• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 8 Ngày soạn: 26/10/2018

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 29 tháng 10 năm 2018 Toán

TIẾT 36: 36 + 15 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh biết cách thực hiện phép cộng dạng 36 + 15 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết). Củng cố phép cộng dạng 6 + 5; 26+5.

2. Kỹ năng:

-Củng cố việc tính tổng các số hạng đã biết và giải toán đơn giản về phép cộng.

3. Thái độ:

- Rèn tính cẩn thận khi làm bài.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Que tính.

- HS: SGK, bảng con, bộ đồ dùng.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:

-Đặt tính và tính 46 + 4; 36 + 7; 48 + 6.

- GV nhận xét.

B. Bài mới: (30’) *Giới thiệu bài:

*Dạy bài mới:

Hoạt động 1 : Giới thiệu phép cộng 36 + 15.

- Nêu bài toán:

Có 36 que tính, thêm 15 que tính, hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?

- Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?

- Yêu cầu học sinh sử dụng que tính để tìm kết quả.

-Đặt tính và thực hiện phép tính

Gọi học sinh lên bảng đặt tính sau đó trình bày cách đặt tính và thực hiện phép tính.

- Yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét sau đó chính xác về cách đặt tính, thực hiện phép tính

Hoạt động 2: Luyện tập:

- 2 hs lên bảng làm.

- Lắng nghe.

- HS thao tác trên que tính để tìm ra kết quả.

-Ta làm phép tính cộng: 36+15 - 1 vài HS nêu cách đặt tính và cách tính.

+36 15 51

+ 6 cộng 5 bằng 11 viết 1 nhớ 1.

+ 3 cộng 1 bằng 4, thêm 1 bằng 5, viết 5.

- Vài HS nhắc lại.

(2)

Bài 1:

- Gọi HS đọc đề bài.

- GV cho HS làm bảng con.

- GV nhận xét qua mỗi lần HS giơ bảng.

Bài 2:

- Gọi HS đọc đề bài.

- GV chia nhóm và giao việc cho các nhóm.

- GV cùng lớp nhận xét.

Bài 3:

- GV hướng dẫn HS đọc đề bài.

- GV hướng dẫn HS phân tích đề bài.

- Yêu cầu HS làm vở.

- GV nhận xét.

- GV mời 1 HS lên bảng chữa bài.

Bài 4:

- Gọi HS đọc đề bài.

- GV chia nhóm và giao việc cho các nhóm.

- GV nhận xét, chữa bài C. Củng cố - Dặn dò: ( 5’) - Hôm nay con học bài gì?

- Nhận xét tiết học.

- HS đọc đề bài.

- HS làm bảng con.

16 29 45

26 38 64

36 47 83

46 36 82

56 25 81

44 37 81

- HS đọc: Đặt tính rồi tính tổng.

- Học sinh làm nhóm:

N1: 36 và 18 N2: 24 và 19

36 18 54

24 19 43

N3: 35 và 26 N4: 45 và 15

35 26 61

45 15 60

- Đại diện các nhóm trình bày.

- HS đọc đề bài, phân tích đề bài . - Học sinh làm bài vào vở

Bài giải Cả 2 bao có số gạo là:

46 + 27 = 73 (kg)

Đáp số: 73 ki- lô-gam

- HS làm nhóm.

- Đại diện các nhóm lên điền nhanh phép tính có kết quả là 45.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- HS trả lời.

- Lắng nghe.

---

Tập đọc

(3)

TIẾT 22,23 : NGƯỜI MẸ HIỀN I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: nén nổi, cố lách, vùng vẫy, lấm lem...

- Biết nghỉ hơi đúng; Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới: gách xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò.

2. Kỹ năng:

-Hiểu nội dung bài và cảm nhận được ý nghĩa: cô giáo vừa yêu thương học sinh vừa nghiêm khắc dạy bảo học sinh nên người. Cô như người mẹ hiền của các con.

3.Thái độ:

-Kính yêu thầy cô giáo

*QTE: Quyền được học tập được thầy cô và nhân viên trong nhà trường giúp đỡ tôn trọng ( HD 2)

-Bổn phận: Phải thực hiện đúng nội quy của nhà trường

*KNS:

-Thể hiện sự cảm thông. (HD 2,)

-Kiểm soát cảm xúc.tư duy phê phán.(Củng cố) II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh, bảng phụ: từ, câu, bút dạ.

- HS: SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi hs thời kháo biểu của lớp mình..

- GV nhận xét.

