• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Kiến thức:

- Từ thực hiện phép cộng có nhớ, có tổng bằng 100.

2. Kỹ năng:

-Vận dụng phép cộng có tổng bằng 100 khi làm tính hoặc giải toán.

3. Thái độ:

- Tính cẩn thận, tỉ mỉ II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Que tính, bảng cài.

- HS: SGK. Vở bài tập..

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.Kiểm tra bài cũ: (5’) - Gọi học sinh tính nhẩm:

40 + 20 + 10,

50 + 10 + 30, 10 + 30 + 40.

- 3hs lên bảng làm.

- GV nhận xét.

B. Bài mới: (30’)

* Giới thiệu bài.

- Yêu cầu học sinh nhận xét về số các chữ số trong kết quả của các phép tính của phần kiểm tra bài cũ.

- Nêu: Hôm nay chúng ta sẽ học những phép tính mà kết quả của nó được ghi bởi 3 chữ số đó là: Phép cộng có tổng bằng 100.

Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 83+17.

- Nêu bài toán: có 83 que tính, thêm 17 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?

- Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?

- Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện phép tính. Yêu cầu cả lớp làm ra nháp.

- Hỏi: Em đặt tính như thế nào?

- Nêu cách thực hiện phép tính.

- Yêu cầu học sinh nhắc lại.

* Hoạt động 2: Luyện tập.

Bài 1: Gọi HS đọc đề bài.

- GV gọi HS lên bảng chữa bài.

- Nhận xét.

Bài 2: Tính nhẩm.

- GV hướng dẫn mẫu - Cho HS làm nhóm.

Bài 3: Điền số.

- Các nhóm thi điền số nhanh.

- Hs lắng nghe.

- Nghe và phân tích đề toán.

- Ta thực hiện phép tính cộng 83 + 17.

83 + 17 100

- Viết 83 rồi viết 17 dưới 83 sao cho 7 thẳng cột với 3, 1 thẳng 8. Viết dấu + và kẻ gạch ngang.

- Cộng từ phải sang trái: 3 cộng 7 bằng 10 viết 0 nhớ 1. 8 cộng 1 bằng 9, 9 thêm 1 bằng 10. Vậy 83 cộng 17 bằng 100.

- 2 Hs nhắc lại.

-1 học sinh đọc y/c.

99 1 100

75 25 100

64 36 100

48 52 100

- Hoạt động nhóm 2 bạn

- HS theo dõi.

+ Bạn nêu – bạn trả lời.

60 + 40 = 100 90 + 10 = 100 80 + 20 = 100 50 + 50 = 100 30 + 70 = 100

- HS làm bảng nhóm.

- GV nhận xét.

Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- GV nhận xét chung bài làm của HS

C. Củng cố - Dặn dò : (5’) - Hôm nay học bài gì?

- Nhận xét tiết học.

- Chia làm 3 nhóm.

- Nhóm nào điền đúng, nhanh sẽ thắng.

- HS tóm tắt đề bài và giải.

Tóm tắt:

Sáng Chiều

Bài giải

Buổi chiều bán được là:

85 + 15 = 100 (kg) Đáp số: 100kg.

- Phép cộng có tổng bằng 100.

- Lắng nghe.

---Tập làm văn

TIẾT 8: MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ. KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Biết trả lời câu hỏi về thầy giáo lớp 1.

2. Kỹ năng:

- Dựa vào các câu trả lời, viết được một đoạn văn 4, 5 câu về thầy cô.

3. Thái độ:

- Thái độ ứng xử có văn hoá.

* QTE: Quyền được tham gia nói lời mời nhờ yêu cầu đề nghị, kể về thầy cô -Bổn phận: Kinh trọng biết ơn thầy cô giáo. ( Bài 1)

*KNS: ( Bài 1,2,3)

- Giao tiếp cởi mở,tự tin trong giao tiếp,biết lắng nghe ý kiến người khác.

- Hợp tác,ra quyết định ,tự nhận thức về bản thân - Lắng nghe phản hồi tích cực.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ viết câu nói theo các tình huống nêu ở bài tập 1.

- HS:VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.Kiểm tra bài cũ:( 5’)

- Gọi học sinh lên bảng, yêu cầu đọc thời khoá biểu ngày hôm sau.

- Hỏi: Ngày mai có mấy tiết? Đó là

-2 hs trả lời.

- HS nhận xét.

những tiết gì? Em cần mang những sách gì?

- GV nhận xét.

B.Bài mới: (30’)

*Giới thiệu bài:

*Dạy bài mới:

* Hướng dẫn làm bài tập.

Bài 1:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Gọi 1 học sinh đọc tình huống a.

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và nói lời mời.

- Nêu: Khi đón bạn đến nhà chơi, hoặc đón khách đến nhà các con cần mời chào sao cho thân mật, tỏ rõ lòng hiếu khách của mình.

- Yêu cầu: Hãy nhớ lại cách nói lời chào khi gặp mặt bạn bè. Sau đó cùng bạn bên cạnh đóng vai theo tình huống, một bạn đến chơi và một bạn là chủ nhà.

- Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.

* QTE: Quyền được tham gia nói lời mời nhờ yêu cầu đề nghị, kể về thầy cô Bổn phận: Kính trọng biết ơn thầy cô giáo

Bài 2:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Treo bảng phụ và lần lượt hỏi từng câu cho học sinh trả lời. Mỗi câu hỏi cho càng nhiều học sinh trả lời.

- Nhận xét câu trả lời của học sinh.

Khuyến khích các em nói nhiều, chân thực về cô giáo.

Bài 3:

- Yêu cầu học sinh viết các câu trả lời bài 3 vào vở. Chú ý viết liền mạch.

- Lắng nghe.

- Hs đọc y/c của bài.

- Bạn đến thăm nhà em.Em mở cửa mời bạn vào chơi.

- Học sinh đóng cặp đôi với bạn bên cạnh sau đó một số nhóm lên trình bày.(

KN giao tiếp, hợp tác )

+Chào bạn!mời bạn vào nhà tớ chơi.

+A ,Hoa à,cậu vào đi...

- Hs tiến hành tương tự

- Hs đọc.

- Tiếp nối nhau trả lời từng câu hỏi trong bài.

- HS làm bài vào vở.

a) Cô giáo lớp của em tên là…

b) Tình cảm của cô đối với chúng em..

c) Em nhớ nhất ở cô…

d) Em rất yêu quý và biết ơn cô đã dạy dỗ và dìu dắt chúng em.

- Hs lắng nghe, nhận xét ( kĩ năng ra quyết định )

- Viết bài sau đó 4 em đọc bài trước lớp cho cả lớp nhận xét.

* GDKNS: Khi có việc gì, em muốn mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị bạn thì em sẽ nói thế nào để thể hiện tính lịch sự?

C. Củng cố - dặn dò: (5’) - Hôm nay học bài gì?

- Nhận xét tiết học.

- Hs trả lời.

- Hs trả lời.

- Hs lắng nghe.

---SINH HOẠT TUẦN 8

I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh thấy được ưu nhược điểm của bản thân lớp trong tuần vừa qua rồi có phương hướng cho tuần tới.

- Hs nắm được nhiệm vụ của bản thân trong tuần.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV, HS : Sổ ghi chép, sổ theo dõi hoạt động của HS.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP A.Hát tập thể

B.Đánh giá thực hiện nhiệm vụ tuần 8

1. Sinh hoạt trong tổ: Tổ trưởng nhận xét tình hình học tập, lao động trong tổ 2. Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp: Lớp phó nhận xét việc học tập của HS, chuẩn bị đồ dùng sinh trong lớp...

3. Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp: lớp phó lao động nhận xét việc thực hiện dọn vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường của các tổ. Đôn đốc các bạn tích cực lao động....

4. Lớp trưởng báo cáo tình hình học tập của lớp: học tập, chuẩn bị đồ dùng, nói chuyện và làm việc riêng, đi học muộn, không đội mũ bảo hiểm...

5. Ý kiến của cô giáo chủ nhiệm:

*Ưu điểm:

+ Nề nếp: giờ giấc, đi học đều, mặc đồng phục,đội mũ bảo hiểm, truy bài...

+ Học tập: chuẩn bị bài cũ, bài mới, chuẩn bị đồ dùng học tập, tích cực tham gia phát biểu ý kiến....

+ Lao động: lớp học và sân trường, nhà vệ sinh....

+ Thể dục: thực hiện tốt.

C. Triển khai nhiệm vụ trọng tâm tuần 9

- Nề nếp: Đi học đều, mặc đồng phục đúng ngày quy định,đội mũ bảo hiểm đầy đủ, truy bài đầu giờ tốt....

- Học tập: Làm bài tập đầy đủ trước khi đên lớp, hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài, chuẩn bị bài mới tốt...

- Lao động, vệ sinh lớp học cũng như sân trường sạch sẽ, nhanh nhẹn hơn.

- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 - Tiếp tục quyên góp truyện để trưng bày tủ sách lớp học.

D.Dạy an toàn giao thông

ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết những nơi an toàn khi đi bộ trên đường và khi qua đường.

-Nhận biết vạch đi bộ qua đường là lối đi an toàn dành cho người đi bộ khi qua đường.

2. Kĩ năng

-Biết động cơ và tiếng còi của ôtô, xe máy.

-Khi đi bộ trên đường phố phải nắm tay người lớn.quan sát` hướng đi của các loại xe.

3.Thái độ

- Chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Đèn báo hiệu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Khởi động.

-Hát . (1p) 2.Bài mới.

*Giới thiệu bài.

* Hoạt động 1 :Quan sát đường phố.

(10p)

-Hs quan sát lắng nghe, phân biệt âm thanh của động cơ, của tiếng còi ô tô, xe máy.

- Nhận biết hướng đi của các loại xe.

- Xác định những nơi an toàn để không đi bộ,và khi qua đường.

- Hs hát.

-Hs lắng nghe.

- Hs quan sát.

- Hs trả lời.

+ chia lớp thành 3 hoặc 4 nhóm yêu cầu các em nắm tay nhau đi đến địa điểm đã chọn, hs quan sát đường phố nếu không có GV gợi ý cho hs nhớ lại đoạn đường gần nơi các em hàng ngày qua lại.

GV hỏi : Đường phố rộng hay hẹp?

-Đường phố có vỉa hè không?

-Em thấy người đi bộ ở đâu ? -Các loại xe chạy ở đâu ?

-Em có nhìn thấy đèn tín hiệu, vạch đi bộ qua đường nào không ?

- Gv chốt:

+ Khi đi bộ một mình trên đường phố phải đi cùng với người lớn.

+ Phải nắm tay người lớnkhi qua đường + Nếu vỉa hè có vật cản không đi qua thì người đi bộ có thể đi xuống lòng đường, nhưng cần đi sát vỉa hè nhờ người lớn dắt qua khu vực đó.

- không chơi đùa dưới lòng đường.

Hoạt động 2 : Thực hành đi qua đường (.7p)

Chia nhóm đóng vai : một em đóng vai người lớn, một em đóng vai trẻ em dắt tay qua đường.

- Chomột vài cặp lần lượt qua

đường,các em khác nhận xét có nhìn tín hiệu đèn không, cách cầm tay, cách đi

….

-GV : Chúng ta cần làm đúng những quy định khi qua đường.

- Nhìn tín hiệu đèn

- Nơi có vạch đi bộ qua đường.

- Đi xuống đường quan sát

- Chú ý quan sát hướng đi của động cơ.

-Hs làm việc nhóm 4.

-Hs trả lời.

-Làm việc nhóm

- Lần lượt các nhóm biểu diễn.

- HS nghe

3.Củng cố - Dặn dò(3p)

-Khi đi bộ trên đường phố cần phải làm gì?

-Khi qua đường các em cần phải làm gì?

-Khi qua đường cần đi ở đâu ? lúc nào ? -Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản, các em cần phải làm gì ?

- yêu cầu hs nhớ lại những quy định khi đi bộ qua đường.

- Gv nhận xét giờ học.

- HS nhắc lại.

Buổi chiều

Thực hành tiếng việt

TIẾT 24: LUYỆN CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN