; Ngày nhận đăng: 5/10/2021

VÀ AN NINH ĐẠI HỌC HUẾ

NGUYỄN CÔNG HÙNG Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Đại học Huế Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Email: Hungcongnguyen113@gmail.com.vn Tóm tắt: Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu lý luận và đánh giá thực

trạng Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh. Từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh, Đại học Huế nói riêng và các Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh trên cả nước nói chung.

Từ khóa: Giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, quản lý.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trước tình hình hiện nay các nước trên thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường. Đối với nước ta, các thế lực thù địch vẫn ráo riết chống phá, chủ yếu bằng chiến lược “Diễn biến hoà bình”, nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyển hoá cách mạng nước ta đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa và dần dần phụ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc. Các hành động xâm hại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta vẫn tiếp diễn dưới nhiều hình thức, âm mưu và với các thủ đoạn hết sức tinh vi [1]…Chính vì vậy, việc đẩy mạnh hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên luôn là vấn đề quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục hiện nay.

Hiểu rõ vai trò, ý nghĩa quan trọng của hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh, Đại học Huế. Trong những năm qua, Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh, Đại học Huế đã luôn quan tâm, chỉ đạo các phòng chức năng, khoa chuyên môn xây dựng và ban hành nhiều chủ trương về quản lý, giảng dạy, giáo dục sinh viên nhằm nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống [2].

Tuy nhiên, quá trình quản lý hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên của Trung tâm hiện nay còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau. Một bộ phận nhỏ cán bộ, giảng viên còn chưa thực sự nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của giáo dục chính trị, tư tưởng để đẩy mạnh ý thức sinh viên rèn luyện tu dưỡng phẩm chất chính trị. Vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDCTTT cho sinh viên chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh, Đại học Huế [3].

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1. Chính trị tư tưởng

Là một khái niệm rộng và được nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau. Xét ở góc độ chung nhất,

(2)

chính trị tư tưởng là hoạt động có tổ chức, có kế hoạch của một chính Đảng nhằm truyền bá hệ tư tưởng, đường lối, quan điểm của giai cấp mình cho quần chúng, hình thành ở họ nhận thức, thái độ, niềm tin, hành vi chính trị và những phẩm chất nhân cách phù hợp với mục tiêu, lý tưởng của giai cấp tổ chức ra quá trình giáo dục[4].

2.1.2. Giáo dục chính trị tư tưởng

Giáo dục chính trị tư tưởng là truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa tới cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân thống nhất về tư tưởng, nâng cao nhận thức chính trị, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và năng lực lãnh đạo hoạt động thực tiễn xủa họ, hướng họ vận dụng những hiểu biết đó vào đời sống chính trị [5].

2.1.3. Quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên

Quản lý hoạt động GDCTTT cho SV là những tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý đến tập thể, cán bộ, giảng viên, SV và những lực lượng giáo dục trong và ngoài trường nhằm huy động họ tham gia và quan tâm GDCTTT cho SV để thực hiện có hiệu quả mục tiêu nhiệm vụ GDCTTT đề ra, góp phần hình thành phát triển nhân cách SV một cách toàn diện [6].

2.2. Khách thể và phương pháp nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 33 CBQL; 23 GV của Trung tâm GDQP&AN, Đại học Huế và 250 SV (chọn 03 khóa học). K 209, 210, 211 của các Trường Đại học thuộc Đại học Huế.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chính là điều tra bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên tại Trung tâm GDQP&AN, Đại học Huế. Phiếu điều tra được thiết kế theo thang Likert 5 bậc, tương ứng với 5 mức độ, từ 1 đến 5 (được qui ước cụ thể tại các bảng số liệu). Dữ liệu thu thập được sử dụng để tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn và tỉ lệ % của mỗi nội dung.

Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành sử dụng phương pháp quan sát nhằm để thu thập những biểu hiện về quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, cũng như thái độ và hành vi thể hiện của SV, GV, CBQL khi tham gia khảo sát; những thông tin bổ trợ cần thiết, bảo đảm cho việc đánh giá chính xác, khách quan. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học sử dụng phần mềm SPSS 20.0 nhằm xử lý, thống kê các thông tin, dữ liệu thu được từ các phương pháp nghiên cứu trên.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên tại Trung tâm GDQP&AN, Đại học Huế

3.1.1. Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên

Kết quả khảo sát cho thấy việc quản lý mục tiêuhoạt động giáo dục chính trị tư tưởng ở Trung tâm tập trung vào 5 nội dung trong đó nội dung quản lý mục tiêu được CBQL, GV đánh giá ở mức độ hiệu quả cao nhất là “Xây dựng mục tiêu giáo dục chính trị tư tưởng dựa trên mục tiêu quy định về trình độ của sinh viên” và “Xây dựng mục tiêu giáo dục chính trị tư tưởng dựa trên mục tiêu quy định về trình độ của sinh viên” với điểm số trung bình (4.34 và 4.13). Điều này có thể cho thấy việc quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho SV tại Trung tâm luôn có kế hoạch phù hợp và bám vào trình độ thực tế đối với từng đối tượng SV và có sự cân

(3)

đối, lựa chọn mục tiêu phù hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ của SV và cả người trực tiếp hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng.Tuy nhiên, bên cạnh đó CBQL, GV vẫn đánh giá ở mục tiêu “Xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng phù hợp với thực tiễn” có mức độ phù hợp thấp nhất trong các nội dung quản lý khảo sát với điểm số (3.96). Do vậy, BGĐ Trung tâm cần phải lưu ý trong việc chỉ đạo việc xây dựng các mục tiêu GDCTTT cho SV phải bám sát vào điều kiện của từng đối tương SV, điều kiện thực tế của xã để lựa chọn các hoạt động chính trị tư tưởng phù hợp với SV và mang lại được hiệu quả cao nhất.

Bảng 1. Đánh giá của CBQL, GV về Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng

Quản lý mục tiêu CBQL, GV

X (SD) 1 Xây dựng mục tiêu giáo dục chính trị tư tưởng dựa trên mục tiêu quy

định về trình độ của sinh viên. 4.34 .872

2 Xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện mục tiêu hoạt động giáo

dục chính trị tư tưởng phù hợp với thực tiễn. 3.96 .903 3 Tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục chính trị tư

tưởng cho từng đối tượng sinh viên. 4.00 .833

4 Định kỳ rà soát và điều chỉnh mục tiêu hoạt động giáo dục chính trị tư

tưởngcho phù hợp với thực tiễn của xã hội. 4.12 .895

5 Xây dựng mục tiêu giáo dục chính trị tư tưởng dựa trên mục tiêu quy

định về trình độ của sinh viên. 4.13 .895

Tổng ĐTB và ĐLC của nhóm nội dung 4.10 .879

Ghi chú: 1 ≤ ≤ 5; (Hệ số trung bình); (SD) (Độ lệch chuẩn)

3.1.2. Quản lý Xây dựng nội dung, chương trình hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên

Bảng 2. Đánh giá của CBQL, GV về Quản lý xây dựng nội dung, chương trình hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng

Quản lý xây dựng nội dung, chương trình CBQL, GV X (SD) 1 Xây dựng quy trình cụ thể về soạn thảo, tổ chức thẩm định, ban hành nội

dung, chương trình hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên. 4.24 .657 2

Xây dựng kế hoạch triển khai nội dung, chương trình hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho SVphù hợp khung chương trình đào tạo và tình hình thực tế của từng đối tượng sinh viên.

4.28 .701

3 Tổ chức thực hiện nội dung, chương trìnhhoạt động giáo dục chính trị tư

tưởng cho SV theo đúng kế hoạch của Trung tâm. 4.08 .804 4 Kiểm tra đánh giá thực hiện nội dung, chương trìnhhoạt động giáo dục

chính trị tư tưởng cho sinh viên. 3.92 .695

5

Chỉ đạo rà soát, điều chỉnh nội dung, chương trình hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viêntheo định kỳ, phù hợp với mục tiêu nhu cầu xã hội.

4.10 .763

Tổng ĐTB và ĐLC của nhóm nội dung 4.12 .572

X X

(4)

Kết quả khảo sát bảng 2 cho thấy quản lý xây dựng nội dung, chương trình giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên tại Trung tâm tập trung vào 05 nội dung chính. Trong đó mức độ hiệu quả đối với quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình giáo dục chính trị tư tưởng được CBQL, GV đánh giá với điểm cao nhất là (4.28) là “Xây dựng kế hoạch triển khai nội dung, chương trình hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho SVphù hợp khung chương trình đào tạo và tình hình thực tế của từng đối tượng sinh viên”. Điều này có thể cho thấy quản lý xây dựng nội dung, chương trình giáo dục chính trị tư tưởng cho SV tại Trung tâm luôn có kế hoạch phù hợp và bám vào tình hình thực tế đối với từng đối tượng SV. Hiệu quả hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó không thể không đề cập đến quản lý xây dựng nội dung, chương trình giáo dục phù hợp với đặc điểm nhận thức của từng đối tượng SV. Bởi lẽ, các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng chỉ được SV đón nhận khi các hoạt động đó phù hợp với nhu cầu và sở thích của SV.

3.1.3. Quản lý hoạt động học giáo dục chính trị tư tưởng của sinh viên

Bảng 3. Đánh giá của CBQL, GV về Quản lý hoạt động học giáo dục chính trị tư tưởng của sinh viên

Quản lý hoạt động học CBQL, GV

(SD)

1 Ban hành và phổ biến các nội quy học tập, quy chế về học CTTT của

sinh viên tại Trung tâm GDQP&AN, Đại học Huế. 4.16 .766 2 Tổ chức, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện nội quy, nề nếp học CTTT của

sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh, Đại học Huế. 4.02 .742 3 Chỉ đạo tổ chức các phòng, khoa và giảng viên, cán bộ phụ trách trong

việc kiểm tra quá trình CTTT của sinh viên 4.12 .824

4 Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể đoàn thể phối hợp với sinh viên để thực

hiện tốt hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho SV. 3.92 .752 5 Phối hợp với các tập thể, đơn vị khác trên địa bàn để thực hiện hoạt

động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên. 3.86 .783

Tổng ĐTB và ĐLC của nhóm nội dung 4.01 .764.

Kết quả khảo thấy công tác quản lý này được tập trung vào 5 nội dung trong đó nội dung quản lý được đội ngũ CBQL, GV lựa chọn đánh giá ở mức độ hiệu quả cao nhất là “Ban hành và phổ biến các nội quy học tập, quy chế về học tập tại Trung tâm GDQP&AN, Đại học Huế” và nội dung “Chỉ đạo tổ chức các phòng, khoa và giảng viên, cán bộ phụ trách trong việc kiểm tra quá trình thực hiện củasinh viên” với điểm số trung bình (4.16 và 4.12). Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả học GDCTTT cho SV thì BGĐ Trung tâm cần chú trọng hơn nữa tới hoạt động ban hành các nội quy, quy chế, và chỉ đạo cho các phòng, khoa xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách các hoạt động GDCTTT có trình độ năng lực và biết tổ chức các hình thức và phương pháp để tiến hành thực hiện các hoạt động GDCTTT cho SV một cách hiệu quả nhất.

3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho SV Kết quả khảo sát bảng 4 đã phản ánh rõ mức độ hiệu quả của các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên với điểm tổng trung bình cho các mức độ đánh giá là (3.83). Với 5 nội dung khảo sát phần nào đã phản ánh được mức độ hiệu quả trong công tác quản lý các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho SV tại Trung tâm. Hiện nay Trung tâm luôn quan tâm động viên khuyến khích để SVtích cực

X

(5)

tham gia vào các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng. Hoạt động này chỉ phát huy được hiệu quả khi có sự tham gia nhiệt tình hào hứng từ chính các em SV. Do vậy, BGĐ Trung tâmcần phải chú trọng tới việc khuyến khích động viên, kêu gọi các em tham gia vào các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng. Bởi lẽ khi tham gia vào các hoạt động này các em không chỉ được lĩnh hội kiến thức mà thông qua đó còn giúp các em hình thành được phẩm chất tốt đẹp và có lập trường tư tưởng vững vàng, có cách nhìn đúng đắn và phù hợp với bản thân

Bảng 4. Đánh giá của CBQL, GV về Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng

Quản lý các điều kiện hỗ trợ CBQL, GV X (SD) 1 Có kế hoạch xây dựng, nâng cấp, bổ sung phòng học, thực hành, thư

viện, phòng đa năng 3.82 .918

2

Xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm thiết bị, đồ dùng hỗ trợ cho hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên phù hợp với điều kiện

của Trung tâm 3.78 .840

3 Xây dựng nội quy, quy định về việc sử dụng thiết bị, đồ dùng, tài liệu

hỗ trợ cho hoạt động giáo dục CTTTcho SV 3.83 .967

4 Tập huấn về phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục

chính trị tư tưởng cho sinh viên 4.00 .990

5 Chỉ đạo khai thác có hiệu quả các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo

dục chính trị tư tưởng cho sinh viên 3.76 .938

Tổng ĐTB và ĐLC của nhóm nội dung 3.83 .930

3.1.5. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho SV Bảng 5. Đánh giá của CBQL, GV về Quản lý kiểm tra,

đánh giá hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá CBQL, GV X (SD)

1

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nội dung, chương trình giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Huế

3.68 .794

2

Kiểm tra, đánh giá triển khai hình thức và phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Huế

3.92 .922

3

Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học

Huế 3.78 .932

4 Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh

viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Huế 3.66 .872 5

Kiểm tra, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Huế

3.88 .961

Tổng ĐTB và ĐLC của nhóm nội dung 3.78 .896.

(6)

Để khẳng định hiệu quả quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về 5 nội dung và kết quả thu được như sau: Điểm số trung bình đánh giá về mức độ hiệu quả của công tác quản lý này dao động từ (3.66 đến 3.92) điểm tổng là (3.87). Như vậy, thực tế đã chứng minh các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng không chỉ dừng lại ở lời nói và sự suy nghĩ, mà các hoạt động này phải được chứng minh bằng các hình thức và phương pháp cụ thể. Do đó, để khẳng định hiệu quả của hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng thì các hoạt động đó phải được đánh giá thông qua việc kiểm tra và đánh giá hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng. Đặc biệt đối với các SV thì điều này lại vô cùng cần thiết. Chỉ khi các em hiểu ra được vai trò, ý nghĩa quan trọng để thực hiện các hoạt động chính trị tư tưởng thì khi đó, các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng mới tồn tại vĩnh viễn trong bản thân của các em.

4. KẾT LUẬN

Hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng, quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục toàn diện trong các Trung tâm GDQP&AN trên cả nước. Đó là một trong các con đường quan trọng nhất để hình thành và phát triển nhân cách của mỗi sinh viên, góp phần tạo ra thế hệ sinh viên có ý thức đúng đắn, sống có lý tưởng, hoài bão, phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp…đúng với mục tiêu giáo dục và đào tạo mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.

Qua khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên. Đây là hệ thống cơ sở lý luận để Ban giám đốc Trung tâm xây dựng kế hoạch nhằm phát huy những mặt mạnh, từ thực trạng trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã đề ra những biện pháp để nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên tại Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, Đại Học Huế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2018). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[2] Trung tâm GDQP&AN - Đại học Huế (2018). Báo cáo tổng kết công tác học sinh, sinh viên tại Trung tâm GDQP&AN - Đại học Huế giai đoạn 2018 – 2019, Đại học Huế.

[3] Trung tâm GDQP&AN - Đại học Huế (2019). Báo cáo tổng kết công tác học sinh, sinh viên Trung tâm GDQP&AN - Đại học Huế, giai đoạn 2019 - 2020. Đại học Huế.

[4] Lênin V.I (1977). Toàn tập, tập 23, Nxb Tiến bộ, Mát - xcơ – va.

[5] Hồ Chí Minh (1995). Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[6] Nhiều tác giả (2001). Từ điển Giáo dục học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

Title: MANAGEMENT OF POLITICAL AND IDEOLOGICAL EDUCATION ACTIVITIES FOR STUDENTS AT THE NATIONAL DEFENSE AND SECURITY EDUCATION CENTER, HUE UNIVERSITY

Abstract: This article studies the theory and evaluates the current situation of management of political and ideological education activities for students at the National Defense and Security Education Center and proposes some measures to improve the management’s quality of political and ideological education activities for students at this center and other similar organizations nationally.

Keywords: Political and ideological education, management.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

những chính sách hỗ trợ xã hội với các nhu cầu đa dạng. Do đó, để đạt được mục tiêu an sinh xã hội cho hiện tại và tương lai, việc học hỏi chiến lược chính sách của

Mặc dù Mỹ đã đạt được mục đích trong việc lạt đổ tổng thống Sukarno nhưng chính sách ngoại giao không liên kết do Sukarno đề xướng và thực thi trong giiai đoạn 1945 – 1965

Nguyễn Thị Minh Nghĩa Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt: Chuyển đổi số trong giáo dục đại học là một vấn đề rất được quan tâm

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu Như vậy qua kiểm định chất lượng thang đo bằng phép kiểm định Cronbach’s Alpha và kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA với phương pháp

Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá nguyên liệu và sản phẩm, đưa ra được một số thông số công nghệ thích hợp cho quy trình chế biến trà túi lọc từ nấm vân chi,

Đỗ Lai Thúy có chiều hướng lý giải sự hiện diện của yếu tố truyện ký trong các công trình của Trần Thanh Mại từ sự hình thành của phương ph{p phê bình tiểu

Bên cạnh các bệnh lý thực thể và một số nguyên nhân có nguồn gốc sinh học – xã hội, Đại dịch COVID-19 là một trong những nhân tố làm gia tăng và trầm trọng hơn

Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày phương pháp điều chế dung dịch nano bạc (Ag) từ bạc nitrate (AgNO 3 ) sử dụng dịch chiết lá vối làm tác nhân khử và