• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH

1.2. Nội dung của hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với các doanh

1.2.4.1. Nhân tố thuộc về phía Ngân hàng:

Quy mô và cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn của Ngân hàng: Quy mô nguồn vốn cho thấy khả năng cho vay của của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động được sau khi đảm bảo về dự trữ bắt buộc và dự trữ cho vay sẽ được Ngân hàng đầu tư và cho vay theo một tỉ lệ phù hợp. Như vậy, nếu quy mô vốn nhỏ thì khả năng cho vay sẽ giảm. Bên cạnh đó, Ngân hàng sẽ phải lựa chọn các khoản cho vay đủ điều kiện theo quy định và do đó có thể sẽ bỏ lỡ những khoản vay đem lại lợi nhuận tốt cho Ngân hàng. Ngược lại, nếu quy mô nguồn vốn lớn thì khả năng cho vay sẽ cao hơn, từ đó Ngân hàng có thể tận dụng các cơ hợi trên thị trường.

Nhân tố nhân sự:Nhân tố nhân sự trong Ngân hàng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của các khoản vay. Con người là một yếu tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn vay cũng như trong hoạt động của Ngân hàng. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao để đối phó kịp thời với các tình huống khác nhau có thể xảy ra, việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt và chuyên môn giỏi sẽ giúp cho Ngân hàng ngăn ngừa được sai phạm khi thực hiện chu trình của một khoản vay.

Chính sách cho vay: Chính sách cho vay của Ngân hàng, mà đặc biệt là quy trình cho vay sẽ có tác động đến quy mô cũng như hiệu quả của khoản vay. Chính sách cho vay là yếu tố quyết định đến hoạt động cho vay, nó xác định thành công hay thất bại của một NHTM. Một chính sách cho vay phù hợp sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với Ngân hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động cho vay trên cơ sở

Đại học kinh tế Huế

phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật. Bất cứ một NHTM nào muốn có hiệu quả trong hoạt động cho vay đều phải có một chính sách cho vay rõ ràng, phù hợp với bản thân Ngân hàng mình. Trong đó, quy trình cho vay chặt chẽ đóng vai trò chủ chốt. Chính sách cho vay của Ngân hàng còn đưa ra các tỉ lệ cho vay theo tài sản bảo đảm, quy định hạn mức cho vay đối với từng hạn mức khác nhau,... tất cả đều tác động đến quy mô và hiệu quả của khoản vay.

Thông tin hoạt động cho vay:Thông tin hoạt động cho vay là yếu tố cơ bản trong quản lý hoạt động cho vay theo nghĩa rộng. Nhờ có thông tin, mà Ngân hàng có thêm cơ sở đánh giá uy tín, năng lực thực sự của khách hàng. Thông tin càng nhanh càng chính xác và toàn diện thì khả năng phòng chống rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng tốt. Những món vay thiếu cơ sở và thông tin sẽ có khả năng gặp rủi ro cao. Thông tin có thể được thu thập từ rất nhiều nguồn như từ trung tâm thông tin của NHNN, từ phòng thông tin của các NHTM, qua báo chí, các cơ quan chức năng và bộ phận liên quan,... Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong tương lai, sự lớn mạnh trong hoạt động và sự hợp tác mạnh mẽ giữa các Ngân hàng thì việc khai thác và xử lý thông tin sẽ đem lại kết quả tích cực đối với các hoạt động cho vay cuả Ngân hàng.

Công tác tổ chức Ngân hàng:Tổ chức của Ngân hàng cần cụ thể hóa và sắp xếp một cách có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cho vay đã quy định cả về huy động vốn lẫn cho vay, quản lý tài sản nợ, tài sản có của Ngân hàng; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong từng Ngân hàng, trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng cũng như giữa Ngân hàng với các cơ quan chức năng khác như cơ quan tài chính, cơ quan pháp lý,... Từ đó Ngân hàng sẽ đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, quản lý sát sao các khoản huy động vốn cũng như các khoản vốn vay. Do hoạt động này có khả năng rủi ro lớn hơn tất cả loại hình kinh doanh khác nên sự phối hợp này cần hiệu quả hơn nữa, đây là cơ sở tiến hành nghiệp vụ tín dụng lành mạnh.

Công nghệ Ngân hàng: Để có thể quản lý và theo dõi hoạt động cho vay, song song với việc nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chính sách, công tác tổ chức quản lý ngân hàng, công tác nhân sự, quản lý quá trình cho vay, côngtác

Đại học kinh tế Huế

thông tin, kiểm soát nội bộ, cần chú tới các phương tiện cần thiết phục vụ cho quá trình này. Công nghệ Ngân hàng tiên tiến phù hợp với khả năng tài chính, phạm vi và quy mô hoạt động sẽ giúp cho Ngân hàng phục vụ kịp thời, chính xác yêu cầu của khách hàng về tất cả các mặt dịch vụ (nhận tiền gửi, cho vay, thu nợ,...) với chi phí mà cả hai bên cùng chấp nhận được. Bên cạnh đó, nó giúp cho các cấp quản lý của NHTM kịp thời năm bắt tình hình hoạt động cho vay để điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Marketing Ngân hàng:Chiến lược marketing là quá trình quản bá sản phẩm trong từng thời kỳ như khuyến mãi, quảng cáo,... Điều này trực tiếp tác động vào tâm lý của khách hàng và thu hút khách hàng đến với Ngân hàng. Từ đó giúp Ngân hàng mở rộng quy mô, hình thức và đối tượng cho vay.

1.2.4.2.Nhân tố thuộc về phía khách hàng:

Các nhân tố về khách hàng như nhu cầu sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng, khả năng sử dụng tiền vay, đạo đức khi vay,... có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng. Tuy nhiên, các yếu tố này Ngân hàng không thể kiểm soát được mà chỉ có khả năng dự báo và từ đó đưa ra các chính sách phù hợp trong từng thời kỳ.

Nhu cầu của khách hàng ( trong từng thời kỳ thì nhu cầu của từng khách hàng cũng khác nhau, là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng):khi kinh tế càng phát triển thì nhu cầu vay vốn cũng tăng theo cả về số lượng cũng như chất lượng. Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển thì yêu cầu của khách hàng cũng càng đa dạng hơn, đòi hỏi Ngân hàng phải đáp ứng ngay cả trong phong cách phục vụ, quy mô vốn vay, biện pháp bảo vệ TSĐB kèm theo,... Do đó, Ngân hàng cần phải nghiên cứu và dự báo được nhu cầu khách hàng để kịp thời đáp ứng cũng như cạnh tranh với các Ngân hàng khác trong việc cung ứng dịch vụ.

Khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn cho vay của Ngân hàng: mặc dù, nền kinh tế càng phát triển nhưng nhu cầu về vay vốn càng tăng. Và để đáp ứng các yêu cầu hạn chế rủi ro, Ngân hàng phải đưa ra các điều kiện đối với từng loại cho vay và đối tượng vay khác nhau. Vì

Đại học kinh tế Huế

các điều kiện này không phải khách hàng nào cũng có thể đáp ứng được nên điều này sẽ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như quy mô cho vay của Ngân hàng.

Nếu như khả năng của khách hàng là tốt thì chất lượng khoản vay tốt, quy mô cho vay lớn. Ngược lại, nếu khả năng của khách hàng kém mà Ngân hàng vẫn cho vay thì rủi ro mất vốn là rất cao.

Khả năng của khách hàng trong việc quản lý, sử dụng vốn vay:Hồ sơ xin vay ban đầu của khách hàng ban đầu là có hiệu quả và có tính khả thi cao nhưng trong quá trình thực hiện, do trình độ quản lý còn thấp nên năng suất, chất lượng, hiệu quả không đạt được như kế hoạch. Khi thị trường biến động lại không có biện pháp xử lý kịp thời nên không ứng phó được, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ khó khăn dẫn đến không trả được nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

1.2.4.3. Nhân tố thuộc về môi trường:

Môi trường pháp lý:các nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ và thống nhất của các văn bản pháp luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí.

Môi trường kinh tế:nhu cầu vay vốn phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của dân cư tăng. Do đó, nhu cầu vay vốn trong giai đoạn này là rất cao. Ngân hàng cũng dễ dàng cho vay vì khả năng gặp rủi ro mất vốn là khá thấp. Trái lại, trong giai đoạn kinh tế trì trệ, lạm phát, thất nghiệp tăng cao, đầu tư không mang lại hiệu quả, thay vì đầu tư vào sản xuất hoặc tiêu dùng thì các cá nhân có xu hướng tiết kiệm để hưởng lãi nhiều hơn.

Ngân hàng không cho vay được trong khi đó vẫn phải nhận tiền gửi của khách hàng, hoạt động của Ngân hàng bị ngưng trệ, vốn của Ngân hàng nằm trong tình trạng bị dư thừa và đóng băng. Không chỉ tình hình kinh tế trong nước mà tình hình kinh tế thế giới cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả công tác cho vay của Ngân hàng. Khi thị trường thế giới biến động mạnh sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người dân, từ đó cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vay tiêu dùng của cá nhân cũng như vay sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Đại học kinh tế Huế

Môi trường xã hội:Các yếu tố xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động cho vay, là các nhân tố trực tiếp tham gia quan hệ tín dụng. Đó là người gửi tiền, người vay tiền và NHTM. Tín dụngcó nghĩa là sự vay mượn dựa trên cơ sở lòng tin và sự tín nhiệm. Điều đó có nghĩa quan hệ tín dụng là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: nhu cầu của khách hàng, khả năng của Ngân hàng và sự tin tưởng lẫn nhau giữa Ngân hàng và khách hàng. Trong đó sự tín nhiệm là chiếc cầu nối giữa khách hàn với Ngân hàng, uy tín của Ngân hàng càng cao thì thu hút khách hàng càng lớn và cũng như vậy với một khách hàng có sự tín nhiệm của Ngân hàng thì sẽ dễ dàng được vay thường xuyên, có thể còn được hưởng một mức lãi xuất ưu đãi hơn các đới tượng khác.

Đại học kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH