• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
64
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 8 Ngày soạn: 22/10/2021

Ngày dạy: Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2020 Hoạt động trải nghiệm

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

BÀI 8: NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG MINH I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT

- Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.

- Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...

- Quan tâm và thể hiện được hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên:

- Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...

- Văn nghệ: tiết mục với nội dung hát, múa vể mái trường, thầy cô, bạn bè.

Học sinh: Văn nghệ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’)

- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.

- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

2. Sinh hoạt dưới cờ: Nghe chia sẻ về chủ đề “ Người tiêu dùng thông minh” (15 - 16’)

* Khởi động:

- GV yêu cầu HS khởi động hát - GV dẫn dắt vào hoạt động.

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS hát.

- HS lắng nghe

(2)

- GV cho HS giao lưu với khách mời

“Người tiêu dung thông minh”

- Giao lưu:

+ Trên tay chú có gì?

+ Tác dụng con heo này để làm gì?

*Tổng kết, dặn dò (2- 3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề

- HS theo dõi

- HS thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe

IV.Điều chỉnh sau tiết dạy:

...

...

...

Toán

Tiết 37 - Bài 24: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách giải và trình bày bài giải Bài toán về nhiều hơn. Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng.

- Phát triển năng lực Toán học; năng lực sử dụng công cụ và phương tiện Toán học.

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Máy tính, máy chiếu, phấn màu, phiếu bài tập

(3)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

HĐ của Gv HĐ của Hs

Tiết 2

1. Hoạt động mở đầu (5-7 phút)

- HS thực hành với đồ vật thật ; chia sẻ các tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày nảy sinh nhu cầu thực hiện Bài toán về nhiều hơn.

- GV nhận xét phần thực hành của HS.

- Dẫn vào bài mới: Tiết học trước các con đã được học bài toán về nhiều hơn. Trong bài học hôm nay, cô và các con sẽ học tiếp bài 24: Bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ ( tiếp theo) Tiết 2

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (7-10 phút)

- GV trình chiếu bài toán.

- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa , GV nêu bài toán.

Bài toán: Tổ Hai có 5 bông hoa, tổ Bốn có ít hơn tổ Hai 1 bông hoa. Hỏi tổ Bốn có mấy bông hoa?

- Yêu cầu HS nói cho bạn nghe:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV hướng dẫn tóm tắt bài toán (như SGK)

- Yêu cầu HS thảo luận nêu phép tính trả lời câu hỏi của bài toán.

+ Tổ Bốn có ít hơn tổ Hai 1 bông. Muốn tìm số bông hoa của tổ Bốn ta làm phép tính gì?

- HS thực hành theo HD của GV:

+ HS A lấy ra 10 que tính đố học sinh B lấy được nhiều hơn số que tính mình lấy là 3 que tính.

+ Mời một bạn đặt lời bài toán về nhiều hơn theo thao tác lấy que tính của hai bạn.

+ Nêu phép tính để tìm số que tính của bạn B.

- HS nhận xét - HS theo dõi

- HS quan sát

- HS đọc lại bài toán ( 2 HS)

- HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi.

+ Tổ Hai có 5 bông hoa, tổ Bốn có ít hơn tổ Hai 1 bông hoa

+ Hỏi tổ Bốn có bao nhiêu bông hoa?

- HS đọc tóm tắt.

- HS thảo luận nhóm đôi tìm phép tính trả lời câu hỏi của bài toán.

+ Ta làm phép tính trừ. Lấy số bông hoa của tổ Hai trừ đi 1 thì ra số bông hoa của tổ Bốn.

- HS trình bày miệng phép tính và giải thích cách làm (Đại diện 2 nhóm).

- HS đọc lại bài giải trên bảng.

(4)

- GV hướng dẫn cách trình bày lời giải - GV chốt cách giải bài toán.

Tìm số bông hoa của tổ Bốn bằng cách lấy số bông hoa của tổ Hai (6 bông) trừ đi phần ít hơn (1bông)

- Đây là bài toán về ít hơn. (Làm phép trừ) 3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10- 15 phút)

Bài 3/48

- Yêu cầu HS đọc BT ( 2 HS)

- HS trong nhóm đôi nói cho bạn nghe.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV nêu tóm tắt bài toán.

- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.

- Mời HS trình bày bài giải

- GV cho HS giao lưu

+ Vì sao tìm số quyển sách ở ngăn thứ hai con lại làm phép trừ?

- GV nhận xét nêu kết luận: Đây là bài toán về ít hơn ( Làm phép tính trừ)

Bài 4/48

- GV trình chiếu bài tập 4.

- Con hãy nói cho bạn cùng bàn của mình nghe xem

Bài giải

Tổ Bốn có số bông hoa là:

5 - 1 = 4 (bông)

Đáp số: 4 bông hoa - HS lắng nghe.

- HS đọc bài toán.

- HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi.

+BT cho biết: Ngăn thứ nhất có 9 quyển sách, ngăn thứ hai ít hơn ngăn thứ nhất 4 quyển sách.

+ BT hỏi: Hỏi ngăn thứ hai có bao nhiêu quyển sách?

- HS đọc tóm tắt ( 2 HS)

- HS thảo luận nhóm đôi chọn số và phép tính thích hợp cho các ô các ô đặt trong phần phép tính giải và đáp số.

- Đại diện nhóm lên trình bày.

(Nhóm tớ vừa tb xong có bạn nào thắc mắc gì không?)

HSNX: Tớ thấy nhóm bạn làm bài đúng rồi.

HSTL: Vì Ngăn thứ hai có ít hơn ngăn thứ nhất 4 quyển sách nên tìm số sách ở ngăn thứ hai ta lấy số sách ở ngăn thứ nhất trừ đi 4.

- HS lắng nghe - HS đọc bài toán.

- HS phân tích bài toán theo câu hỏi , nói cho nhau nghe trong nhóm đôi phần tóm tắt.

(5)

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Nêu tóm tắt bài toán dựa vào tóm tắt còn thiếu trong SGK

- GV: Các con hãy suy nghĩ, xác định phép tính phù hợp để điền vào phần bài giải trong phiếu bài tập.

- Y/c HS đọc bài làm của mình.

+ Vì sao con lại lấy 16 – 9 ?.

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?

- GV chốt: Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán ít hơn. Với dạng toán này các con lấy số lớn trừ đi phần ít hơn để được số bé.

4. Hoạt động vận dụng( 3-5 phút)

- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến bài toán về ít hơn.

- GV hỏi HS: Hôm nay, các em học bài học gì?

- Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ Bài toán về ít hơn, hôm sau chia sẻ với các bạn.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau Luyện tập

- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.

+ Tóm tắt (2 nhóm)

- HS suy nghĩ tự điền phép tính vào vở.

- HS nêu miệng bài giải

+ Vì Dũng ít hơn Nam 9 tuổi nên con lấy

16 – 9

- HS nhận xét bài bạn

HSTL: Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.

- HS nghe và ghi nhớ.

- HS nêu một BT về ít hơn.

- HS nêu : Bài toán về ít hơn.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC (NẾU CÓ)

………

………

Tiếng việt

Tiết 4: NÓI VÀ NGHE: HỌA MI, VẸT VÀ QUẠ I. Yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Họa mi, vẹt và quạ.

- Kể lại được câu chuyện dựa vào tranh.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

(6)

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Kể chuyện Họa mi, vẹt và quạ.

- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:

+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?

+ Trong tranh có những ai?

+ Mọi người đang làm gì?

- Theo em, họa mi muốn nói gì với các bạn? Ý kiến của vẹt thế nào?

- Tổ chức cho HS kể lại câu chuyện.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- Nhận xét, động viên HS.

3. Luyện tập

* Hoạt động 2: Cảm xúc của em sau khi đọc câu chuyện

- GV mời 2 HS xung phong kể lại câu

- 1-2 HS chia sẻ.

- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.

- 1-2 HS trả lời.

- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.

- Cả lớp nhận xét.

(7)

chuyện trước lớp (mỗi em kể 2 đoạn – kể nối tiếp đến hết câu chuyện).

- GV động viên, khen ngợi.

- GV nêu câu hỏi: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.

- Nhận xét, khen ngợi HS.

4. Vận dụng:

- GV hướng dẫn HS kể cho người thân nghe câu chuyện Họa mi, vẹt và quạ.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- Hôm nay em học bài gì?

- GV giúp HS tóm tắt những nội dung chính trong bài học và tự đánh giá những điều mình đã làm được sau bài học.

- GV nhận xét giờ học.

- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

...

...

Tiếng Việt

Bài 16: Khi trang sách mở ra Tiết 1+ 2: Đọc - Khi trang sách mở ra I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng, trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài thơ với giọng vui vẻ, háo hức.

(8)

HS hiểu rõ hõn về ý nghĩa bài,hình thành kiến thức, rèn kĩ nãng đọc sách và nói về một cuốn sách.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ: phát âm đúng các tiếng dễ đọc sai, dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương (trang sách, xích lại,....). Ngắt nghỉ hơi đúng, ngắt hơi sau mỗi dòng thơ, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ. Nêu được ý hiểu về nghĩa của 1 số từ ở phần từ ngữ. Nói được câu có chứa 1 từ vừa hiểu nghĩa (cỏ dại, thứ đến,

…). Biết nói câu giới thiệu về một cuốn sách.

- Phát triển phẩm chất nhân ái (Biết trân trọng, yêu thương và quý mến trường lớp, thầy cô, bạn bè; cảm nhận được niềm vui khi đến trường), yêu nước (tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống), chăm chỉ (Bồi dưỡng tình yêu với sách, với việc đọc sách, có thói quen đọc sách) và trách nhiệm (có khả năng làm việc nhóm).

II. CHUẨN BỊ 1. GV:

- Tranh minh hoạ trong SHS phần Khởi động khổ lớn để dán hoặc chiếu lên bảng.

Các thẻ chữ ở câu hỏi 3 phần tìm hiểu bài.

- Máy tính, máy chiếu; slide tranh minh họa.

2. HS: SGK, VBT, giấy màu.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (3p)

- GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi, sau đó trình bày trươc lớp theo 2 yêu cầu:

+ Nói tên những cuốn sách mà em đã đọc.

+ Giới thiệu về cuốn sách em thích nhất.

- GV giới thiệu bài mới: Sách mang lại cho chúng ta rất nhiều điều thú vị. Bài thơ Khi trang sách mở ra sẽ cho chúng ta thấy điều đó.

- GV ghi tên bài: Khi trang sách mở ra 2. Hình thành kiến thức mới (10p) HĐ 1 : Đọc văn bản (25-27p)

a. GV đọc mẫu.

- GV đọc mẫu toàn bài đọc. Chú ý đọc với giọng vui vẻ, háo hức, ngắt nghỉ hơi đúng, ngắt hơi sau mỗi dòng thơ , dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ.

b. HS luyện đọc từng khổ thơ, kết hợp đọc từ khó và giải nghĩa từ.

- HS nêu và nói về điều thú vị của bài học trước: Cuốn sách của em.

- HS trao đổi cặp đôi.

- Một số HS chia sẻ trước lớp.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS nhắc lại, mở vở ghi tên bài.

- HS chú ý lắng nghe và đọc thầm theo.

(9)

- GV hỏi: Bài thơ gồm mấy khổ khơ?

- HDHS đọc nối tiếp từng khổ thơ (lần 1)

- GV mời HS nêu một số từ khó phát âm do ảnh hưởng của địa phương.

- GV viết bảng từ khó mà HS nêu và tổ chức cho HS luyện đọc.

- HDHS đọc nối tiếp từng khổ thơ (lần 2) - GV hỏi: Trong bài thơ có từ ngữ nào em chưa hiểu nghĩa?

(GV giúp HS hiểu nghĩa nếu HS còn lúng túng).

 GV mở rộng: Em hãy đặt 1 câu có từ xích lại.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp bài đọc để HS biết cách luyện đọc theo nhóm

c. HS luyện đọc trong nhóm

- Tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm 4.

- Tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp từng khổ thơ giữa các nhóm.

- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV và HS nhận xét phần thi đọc của các nhóm

- GV mời 1 HS đọc toàn bộ bài thơ.

- GV đánh giá, biểu dương.

d. Đọc toàn bài

- GV cho HS tự luyện đọc toàn bộ bài thơ.

- GV gọi 2, 3 HS đọc toàn bộ bài.

- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập sang tiết 2 Tiết 2

- HS trả lời: Bài thơ gồm 4 khổ khơ.

- Từng tốp 4 HS đọc nối tiếp theo khổ thơ (2 lượt) và sửa lỗi phát âm.

- HS nêu như trang sách, xích lại…

- HS luyện phát âm từ khó (đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh).

- 4 HS đọc nối tiếp (lần 2). HS khác góp ý cách đọc.

- HS đọc phần từ ngữ, nêu từ cần giải nghĩa.

- HS khác giải nghĩa.(VD:

+ cỏ dại: cỏ mọc lên tự nhiên.

+ thứ dến: tiếp theo.

- 2 – 3 HS đặt câu.

- HS chú ý.

- HS đọc nối tiếp (lần 3)

- HS luyện đọc trong nhóm và góp ý cho nhau.

- 2 – 3 nhóm thi đọc.

- HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt nhất.

- 1 HS đọc toàn bộ bài thơ.

- HS chú ý.

- Cả lớp đọc thầm cả bài.

- 2, 3 HS đọc toàn bài/ HS khác theo dõi.

(10)

HĐ2: Đọc hiểu (12p)

*Câu 1. Sắp xếp các sự vật theo thứ tự được nhắc đến trong khổ thơ đầu

- GV mời HS đọc câu hỏi.

- GV tổ chức cho HS trao đổi cặp đôi.

- GV hướng dẫn HS đọc khổ thơ đầu tiên để tìm câu trả lời.

- GV mời 2 – 3 HS đại diện trả lời câu hỏi.

- GV và cả lớp thống nhất câu trả lời.

*Câu 2, câu 3

- Gọi HS đọc câu hỏi 2, câu 3.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại ba khổ thơ cuối để tìm câu trả lời.

- GV tổ chức thảo luận nhóm bốn và hoàn thành các câu trả lời vào phiếu thảo luận nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm gặp khó khãn, lýu ý rèn cách trả lời.

- 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.

- HS làm việc theo cặp:

+ Từng em đọc khổ thơ thứ nhất, nêu ý kiến của mình, góp ý cho nhau.

- 2 – 3 HS đại diện trả lời: Thứ tự đúng: cỏ dại, cánh chim, trẻ con, người lớn.

- Dưới lớp nhận xét.

- 2 HS đọc nối tiếp 2 câu hỏi.

- Cả lớp đọc thầm lại ba khổ thơ cuối bài.

- HS làm việc nhóm, nhận phiếu, chia sẻ trong nhóm, viết kết quả vào phiếu nhóm:

PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM

Nhóm số:…

Câu 2. Ở khổ thơ thứ hai và thứ ba, bạn nhỏ thấy những gì trong trang sách?

Trong khổ thơ thứ 2, bạn nhỏ thấy biển, cánh buồm, rừng, gió.

Trong khổ thơ thứ 3, bạn nhỏ thấy lửa, ao, giấy.

Câu 3. Theo em, khổ thơ cuối ý nói gì?

(c) Trong trang sách có nhiều điều thú vị về cuộc sống.

- Đại diện một số nhóm báo cáo từng câu (kết hợp chỉ trên

(11)

- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả.

- GV chốt kết quả phiếu trên màn hình từng câu.

- GV nhận xét, biểu dương các nhóm.

- GV chốt lại ND bài đọc: Bài thơ thể hiện thông điệp: Sách mang đến cho ta bao điều kì diệu/thú vị và hấp dẫn.

GV nêu câu hỏi mở rộng, liên hệ:

+ Trong trang sách có nhiều điều thú vị về cuộc sống. Theo em, điều thú vị đó là gì?

- GV nhấn mạnh: Các em cần chăm chỉ đọc sách.

*Câu 4. Tìm những tiếng có vần giống nhau ở cuối mỗi dòng thơ.

- GV nêu yêu cầu:

+ Đọc lại các tiếng cuối mỗi dòng thơ.

+ Tìm các tiếng cùng vần.

+ Chọn phương án (viết ra bảng con).

- GV HS chia sẻ.

- GV và HS chốt đáp án.

-GV nhấn mạnh: Đây chính là đặc trưng về vần trong thơ ca.

3. Thực hành, vận dụng (15p) HĐ3: Luyện đọc lại

tranh minh họa). Nhóm khác nhận xét, góp ý, bố sung.

- HS chú ý.

- HS lắng nghe và ghi nhớ

- HS dựa và bài đọc, dựa vào vốn hiểu biết của mình, chia sẻ trước lớp về những điều thú vị mà sách mang lại.

- HS lắng nghe và ghi nhớ

- HS đọc thầm các tiếng cuối mỗi dòng thơ, tìm tiếng cùng vần.

- Lựa chọn phương án, viết ra bảng con.

- HS cùng giơ bảng.

- HS chia sẻ trước lớp.

- Cùng GV thống nhất đáp án:

Các tiếng cùng vần là: lại - dại, đâu - sâu, gì - đi.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS chú ý lắng nghe.

- 1 – 2 HS đọc lại. HS khác đọc thầm theo

- HS đọc lại

(12)

- GV đọc diễn cảm toàn bài thơ.

- Gọi 1 - 2 HS đọc to toàn bài đọc trước lớp.

- Yêu cầu từng HS tự luyện đọc toàn bài đọc.

- GV mời 2 - 3 HS đọc diễn cảm (bước đầu) khổ thơ đầu tiên.

* Học thuộc lòng:

- GV khuyến khích HS đọc thuộc lòng những câu thơ, khổ thơ hoặc cả bài thơ và về đọc cho người thân nghe.

- GV nhận xét, biểu dương.

HĐ4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Câu 1. Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ thứ hai hoặc thứ ba.

- GV tổ chức trò chơi : Ai nhanh hơn + GV nêu tên trò chơi.

+ GV phổ biến luật chơi : GV chia lớp thành các nhóm sáu. Các nhóm cùng đọc lại khổ thơ thứ hai và thứ ba, trao đổi. tìm và viết lên tờ phiếu nhóm từ ngữ chỉ sự vật.

Sau đó dán nhanh lên bảng. Nhóm nào thực hành đúng và nhanh hơn là đội thắng cuộc.

- GV cùng HS thống nhất đáp án.

- GV tổng kết trò chơi, khen ngợi HS.

- GV nhấn mạnh: Những từ các em vừa tìm được là những từ chỉ sự vật.

Câu 2. Đặt một câu về một cuốn truyện.

- GV mời HS đọc yêu cầu và câu mẫu.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm bốn, tự đặt câu và nói cho nhau nghe.

- GV mời một số HS chia sẻ câu văn trước lớp.

- GV sửa chữa lỗi về ngữ pháp, ngữ nghĩa

- 2 - 3 HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu tiên.

- HS lắng nghe, ghi nhớ để thực hiện

- HS lắng nghe.

- HS tích cực tham gia trò chơi.

- Dưới lớp theo dõi, bình chọn nhóm thắng cuộc.

Đáp án: Các sự vật trong khổ thơ 2 và 3 là: trang sách, biển, cánh buồm, rừng, gió, lửa, giấy, ao.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS đọc yêu cầu và câu mẫu.

- HS có thể đặt bất kì kiểu câu nào (câu giới thiệu, câu nêu đặc điểm,...), miễn là có liên quan đến một cuốn truyện. VD: Cuốn Truyện cổ tích Việt Nam là một cuốn sách hay.

- HS chia sẻ câu văn trước lớp.

- HS tự sửa sai (nếu có).

- HS lắng nghe và ghi nhớ thực hiện.

(13)

cho HS.

* Củng cố dặn dò (3p) - Nhận xét tiết học

- Nhắc nhở HS luôn có ý thức chăm chỉ đọc sách, báo.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài cho bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC (NẾU CÓ):

………

………

**********************************************

Ngày soạn: 22/10/2021

Ngày dạy: Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2021 Tiếng Việt

Bài 16: Khi trang sách mở ra Tiết 2: Đọc Khi trang sách mở ra

(Đã soạn ở thứ 2 ngày 25/10) Tiếng Việt

Bài 16: Khi trang sách mở ra

Tiết 3: Viết- Nghe – viết: Khi trang sách mở ra I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả “Khi trang sách mở ra” (2 khổ thơ cuối); trình bày đúng khổ thơ, biết viết hoa chữ đầu tên bài thơ và đầu các dòng thơ.

- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt 1/n hoặc các vần ăn/ ăng, ân/ âng.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ :

+ HS nêu được cần viết hoa chữ đầu tên bài thơ và đầu các dòng thơ, viết lùi vào 2 ô li tính từ lề vở, đặt đúng vị trí các dấu phẩy, dấu chấm….Từ đó nghe và viết chính xác bài chính tả vào vở ô ly.

+ HS phân biệt 1/n hoặc các vần ăn/ ăng, ân/ âng.

- Phát triển phẩm chất: phát triển phẩm chất trách nhiệm (Có ý thức viết bài cẩn thận, sạch sẽ và có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.)

II. CHUẨN BỊ

- GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài chính tả). Phiếu học tập cho bài tập chính tả.

- HS: Vở ô ly, vở BTTV

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (3p)

(14)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, Ai đúng”- điền từ còn thiếu hoàn thiện các câu thơ trong bài thơ “Khi trang sách mở ra”

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.

- GV kết nối, dẫn dắt vào bài mới 2. Hình thành kiến thức (12p) HĐ1: Hướng dẫn HS nghe – viết.

- GV nêu yêu cầu nghe – viết bài Khi trang sách mở ra (2 khổ thơ cuối).

- GV đọc đoạn chính tả (Lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai).

- Gọi HS đọc lại.

- GV HDHS tìm hiểu nhanh nội dung đoạn thơ:

Bạn nhỏ thấy gì trong trang sách?

- GV hướng dẫn HS nhận biết các hiện tượng chính tả:

+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?

+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?

GV chủ động đưa các chữ dễ viết sai nếu HS chưa phát hiện ra. VD: giấy, cháy, dạt dào, chân trời…

+ Yêu cầu HS viết nháp một số chữ dễ viết sai.

+ Khi viết đoạn thơ, cần viết như thế nào?

+ Trong đoạn thơ có những dấu câu nào?

- GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), mỗi dòng thơ đọc 2 – 3 lần để HS nghe – viết.

- GV đọc cho HS soát lỗi chính tả.

- HS tích cực tham gia trò chơi.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe và quan sát đoạn thơ trong SGK

- 2, 3 HS đọc lại bài.

- HS trả lời: Bạn nhỏ thấy trang sách có lửa mà không cháy giấy, ….

- HS trả lời:

+ Viết hoa tên bài, viết hoa chữ đầu mỗi dòng thơ.

+ HS phát hiện các chữ dễ viết sai.

+ HS viết nháp/bảng con một số chữ dễ viết sai.

+ Cách trình bày đoạn thơ:

lùi vào 2 ô li tính từ lề vở viết tên bài và các dòng thơ, cách 1 dòng giữa các khổ thơ.

+ Trong đoạn thơ có dấu chấm cuối mỗi khổ thơ.

- HS nghe GV đọc, viết bài vào vở

- HS nghe và soát lỗi:

+ Lần 1: HS nghe và soát lỗi, dùng bút mực bổ sung các dấu thanh, dấu câu (nếu

(15)

- GV nhận xét bài viết của HS.

3. Thực hành, luyện tập (10p)

HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả BT2. Viết tên 2 tác giả của những cuốn sách em đã đọc.

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- GVHDHS nắm vững yêu cầu bài.

- GV hướng dẫn HS thảo luận bài tập theo nhóm đôi. Ghi kết quả ra giấy nháp.

- GV lưu ý viết hoa tên riêng theo đúng quy định.

- GV yêu cầu một số HS viết đáp án trên bảng lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

*) Khi viết tên riêng là tên người, em cần viết như thế nào?

BT3. Chọn a hoặc b.

a. Chọn 1 hoặc n thay cho ô vuông.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”.

- GV chia lớp thành 3 đội chơi, chia bảng lớp thành 3 phần (dán sẵn nội dung bài tập chính tả) - GV nhận xét.

- GV thống nhất kết quả :

+ Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.

+ Hay học thì sang, hay làm thì có.

+ Lật từng trang từng trang/ Giấy trắng sờ mát rượi/ Thơm tho mùi giấy mới/ Nắn nót bàn tay xinh.

b. Chọn tiếng trong ngoặc đơn thay cho ô vuông

- GV hướng dẫn tương tự như phần a.

có).

+ Lần 2: HS đổi vở soát lỗi cho nhau, dùng bút chì gạch chân chữ viết sai (nếu có).

- HS chú ý lắng nghe.

- 2 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- HS chú ý.

- HS làm việc theo nhóm đôi: tìm và viết vào vở tên 2 tác giả bất kì.

- 3 HS trình bày đáp án.

VD: Tô Hoài, …

- HS trả lời: Cần viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- Mỗi đội cử 5 HS tham gia trò chơi; dưới lớp cỗ vũ, theo dõi.

- HS nhận xét, bình đội thắng cuộc.

- HS chia sẻ.

Đáp án: gắn bó, cố gắng, gắng sức; ánh nắng, uốn nắn, nắn nót; vần thơ, vầng trăng, vầng trán; vân gỗ, vâng lời, vân tay).

(16)

* Củng cố, dặn dò (3p)

- GV mời HS chia sẻ cảm nhận sau bài học - Nhận xét tiết học, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.

- HS chia sẻ cảm nhận sau bài học

- HS lắng nghe và ghi nhớ thực hiện.

ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC (NẾU CÓ) :

………

………

_____________________________

Toán

Bài 25: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Luyện tập: suy nghĩ tìm tòi lời giải và trình bày bài giải Bài toán có lời văn liên quan đến Bài toán về nhiều hơn và Bài toán về ít hơn.

- Phát triển năng lực toán học: Thông qua việc luyện tập các kiến thức và có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- Phát triển phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV: Lap top; màn hình máy chiếu; clip; slide minh họa Bộ ĐD học Toán 2.

1. HS: SGK, vở ô li, VBT, vở nháp III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Hoạt động khởi động (3 phút)

- HS chia sẻ các tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày có liên quan đến bài toán về nhiều hơn, Bài toán về ít hơn.

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét. Dẫn vào bài mới: Trong hai tiết học trước các con đã được học bài toán về nhiều hơn và bài toán về ít hơn. Tiết học hôm nay, cô và các con sẽ

- HS nêu bài toán đố bạn nêu được phép tính tìm kết quả trả lời cho câu hỏi của bài toán bạn đưa ra.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

(17)

học tiết Luyện tập để nắm vững cách làm các bài toán thuộc hai dạng toán này.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (20phút)

Bài 1/49

- Bây giờ các con chú ý lên bảng và đọc bài tập số 1. Cô mời một bạn đọc to.

- HS trong nhóm đôi nói cho bạn nghe.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV nêu tóm tắt bài toán.

- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.

- Mời HS trình bày bài giải - GV cho HS giao lưu

+ Để biết Tú có mấy con thú nhồi bông con lại làm phép cộng?

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng ta đã học?

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét nêu kết luận: Bài toán về nhiều hơn. Tìm số lớn = Số bé + phần hơn

Bài 2/49

- Yêu cầu HS đọc bài toán

- HS trong nhóm đôi nói cho bạn nghe.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- 1 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

- HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi.

+ BT cho biết Phương có 12 con thú nhồi bông, Tú có nhiều hơn Phương 3 con.

+ BT hỏi: Tú có mấy con thú nhồi bông?

- HS đọc tóm tắt

- HS thảo luận nhóm đôi chọn số và phép tính thích hợp cho các ô các ô đặt trong phần phép tính giải và đáp số.

- Đại diện nhóm lên trình bày.

(Nhóm tớ vừa tb xong có bạn nào thắc mắc gì không?)

HSNX: Tớ thấy nhóm bạn làm bài đúng rồi.

+ Vì Tú có nhiều hơn Phương 3 con thú nhồi bông nên con làm phép cộng.

+ Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn.

- HS nhận xét, nhắc lại - HS theo dõi

- 1 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

- HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi.

+ BT cho biết Huyền cắt được 17 bông hoa, Thủy cắt được ít hơn Huyền 9 bông.

+ BT hỏi: Thủy cắt được bao nhiêu bông hoa?

- HS đọc tóm tắt ( 2 HS)

- HS thảo luận nhóm đôi chọn số và phép tính thích hợp cho các ô các ô đặt trong phần phép tính giải và đáp số.

- Đại diện nhóm lên trình bày.

(18)

- GV nêu tóm tắt bài toán.

- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.

- Mời HS trình bày bài giải

- GV cho HS giao lưu: Hỏi nhau về cách làm bài giải.

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét nêu kết luận: Bài toán về ít hơn. Tìm số bé = Số lớn - phần ít hơn.

+ Bài toán được thực hiện bài giải theo mấy bước? Đó là những bước nào?

- GV chốt các bước trình bày bài giải:

Bước 1: Viết Bài giải Bước 2: Viết câu lời giải ( Dựa vào câu hỏi) Bước 3: Viết phép tính Bước 4: Viết Đáp số.

Bài 3/49

- GV chiếu bài toán.

- Cô mời một bạn đọc to cho cô đề bài.

- Con hãy nói cho bạn cùng bàn của mình nghe xem

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

+ Con hãy nhắc lại cách trình bày bài giải.

- GV: Các con hãy suy nghĩ, xác định phép tính phù hợp và giải bài toán vào trong vở của mình. GV y/c HS làm vở.

- GV chiếu bài làm của HS1 - Y/c HS đọc bài làm của mình.

HS hỏi bạn: Vì sao tìm số bông hoa Thủy cắt được bạn lại làm phép trừ?

HSTL: Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.

- HS nhận xét, nhắc lại - HS theo dõi

- HS nêu miệng.

- 2-3 HS nhắc lại các bước thực hiện.

- HS quan sát - HS đọc đề bài

- HS thực hiện theo yêu cầu

- 2 HS nêu lại

- HS suy nghĩ làm vở - HS quan sát

- HS đọc

+ Vì Tuấn có nhiều hơn Minh 10 bưu ảnh nên con lấy 24 + 10

- HS nhận xét - HS quan sát - HS đọc - HS nhận xét

- HS giơ tay nếu đúng.

- HS đổi vở kiểm tra bài làm của bạn.

- HS sửa nếu sai.

+ Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn.

(19)

+ Vì sao con lại lấy 24 + 10.

- Gọi HS nhận xét - GV chiếu bài HS 2 - Y/c HS đọc bài làm - Gọi HS nhận xét

- Bạn nào có đáp án giống bạn? Giơ tay cô xem.

- 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bạn giúp cô.

- Có bạn nào làm sai không?

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình đã được học?

- GV chốt: Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán nhiều hơn. Với dạng toán này các con nhớ làm phép tính cộng nhé.

3. Hoạt động vận dụng ( 10 phút) Bài 4/49

- Trình chiếu bài toán

- GV mời 1 bạn đọc cho cô đề bài.

- Hãy nói cho bạn bên cùng bàn nghe bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Các con hãy suy nghĩ và làm bài tập này vào phiếu bài tập của mình.

- GV chiếu 2 phiếu bài của HS.

- Y/C HS đọc bài làm của mình.

- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét

- Ai có bài làm giống bạn giơ tay cô xem.

- Bạn nào sai bài này?

- Cô đố bạn nào biết: Bài toán này thuộc dạng toán nào đã học?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt: Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán ít hơn. Với dạng toán

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS quan sát - HS đọc đề

- HS thực hiện yêu cầu - HS làm phiếu BT cá nhân - HS quan sát

- HS đọc bài làm - HS nhận xét

- HS giơ tay nếu đúng.

- HSTL: Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS trả lời - HS lắng nghe

(20)

này các con nhớ làm phép tính trừ nhé.

+ Hôm nay chúng mình học bài gì nhỉ?

+ Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

+ Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì?

* Củng cố dặn dò (3p) - GVx nhận xét tiết học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “ Luyện tập chung”

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC (NẾU CÓ):

………

………

_______________________________________

Hoạt động trải nghiệm (GD theo chủ đề) BÀI 8: QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Giúp HS nhận biết và ghi nhớ các hình ảnh trên đồng tiền Việt Nam đều gắn bó với văn hoá và con người Việt Nam. Rèn luyện khả năng quan sát.

- Vận dụng được những điều đã học thực hành sử dụng tiền để mua hàng hoá.

- Năng lực: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận cùng bạn để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Phẩm chất: Tạo cảm xúc vui vẻ cho HS khám phá chủ đề Qúy trọng đồng tiền.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Bộ thẻ Mệnh giá tiền Việt Nam.Một số đồ dùng (hoặc bao bì thực phẩm hoặc ảnh) kèm giá hàng, các thẻ ghi tiền, có ghi mệnh giá: 1 nghìn đồng, 2 nghìn đồng, 5 nghìn đồng, 10 nghìn đồng.

2. Học sinh: Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Mở đâu (5P):

- GV chiếu trên màn hình các đồng tiền Việt Nam.

-GV mời HS quan sát các đồng tiền và giới thiệu mệnh giá, đồng thời đề nghị HS nhận xét đặc điểm khác biệt của tờ tiền đó (màu sắc, chữ số, hình ảnh được

- HS quan sát.

- 2-3 HS trả lời.

(21)

in trên tờ tiền).

- GV chia lớp thành 2 nhóm sinh tham gia trò chơi “Ai nhanh ai đúng”

+ Cách chơi: GV đưa tờ tiền thật lên.

Nhóm nào nhận ra thì giơ tay, nói đúng mệnh giá đồng tiền nhanh nhất thì thắng.

Nhóm nào có số lần nói đúng mệnh giá đồng tiền nhiều nhất thì nhóm đó thắng cuộc.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Hình thành kiến thức mới: (10P)

*Hoạt động 1: Khám phá chủ đề Tìm hiểu về đồng tiền việt Nam . - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2. Mỗi nhóm chọn 1 tờ tiền để quan sát. GV giao nhiệm vụ:

- HS quan sát đồng tiền và mô tả các hình ảnh trên mặt trước và mặt sau tờ tiền đó (hình ảnh Bác Hồ, danh lam thắng cảnh,...).

- GV quan sát hổ trợ học sinh

- Mỗi nhóm phân công HS chuẩn bị trình bày những nhận xét của nhóm mình.

Kết luận:

- GV đề nghị HS đưa ra kết luận về những điểm giống nhau và khác nhau giữa các đồng tiền Việt Nam.

- GV chia sẻ về ý nghĩa những hình ảnh trên đồng tiền – giới thiệu về đất nước, cảnh đẹp Việt Nam, nhân vật lịch sử − lãnh tụ của nhân dân.

3. Luyện tập, thực hành: (15P) Hoạt động 2: Trò chơi Đi chợ.

- GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi : Đi chợ

- Sau trò chơi, HS chia sẻ cảm xúc và ấn tượng về trò chơi:

- HS chơi trò chơi.

- HS thực hiện đọc nối tiếp.

- HS thảo luận nhóm 2.

- HS trình bày

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và tham gia trò chơi.

- HS trả lời

- 2-3 HS trả lời.

(22)

+ Em đã mua được món đồ nào? Vì sao em chọn mua món đồ đó?

+ Em đã chi bao nhiêu tiền? Em tính tiền có nhầm lẫn gì không? Em có kiểm tra lại hàng khi mua không? Em để tiền ở đâu? Em có mang túi đi mua hàng không?

+ Nhận xét xem người bán, người mua có lịch sự không?

Kết luận: GV cùng HS đọc đoạn thơ:

“Nhờ công sức lao động Mới làm ra đồng tiền Em giữ gìn, quý trọng Học tiêu tiền thông minh!”

4. Vận dụng trải nghiện: (5P) Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

- Về nhà em hãy cùng bố mẹ, người thân quan sát, nhận xét, tìm hiểu thêm các tờ tiền Việt Nam khác.

- Về nhà em hãy xung phong đi chợ cùng người thân, xin phép được tự chọn một món đồ và tự tay trả tiền cho người bán hàng, kiểm tra món đồ sau khi mua.

- HS nhận xét.

- HS đọc nối tiếp.

- HS thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC (NẾU CÓ):

………

………

__________________________________

Ngày soạn: 23/10/2021

Ngày dạy: Thứ tư ngày 27 tháng 10 năm 2021 Tiếng Việt

Bài 16: Khi trang sách mở ra

Tiết 4: Luyện tập: Phát triển vốn từ chỉ đặc điểm I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Phát triển vốn từ chỉ đặc điểm (liên quan đến các đồ vật HS thường có hoặc

(23)

thường thấy ở trường, lớp). Đặt được câu nêu đặc điểm của đồ vật và biết cách sử dụng dấu chấm và dấu chấm hỏi.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ: HS nói được các đồ chỉ đặc điểm của mỗi đồ dùng học tập. Biết nói và vận dụng viết câu nêu đặc điểm của một số đồ dùng học tập.

- Phát triển phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ (tích cực tham gia các hoạt động học tập) và trách nhiệm (có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập).

II. CHUẨN BỊ 1. GV:

- Máy tính, máy chiếu; slide tranh minh họa (tranh minh hoạ nội dung bài tập).

- Phiếu học tập luyện tập về từ và câu.

2. HS:

- SHS; VBTTV, nháp, vở ô ly.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (3p)

- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát: Sách bút thân yêu.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức (15p) HĐ 1: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm . BT1. Chọn từ chỉ đặc điểm của mỗi đồ dùng học tập trong hình.

- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.

- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm bốn.

- GV tổ chức chữa bài trước lớp.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

- HS hát và vận động theo bài hát.

- HS chú ý lắng nghe.

- 2 HS nêu yêu cầu của bài tập.

Cả lớp đọc thầm.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS làm việc theo nhóm 4.

+ Quan sát tranh, xem tranh vẽ những đồ vật gì ?

+ Đọc các từ ngữ trong bài (thẳng tắp, trắng tinh, nhọn hoắt, tím ngắt).

+ Trao đổi với nhau để thống nhất các phương án.

- Đại diện nhóm trình bày trước lớp:

thước kẻ – thẳng tắp;

(24)

- GV nhấn mạnh: Mỗi một đồ dùng học tập đều có một đặc điểm và công dụng riêng.

Các em cần có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.

 Liên hệ: Em cần làm gì để giữ gìn đồ dùng học tập của mình?

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

3. Thực hành, vận dụng (10p)

BT2. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm.

- GV chiếu bài tập lên bảng, tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi.

- GV tổ chức chữa bài trước lớp.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng:

quyển vở – trắng tinh;

đầu bút chì – nhọn hoắt;

lọ mực – tím ngắt.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS chia sẻ về ý thức giữ gìn đồ dùng học tập của bản thân.

- HS chú ý

- HS làm việc nhóm đôi.

+ Đọc các từ ngữ trong các cột.

+ Trao đổi với nhau để thống nhất các phương án và hoàn thành phiếu bài tập :

PHIẾU BÀI TẬP Nhóm số:…

Câu 1: Chọn từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm.

A B

Bàn học của Bống

thơm phức mùi giấy mới

Cuốn ở

ngăn nắp, gọn gàng

Cục tẩy

nhỏ xíu như một viên kẹo

- Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Giải thích lí do của việc kết hợp.

(25)

+ Bàn học của Bống ngăn nắp, gọn gàng.

+ Cuốn vở thơm phức mùi giấy mới.

+ Cục tẩy nhỏ xíu như một viên kẹo.

-GV nhấn mạnh: Các câu mà các em vừa ghép được là các câu nêu đặc điểm.

- GV hỏi thêm: Em hãy nêu các từ chỉ đặc điểm có trong bài.

 Mở rộng: Hãy đặt một câu chỉ đặc điểm của một đồ dùng học tập của em.

BT3. Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi thay cho ô vuông.

- GV chiếu bài tập lên bảng cho HS theo dõi - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm và giao nhiệm vụ.

- GV tổ chức chữa bài trước lớp.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng:

Sách ơi thức dậy/Vở ơi học bài Ô kìa thước kẻ/Sao cứ nằm dài?

Lại còn anh bút/Trốn tít nơi đâu?

Nhanh dậy đi mau/Cùng em đến lớp.

Khắc sâu kiến thức:

+ Dấu chấm và dấu chấm hỏi được đặt ở vị trí nào trong câu?

+ Trong trường hợp nào em cần sử dụng dấu hỏi chấm?

- Cho HS đọc lại bài thơ.

- HS chú ý.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS nêu: thơm phức, ngăn nắp, gọn gàng, nhỏ xíu.

- 2, 3 HS thực hành đặt câu.

- HS làm việc nhóm với các nhiệm vụ:

+ Đọc bài thơ.

+ Trao đổi với nhau để thống nhất các phương án. Giải thích lí do của việc lựa chọn.

+ Đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét

- HS trả lời:

+ Dấu chấm và dấu chấm hỏi được đặt ở cuối câu.

+ Trong đoạn thơ, những câu nào là câu hỏi thì cần chọn dấu chấm hỏi thay cho ô vuông, những câu khác không phải là câu hỏi thì chọn dấu chấm.

- HS đọc lại bài thơ và chú ý ngắt nghỉ hơi đúng.

(26)

* Củng cố, dặn dò:(3p) - GV tóm tắt nội dung chính.

- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?

- GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS.

- Nhận xét tiết học, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau

- HS chia sẻ về những nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).

- HS lắng nghe và ghi nhớ thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC (NẾU CÓ):

………

………

____________________________________

Tiếng Việt

Bài 16: Khi trang sách mở ra

Tiết 5: Luyện viết đoạn. Viết đoạn văn tả đồ dùng học tập I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Phát triển vốn từ về đồ vật và đặc điểm của chúng. Viết được 3 – 4 câu tả một đồ dùng học tập.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ:

+ Dựa theo tranh và vốn trải nghiệm của bản thân để nói về tên đồ dùng học tập và đặc điểm của chúng. Từ đó hình thành ý tưởng viết.

+ Dựa vào ý tưởng đó, HS viết được 3 – 4 câu tả một đồ dùng học tập.

- Phát triển phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ (tích cực tham gia các hoạt động học tập) và trách nhiệm (Thêm yêu quý và có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập).

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu. Tranh minh họa bài tập.

- Một số đồ vật dùnghoc tập(vật thật, tranh ảnh).

2. Học sinh:

- SHS; VBT; nháp, vở ô ly.

- Một số đồ vật dùnghọc tập (vật thật, tranh ảnh).

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(27)

1. Hoạt động mở đầu (3p)

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Giải ô chữ”

(đố về những đồ dùng học tập):

Câu đố 1:

Cây suôn đuồn đuột/Trong ruột đen thui Con nít lui cui/Dẫm đầu đè xuống.

(Là cái gì?) Câu đố 2:

Mười hai tên đựng một hòm Thương cho đời chúng hao mòn mãi đi.

(Là cái gì?) Câu đố 3:

Đi học lóc cóc theo cùng Khi về lại bắt khom lưng cõng về.

(Là cái gì?) Câu đố 4:…..

(GV khuyến khích HS tham gia nêu câu đố) - GV dẫn dắt vào bài mới.

2.Hình thành kiến thức mới (15p)

HĐ 1: Kể tên các đồ dùng học tập của em.

- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- GV cho HS làm việc cặp đôi : trao đổi với bạn về những đồ dùng học tập của mình.

- GV tổ chức cho HS trình bày dưới hình thức thi kể tên các đồ dùng học tập.

- GV nhận xét, tuyên dương.

 Mở rộng, liên hệ:

- Mỗi đồ dùng học tập của em có đặc điểm gì ?

- Nêu công dụng của mỗi đồ dùng học tập đó.

- Trong các đồ dùng học tập đó, em thích đồ

- HS tham gia đố và giải đố về đồ dùng học tập.

+ Cái bút chì

+ Bút chì màu

+ Cái cặp sách

- HS chú ý.

- Hs nêu yêu cầu của bài.

- HS thực hành cặp đôi.

- HS lên bảng thi kể tên các đồ dùng học tập của mình (kết hợp với vật thật, tranh ảnh đã chuẩn bị).

- Dưới lớp theo dõi, góp ý cho bạn.

- HS chia sẻ trước lớp.

(28)

dùng học tập nào nhất. Vì sao em thích ? 3. Thực hành vận dụng (15p)

HĐ 2: Viết 3 - 4 câu tả về một đồ dùng học tập của em.

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- GV mời HS đọc phần gợi ý trong SGK.

- GV cho HS trao đổi theo từng câu hỏi gợi ý:

+ Em chọn tả đồ dùng học tập nào?

+ Nó có đặc điểm gì (hình dáng, màu sắc và kích thước…) ?

+ Nó giúp ích gì cho em trong học tập?

+Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng học tập đó?

…..

- GV gợi mở thêm:

+ Em có thích đồ dùng đó không?

+ Em giữ gìn đồ dùng đó như thế nào?

- Yêu cầu HS viết bài vào vở. GV lưu ý cho HS: Cần viết câu đủ hai bộ phận; viết hoa chữ cái đầu cầu; dùng dấu câu để kết thúc câu.

- GV mời một số HS trình bày bài làm trước lớp.

- HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý.

- HS hoạt động cặp đôi, cùng nói về đồ dùng học tập theo câu hỏi gợi ý. VD:

+ bút chì/ thước kẻ/lọ mực/

quyển vở/...

+ hình chữ nhật/ hình trụ thon dài/...; màu trắng nhạt xen những đường kẻ đỏ/ màu tím/

màu vàng/...

+ thước kẻ - giúp em viết thẳng hàng/ bút chì - giúp em vẽ những thứ mình thích/...

+ Em rất thích đồ dùng đó. Em thấy nó thật dễ thương/ Em thấy nó thật có ích/...

- Từng HS viết câu vào vở.

- Một số HS đọc bài trước lớp.

Dưới lớp nhận xét, góp ý. VD:

+ Tả cái gọt bút chì: Em chọn tả chiếc gọt bút chì của em. Nó có hình dáng giống như một chiếc ô tô đồ chơi. Lưỡi dao sắc bén gọt chì nhẹ nhàng mà không làm gãy ruột chì. Em rất thích chiếc gọt bút chì này. Nó không chỉ giúp em gọt chì mà còn là món đồ trang trí dễ

(29)

- GV nhận xét, sửa lỗi về từ và câu cho HS.

4. Định hướng học tập tiếp theo (3p) - Nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài sau.

thương trên bàn học của em.

+ Tả cái bút chì: Chiếc bút chì của em dài bằng một gang tay.

Thân bút tròn như chiếc đũa.

Vỏ ngoài của bút sơn màu xanh bóng loáng. Trên nền xanh ấy nổi bật hàng chữ vàng in lấp lánh. Em rất yêu chiếc bút chì của mình.

- HS tự sửa sai (nếu có).

- HS nhắc lại nội dung bài học.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC (NẾU CÓ)

………

………

________________________________

Thực hành Tiếng Việt

Luyện viết: Gửi Lời Chào Lớp Một

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phân biệt iên/yên; ui/uy; ng/

ngh; r/d/gi; dấu hỏi/dấu ngã.

- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả bài thơ gửi lời chào lớp 1.

- Phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề sáng tạo, Có ý thức viết đúng, viết đẹp; rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

(30)

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động chính:

- Hát

- Lắng nghe.

a. Hoạt động 1: Viết chính tả (12 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ.

- Giáo viên cho học sinh viết bảng con một số từ dễ sai trong bài viết.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả.

- 2 em đọc luân phiên, mỗi em đọc 1 lần, lớp đọc thầm.

- Học sinh viết bảng con.

- Học sinh viết bài.

Bài viết Lớp Một ơi! Lớp Một!

Đón em vào năm trước, Nay giờ phút chia tay, Gửi lời chào tiến bước!

Chào bảng đen cửa sổ, Chào chỗ ngồi thân quen.

Tất cả! Chào ở lại Đón các bạn nhỏ lên.

Chào cô giáo kính mến, Cô sẽ xa chúng em…

– Làm theo lời cô dạy, Cô sẽ luôn ở bên.

b. Hoạt động 2: Bài tập chính tả (12 phút):

(31)

Bài 1. Chọn từ trong ngoặc để điền vào từng chỗ trống cho phù hợp :

tàu ……… ……… khô

suy ……… ……… nghiệp

ý ………

chim ………

(Chọn từ: kiến, yến, thuỷ, củi, nghĩ, nghề)

Đáp án:

tàu thủy củi khô suy nghĩ nghề nghiệp

ý kiến chim yến

Bài 2. Điền r/d hoặc gi vào từng chỗ trống thích hợp :

khô ……áo thầy ……

áo ……o dự

rủi ……o

Đáp án:

khô ráo thầy giáo

do dự rủi ro

Bài 3. Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào từng chữ in đậm cho phù hợp :

rực rơ chuân bị lầm lân công trường

Đáp án:

rực rỏ chuẩn bị lầm lẫn cổng trường c. Hoạt động 3: Sửa bài (8 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày.

- Giáo viên nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động Vận dụng (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học.

- Các nhóm trình bày.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

(32)

- Nhắc nhở học sinh về viết lại những từ còn viết sai;

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC (NẾU CÓ):

………

………

____________________________

Toán

Bài 26: LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Luyện tập giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ và nhiều hơn, ít hơn. Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống thực tế.

- Phát triển các NL toán học:

+ Thông qua việc luyện tập chung các kiến thức nêu trên, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- Phát triển phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Laptop, bảng nhóm, ..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Tiết 1

1. Hoạt động mở đầu (3 phút)

- GV hướng dẫn HS làm việc cặp đôi thực hiện hoạt động “Lời mời chơi”, mời bạn nói về cách giải những bài toán đã học. VD :

+ Bạn hãy nêu các bước trình bày bài toán giải nhé?

+ Minh có 5 cái kẹo, Nam nhiều hơn Minh 2 cái kẹo. Đố bạn biết Nam có bao nhiêu cái kẹo?

-GV mời HS chia sẻ trước lớp.

- HS làm việc cặp đôi thực hiện hoạt động “Lời mời chơi”, mời bạn nói về cách giải những bài toán đã học.

- Các bước trình bày bài toán giải:

B 1: Viết Bài giải

B 2: Viết câu lời giải( Dựa vào câu hỏi) B 3: Viết phép tính

B 4: Viết đáp số.

- Nam có 7 cái kẹo.

- 2 cặp HS chia sẻ trước lớp. HS lắng nghe nhận xét bạn.

- HS ghi tên bài vào vở.

(33)

- GV kết hợp giới thiệu bài.

2. Hoạt dộng luyện tập, thực hành (29phút)

Bài 1/50:

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK và làm việc theo cặp đôi phân tích BT.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV gọi HS nêu tóm tắt bài toán.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi tiếp để lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.

- Mời HS trình bày bài giải.

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

- HS làm việc theo cặp đôi hỏi đáp lẫn nhau.

+ Bài toán cho biết Một rạp xiếc thú có 8 diễn viên thú, người ta vừa huấn luyện thêm được 5 diễn viên thú nữa.

+ Bài toán hỏi rạp xiếc đó có tất cả bao nhiêu diễn viên thú?

- 2 cặp HS hỏi đáp nêu tóm tắt bài toán.

- HS lắng nghe nhận xét bạn.

- HS làm việc theo cặp đôi ghi bài giải vào PBT.

Bài giải

Rạp xiếc đó có tất cả số diễn viên thú là:

8 + 5 = 13 (diễn viên)

Đáp số: 13 diễn viên thú.

- HS các nhóm báo cáo .

+ Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn.

- HS lắng nghe nhận xét nhóm bạn.

Bài 2/50:

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK và làm việc theo nhóm 4 phân tích bài toán và làm bài giải vào phiếu thảo luận nhóm.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

- HS làm việc theo nhóm 4 hỏi đáp lẫn nhau phân tích bài toán, nhóm trưởng cho các bạn thảo luận, thư ký viết bài giải vào phiếu.

+ Bài toán cho biết để sơn lại các phòng học, bác thợ sơn đã dùng 9 thùng sơn trắng và 8 thùng sơn vàng.

+ Bài toán hỏi bác thợ sơn đã dùng tất cả bao nhiêu thùng sơn?

Bài giải

Bác thợ sơn đã dùng tất cả số thùng sơn là:

(34)

- GV quan sát, giúp nhóm HS gặp khó khăn.

- GV gọi đại diện các nhóm nêu tóm tắt và giải bài toán.

- GV nhận xét, tuyên dương.

+ Em nào nêu được lời giải khác cho bài toán này?

- GV nhận xét, tuyên dương.

9 + 8 = 17 (thùng)

Đáp số: 17 thùng sơn - Đại diện các nhóm báo cáo.

- HS lắng nghe nhận xét nhóm bạn.

+ Số thùng sơn bác thợ sơn đã dùng tất cả là:

Bài 3/50:

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK/50 và phân tích bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Buổi chiều siêu thị bán được bao nhiêu thùng táo em làm phép tính nào?

- GV cho HS làm bài vào vở , 1 HS làm bảng lớp.

- GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

- GV chấm 5 vở chấm và nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?

+ Em nào nêu được lời giải khác cho bài toán này?

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4/51:

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK và làm việc theo cặp đôi phân tích bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

+ Bài toán cho biết Buổi sáng siêu thị bán được 30 thùng táo, buổi chiều siêu thị bán được nhiều hơn buổi sáng 10 thùng.

+ Bài toán hỏi buổi chiều siêu thị bán được bao nhiêu thùng táo?

- Phép tính cộng.

- HS làm bài vào vở , 1 HS làm bảng lớp.

Bài giải

Buổi chiều siêu thị bán được số thùng táo là:

30 + 10 = 40 (thùng)

Đáp số: 40 thùng táo.

- HS nhận xét bài làm của bạn.

+ Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn.

+ Số thùng táo buổi chiều siêu thị bán được là:

- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

- HS làm việc theo cặp đôi hỏi đáp lẫn nhau.

+ Bài toán cho biết mẹ mua cho Phú 12 chiếc bút bi, Phú đã dùng hết 6 chiếc.

+ Bài toán hỏi Phú còn lại bao nhiêu

(35)

+ Bài toán hỏi gì?

- GV gọi HS nêu tóm tắt bài toán.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi tiếp để lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.

- Mời HS trình bày bài giải.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 5/51:

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK và làm việc theo nhóm 4 phân tích bài toán và làm bài giải vào phiếu thảo luận nhóm.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV quan sát, giúp nhóm HS gặp khó khăn.

- GV gọi đại diện các nhóm nêu tóm tắt và giải bài toán.

- GV nhận xét, tuyên dương.

+ Em nào nêu được lời giải khác cho bài toán này?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV liên hệ GDHS tư thế khi ngồi học, viết bài để không bị cận thị.

Bài 6/51:

chiếc bút bi?

- 2 cặp HS hỏi đáp nêu tóm tắt bài toán.

- HS lắng nghe nhận xét bạn.

- HS làm việc theo cặp đôi ghi bài giải vào vở.

Bài giải

Phú còn lại số chiếc bút chì là:

12 - 6 = 6 ( chiếc) Đáp số: 6 chiếc bút chì - HS các nhóm báo cáo .

- HS lắng nghe nhận xét nhóm bạn.

- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

- HS làm việc theo nhóm 4 hỏi đáp lẫn nhau phân tích bài toán, nhóm trưởng cho các bạn thảo luận, thư ký viết bài giải vào phiếu.

+ Bài toán cho biết lớp 2C có 28 bạn, sau khi được bác sĩ kiểm tra thì có 5 bạn cận thị.

+ Bài toán hỏi lớp 2C có bao nhiêu bạn không bị cận thị?

Bài giải

Lớp 2C có số bạn không bị cận thị là:

28 - 5 = 23 ( bạn) Đáp số: 23 bạn - Đại diện các nhóm báo cáo.

- HS lắng nghe nhận xét nhóm bạn.

+Số bạn không bị cận thị lớp 2C có là:

- HS theo dõi

- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.

+ Bài toán cho biết trong cùng 1 tòa nhà, gia đình Khánh ở tầng 15, gia đình

(36)

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK/50 và phân tích bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+Để biết gia đình Vân ở tầng bao nhiêu em làm phép tính nào?

- GV cho HS làm bài vào vở , 1 HS làm bảng lớp.

- GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

- GV chấm 5 vở chấm và nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Hoạt động vận dụng (3p)

+ Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

+ Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “Em ôn lại những gì đã học ”

Vân ở vị trí thấp hơn gia đình Khánh 4 tầng.

+ Bài toán hỏi gia đình Vân ở tầng bao nhiêu?

- Phép tính trừ.

- HS làm bài vào vở , 1 HS làm bảng lớp.

Bài giải

Gia đình Vân ở tầng số:

15 - 4 = 11

Đáp số: Gia đình Vân ở tầng số 11 - HS nhận xét bài làm của bạn.

- Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.

- HS nêu câu trả lời

- HS theo dõi

* Củng cố - dặn dò(3p)

+ Bài học hôm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề,

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến phép trừ (có nhớ) trong

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế.. - Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng

- Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20, HS vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề,

Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi