• Không có kết quả nào được tìm thấy

- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong mục Chuẩn bị SGK trang 33

và trả lời câu hỏi:

+ Nêu những dụng cụ cần thiết khi tham gia thu gom rác ở trường.

+ Giải thích tại sao lại cần phải sử dụng

+ Hình 5: Các bạn xả rác xuống gầm bàn trong thư viện.

- HS trả lời: Những việc làm khác để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường:

+ Không vẽ bậy lên bàn ghế.

+ Vào thư viện đọc sách phải trả sách đúng chỗ.

+ Lau bảng sạch đẹp khi bắt đầu tiết học.

+ Dọn vệ sinh lớp học thường xuyên.

+ Lau dọn cửa phòng học.

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

những dụng cụ đó.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV phân công các nhóm thức hiện việc thu gom rác ở một số khu vực phù hợp trong sân trường và tổ chức cho HS thực hành thu gom rác.

- GV

nhắc nhở HS sau khi thực hành hoạt động, rửa tay bằng xà phòng, nước sạch, nhận xét và tuyên dương tinh thần làm việc của HS.

3. Vận dụng: Đánh giá việc thực hiện giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường (5p)

- Em đã thực hiện việc giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường như thế nào?

- HS trả lời:

+ Những dụng cụ cần thiết khi tham gia thu gom rác ở trường: khẩu trang, găng tay, túi đựng rác.

+ Cần phải sử dụng những dụng cụ đó: Khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn, bảo vệ sức khỏe; găng tay tránh tay bị bẩn trong quá trình thu gom rác;

túi đựng rác để thu gom rác vào một chỗ chờ xử lí.

- HS thực hành hoạt động thu gom rác tại sân trường.

- HS rửa tay sạch sẽ.

- HS tự nêu

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi:

Những việc em đã làm để giữ vệ sinh trường học: bỏ rác đúng nơi quy đinh, dọn vệ sinh ngay sau khi hoạt động;

xếp gọn đồ dùng ngăn nắp sau khi sử dụng.

- 2 HS đọc lại.

- Yêu cầu một số HS đọc lời nhắc nhở của con ong trang 34SGK

- Hôm nay chúng ta được tham gia hoạt động nào ở trường?

- Khi tham gia hoạt động chúng mình nên và không nên làm để giữ vệ sinh trường học?

- Nhận xét giờ học.

Dặn dò HS.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC (NẾU CÓ)

………

………

_______________________________

Ngày soạn: 23/10/2021

Ngày dạy: Thứ năm ngày 27thangs 10 năm 2021 Tiếng Việt

Tiết 1+ 2: Ôn tập giữa học kì 1 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố kĩ năng đọc thông qua hoạt động đọc đúng các bài đã học (5 văn bản, được lựa chọn từ tuần 1 đến tuần 8), đồng thời đọc thêm những VB mới (chủ yếu là truyện ngụ ngôn, truyện cười với nhiều lời thoại của các nhân vật). Hiểu được nội dung, ý nghĩa của từng văn bản đọc.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ: phát âm đúng các tiếng dễ đọc sai, dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương. Ngắt nghỉ hơi đúng. Nêu được ý hiểu về nghĩa của một số từ ngữ. Nói được câu có chứa một từ vừa hiểu nghĩa.

- Phát triển phẩm chất: Phát triển phẩm chất nhân ái (Có tình cảm thương yêu đối với người thân, thầy cô, bạn bè, trường lớp; biết quan tâm đến mọi người, biết ước mơ và luôn lạc quan. Cảm nhận được niềm vui khi đến trường), chăm chỉ (Bồi dưỡng tình yêu với sách, với việc đọc sách, có thói quen đọc sách) và trách nhiệm (có khả năng làm việc nhóm).

II. CHUẨN BỊ 1. GV:

- Máy tính, máy chiếu; slide tranh minh họa, ...

- Hai bộ thẻ chữ hình cánh hoa màu vàng ghi tên bài, và hai bộ thẻ chữ hình cánh hoa màu hồng ghi nội dung bài cho hoạt động 1.

- 6 lá thăm, tương ứng với 6 bài đọc cho hoạt động 2.

2. HS: SGK, VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

1. Hoạt động mở đầu (3p)

- GV yêu cầu HS nhắc lại tên các bài tập đọc đã học và nói về một số điều thú vị mà em học được từ các bài đọc đó.

2. Hình thành kiến thức(30p)

HĐ1: Tìm tên bài đọc tương ứng với nội dung của từng bài

- GV trình chiếu cho HS quan sát tranh minh họa hình bông hoa.

- GV yêu cầu hãy xác định nội dung phần cánh hoa bên trong (màu vàng) và cánh hoa bên ngoài (màu hồng).

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm bốn.

- GV tổ chức cho các nhóm thi tìm nhanh đáp án thông qua trò chơi Ai nhanh – Ai đúng:

+ GV chia lớp thành 2 đội chơi.

+ GV phát cho mỗi đội các thẻ chữ hình cánh hoa màu vàng ghi tên bài, và các thẻ chữ hình cánh hoa màu hồng ghi nội dung bài.

+ GV cho các đội thi ghép nhanh tên bài đọc tương ứng với nội dung của từng bài. Đội nào hoàn thành nhanh và đúng sẽ là đội thắng cuộc.

- HS nêu và nói về điều thú vị của bài học.

- HS quan sát tranh và xác định:

+ Phần cánh hoa bên trong: tên 5 bài đọc (được chọn lọc trong các tuần từ tuần 1 đến 8).

+ Phần cánh hoa bên ngoài: nội dung của các bài đọc.

- HS thảo luận trong nhóm:

+ Bước 1: Đọc tất cả các nội dung được ghi trên bông hoa.

+ Bước 2: Ghép nội dung bài với tên bài đọc (HS có thể xem lại bài đọc nếu cần).

- Hai đội tham gia trò chơi (mỗi đội cử 5 em).

- Các đội thi tìm nhanh đáp án (có thể trang trí theo ý thích).

Đáp án:

(1) Tôi là học sinh lớp 2 - (c) Kể về ngày khai trường của một bạn học sinh lớp 2;

- GV mời 2 đội báo cáo kết quả.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập sang tiết 2 Tiết 2

2.Thực hành, vận dụng(30p)

HĐ2: Chọn đọc một bài và trả lời câu hỏi.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm ba, đọc lại 6 VB, sau đó trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn.

- GV tổ chức hái hoa dân chủ: GV chuẩn bị 6 phiếu bốc thăm, tương ứng với 6 bài đọc trong SGK (Đính trên 1 chậu cây/ hoa).

- GV gọi đại diện nhóm lên hái hoa, làm theo yêu cầu trong phiếu bốc thăm, trình bày trước lớp:

+ Phiếu số 1: Tôi là học sinh lớp 2.

Theo em, vì sao vào ngày khai trường, các bạn thường muốn đến trường sớm?

+ Phiếu số 2: Niềm vui của Bi và Bống.

Theo em, vì sao Bi và Bống không vẽ tranh cho mình mà lại vẽ cho nhau?

(2) Niềm vui của Bi và Bống - (a) Kể về niềm vui của hai anh em;

(3) Một giờ học - (e) Kể về cậu bé Quang tự tin nói trước lớp;

(4) Cái trống trường em – (d) Nói về một đồ vật thân thuộc ở trường học;

(5) Cuốn sách của em - (b) Giới thiệu về sách.

- Đại diện hai đội báo cáo kết quả.

- Dưới lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn đội thắng cuộc.

- HS lắng nghe.

- HS làm việc nhóm: đọc bài và TLCH, thống nhất câu trả lời.

- HS chú ý.

- Đại diện nhóm lên hái hoa, đọc bài và TLCH trong phiếu bốc thăm.

+ Tôi là học sinh lớp 2: Vào ngày khai trường, các bạn thường muốn đến trường sớm vì các bạn cảm thấy háo hức/ cảm thấy muốn được gặp lại thấy cô, gặp lại bạn bè, ...

+ Niềm vui của Bi và Bống: Dạng câu hỏi mở. Có thể trả lời: Bi và Bống không vẽ tranh cho mình mà lại vẽ tặng cho nhau vì cả hai đều luôn nghĩ đến nhau, người này muốn người kia vui.

+ Phiếu số 3: Em có xinh không?

Cuối cùng, voi em nhận thấy mình xinh nhất khi nào?

+ Phiếu số 4: Cầu thủ dự bị.

Theo gấu, cầu thủ dự bị là như thế nào?

+ Phiếu số 5: Cô giáo lớp em.

Em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao?

+ Phiếu số 6: Cái trống trường em.

Vì sao trong những ngày hè trống trường lại buồn?

- Với mỗi phiếu đọc, sau khi HS đọc xong, GV nhận xét, chốt câu trả lời.

 Mở rộng:

- GV gọi nhiều HS khác đọc bài và hỏi thêm một số câu hỏi khác liên quan đến nội dung bài đọc.

* Củng cố dặn dò (3p)

- Hãy chia sẻ cảm nhận của em sau giờ học.

(hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).

- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi, động viên HS.

+ Em có xinh không?: Cuối cùng, voi em nhận thấy bản thân xinh nhất khi là chính mình.

+ Cầu thủ dự bị: Theo cách hiểu của gấu, cầu thủ dự bị là người chơi được cho cả hai đội.

+ Cô giáo lớp em: Dạng câu hỏi mở. Có thể trả lời, VD: Em thích khổ thơ thứ hai vì khổ thơ này tả một khung cảnh rất đẹp.

+ Cái trống trường em: Trong những ngày hè, trống trường buồn vì nhớ các bạn học sinh.

- Dưới lớp lắng nghe, góp ý cho bạn.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS thực hành.

- HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC (NẾU CÓ)

………

………

___________________________________________

Toán

BÀI 27: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC