• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Nghiên cứu giải phẫu

Mô tả cắt ngang trên các xác tươi và chi thể cắt cụt được phẫu tích.

2.5.1.2. Quy ước

Các thuật ngữ giải phẫu được trình bày là của khớp gối ở tư thế duỗi hoàn toàn

Hình 2.1: Hình vẽ mô tả quy ước của các thuật ngữ dùng trong nghiên cứu giải phẫu [31]

2.5.1.3. Kỹ thuật

Tiến hành phẫu tích theo một quy trình thống nhất, nhằm xác định vị trí tâm hình học, kích thước của các diện bám, chiều dài và kích thước tại vị trí 1/3 giữa thân DCCT. Đồng thời khảo sát khoảng cách từ tâm các diện bám đến một số mốc gải phẫu trên xương và phần mềm để quy chiếu trong phẫu thuật.

* Bước 1: Phẫu tích khớp gối - Rạch da mặt trong gối

- Phẫu tích qua các lớp giải phẫu, mở bao khớp và lật xương bánh chè ra ngoài.

Hình 2.2: Hình ảnh phẫu tích mở khớp gối trong nghiên cứu giải phẫu Nguồn: Mã xác 156/2015B

- Cắt rời đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày khỏi khớp gối nghiên cứu.

- Mỗi khớp gối được phẫu tích cẩn thận bộc lộ riêng DCCT và DCCS cùng với các vị trí bám của DCCT.

Trước Sau

Xa Gần

- Làm sạch tổ chức trước DCCT.

- Phẫu tích DCCT từ nguyên ủy tới bám tận.

- Cắt rời 2 lồi cầu xương đùi theo mặt phẳng đứng dọc tại vị trí khe liên lồi cầu để quan sát và đo kích thước DCCT.

Hình 2.3: Hình ảnh DCCT đã được phẫu tích Nguồn: Mã xác 696 và 714

* Bước 2: Đo kích thước thân DCCT

- Đo các kích thước ở vị trí giữa của thân DCCT:

+ Căng tối đa theo trục của thân DCCT, không để thân dây chằng bị xoắn.

+ Vị trí đo chiều ngang và chiều trước sau thân DCCT ở điểm giữa so với hai đầu chỗ bám vào lồi cầu đùi và mâm chày của dây chằng.

+ Đặt thước đồng tỷ lệ theo đơn vị đo là mm.

+ Chụp lại ảnh các tiêu bản ở thời điểm phẫu tích.

+ Đưa ảnh tiêu bản đã chụp vào phần mềm AUTO CAD để đo và xác định kích thước chiều ngang và chiều trước sau thân DCCT.

Hình 2.4: Hình ảnh đo kích thước tại vị trí giữa thân DCCT Nguồn: BN Dương Thị M; MBA: 16068656

- Đo chiều dài thân DCCT:

+ Căng DCCT tối đa

+ Vị trí đo chiều dài thân DCCT được xác định là điểm xa nhất mà các sợi của dây chằng bám vào xương ở lồi cầu đùi và mâm chày.

+ Đặt thước đồng tỷ lệ theo đơn vị đo là mm.

+ Chụp lại ảnh các tiêu bản.

+ Đưa ảnh đã chụp vào phần mềm AUTO CAD để đo xác định chiều dài thân dây chằng nằm trong khớp.

Hình 2.5: Hình ảnh đo chiều dài thân DCCT

Nguồn: Mã xác 714

* Bước 3: Khảo sát diện bám của DCCT

- Mô tả vị trí diện bám ở lồi cầu xương đùi theo sơ đồ đồng hồ.

- Xác định tâm hình học các diện bám của DCCT

+ Cắt bỏ thân DCCT tại các diện bám lồi cầu đùi và mâm chày.

+ Xác định và đánh dấu ranh giới diện bám.

+ Chụp lại ảnh các tiêu bản sau khi đã đánh dấu diện bám của dây chằng.

Hình 2.6: Hình ảnh diện bám đùi và chày của DCCT Nguồn: Mã xác 715

+ Thiết kế hệ trục tọa độ OXY.

+ Gọi M là tâm hình học của các diện bám dây chằng.

+ Chiếu điểm M lên hệ trục tọa độ OXY và áp dụng công thức tìm tâm của một hình bất kỳ. Khi đó tâm hình học của diện bám sẽ là M(x, y).

Hình 2.7: Hình mô tả cắt các dây cung và xác định tâm hình học của diện bám [97]

+ Đưa ảnh chụp các diện bám vào phần mềm AUTO CAD.

+ Cắt hình ảnh diện bám bằng n dây cung: gọi các giao điểm nằm trên là P1…Pn và các giao điểm nằm dưới là Q1…Qn.

+ Xác định tọa độ các giao điểm của dây cung Pj và Qj: ta gắn hình ảnh vào hệ trục tọa độ 2 chiều OXY khi đó

Giao điểm Pj(Xjp,Yjp) với j=1, 2…n.

Giao điểm Qj(Xjq,Yjq) với j=1, 2…n.

