• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thông tin bài báo khoa học - CSDL Khoa học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Thông tin bài báo khoa học - CSDL Khoa học"

Copied!
543
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NHIỀU TÁC GIẢ

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA 60 NĂM BÁC HỒ LÊN THĂM TÂY BẮC

(7/5/1959 – 7/5/2019)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ

Huế, 2019

(2)
(3)

MỤC LỤC

TT TÊN BÀI Trang

1 Quan điểm xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Trần Minh Quyền

1

2 An sinh xã hội - Tư duy chính trị nhân văn sâu sắc trong di chúc của Hồ Chí Minh Nguyễn Đức Khiêm, Thân Thị Giang

5 3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thể thao

Bùi Khánh Hòa

17 4 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo ở Tây Bắc hiện nay

Bùi Thị Nguyệt Quỳnh,Nguyễn Thị Hương

24 5 Vận dụng tư tưởng về xây dựng Đảng theo “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí

Minh trong xây dựng Đảng bộ tỉnh Sơn La trong sạch, vững mạnh

Cao Thị Hạnh

39

6 Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Tây Bắc

Đào Văn Trưởng, Trịnh Minh Hải

50 7 Hồ Chí Minh và tình đoàn kết hữu nghị với các nước Đông Nam Á (1911-1969)

Điêu Thị Vân Anh, Tống Thanh Bình

60

8 Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về hợp tác xã trong phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Sơn La hiện nay

Lại Trang Huyền

71

9 Tầm nhìn chiến lược của hồ chí minh với sự nghiệp xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc

Lê Thị Ngọc Hoa, Văn Công Vũ

80

10 Quan điểm của Hồ Chí Minh về động lực khoa học, kỹ thuật và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam hiện nay

Lê Đức Thọ

86

11 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đoàn kết các dân tộc và ý nghĩa với việc xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc các tỉnh tây bắc bộ hiện nay

Điêu Thị Vân Anh, Tống Thanh Bình

92

12 Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục

Nguyễn Cẩm Nga

103 13 Quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc và sự

vận dụng đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc khu vực Tây Bắc hiện nay

Nguyễn Chí Thiện

108

(4)

14 Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng Tây Bắc Nguyễn Thị Hạnh, Phan Văn Ha

117 15 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc và vấn đề xây dựng khối đại đoàn

kết các dân tộc tây bắc hiện nay

Nguyễn Thị Hồng Miên

125

16 Tỉnh Sơn La bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Quế Loan

133 17 Phong cách Hồ Chí Minh với việc xây dựng phong cách làm việc cho đội ngũ

nhà giáo dục ở Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thị Thành

139

18 Giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên các tỉnh Tây Bắc qua những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Thanh Tùng

147

19 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế trong xây dựng và phát triển kinh tế vùng Tây Bắc

Nguyễn Thu Hạnh

155

20 Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của Mo Mường Sơn La theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Phạm Văn Hùng, Phạm Thị Huyền

162

21 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong đường lối đối ngoại hợp tác quốc tế hiện nay

Phan Thị Nhuần

176

22 Một số vấn đề trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách

Phan Thị Vóc

182 23 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận đồng bào dân tộc thiểu số

khu vực Tây Bắc hiện nay

Phan Văn Tiển, Ngô Thiện Cúc

188

24 Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào hợp tác hóa ở Tây Bắc (1958-1961) Trần Thị Phượng, Phạm Văn Lực

200

25 Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc xây dựng đạo đức nhà giáo ở Việt Nam hiện nay

Vũ Thị Thanh Tình

209

26 Đại đoàn kết dân tộc - vấn đề chiến lược trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lê Văn Thuật, Nguyễn Tất Thắng

216

(5)

27 Tư tưởng trọng dân, vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên ở vùng Tây Bắc hiện nay

Hồ Công Đức

224

28 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số ở miền núi Giang Quỳnh Hương

231 29 Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Tây Bắc

Trần Thị Thái Hà

240

30 Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân các dân tộc Tây Bắc

Nguyễn Duy Bính, Nguyễn Văn Biểu

246 31 Dấu ấn chủ tịch Hồ Chí Minh qua các di tích lịch sử tại tỉnh Sơn La

Đặng Thị Hồng Liên, Lường Hoài Thanh

262 32 Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế và sự vận dụng trong phát triển kinh tế của

tỉnh Điện Biên hiện nay

Lê Thị Ngọc Hoa,Văn Công Vũ

273

33 Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đoàn kết các dân tộc Tây Bắc

Nguyễn Quốc Pháp, Hoàng Xuân Thành

282 34 Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trường tồn cùng các dân tộc Tây Bắc

Nguyễn Văn Thông

292 35 Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Tây Bắc, nhìn từ góc độ tâm lí học

Vũ Thị The

302 36 Giáo dục học sinh các trường phổ thông tỉnh sơn la ghi nhớ công lao của Chủ

tịch Hồ Chí Minh qua các di tích lịch sử địa phương

Chu Thị Mai Hương, Lê Thị Dung, Đào Thị Bích Ngọc

311

37 Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển văn hoá giáo dục ở Tây Bắc (1959-1965)

Phạm Văn Lực

320

38 Bảo vệ và phát huy giá trị nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Lê Văn Minh, Lò Ngọc Diệp

328

39 Quan điểm của Hồ Chí Minh về kháng chiên bảo vệ độc lập, chủ quyền và kiến thiết, xây dựng vùng Tây Bắc

Nguyễn Thị Thanh Tùng

335

40 Đồng bào khai hoang tại sơn la với việc thực hiện đoàn kết “xuôi - ngược” theo tư tưởng Hồ Chí Minh (1961 - 1965)

Bùi Mạnh Thắng

344

(6)

41 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa dân tộc và vấn đề đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc

Nguyễn Thị Thanh Thủy

355

42 Vấn đề đảm bảo hài hòa lợi ích giai tầng trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Sơn La hiện nay

Hoàng Thúc Lân

363

43 Tìm hiểu chiến lược “trồng người” và vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ em trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Phan Thị Ánh

371

44 Quan điểm tự học của Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong phát triển giáo dục thời đại công nghệ 4.0

Nguyễn Thị Tuyết Mai, Bùi Quang Huy

379

45 Một số đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào

Đinh Ngọc Ruẫn

386

46 Chủ tịch Hồ Chí Minh với quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Lào

Lê Văn Phong

393

47 Bộ đội Biên phòng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc vào nhiệm vụ vận động quần chúng phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh biên giới Tây Bắc hiện nay

Mai Xuân Thuận

404

48 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục qua những bức thư và lời căn dặn của người với nhân dân các dân tộc Lào Cai

Nguyễn Anh Ninh, Bùi Xuân Tiệp

412

49 Tấm lòng Bác Hồ với đồng bào các dân tộc thiểu số

Nguyễn Thanh Tú

421 50 Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh soi sáng quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

trong thế kỷ XXI

Nguyễn Hoàng Huế, Bùi Phú Hoạt

431

51 Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trường cấp II Khu tự trị Thái - Mèo đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ giáo viên tại chỗ cho các tỉnh Tây Bắc (1960 - 1965)

Lường Hoài Thanh, Phạm Văn Lực

440

52 Tư tưởng Hồ Chí Minh với công tác đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số và ý nghĩa thực tiễn đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi Nghệ An hiện nay

Trần Cao Nguyên, Trần Thị Thu Hương

449

(7)

53 Xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở các tỉnh Tây Bắc theo tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới

Phạm Đình Triệu

457

54 Quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và ý nghĩa đối với vùng Tây Bắc hiện nay

Hoàng Văn Viện, Dương Văn Lĩnh

465

55 Tình cảm đối với Bác Hồ trong một số bài thơ đương đại của các tác giả ở Sơn La Lò Bình Minh

472 56 Vận dụng tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh vào việc giáo dục ý thức quốc

phòng cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc hiện nay

Phạm Thành Luân, Cao Thị Sính

477

57 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở đại học hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Vũ Thị Hà

486

58 Thực trạng và giải pháp thực hiện có hiệu quả chỉ thị 05-CT/TW về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại Sơn La hiện nay

Lại Trang Huyền, Đào Văn Trưởng, Nguyễn Thanh Thủy

492

59 Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay

Đinh Công Sơn

502

60 Quan điểm phê bình và sửa chữa trong tác phẩm “sửa đổi lối làm việc” của Hồ Chí Minh và việc vận dụng trong học tập, nghiên cứu lý luận hiện nay

Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Văn Phượng

507

61 Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc theo tư tưởng Hồ Chí Minh Dương Văn Mạnh

516 62 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng khối đoàn kết các dân tộc Tây Bắc trong đại

gia đình dân tộc Việt Nam

Hà Ngọc Phi, Nguyễn Tiến Đồng, Nguyễn Văn Tuấn Anh

523

63 Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và ý nghĩa của nó với việc phát triển nguồn nhân lực ở Sơn La hiện nay

Nguyễn Thị Thọ

530

(8)

QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC Ở TÂY BẮC HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Trần Minh Quyền

Tóm tắt: Trong di sản của Người để lại, vấn đề đại đoàn kết dân tộc được xem là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Hồ Chí Minh khẳng định, đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài, là vấn đề sống còn, quyết định thành công của cách mạng. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng nhằm hình thành và phát triển sức mạnh to lớn của toàn dân trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc, của nhân dân. Hay “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”.

Các dân tộc thiểu số Việt Nam thường cư trú ở những nơi có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; Tây Bắc với căn cứ địa cách mạng hùng vĩ với những con người bất khuất, anh hùng trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của các dân tộc thiểu số suốt quá trình dựng nước, giữ nước, trong hệ thống quan điểm của Người. Bài viết tập trung làm quan rõ điểm xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng có 3 nội dung chủ yếu, gồm: vị trí, vai trò của đại đoàn kết trong sự nghiệp cách mạng; nội dung đại đoàn kết dân tộc; hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc.

Khi đề cập đến vị trí, vai trò của đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định, đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài, là vấn đề sống còn, quyết định thành công của cách mạng. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng nhằm hình thành và phát triển sức mạnh to lớn của toàn dân trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc, của nhân dân. Theo Người, đoàn kết làm nên sức mạnh và là cội nguồn của mọi thành công: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, F lấy thắng lợi” [1]; “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” [2]. Để đánh bại các thế lực đế quốc, thực dân giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước thôi là chưa đủ, cách mạng muốn thành công và “thành công đến nơi”, phải tập hợp tất cả các lực lượng, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững. Người nhận định, cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX bị thất bại có một nguyên nhân sâu xa là cả nước không đoàn kết được thành một khối thống nhất. Muốn cách mạng thành công phải có lực lượng cách mạng, muốn có lực lượng cách mạng phải thực hiện đoàn kết. Người viết: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ, thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm trọn nhiệm vụ nhân dân giao phó cho chúng ta” [3]. Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc được xác định là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong tất cả các lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách đến hoạt động thực tiễn.

Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. Đây là luận điểm sáng tạo, đặc sắc. Vì theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, cách mạng là sự nghiệp của quần

Giảng viên Trung tâm GDQP&AN - Đại học Huế. Email:tranminhquyen85@gmail.com. Tel:0965244499

(9)

chúng, không phải là việc một hai người có thể làm được. Đại đoàn kết toàn dân có nghĩa là phải tập hợp được tất cả mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. Trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp - dân tộc để tập hợp lực lượng, không được phép bỏ sót một lực lượng nào. Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, tinh thần cộng đồng của dân tộc Việt Nam; phải có lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người; đồng thời luôn đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, thực hiện đại đoàn kết với phương châm “nước lấy dân làm gốc”. Truyền thống này được hình thành, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc, trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi người Việt Nam, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đó chính là cội nguồn, sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai, địch họa, làm cho đất nước trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. Người cũng nhấn mạnh, trong mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều có những ưu, nhược điểm. Cho nên, vì lợi ích của cách mạng phải có lòng khoan dung, độ lượng, trân trọng cái phần thiện dù là nhỏ nhất ở mỗi con người mới có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng. Theo Người: trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường, ta phải dùng tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn vẻ vang [4].

Về hình thức của khối đại đoàn kết dân tộc, Người chỉ rõ, đại đoàn kết là để tạo nên lực lượng cách mạng, để làm cách mạng xóa bỏ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới. Do đó, đại đoàn kết dân tộc không chỉ dừng lại ở quan niệm, tư tưởng mà phải trở thành một chiến lược cách mạng, trở thành sức mạnh vật chất, lực lượng vật chất có tổ chức và tổ chức đó chính là Mặt trận dân tộc thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của nhân dân Việt Nam, nơi quy tụ, đoàn kết, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức, cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước cùng nhau phấn đấu vì mục tiêu chung là hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ các nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất, đó là: phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng; phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân; phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi, bền vững và đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Vùng Tây Bắc là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của cả nước. Nhiệm vụ xây dựng vùng Tây Bắc phát triển toàn diện, bền vững vừa là yêu cầu, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc trong vùng, vừa là nhiệm vụ quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh lâu dài của đất nước. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, yếu tố quan trọng là phải xây dựng được khối đại đoàn kết ở Tây Bắc vững chắc. Để thực hiện điều đó cần phải đề ra quan điểm về xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh:

(10)

Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc Tây Bắc theo tư tưởng Hồ Chí Minh vừa là nhiệm vụ chiến lược cơ bản, lâu dài, vừa là nhiệm vụ cấp bách hiện nay.

Quan điểm này đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc nhằm thực hiện mục tiêu phát triển vùng Tây Bắc giàu về kinh tế, vững về chính trị, phát triển nhanh về văn hoá - xã hội, mạnh về quốc phòng - an ninh, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc Tây Bắc là nhiệm vụ chiến lược cơ bản, lâu dài. Bởi vì đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để các dân tộc anh em ở Tây Bắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn, góp phần làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc. Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc Tây Bắc là nhiệm vụ cấp bách hiện nay, bởi tỷ lệ nghèo đói, lạc hậu, chậm phát triển của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa còn cao. Tây Bắc còn là vùng nghèo nhất trong cả nước. Do đó, hệ thống chính trị các cấp phải quy tụ sức mạnh và niềm tin của cộng đồng các dân tộc, cùng chung sức, chung lòng, đồng tâm, hiệp lực vào xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc nhằm thực hiện mục tiêu chung xóa bỏ đói nghèo, lạc hậu, phấn đấu xây dựng vùng Tây Bắc giàu mạnh.

Xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải vì sự phát triển của chính đồng bào các dân tộc Tây Bắc

Thứ nhất, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh vì sự phát triển của đồng bào các dân tộc. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy thực hiện công tác dân tộc; tạo ra sự hăng hái trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống của các dân tộc. Hơn thế nữa, nó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm đồng bào các dân tộc trong thực hiện nhiệm vụ củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Thứ hai, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nhằm làm cho đồng bào các dân tộc Tây Bắc bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Cần nhận thức đầy đủ nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, giữa các dân tộc trong xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc. Bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc là điều kiện để 24 dân tộc anh em tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn, góp phần làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc.

Thứ ba, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nhằm chống lại tư tưởng kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi. Chống tư tưởng kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc. Vì vậy, việc xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc theo tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nhằm mục đích phát triển của chính đồng bào các dân tộc; làm cho mỗi dân tộc đều có cơ hội phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ.

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tây Bắc hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh là quá trình vận dụng sáng tạo và hiện thực hóa tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người vào hoạch

(11)

định hệ thống chính sách và tổ chức thực hiện phù hợp với thực tế của Tây Bắc; đoàn kết các dân tộc thiểu số với nhau và đoàn kết dân tộc thiểu số với dân tộc Kinh trong khối thống nhất nhằm tạo ra sức mạnh, động lực to lớn, có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa ở vùng Tây Bắc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1], [3] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, tr.177,145, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.

[2] Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, tập13, tr.119.

[4] Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, tập 4, tr. 280-81.

VIEWPOINTS ON BUILDING THE GREAT NATIONAL UNITY IN THE NORTHWEST IN ACCORDANCE WITH HCM IDEOLOGY AT PRESENT

According to HCM, the great national unity is very significant. HCM affirmed that great national unity is a fundamental, consistent, long-term strategy that is a vital issue and determines the success of the revolution. It is a strategy that gathers all forces to form and develop the great power of the entire people in the struggle against enemies of the country. As: Unity, unity, great unity. Success, success, great success.

Vietnamese ethnic minorities often reside in places that obtain particular importance in the revolution for national liberation and defense; the Northwest has majestic revolutionary base with indomitable people and heroes fighting against invaders. The important role of ethnic minorities during the process of building and defending the country was recognized in his views. The article focuses on viewpointson building great national unity in the northwest according to Ho Chi Minh ideology.

Thiếu từ khóa

(12)

AN SINH XÃ HỘI - TƯ DUY CHÍNH TRỊ NHÂN VĂN SÂU SẮC TRONG DI CHÚC CỦA HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Đức Khiêm, Thân Thị Giang**

Tóm tắt: Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một bản Di chúc vô cùng quý báu. Bản Di chúc của Hồ Chủ tịch không chỉ là những lời căn dặn của Người với Đảng với dân mà còn thể hiện nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, đặc biệt là vấn đề an sinh xã hội. Di chúc được công bố ngay sau khi Bác qua đời và trở thành nguồn cổ vũ lớn đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và tiến chủ nghĩa xã hội. Bài viết khái quát bối cảnh ra đời bản Di chúc và bước đầu tìm hiểu, phân tích tư tưởng chính trị về vấn đề an sinh xã hội - tầm nhìn nhân văn, nhân đạo thấm đượm tình người của “vị cha già” muôn vàn kính yêu của dân tộc thể hiện trong Di chúc.

Từ khóa: Chủ nghĩa nhân văn, tư duy chính trị của Hồ Chí Minh, an sinh xã hội, Di chúc của Hồ Chủ tịch.

1. Mở đầu

Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận và định hướng cho Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức lực lượng cách mạng, xây dựng đường lối đúng đắn, dẫn dắt nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam. Trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh đã để lại bản Di chúc quý báu - Đó không phải là áng thiên cổ hùng văn trong “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Thường, không phải khúc khải hoàn ca trong “Đại Cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi cũng không phải là chủ nghĩa nhân đạo xót thương về thân phận con người trong

“Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, mà: “Là một văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh trong đó tinh hoa tư tưởng, tâm hồn cao đẹp,... là những lời căn dặn và tình cảm thiết tha, là niềm tin sâu sắc của Người gửi lại toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và các thế hệ mai sau”[5, tr.8]. Bản Di chúc của Người không chỉ là “Chúc thư” của vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc để lại cho lớp lớp thế hệ mai sau mà còn chứa đựng trong đó nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, thấm đượm chủ nghĩa nhân đạo từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Khái quát sơ lược về sự ra đời và kết cấu của bản Di chúc

Năm 1965, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Di chúc gồm 03 trang, do chính Người đánh máy, ở cuối đề ngày 15-5-1965. Đây là bản Di chúc hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành trung ương Đảng hồi bấy giờ. Di chúc đề cập tới 6 nội dung chính: Trước hết nói về Đảng, Đoàn viên và Thanh niên, Nhân dân lao động, Cuộc kháng chiến chống Mỹ, về phong trào Cộng sản thế giới, về việc riêng. Năm 1968, Bác viết thêm một số đoạn gồm 06 trang viết tay. Trong đó, Bác viết lại đoạn mở đầu và đoạn: “nói về việc riêng” đã viết trong bản năm 1965.

Đó là những đoạn nói về những công việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân ta hoàn toàn thắng lợi như: “Chỉnh đốn lại Đảng”.

ThS.Trường CĐ Vĩnh Phúc, Tp Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Email:Nguuyenduckhiem81@gmail.com. Tel: 0987817735

** ThS. Trường CĐ Cộng đồng Hà Tây, Thủy Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Nội. Email:Thanthigiang77@gmail.com. Tel: 0986102425

(13)

Nội dung Di chúc là sự kết tinh của lý tưởng cộng sản và niềm tin sắt đá vào lý tưởng cộng sản cao đẹp, của tình cảm sâu sắc và trí tuệ cách mạng sáng suốt, của lương tâm trong sáng và lối sống thanh cao, của lòng yêu nước thương dân và tinh thần quốc tế vô sản. Bản Di chúc đề cập đến nhiều phương diện, chứa đựng những giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc, mang ý nghĩa nhân văn cao cả và giá trị lịch sử cho muôn đời sau. Mỗi câu, mỗi chữ đều toát lên nhân cách của một “công bộc” phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước. Tiến sĩ Modagat Ahmet, giám đốc UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã khẳng định: “Hội nghị UNESCO phiên thứ 24, đã quyết định Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Người vào năm 1990. Ðây là một cử chỉ tôn kính đối với một nhân vật vĩ đại đã cống hiến trọn đời mình cho sứ mệnh tự do và độc lập. UNESCO rất vui sướng được tham gia vào sự kiện đáng ghi nhớ này. Ðiều đó biểu hiện sự cam kết sâu sắc của tổ chức này trong việc duy trì các giá trị và công lao của các nhân vật vĩ đại được nhân loại công nhận và kính trọng” và nhấn mạnh: “Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay từ khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này” [15, tr.20-22].

Điều khẳng định này, dễ dàng nhận thấy trong Di chúc của Người. Từ bản Di chúc đầu tiên viết năm 1965 đến bản Di chúc hiệu chỉnh năm 1969 người đọc đều bắt gặp tư duy chính trị thể hiện quan điểm về vấn đề an sinh xã hội mang giá trị nhân văn sâu sắc tỏa sáng qua từng chữ, từng câu, từng dòng trong Di chúc.

2.2. Một số khái niệm cơ bản

Tư duy chính trị: Khi thực tiễn cuộc sống hoặc trong quá trình nhận thức nảy sinh các tình huống có vấn đề tất yếu nảy sinh nhu cầu nhận thức để giải mã cho các các vấn đề đang diễn ra trong thực tế, khi đó, bộ óc người diễn ra quá trình phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu,...tức là các thao tác quá trình tư duy diễn ra nhằm xử lý thông tin. Kết quả của quá trình này được thể hiện ra ngoài bằng ngôn ngữ. Như vậy, ta có thể hiểu: Tư duy là quá trình hoạt động tích cực, chủ động và sáng tạo của bộ óc người, là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, là quá trình nhận thức khái quát hóa, trừu tượng hóa, hướng vào nhận thức bản chất, quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy nhằm sản sinh ra tri thức, tư tưởng và phương pháp luận mới, trên cơ sở thực tiễn và được thể hiện ra ngoài thông qua hệ thống ngôn ngữ, để tái tạo và cải biến thế giới. Sản phẩm của quá trình tư duy là tri thức, tri thức luôn được thể hiện qua tư tưởng, quan điểm, hành vi của con người, đó là sự biểu hiện những hiểu biết của con người về thế giới khách quan, là sản phẩm của quá trình phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu,... diễn ra trong bộ óc của con người. Do đó, giữa tư duy và tư tưởng luôn có mối quan biện chứng với nhau, không tách rời nhau, tư tưởng là kết quả, là sản phẩm và là nhân lõi của quá trình tư duy. Tư duy chính trị: Là những suy nghĩ, nhận thức sâu sắc của các lực lượng xã hội trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị để thực hiện lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia, dân tộc. Bởi vậy, nó bao trùm, chi phối và định hướng tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

(14)

Sản phẩm của tư duy chính trị là tư tưởng chính trị. Tư tưởng chính trị: Là sự phản ánh về quyền lợi của các giai cấp, các lực lượng xã hội và các phương thức hoạt động xã hội để bảo vệ quyền lợi đó. Tư tưởng chính trị nảy sinh từ những điều kiện kinh tế - xã hội của một xã hội nhất định. Vì thế, tư tưởng chính trị luôn mang tính giai cấp và là phạm trù mang tính lịch sử, phản ánh đời sống chính trị của xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Tư duy chính trị là sự trăn trở, suy nghĩ về những vấn đề chính trị, tư tưởng chính trị là sản phẩm của sự trăn trở, suy nghĩ đó. Để hiểu tư duy chính trị của Hồ Chí Minh phải thông qua tư tưởng, lời nói, hành động của Người. Tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh hình thành trên cơ sở tiếp thu, phát triển chủ nghĩa yêu nước và những tiến hóa của tư tưởng chính trị Việt Nam kết hợp với những tri thức, kinh nghiệm chính trị tiến bộ của nhân loại, đặc biệt là học thuyết chính trị Mác - Lênin; là sự tổng kết và nâng cao những bài học thực tiễn của phong trào yêu nước của Việt Nam, của phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào ở các nước thuộc địa, phụ thuộc; là tư tưởng lấy đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế làm nền tảng; là tư tưởng thi hành nền chính trị liêm khiết, kết hợp chặt chẽ giữa đức trị với pháp trị; tôn trọng hiền tài, tin dùng trí thức,... đặc sắc và nổi bật là tư tưởng về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, xây dựng một Nhà nước của dân, do dân, vì dân, một chế độ xã hội văn minh, tiến bộ,... Từ những khái quát trên, ta có thể hiểu: Tư duy chính trị của Hồ Chủ tịch là hoạt động diễn ra trong đầu óc của Hồ Chí Minh nhằm đưa ra những quan điểm, tư tưởng và hoạt động chính trị nhằm giải quyết những vấn đề mà thực tiễn chính trị của Việt Nam đặt ra. Vấn đề trung tâm trong tư duy chính trị của Người là vấn đề quyền lực của nhân dân, giành chính quyền về tay nhân dân, bảo vệ và phát huy triệt để quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Suốt cả cuộc đời, Bác đã không sống cho riêng mình mà sống vì dân, vì nước. Đó là động lực mạnh mẽ thôi thúc người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành sẵn sàng vượt qua khó khăn, gian khổ nhưng vẫn hiên ngang với một tinh thần lạc quan cách mạng, chan chứa niềm tin vào một tương lai tươi sáng của dân tộc.

Chính sách an sinh xã hội: Chính sách an sinh xã hội là một bộ phận cấu thành chính sách xã hội và là vấn đề lớn, liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau. Tùy theo mục đích tiếp cận và phương pháp nghiên cứu mà các nhà khoa học đưa ra các quan niệm khác nhau: Theo Tổ chức Lao động quốc tế: “An sinh xã hội là sự bảo vệ mà xã hội thực hiện đối với các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để chống lại sự cùng quẫn về kinh tế và xã hội dẫn đến sự chấm dứt hay giam sút đáng kể về thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất việc làm, mất sức lao động, tuổi già hoặc cái chết; những dịch vụ về chăm sóc y tế và những quy định về hỗ trợ đối với những gia đình có con nhỏ gặp phải khó khăn trong cuộc sống”

[19].Viện Khoa học Lao động và Xã hội Việt Nam cho rằng: “An sinh xã hội là hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước và tư nhân nhằm giảm mức độ nghèo đói và tổn thương, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi do hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội” [16, tr.10]. Từ các quan điểm trên, ta có thể hiểu: Chính sách an sinh xã hội là một bộ phận cấu thành hệ thống các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, là sự bảo vệ mà xã hội cung cấp cho thành viên của mình thông qua một số biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và

(15)

xã hội, làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng do ốm đau, thai sản, thương tật do lao động, mất sức lao động, hoặc tử vong, cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho gia đình nạn nhân, trẻ em.

2.3. Vấn đề an sinh xã hội trong Di chúc của Hồ Chí Minh

Tư tưởng về vấn đề thực hiện an sinh xã hội là một trong những tư tưởng nhân văn đặc sắc, tạo nên sự sáng tạo riêng có mang tầm chiến lược trong tư duy chính trị của Hồ Chí Minh, Người vừa là người xây dựng, vừa người trực tiếp thực thi, chỉ đạo quá trình đưa các chính sách an sinh xã hội vào thực tiễn cuộc sống. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941), do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì, đã chủ trương đặt vấn đề giải phóng dân tộc cao hơn hết thảy, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất nhằm tập hợp rộng rãi tất cả các lực lượng yêu nước, không phân biệt già trẻ, gái trai, dân tộc, tôn giáo, giàu nghèo,...vào Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh) và đề ra Chương trình cứu nước gồm nhiều chủ trương, chính sách có quan hệ mật thiết với nhau. Trên lĩnh vực xã hội, Chương trình Việt Minh đã đề ra những chính sách rất cụ thể và sát hợp đối với từng giới đồng bào. Năm 1946, khi trả lời phỏng vấn các nhà báo nước ngoài, Hồ Chí Minh nói: “…Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” [10, tr.161]. Có thể nói:

“Ham muốn tột bậc” của Bác là sự thấu hiểu nỗi khát vọng của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của chủ nghĩa thực dân và phong kiến để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Ham muốn đó không chỉ xuất phát từ đáy lòng mà còn là mục tiêu hành động nhất quán của Người. Bác chỉ rõ: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Chúng ta phải thực hiện ngay: (1) Làm cho dân có ăn, (2) Làm cho dân có mặc, (3) Làm cho dân có chỗ ở (4) Làm cho dân có học hành” [11, tr.314]. Quan điểm này của Hồ Chí Minh, thể hiện đậm nét tính nhân văn: Bảo đảm an sinh xã hội cho mọi người dân là nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ, là động lực cho sự phát triển đất nước. Với triết lý hành động, Người khẳng định: “Phải luôn luôn nhớ rằng: Điều quan trọng bậc nhất trong kế hoạch kinh tế của chúng ta hiện nay là nhằm cải thiện dần đời sống của nhân dân” [12, tr.221]. Mục đích của phát triển kinh tế cần và phải hướng đến thực hiện tốt các mục tiêu xã hội. An sinh xã hội thực chất là bồi dưỡng sức dân, bởi vậy, theo Người thực hiện an sinh xã hội chính là đảm bảo thực hiện tốt ba vấn đề: giữ sức dân, an dân và dưỡng dân. Chăm lo cho dân, bồi dưỡng sức dân đối với Hồ Chí Minh là như thế, chu toàn và trách nhiệm từ việc lớn đến việc nhỏ hàng ngày. Người chỉ rõ:

“Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi” [9, tr.106]. Như thế, an sinh xã hội chính là việc Đảng và Nhà nước thực hiện tốt tất cả mọi việc liên quan đến nhân dân nhằm chăm lo, bồi dưỡng sức khỏe cho nhân dân, vì: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [11, tr.453]. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người luôn quan, chăm lo đến đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người già, trẻ em và phụ nữ - đối tượng dễ bị tổn thương nhất tronng xã hội.

Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với những người có công với cách mạng, những người đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, hy sinh một phần máu thịt của mình để bảo vệ sự

(16)

toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Trong Di chúc, Bác căn dặn toàn Đảng và toàn dân:

“Đầu tiên là công việc đối với con người” [5, tr.31].

Tình thương yêu con người là nền gốc để quy tụ, đoàn kết hết thảy mọi tầng lớp, mọi lực lượng tạo nên sức mạnh vĩ đại để giải phóng cho dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng mỗi cá nhân. Thực chất, đó là việc hoạch định và thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội cho con người, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của con người. Người chỉ rõ: độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là điều kiện tiên quyết bảo đảm quyền con người. Quyền con người là một giá trị nhân loại đồng thời gắn liền với quyền thiêng liêng của một dân tộc. Sự nghiệp giải phóng con người gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội. Thực hiện đầy đủ các quyền con người, trước hết phải bảo vệ các giá trị nhân quyền của cả nhân loại, phải bảo đảm sự thống nhất, độc lập của mỗi quốc gia dân tộc. Giành độc lập tự do là tư tưởng xuyên suốt, nhất quán của Hồ Chí Minh. Người khẳng định: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh

nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn”

[5, tr.39]. Nước có độc lập, dân mới được hạnh phúc. Phải độc lập, thống nhất bằng mọi giá và điều đó chắc chắn phải thành hiện thực. Lý tưởng và mục đích của Đảng là vũ trang về tư tưởng, chính trị cho quần chúng nhân dân để chống áp bức, bóc lột, mang những giá trị chân chính của con người trả lại cho con người. Bản chất xã hội mới lấy con người làm trung tâm và thống nhất với mục đích lý tưởng của Đảng. Với lý tưởng ấy, Đảng phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết. Nhiệm vụ cao cả của Đảng là giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Đó là điều kiện tiên quyết bảo đảm các quyền con người cơ bản cho nhân dân theo ý nguyện của Người.

Để nhân dân phát huy tối đa quyền làm chủ của mình nhất thiết phải xây dựng hệ thống pháp luật đủ mạnh tạo hành lang pháp lý an toàn để tất cả công dân sống, học tập, làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. Người đã chỉ rõ: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ. Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ. Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” [4, tr.205]. Dân là gốc của nước và nước lấy dân làm gốc là nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức, xây dựng Nhà nước. Quan niệm toàn bộ quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân thể hiện rõ nhất tính dân chủ triệt để của Nhà nước ta, trở thành nguyên tắc cơ bản tổ chức bộ máy quyền lực Nhà nước. Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) là thực sự xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, Đại hội XII, Đảng ta xác định: “Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa... Phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ của người dân trong hoàn thiện và thực thi pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, trách nhiệm, lấy phục vụ nhân dân và lợi ích quốc gia làm mục tiêu cao nhất” [8, tr.270].

Để làm tròn trọng trách ấy, cần thực hiện tốt lời Bác dạy: “Làm cán bộ tức là suốt đời làm đầy tớ trung thành của nhân dân. Mấy chữ a, b, c này không phải ai cũng thuộc đâu, phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được... Lãnh đạo làm đầy tớ nhân dân phải làm cho tốt” [14, tr.670] và Người chỉ rõ: “Đảng ta là đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến

(17)

huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là đày tớ trung thành của nhân dân”

[14, tr.290]. Như vậy, năng lực lãnh đạo của người cán bộ, xét đến cùng là, năng lực phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích vật chất và tinh thần tốt cho nhân dân. Muốn vậy, người cán bộ phải có năng lực học, hỏi và hiểu quần chúng nhân dân bởi: “Không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân. Có biết làm học trò của dân, mới làm được thầy học của dân” [13, tr.83-84]. Thực hiện Di chúc của Hồ Chủ tịch làm cho Đảng trong sạch vững mạnh, tạo đà cho cách mạng Việt Nam đi vào giai đoạn phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Điều đó góp phần thực hiện mong muốn cuối cùng của Người là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”

[5, tr.40].

Quan tâm đến con người với ý nghĩa là động lực của cách mạng và là chủ thể sáng tạo nên mọi giá trị văn hoá. Người đã dành nhiều tâm huyết chăm lo phần: “Công việc đối với con người”. Dẫu rằng ở dòng thứ 8, trang 1 trong Di chúc lịch sử viết năm 1965, Người viết: “..., tôi để lại mấy lời này, chỉ tóm tắt vài việc thôi. Phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột” [5, tr.13]. Nội dung này được Bác bổ sung trong bản Di chúc công bố năm 1969: “..., tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột” [5, tr.38], nhưng hết thảy là sự gửi gắm trong đó sự tròn đầy của ham muốn và tâm nguyện trọn đời dâng hiến cho Đảng, cho dân của Người. Di chúc là Cương lĩnh xây dựng đất nước sau chiến tranh, thể hiện tầm nhìn văn hoá rộng lớn và tư tưởng nhân văn sâu sắc của “Vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc”. Người căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” [5, tr.39] và Người là hiện thân mẫu mực của sự chu toàn, trọn vẹn ấy. Suốt cuộc đời, Hồ chủ tịch đã hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, lúc sắp ra đi, không màng danh vọng, không ham bia đá, tượng đồng mà chỉ đau đáu và nghĩ đến việc chăm lo hạnh phúc cho con người, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho nhân dân. Người căn dặn toàn Đảng và toàn dân: “Sau khi tôi đã qua đời,

chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”

[5, tr.40]. Hồ Chí Minh thấu hiểu và luôn đánh giá cao những hy sinh, mất mát của các thương binh, liệt sĩ và thân nhân gia đình của họ trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Cảm động trước sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ, khi nhận được tin con trai bác sĩ Vũ Đình Tụng hy sinh (1-1947), Người đã viết thư gửi người cha vừa mất đứa con thương yêu của mình: “Thưa Ngài, tôi được báo cáo rằng: Con giai Ngài đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc. Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước - Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi, tinh thần họ luôn luôn sống với non sông Việt Nam. Họ là con thảo của Đức Chúa, họ đã thực hiện khẩu hiệu: Thượng đế và Tổ quốc. Những thanh niên đó là anh hùng dân tộc. Đồng bào và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn họ. Ngài đã đem món quà quý báu nhất là con của mình, sẵn sàng hiến

(18)

cho Tổ quốc. Từ đây, chắc Ngài sẽ thêm ra sức giúp việc kháng chiến để bảo vệ nước nhà thì linh hồn cháu ở trên trời cũng bằng lòng và sung sướng. Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn Ngài và gửi Ngài lời chào thân ái và quyết thắng” [17]. Bức thư huyết lệ của Người cho thấy tình thương của Bác lúc nào cũng đong đầy cho tất cả, tư tưởng nhân văn được thể hiện trong bức thư là sự kết tinh giữa những giá trị sống của một dân tộc có bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với lịch sử đấu tranh vì sự bình đẳng, bác ái và hòa bình của các dân tộc trên thế giới.

Chứng kiến và thấu hiểu nỗi đau về sự hy sinh, mất mát to lớn, không gì bù đắp nổi của hàng triệu đồng bào, chiến sĩ trên mặt trận cũng như ở hậu phương, trên cương vị người đứng đầu Chính Phủ, ngày 16-2-1947, Người đã ký Sắc lệnh số 20-SL/CP về “hưu bổng thương tật” và

“tiền tuất cho thân nhân tử sĩ”. Đây không chỉ là định chế đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh, liệt sĩ đối với công cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc, là tiền đề chính trị, thể hiện tư tưởng nhân đạo của Hồ Chí Minh đối với những người đã vì nước quên thân, là kim chỉ nam để Đảng, Nhà nước ta ban hành chủ trương, chính sách đối với thương binh, liệt sĩ mà còn là sự để thể hiện sâu sắc đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh lên tầm cao mới, góp phần phát huy nguồn lực nội sinh của dân tộc.

Hành trình 30 năm gian khổ tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc cũng là thời gian quý báu để Người nghiên cứu lý luận, đúc kết kinh nghiệm từ lịch sử dân tộc mình và quan sát có chủ đích chính trị, có chiều sâu nhân văn, có được tư duy biện chứng lịch sử về giá trị máu xương của những thế hệ đi trước trong sự nghiệp đấu tranh vệ quốc, giành quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc. Người viết: “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong...), Đảng, Chính Phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”. Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia tưởng niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không được để họ đói rét” [5, tr.31-32]. Với tầm nhìn xa, trông rộng của một lãnh tụ thiên tài, trong Di chúc, Người không chỉ đề cập tới các chính sách ở tầm vĩ mô mà còn nêu ra những biện pháp cụ thể để hiện thực hóa đường lối, chính sách về công tác đối với thương binh, liệt sĩ, cha mẹ, vợ con của họ nhằm mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc với người có công.

Không chỉ giành tình cảm đặc biệt với thương binh, liệt sĩ, các gia đình có công với cách mạng, tinh thần nhân văn, nhân nghĩa của Người còn được thể hiện sâu đậm trong sự quan tâm đến tất các các tầng lớp dân cư trong xã hội đó là: Thanh niên - rường cột của nước nhà trong tương lai, là phụ nữ - người suốt đời tần tảo, vất vả nhưng sẵn sàng nén nỗi đau xé lòng để dâng hiến những người con thân yêu do mình dứt ruột sinh thành vì sự bình yên của Tổ quốc, là các cháu thiếu niên, nhi đồng mầm xanh, chồi lộc của dân tộc, là người nông dân, công nhân, ngư dân ở mọi miền Tổ quốc - người sáng tạo chân chính ra các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội, là lực lượng đông đảo của mọi cuộc cách mạng. Ngay cả những nạn nhân của chế độ cũ, Người cũng chủ trương dùng đức trị kết hợp với pháp trị để giáo dục, cải tạo và giúp đỡ họ trở

(19)

thành những người lao động lương thiện. Người viết: “Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong... Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và lao động sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc lãnh đạo...Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ thì Nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa phải dung pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện. Đồng bào ta, nhất là đồng bào nông dân luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta ra sức góp của, góp người, vui long chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ. Nay ta đã hoàn thành thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát long, thêm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất” [5, tr.31-32]. Trong tiếng nấc nghẹn ngào tiễn biệt vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc về với: “Mác - Lênin thế giới người hiền”, cố nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế - Ôm cả non sông mọi kiếp người” [3, tr.169]. Tình yêu bao la, rộng lớn và sự quan tâm đến mọi tầng lớp nhân dân thể hiện tư tưởng nhân văn, tầm nhìn sâu sắc về các vấn đề an sinh xã hội trong tư duy chính trị của Hồ Chí Minh.

Vẹn toàn và chu đáo, tròn đầy và sâu sắc, nhân nghĩa và nhân văn, chăm lo cho tất cả mọi người nhưng với riêng mình, Người lại sống rất giản dị mà vô cùng thanh tao, Bác chỉ ở một ngôi nhà sàn đơn sơ, đi đôi dép cao su, mặc bộ quần áo kaki giản dị, ăn những bữa cơm thanh đạm đậm đà quê hương xứ Nghệ. Khi qua đời, Bác chỉ đề nghị: “Trên mộ, nên xây một cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ, để những người thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi” [5, tr.28].

Những dòng Người gửi lại trong Di chúc về việc riêng chính là bài học lớn cho cán bộ, đảng viên mọi thế hệ về đạo đức: Cần - kiệm - liêm - chính, chí công vô tư. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến từng đối tượng, thể hiện rõ lòng nhân ái, đức hiếu sinh, văn hoá khoan dung của Người mà còn chứng tỏ, sự nghiệp cách mạng mà chúng ta tiến hành thực sự: chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Đó là một cuộc cách mạng chính nghĩa và nhân văn, xuất phát từ lợi ích chính đáng của nhân dân, hợp với lòng dân, hợp với xu thế của thời đại và thực sự là cuộc hành trình đến những giá trị văn hóa đích thực nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự đánh giá của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc: “Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân cho những khát vọng của dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau” [15, tr.5].

2.3. Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay

Hơn bảy thập niên đã qua, từ một tư tưởng giàu tính nhân bản, nhân văn, nhân ái của Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã không ngừng mở rộng, nâng cao tư tưởng ấy thành hành động của những nghĩa cử cao đẹp, thể hiện nét đẹp văn hóa đạo đức “đền ơn đáp nghĩa”

của dân tộc Việt Nam. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta khẳng định: “Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân” [6, tr.102]. Đại hội XI, Đảng ta xác định: “Tập trung giải quyết tốt các chính sách lao động, việc làm và thu nhập... Tiếp tục, sử đổi, hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã

(20)

hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc các rủi ro trong đời sống” [7, tr.125-128]. Đồng thời khẳng định: “Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp... Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi và không ngừng nâng cao mức sống đối với người có công. Mở rộng các hình thức trợ giúp và cứu trợ xã hội, nhất là đối với các đối tượng khó khăn. Tập trung phát triển mạnh hệ thống chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam” [Sđd, tr. 227-228].

An sinh xã hội là một trong những tiêu chí cơ bản đánh giá sự tiến bộ của một xã hội, một quốc gia. Được thụ hưởng an sinh xã hội là một trong những quyền và đòi hỏi chính đáng của con người. Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, Đảng ta nhấn mạnh: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống. Phát triển và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động...” [8, tr.135]. Quan điểm, chủ trương trên của Đảng được cụ thể hóa bằng các chính sách như: Chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Chương trình việc làm quốc gia, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, thành lập ngân hàng chính sách xã hội,... nhằm bảo đảm cho mọi người dân có cơ hội tiếp cận ở mức tối thiểu các dịch vụ xã hội cơ bản như: Y tế, giáo dục, môi trường, nước sạch sinh hoạt, nhà ở,... thông qua việc nâng cao năng lực tự an sinh xã hội của các tầng lớp dân cư và sự trợ giúp của Nhà nước cùng các tổ chức chính trị - xã hội trong nước và các tổ chức phi chính phủ... Hiện nay, hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam hướng vào các nội dung cơ bản sau: Một là, tăng cơ hội có việc làm, đảm bảo mức thu nhập tối thiểu nhằm giảm nghèo bền vững cho người lao động thông qua hàng loạt các chính sách: hộ trợ tìm kiếm việc làm, hỗ trợ tín dụng, giải quyết việc làm, tạo điều kiện thuận lợi tối đa để người dân được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 80%, tỷ lệ giảm nghèo bình quan đạt từ 1,0 đến 1,5%/năm, trên 95% dân cư thành thị và hơn 90% dân cư vùng nông thôn được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, hơn 85% chất thải nguy hại được xử lý [8, tr.137]. Hai là, mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế,... giúp người lao động chủ động đối phó với những biến cố, rủi ro bất ngờ xảy ra trong cuộc sống. Đối tượng, phạm vi tham gia bảo hiểm y tế ngày càng mở rộng và gia tăng. Nếu trước năm 2010, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội ở nước ta chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang thì nay bảo hiểm xã hội được mở rộng đến mọi đối tượng và các tầng lớp dân cư. Đáng chú ý, Nhà nước ta đã thực hiện chính sách bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em dưới 60 tháng tuổi, gia đình hộ nghèo, cận nghèo, một số đối tượng chính sách, người có công với cách mạng: cựu thanh niên xung phong, cựu chiến binh... Điều này đã tạo điều kiện tốt về chăm sóc sức khỏe cho mọi

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Do đó, với tư cách là những người làm công tác giảng dạy lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng, nhóm tác giả nghĩ rằng, việc quán triệt những điểm

POSSIBILITY IN IDENTIFYING SUITABLE AREAS FOR URBAN GREEN SPACE DEVELOPMENT USING GIS-BASED MULTI-CRITERIAL ANALYSIS AND AHP WEIGHT METHOD IN DONG HA CITY, VIETNAM.. Do Thi

Đời sống mới, điều kiện sinh hoạt vật chất mới, sự giao thoa văn hóa của nhiều sắc tộc khác nhau, cùng với đó là tâm thế của những người tiên phong mở đất đã đem cho cư

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) đã khẳng định vai trò quan trọng của thành phần kinh tế nhà nước:“Nền kinh tế thị trường định

những chính sách hỗ trợ xã hội với các nhu cầu đa dạng. Do đó, để đạt được mục tiêu an sinh xã hội cho hiện tại và tương lai, việc học hỏi chiến lược chính sách của

A novel electrochemical sensor for the analysis of salbutamol in pork samples by using NiFe2O4 nanoparticles modified glassy carbon electrode.. 1T-WS2/Graphene on activated

Áp dụng phương pháp kết hợp giữa định lượng và định tính, nghiên cứu sử dụng bảng hỏi theo thang đo 5 bậc và phỏng vấn sâu để tìm hiểu về sự cần thiết cũng như tác động

Purpose - In this paper, we use the quantile regression method to estimate the parameters of the CAPM to test the validity of this model for shares of two groups of stocks in the