• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY

2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh

2.4.1. Các nhân tố bên ngoài

Môi trường kinh tế bên ngoài bao gồm các nhân tố như: Môi trường kinh tế vĩ mô, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, thị trường, pháp luật, tập quán, mức thu nhập bình quân dân cư.

+ Môi trường kinh tế vĩ mô: Là những cơ hội và thách thức khác nhau đối với từng doanh nghiệp và các ngành khác nhau có ảnh hưởng đến các chiến lược của doanh nghiệp.

+ Môi trường chính trị và pháp luật: Là hệ thống đường lối chính sách pháp luật, những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên thế giới.

+ Lãi suất của các nguồn vốn: Đó là một trong những yếu tố quan trọng để chính phủ điều tiết thị trường tiền tệ và khuyến khích đầu tư.

+ Mức độ lạm phát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đên sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.

+ Hệ thống thuế và mức thuế: Thuế là khoản thu để nhà nước điều tiết nền kinh tế và là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhằm duy trì các hoạt động công

cộng, an sinh xã hội và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên mức thuế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành, tác động đến giá bán của các mặt hàng và thu nhập của doanh nghiệp.

2.4.1.1. Về đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh gồm đối thủ cạnh tranh sơ cấp ( tiêu thụ các sản phẩm đồng nhất ) và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp ( sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm có khả năng thay thế ). Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả gặp rất nhiều khó khăn. Doanh nghiệp chỉ có thể tăng hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, có chế độ khuyến khích bán hàng để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ. Tổ chức lại bộ máy hoạt động, tăng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủng loại, mẫu mã…Từ đó đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tạo ra động lực phát triển chung của toàn xã hội.

Công ty xăng dầu B12 – Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh là đơn vị kinh doanh mặt hàng mang tính chiến lược gần như độc quyền, đối thủ cạnh tranh chủ yếu là các đầu mối nhập khẩu xăng dầu.

Tại thời điểm năm 2018 cả nước có 29 doanh nghiệp đầu mối được phép nhập khẩu xăng dầu đó là:

1. Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) 2. Công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư (Petec) 3. Tổng Công ty dầu Việt Nam (Pvoil)

4. Công ty hóa dầu Quân Đội ( Mipec)

5. Công ty hóa lọc dầu Việt Nam (Nam Việt Oil) 6. Công ty cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex 7. Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thành Lễ 8. Công ty xăng dầu hảng hải Việt Nam

9. Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp 10. Công ty TNHH Điện Lực Hiệp Phước

11. Công ty cổ phần xăng dầu hàng không (Vinapco)

12. Công ty TNHH MTV dầu khí thành phố Hồ Chí Minh (Sài gòn Petro) 13. Tổng Công ty xăng dầu Quân đội

14. Công ty cổ phần dầu khí Đông Phương

15. Công ty cổ phần xăng dầu và dịch vụ Hàng Hải STS

16. Công ty cổ phần thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu 17. Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu vật tư giao thông 18. Công ty cổ phần Dương Đông – Hòa Phú

19. Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Long Hưng 20. Công ty cổ phần nhiên liệu hàng không Hoàn Mỹ 21. …..

2.4.1.2. Nhân tố về kinh tế

Trong sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp nhân tố kinh tế chính là hiệu số giữa kết quả thu về với chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả như ta mong muốn.

Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá quá trình kinh doanh của Xí nghiệp. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp trên cơ sở so sánh lợi nhuận đạt được với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của Xí nghiệp. Ngoài ra hiệu quả kinh tế còn phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp theo chiều sâu, đó là khai thác các nguồn lực trong quá trình kinh doanh nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Hiệu quả kinh tế là thước đo quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế của Xí nghiệp theo từng thời gian.

2.4.1.3. Nhân tố về pháp luật

Công ty xăng dầu B12 – Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh là đơn vị kinh doanh các mặt hàng mang tính chiến lược, giá cả thường xuyên thay đổi theo quy định của nhà nước. Để thực hiện pháp luật trong kinh doanh đòi hỏi Xí nghiệp phải có những quy chế, chế tài để làm cơ sở cho các đơn vị, phòng ban thực hiện, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước như các loại thuế, môi trường, bảo hiểm cho người lao động với đời sống xã hội.

2.4.1.4. Nhân tố về khoa học – công nghệ

Đưa khoa học tiên tiến vào kinh doanh theo lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa quốc tế để cải thiện công tác kinh doanh nâng cao chất lượng dịch vụ. Năm 2018 Xí nghiệp đã đầu tư mở rộng việc duy trì mô hình quản lý 5S và quy trình bán hàng 5 bước, ban đầu đã được các ngành, các cấp đồng tình ủng hộ. Việc bán hàng theo mô hình này cải thiện rõ rệt về năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động và sự phát triển của Xí nghiệp được bền vững hơn.

2.4.1.5. Nhân tố về văn hoá – xã hội

Trong công tác kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 – Xí nghiệp xăng dầu Quảng Ninh, với vai trò kinh doanh trải rộng trong toàn tỉnh Quảng Ninh và các vùng lân cận, với số lượng trên 50 điểm bán hàng yếu tố về văn hóa, văn minh phục vụ là hết sức cần thiết, trong kinh doanh cần nhất là văn hóa ứng xử một cách văn minh thân thiện, một hình ảnh uy tín tốt về Xí nghiệp liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, chất lượng, giá cả… thu hút sự quan tâm của khách hàng sử dụng sản phẩm của Xí nghiệp và là cơ hội để mở rộng các mối quan hệ trong xã hội, với các doanh nghiệp, mối quan hệ sâu rộng nó sẽ giúp cho Xí nghiệp nhiều cơ hội và có nhiều sự lựa chọn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Ngành xăng dầu vẫn đang kinh doanh trong điều kiện có sự điều hành về giá bán của nhà nước, Xí nghiệp kinh doanh xuất bán đại lý, tổng đại lý được hưởng thù lao hoa hồng.

2.4.1.6. Nhân tố về tự nhiên

Nhân tố về tự nhiên tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Để chủ động đối phó với tác dụng của yếu tố tự nhiên, các doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích dự báo và đánh giá của các cơ quan chuyên môn.

Để đảm bảo thành công trong hoạt động kinh doanh trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích dự báo biến động của từng yếu tố, để đưa ra các giải pháp, chính sách tương ứng trong từng thời điểm

cụ thể, nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, giảm thiểu nguy cơ bị đe dọa.

Khi phân tích dự báo sự biến động đến các yếu tố kinh tế để đưa ra kết luận đúng đắn, các doanh nghiệp cần dựa vào một số căn cứ quan trọng của các số liệu chính xác, các doanh nghiệp cần dựa vào một số căn cứ quan trọng của các số liệu tổng hợp kỳ trước và các diễn biến thực tế của kỳ nghiên cứu mà dự báo cho mình để giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro trong kinh doanh