+ Khi đó giao điểm tọa độ tâm M(x,y) được xác định như sau:

(X1p+X1q)+(X2p+X2q)+…+(Xnp+Xnq)

Tọa độ x: x =

2n

(Y1p+Y1q)+(Y2p+Y2q)+…+(Ynp+Ynq)

Tọa độ y: y =

2n

+ Tâm hình học của diện bám chính là giao điểm của 2 đường nối trung điểm của các dây cung.

Hình 2.8: Hình ảnh tâm hình học của diện bám sau khi được xác định Nguồn: Mã xác 703

+ Xác định tâm của các bó cũng thực hiện theo trình tự như xác định tâm chung của diện bám DCCT.

- Đo xác định kích thước diện bám đùi và chày của DCCT + Diện bám lồi cầu đùi

Chiều dài của diện bám: được xác định là chiều trước sau theo quy ước giải phẫu, điểm đo từ giới hạn trước nhất ra điểm sau nhất của diện bám.

Chiều rộng của diện bám: được xác định là chiều gân xa theo quy ước giải phẫu, điểm đo được xác định từ vị trí gần nhất so với cơ thể của diện bám đến vị trí xa nhất của diện bám.

Hình 2.9: Đo kích thước diện bám đùi Nguồn: Mã xác 703

+ Diện bám mâm chày

Chiều dài của diện bám: được xác định là chiều trước sau theo quy ước gải phẫu, điểm đo được xác định từ giới hạn trước nhất của diện bám ra vị trí sau nhất của diện bám.

Chiều rộng của diện bám: được xác định là chiều trong ngoài theo quy ước giải phẫu, điểm đo từ vị trí phía trong nhất của diện bám ra điểm ngoài nhất của diện bám chày.

Hình 2.10: Đo kích thước diện bám mâm chày Nguồn: Mã xác 696

- Đo khoảng cách từ tâm diện bám đến các mốc giải phẫu để quy chiếu trong phẫu thuật.

+ Diện bám lồi cầu đùi

Tâm diện bám đến gờ Resident: là khoảng cách đo được của đoạn thẳng nối từ tâm diện bám lồi cầu đùi đến gờ Resident và vuông góc với gờ này.

Tâm diện bám đến viền sụn dưới: là khoảng cách đo được của đoạn thẳng nối vuông góc từ tâm diện bám lồi cầu đùi đến danh giới giữa viền sụn khớp phía dưới và xương của mặt trong lồi cầu ngoài đùi.

Tâm diện bám đến viền sụn sau: là khoảng cách đo được của đoạn thẳng nối vuông góc từ tâm diện bám lồi cầu đùi đến ranh giới giữa viền sụn khớp phía sau và xương của mặt sau trong lồi cầu đùi.

Hình 2.11: Khoảng cách từ tâm diện bám đùi đến các mốc giải phẫu Nguồn: Mã xác 703

Tâm diện bám của các bó đến gờ ngang lồi cầu ngoài: là khoảng cách đo được của đoạn thẳng nối từ tâm các bó đến gờ ngang lồi cầu ngoài và vuông góc với gờ này.

Hình 2.12: Đo khoảng cách từ tâm các bó đến gờ ngang lồi cầu ngoài Nguồn: Mã xác 163/2015

Tâm các có đến gờ Resident, viện sụn khớp phía dưới, viền sụn khớp phí sau đo tương tự như đo từ tâm chung đến các mốc nói trên.

+ Diện bám mâm chày

Tâm diện bám đến giờ DCCT: là khoảng cách đo được của đoạn thẳng nối từ tâm đến một gờ xương nằm ngay phía trước của diện bám và vuông góc với gờ này.

Tâm diện bám đến gờ RER: là khoảng cách đo được của đoạn thẳng nối từ tâm đến một gờ xương nằm ngay phía trước của dây chằng chéo sau và vuông góc với gờ này.

Tâm diện bám đến bờ sau trong của sừng trước sụn chêm ngoài: là khoảng cách đo được của đoạn thẳng nối từ tâm đến điểm tiếp giáp giữa bờ sau trong sừng trước sụn chêm ngoài với bờ ngoài của diện bám mâm chày.

Hình 2.13: Khoảng cánh từ tâm diện bám chày đến các mốc giải phẫu Nguồn: Mã xác 703 và 158/2015B

Tâm các bó đến gờ DCCT, Gờ RER đo tương tự như từ tâm diện bám đến các mốc trên.

- Tâm hai bó: là khoảng cách đo được của đoạn thẳng nối từ tâm bó trước trong đến tâm bó sau ngoài ở diện bám đùi và mâm chày.

Hình 2.14: Đo khoảng cách giữa tâm hai bó Nguồn: Mã xác 156/2015B

- Tâm các bó đến tâm chung của diện bám: là khoảng cách đo được của đoạn thẳng nối từ tâm các bó đến tâm chung của diện bám đùi và chày.

- Các tiêu bản đều được đặt thước đồng tỷ lệ và chụp lại ảnh rồi đưa ảnh vào phần mềm AUTO CAD để đo các chỉ số.

- Tất cả các chỉ số đo trong nghiên cứu giải phẫu đều được tính theo đơn vị là milimet(mm).