• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân bố theo tuổi, giới và lý do vào viện

Trong tài liệu UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN (Trang 116-120)

Chương 4. BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu

4.1.1. Phân bố theo tuổi, giới và lý do vào viện

Chương 4

28,6%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi trung bình giữa nhóm HCC với nhóm viêm gan mạn hoặc xơ gan (p>0,05). Ở nhóm 70 bệnh nhân là người bình thường khỏe mạnh có tuổi trung bình: 43,9±13,5 tuổi; tuổi thấp nhất 20 tuổi, tuổi lớn nhất là 67 tuổi. Trong đó nhóm tuổi 56-70 chiếm tỷ lệ cao nhất (42,9%), có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bệnh nhân HCC với nhóm người bình thường độ tuổi từ 56-70 tuổi. Theo nghiên cứu của Toyoda H., và cộng sự cũng cho kết quả tương tự với nghiên cứu của chúng tôi, khi tác giả nghiên cứu trên 667 bệnh nhân ung thư gan nguyên phát, tuổi trung bình nhóm nghiên cứu 67,2±8,7 tuổi [137]. Ngoài ra theo nghiên cứu của Amoros R., và cộng sự thì tuổi trung bình 68,1 tuổi [138]. Nghiên cứu của Đậu Quang Liêu trên 45 bệnh nhân ung thư gan, nhóm tuổi mắc ung thư gan có tỉ lệ chiếm cao nhất từ 51-70 tuổi chiếm tỉ lệ 60%

[139]. Qua các nghiên cứu trên cho chúng ta thấy bệnh nhân ung thư gan thường có xu hướng tăng dần theo độ tuổi và đôi khi xảy ra ở những bệnh nhân trẻ tuổi. Vì vậy việc thăm khám, kiểm tra sức định kỳ bằng các phương tiện đơn giản như siêu âm, thực hiện các chỉ điểm khối u AFP, AFP-L3, DCP(PIVKA-II), HBsAg, anti HCV để sàng lọc ở những bệnh nhân trẻ tuổi giúp phát hiện sớm ung thư gan là rất cần thiết [140].

Phân bố về giới của nhóm bệnh nhân HCC trong nghiên cứu của chúng tôi, trong đó nam giới có 58 trường hợp, chiếm tỷ lệ 82,9%; nữ giới có 12 trường hợp, chiếm tỷ lệ 17,1%. Ở nhóm người bình thường có 52 trường hợp là nam, chiếm tỉ lệ 74,3%; nữ chiếm 25,7%. Ở nhóm viêm gan mạn hoặc xơ gan; nam giới có 62 trường hợp chiếm tỷ lệ 88,6%; nữ giới có 8 trường hợp chiếm tỉ lệ 11,4%, sự khác biệt về giới ở nhóm ung thư gan với nhóm người bình thường và nhóm bệnh nhân viêm gan mạn hoặc xơ gan không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Trong nhóm ung thư gan tỷ lệ nam:nữ là gần 5:1 và nhóm viêm gan mạn hoặc xơ gan; tỉ lệ nam:nữ là 7:1, sự khác biệt về giới ở bệnh

nhân nam bị ung thư gan và viêm gan mạn hoặc xơ gan so với nữ giới rất cao, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Theo nghiên cứu của Đậu Quang Liêu trên 45 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan, nam giới có đến 41 trường hợp, chiếm tỉ lệ 91,11%; nữ giới có 4 trường hợp chiếm tỉ lệ 8,89% [139].

Nghiên cứu của Đào Việt Hằng trên 130 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan có đến 107 nam, 23 nữ, chiếm tỉ lệ 82,3%; 18,7%. Theo nghiên cứu của Toyoda H., cộng sự và một số tác giả khác cũng cho kết quả tương tự, nam giới cao gấp 3 lần nữ giới, nam giới chiếm tỷ lệ 74,9%; nữ giới chiếm tỷ lệ 25,1% [137],[138]. Nguyên nhân nam giới bị ung thư gan chiếm tỷ lệ cao này có thể do tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ hơn nữ giới, như việc sử dụng nhiều rượu bia ở nam của người dân Việt Nam nhiều. Theo nghiên cứu của Lưu Bích Ngọc và cộng sự (2012) về tiêu dùng rượu bia Việt Nam trên 5200 người ở 12 tỉnh thành từ Hà Nội đến Bến Tre, kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 5.200 người có gần 60% đã từng sử dụng rượu bia. Tỷ lệ này ở nhóm nam giới là 86,8%; ở nhóm nữ giới chiếm tỷ lệ 31,6%. Tỷ lệ nam giới đã từng sử dụng rượu bia gấp hơn 2,5 lần ở nữ giới. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Hiền Vương và cộng sự (2013), khi nghiên cứu về sử dụng rượu tại 3 tỉnh của Việt Nam kết quả cho thấy lượng tiêu thụ rượu bia trung bình trong một năm là 12,44 lít cồn nguyên chất, trong đó nam giới tiêu thụ với mức 13,44 lít; nữ giới tiêu thụ 2,38 lít. Qua các nghiên cứu, việc sử dụng rượu bia ở nam nhiều gấp nhiều lần so với nữ giới và mức độ sử dụng là cao hơn so với một số nước trong khu vực. Nhiều tác giả chỉ ra rằng mức độ sử dụng rượu bia là yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ, viêm gan rượu, xơ gan và ung thư gan.

Hơn nữa nam giới có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B, viêm gan C cao hơn, hút thuốc lá nhiều hơn, hay chỉ số BMI ở nam cao hơn nữ, dự trữ sắt ở nam nhiều hơn ở nữ, từ những yếu tố trên sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư gan nên có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới [141],[142],[143].

Theo nhiều nghiên cứu trong nước và của nước ngoài, bệnh nhân thường có khối u gan đã lâu nhưng vì triệu chứng không rõ ràng và khối u thường diễn tiến âm thầm, lặng lẽ cho đến khi triệu chứng đã rõ, lúc đó bệnh nhân mới đi khám và điều trị, lúc đó kích thước khối u đã lớn, di căn hoặc có suy giảm chức năng gan kèm theo, tiên lượng bệnh rất nặng. Hiệu quả điều trị cho những bệnh nhân này rất thấp, thời gian sống của bệnh nhân ngắn lại. Ở biểu đồ 3.2 bệnh nhân vào viện với lý do “Đau hạ sườn phải“ chiếm tỷ lệ cao nhất 61,5%, tiếp đến là đau bụng chiếm tỷ lệ 22,9%; còn các lý do vào viện khác như vàng da, vàng mắt, nôn ra máu, sốt, đau thượng vị chiếm tỷ lệ thấp, chỉ có 1,4%. Nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Thái Doãn Kỳ, tỷ lệ nhập viện với lý do đau hạ sườn phải chiếm 79%, các triệu chứng cơ năng khác cũng khá thường gặp như mệt mỏi chiếm tỉ lệ 63,8%; sút cân chiếm tỉ lệ 54% [67]. Theo nghiên cứu của Đào Việt Hằng, lý do vào viện do đau hạ sườn phải chiếm tỷ lệ 22,3%; tình cờ đi khám phát hiện u gan chiếm tỷ lệ cao nhất 40,8% [116]. Theo Mai Trọng Quý, lý do khiến bệnh nhân vào viện với triệu chứng mệt mỏi chiếm tỷ lệ cao nhất 55,4%; đau tức vùng gan chiếm tỉ lệ 41,5%. Nghiên cứu của Đậu Quang Liêu (2017), lý do vào viện chính là đi khám sức khỏe phát hiện u gan chiếm tỷ lệ cao nhất (48,88%), tiếp đến đau hạ sườn phải chiếm tỉ lệ 46,67%; các lý do khác chiếm tỉ lệ ít hơn như gầy sút cân (40%), mệt mỏi chiếm tỉ lệ 44,44%; với lý do gan lớn để bệnh nhân nhập viện chiếm tỉ lệ thấp nhất 6,67% [139]. Mặt dù tỉ lệ giữa các nguyên nhân khiến bệnh nhân phát hiện ung thư gan của các tác giả so với nghiên cứu chúng tôi có khác nhau, nhưng sự khác biệt này không lớn, qua nghiên cứu các lý do vào viện của bệnh nhân bị HCC phản ánh một thực tế, bệnh ung thư biểu mô tế bào gan là một bệnh tiến triển thầm lặng, không có triệu chứng điển hình, thường hay dễ nhầm với các triệu chứng của các bệnh lý khác như bệnh lý gan mạn tính. Vì vậy để tăng cường phát hiện sớm bệnh

lý ung thư gan, mỗi nhân viên y tế cần tư vấn bệnh nhân việc kiểm tra định kỳ ở những người có yếu tố nguy cơ cao như viêm gan mạn hoặc xơ gan cần được quan tâm nhiều hơn và bản thân bệnh nhân tuân thủ và thực hiện tốt việc kiểm tra sức khỏe định kỳ của mình, thực hiện định kỳ 3, 6 tháng hay một năm/lần để phát hiện sớm u gan, ung thư gan [136].

4.1.2. Đặc điểm khối u gan và phân bố bệnh nhân ở các phương pháp

Trong tài liệu UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN (Trang 116-120)