B. Bài mới: (30’) *Giới thiệu bài:

Trong bài hát Cô và mẹ của nhạc sĩ Phạm Tuyên có hai câu rất hay: Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo. Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền...Cô giáo trong bài tập đọc các em hôm nay đúng là người mẹ hiền của học sinh.

*Dạy bài mới:

Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc.

- GVđọc mẫu - Đọc nối tiếp câu : + Đọc nối tiếp câu lần 1.

+ Đọc nối tiếp câu lần 2 kết hợp từ khó.

- Đọc nối tiếp đoạn

- GV chia đoạn: Bài gồm 3 đoạn.

- 3 Hs đọc .

- HS đọc mỗi câu liên tiếp cho đến hết bài.

- Đọc các từ khó: Không nén nổi, trốn ra sao được, đến lượt Nam, cố lách, lấm lem, hài lòng...

- HS đọc nối đoạn

(4)

- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn.

- Lần 1: Đọc kết hợp ngắt câu dài.

- Đọc nối tiếp đoạn lần 2: kết hợp giải nghĩa từ:

- Giải nghĩa từ khó:

+ Gánh xiếc có nghĩa là gì?

+ Tò mò có nghĩa là gì?

+ Em hiểu thế nào lách?

- Lấm lem:

- Giãy:

- Thập thò:

- Đọc nhóm.

- Đọc thi.

- Đọc đồng thanh

-3 Học sinh đọc đoạn lần 1.

+ Đến lượt Nam đang cố lách ra / thì bác bảo vệ vừa tới, / nắm chặt hai chân em: // "Cậu nào đây?/ Trốn học hả?"/

+ Cô xoa đầu Nam / và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào,/ nghiêm giọng hỏi: // : Từ nay/ các em có trốn học đi chơi nữa không?"/

- Nhóm xiếc nhỏ thường đi biểu diễn nhiều nơi.

- Muốn biết mọi chuyện.

- lựa khéo để qua chỗ chật hẹp.

- bị dính bẩn nhiều chỗ - cựa quậy mạnh cố thoát

- hiện ra rồi lại khuất đi, vẻ e sợ, rụt rè.

- HS đọc.

- Đại diện thi đọc.

- Cả lớp đọc.

TIẾT 2

*Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (15’) - Gv y/c học sinh đọc thầm đoạn 1 - Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu?

- Gọi 2 học sinh nhắc lại lời thì thầm của Minh với Nam.

- Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?

- GV y/c học sinh đọc thầm đoạn 3 - Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì?

- *KNS: Thể hiện sự cảm thông. Việc làm của cô giáo thể hiện thái độ thế nào?

- GV gọi 1học sinh đọc to đoạn 4

-Lớp đọc thầm đoạn 1

- Minh rủ Nam trốn học, ra phố xem xiếc.

- 2 học sinh nhắc lại lời thì thầm của Minh với Nam.

- Chui qua chỗ tường thủng.

-1Hs đọc.

- Cô nói với bác bảo vệ: Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này là học sinh lớp tôi";

Cô đỡ em ngồi dậy, phủi đất cát dính bẩn trên người em, em đưa về lớp.

- Cô rất dịu dàng, yêu thương học trò/

Cô bình tĩnh và nhẹ nhàng khi thấy học trò phạm khuyết điểm.

-1hs đọc đoạn 4

(5)

- Cô giáo làm gì khi Nam khóc?

- Giáo viên" Lần trước, bị bác bảo vệ giữ lại, Nam khóc vì sợ. Lần này vì sao Nam bật khóc?:

- Người mẹ hiền trong bài là ai?

QTE: Quyền được học tập được thầy cô và nhân viên trong nhà trường giúp đỡ tôn trọng

Bổn phận: Phải thực hiện đúng nội quy của nhà trường

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại (15’) - 2 -3 nhóm tự phân vai

- Thi đọc toàn truyện.

- Cả lớp và Gv bình chọn cá nhân và nhóm đọc tốt

C. Củng cố - Dặn dò (5’)

-KNS: Kiểm soát cảm xúc,tư duy phê phán. Vì sao cô giáo trong bài được gọi là "người mẹ hiền"?

- Giáo viên dặn học sinh về nhà đọc bài - GV nhận xét tiết học.

- Cô xoa đầu Nam an ủi.

- Vì đau và xấu hổ.

- Là cô giáo.

-Hs đọc phân vai trong nhóm - Đọc trước lớp

-Vì cô giáo vừa thương học sinh vừa nghiêm túc…

--- Tự nhiên xã hội.

TIẾT 8: ĂN UỐNG SẠCH SẼ.

I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức

-Hiểu được phải làm gì để thực hiện ăn, uống sạch sẽ.

2.Kĩ năng

- Biết ăn uống sạch sẽ là đề phòng rất nhiều bệnh, nhất là bệnh đường ruột.

- Hằng ngày tự bản thân ăn biết vệ sinh sạch sẽ khi ăn uống.

3.thái độ

-Yêu thíc môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-GV: Hình vẽ trong SGK trang 18, 19.

-HS: Sách giáo khoa và vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ:

(6)

- Hằng ngày bạn ăn mấy bữa?

- Mỗi bữa bạn ăn những gì? Ăn bao nhiêu?

- Ngoài ra các bạn có ăn uống gì thêm không?

- Nhận xét, tuyên dương.

2.Bài mới.

*Giới thiệu bài: Để các em biết được ăn uống sạch sẽ để làm gì và ăn uống ntn thì được gọi là sạch sẽ, hôm nay cô và các em bài này.

Hoạt động 1: Làm việc với SGK và thảo luận phải làm gì để ăn sạch?

-Bước 1: động não

+Ai có thể nói được để ăn uống sạch sẽ chúng ta cần phải làm những việc gì?

-GV chốt lại ghi bảng.

-Bước 2: Làm việc với SGK theo nhóm.

Cho HS quan sát hình vẽ /18 tập đặt câu hỏi?

Hình 1: Rửa tay như thế nào là sạch sẽ và hợp vệ sinh?

Hình 2: Rửa quả như thế nào là đúng?

Hình 3: Bạn gái trong hình đang làm gì?

Việc làm đó có lợi gì? Kể tên một số quả trước khi ăn cần gọt vỏ.

Hình 4: Tại sao thức ăn phải để trong bát sạch, mâm đậy lồng bàn?

Hình 5: Bát, đũa, thìa trước và sau khi ăn phải làm gì?

-Bước 3: Làm việc cả lớp.

-Để ăn sạch bạn phải làm gì?

*Kết luận: Để ăn sạch chúng ta phải:

Rửa tay trước khi ăn. Thức ăn phải đậy cẩn thận không để ruồi, gián, chuột…bò hay đậu vào. Rửa sạch rau quả và gọy vỏ trước khi ăn. Bát đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ.

Hoạt động 2: Làm việc với SGK và thảo luận.

-Bước 1: Làm việc theo nhóm

-Từng nhóm trao đổi và nêu ra những đồ uống mà mình thường uống trong ngày

-Hs trả lời.

-Hs lắng nghe.

-3Hs trả lời.

-Hs lắng nghe.

-Hs thảo luận nhóm bàn.

-Đại diện nhóm trình bày.

-Nhận xét, bổ sung.

-Vì tránh con như ruồi muỗi bay đậu vào thức ăn, sẽ gây mất vệ sinh.

-Rửa sạch sẽ, úp nơi sạch để cho bát đua khô không bị ẩm mốc.

-Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, rửa sạch sẽ đồ ăn khi chúng ta ăn, …

-Hs lắng nghe.

-Thảo luận nhóm 4.

-Đại diện nhóm trả lời.

(7)

hoặc ưa thích.

-Bước 2: Làm việc cả lớp.

-Bước 3: Làm việc với SGK.

-Cho HS cả lớp quan sát hình 6, 7, 8/19.

Bạn nào uống hợp vệ sinh, bạn nào uống chưa hợp vệ sinh? Vì sao?

-Nước uống như thế nào là hợp vệ sinh?

–Gv nhận xét: Lấy nước từ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, đun sôi để nguội. Ở những vùng nước không sạch cần được lọc theo hướng dẫn của y tế và phải được đun sôi trước khi uống.

Hoạt động 3: Thảo luận về lợi ích của việc ăn, uống sạch sẽ.

-Bước 1: Làm việc theo nhóm.

Tại sao chúng ta cần phải ăn uống sạch sẽ?

-Bước 2: Làm việc cả lớp.

*Kết luận: Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta phòng được nhiều bệnh đường ruột như đau bụng, ỉa chảy,…

3. Củng cố-Dặn dò.

-Trước khi ăn cơm ta phải làm gì?

-Hằng ngày em uống nước gì?

-Về nhà xem lại bài.

- Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét.

- Quan sát.

-Hs trả lời.

-Hs trả lời.

-Thảo luận nhóm 4.

-Đại diện nhóm trả lời.

-Hs lắng nghe.

-Rửa tay sạch sẽ.

-Uống nước sôi đẻ nguội, nước sạch sẽ đảm bảo vệ sinh.

Ngày soạn: 26/10/2018

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 30 tháng 10 năm 2018 Chính tả (Tập chép) TIẾT 15: NGƯỜI MẸ HIỀN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Chép lại chính xác . trình bày đúng một đoạn trong bài : Người mẹ hiền..

- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.

- Làm đúng các bài tập phân biệt ao/ au; r/ d/ gi; uôn/ uông.

2. Kỹ năng:

- Rèn viết đúng chính tả, trình bày sạch.

3. Thái độ:

(8)

- Giáo dục hs nhớ ơn thầy cô.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ: đoạn chép chính tả. Bảng cài, bút dạ.

- HS: Bảng con, vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc các từ khó, từ cần chú ý phân biệt của tiết học trước cho học sinh viết. Cả lớp viết vào bảng con.

- Gọi hs nhận xét - GV nhận xét.

B.Bài mới: (30’)

*Giới thiệu bài:

- Trong giờ học chính tả hôm nay các con sẽ tập chép đoạn cuối trong bài tập đọc Người mẹ hiền. Sau đó cùng làm các bài tập chính tả.

*Dạy bài mới:

Hoạt động 1: Tập chép a. Hướng dẫn tập chép.

*Nội dung đoạn chép.

- Đoạn chép trong bài tập đọc nào?

- Vì sao Nam khóc?

- Cô giáo nghiêm giọng hỏi 2 bạn thế nào?

- Hai bạn trả lời như thế nào?

b.Hướng dẫn cách trình bày.

- Trong bài chính tả có những dấu câu nào?

? Câu nói của cô giáo có dấu gì ở cuối câu?

c. Hướng dẫn viết từ khó.

- Gọi hs nêu các từ khó, dễ lẫn.

- Đọc cho HS viết 1 số từ khó vào bảng con.

- GV nhận xét.

d. Chép bài.

- GV theo dõi uốn nắn.

e. Soát lỗi.

g. chấm vở.

- GV chấm sơ bộ Hoạt động 2: Bài tập.

-2 hs lên bảng viết:

- vui vẻ, tàu thuỷ, đồi núi, luỹ tre, che chở, trăng sáng, trắng trẻo, con kiến, tiếng đàn.

- HS lắng nghe và đọc thầm.

- Người mẹ hiền.

- Vì Nam thấy đau và xấu hổ.

- Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không ?

- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.

- Dấu phảy, dấu chấm, 2 chấm.

- Dấu gạch ngang đầu câu, dấu chấm hỏi ở cuối câu.

- HS viết bảng con: xấu hổ, xoa đầu, nghiêm giọng, trốn học.

- HS nhìn bảng chép bài.

- HS dùng bút chì soát lỗi.

(9)

Bài tập 1: Điền ao/ au vào chỗ trống.

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh tự làm vào VBT. 1 em lên làm vào bảng phụ.

- Giáo viên nhận xét chốt kq đúng.

Bài tập 2: Điền vào chỗ trống:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Hướng dẫn học sinh làm.

- 1 học sinh làm bảng phụ, dưới lớp làm VBT.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò: (5’)

- Gv nhận xét tiết học: Khen hs viết bài sạch sẽ.

- Nhắc nhở hs viết bài chưa tốt.

- Sửa lỗi chính tả.

- 1 HS đọc đề bài.

- Học sinh làm bài vào vở.

a) Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

b) Trèo cao, ngã đau.

- HS làm nhóm.

a) r, d hay gi?

+ con dao, tiếng rao hàng, giao bài tập về nhà.

+ dè dặt, giặt giũ quần áo, chỉ có rặt một loại cá.

b) uôn hay uông?

- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.

- Không phải bò Không phải trâu Uống nước ao sâu Lên cày ruộng cạn.

- Lắng nghe và thực hiện.

---

Toán

TIẾT 37: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh củng cố các công thức cộng qua 10 đã học dạng cộng:

9 + 5; 8 + 5; 7 + 5; 6 + 5 2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng cộng qua 10 các số trong phạm vi 100.

- Củng cố kiến thức về giải toán, nhận dạng hình,…

3. Thái độ:

- Hứng thú trong học tập và cẩn thận, tỷ mỉ khi làm bài.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ bài tập 2,3

- HS: SGK, bảng con, bộ đồ dùng.

(10)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- Gọi 2 học sinh lên bảng làm đặt tính rồi tính: 10 + 12; 26 + 12;

- Hs và Gv nhận xét, chấm điểm.

B. Bài mới: (30’) *Giới thiệu bài:

* Bài mới:

* Hoạt động : Hướng dẫn làm bài tập.

Bài 1: Tính nhẩm:

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

- Học sinh làm bài tập vào VBT.

- Gọi học sinh đọc kết quả.

- Gọi học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét.

Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.

- Hướng dẫn học sinh làm.

- Gọi học sinh lên làm bảng phụ, dưới lớp làm VBT.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

Bài 3:Số?.

- Giáo viên treo bảng phụ bài tập.

? Số 6 được nối với số nào đầu tiên?

? Mũi tên số của số 6 thứ nhất chỉ vào đâu?

- Như vậy chúng ta đã lấy 6 cộng 4 bằng 10 và ghi 10 vào dòng thứ hai trong bảng.

- 10 được nối với số nào?

- Số 7 có mũi tên chỉ vào đâu?

- Hãy đọc phép tính tương ứng.

- Ghép 2 phép tính ta có: 4 + 6 + 6 = 16.

Như vậy trong bài tập này chúng ta lấy số ở hàng đầu cộng với mấy?

- Dòng thứ hai trong bảng ghi cái gì?

- Dòng thứ ba trong bảng ghi gì?

Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt:

? Bài toán cho biết gì?

- 1 hs lên bảng.

- Đọc yêu cầu bài tập.

- Học sinh làm vào VBT.

- Hs đọc kq miệng.

6+1=7 6+2=8 6+3=9 6+4=10 6+6=12 6+7=13 6+8=14 ...

- Đọc yêu cầu bài tập.

- Học sinh làm VBT.

Số hạng 26 17 38 26 15

Số hạng 5 36 16 9 36

Tổng 31 53 54 35 51

- Đọc yêu cầu bài tập.

- Số 4.

- Số 10.

- Nối với số 6 . - Chỉ vào số 16.

- 10 + 6 = 16.

- Cộng với 6 rồi lại cộng với 6.

- Kết quả trung gian (kết quả bước tính thức nhất).

- Học sinh lên bảng phụ làm, dưới lớp làm vào VBT

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh trả lời.

(11)

? Bài toán hỏi gì?

? Thuộc loại toán gì mà chúng ta đã học?

? Vậy muốn tính được số cây đội 2 trồng được bao nhiêu ta làm như thế nào?

- Gọi học sinh lên bảng làm.

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

Bài 5: Số.

- Hướng dẫn học sinh làm.

- Giáo viên nhận xét.

C. Củng cố - Dặn dò : (5’) -Nhận xét tiết hoc

- Dặn dò- Học bài.

-Dạng toán về nhiều hơn.

-1 học sinh lên bảng làm, Bài giải:

Đội hai trồng được số cây là:

36 + 6 = 42(cây) Đáp số: 42cây - Đọc yêu cầu bài tập.

- Học sinh đọc kết quả.

a)Có 3 hình tam giác.

b) Có 3 hình - Lắng nghe.

--- Kể chuyện

TIẾT 8: NGƯỜI MẸ HIỀN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Dựa vào tranh minh họa, các câu hỏi gợi ý kể lại được toàn câu chuyện.

- Biết thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với nét mặt, điệu bộ biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng nhân vật.

- Biết theo dõi và nhận xét đánh giálời kể của bạn.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng kể chuyện đủ ý, đúng trình tự, nghe bạn kể để đánh giá đúng.

3. Thái độ:

- Tự tin, kể mạch lạc.

-Giáo dục học sinh lòng kính trọng và nhớ ơn thầy cô.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh họa bài: Người thầy cũ.

- HS: Nắm được câu chuyện.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Tiết trước em kể câu chuyện gì?

- Gọi 3 em kể theo vai.

- GV nhận xét.

B. Bài mới: (30’) *Giới thiệu bài:

- Người thầy cũ.

- 3 em kể theo vai.

(12)

+ Tiết học tập đọc trước chúng ta học bài gì ?

- Hôm nay chúng ta sẽ kể lại câu chuyện: Người mẹ hiền.

*Dạy bài mới:

* Hướng dẫn kể chuyện.

Hoạt động 1 : Kể từng đoạn theo tranh.

- HS quan sát tranh đọc lại từng lời nhân vật:

+ Hai nhân vật trong tranh là ai?

+ Hai cậu trò chuyện với nhau những gì?

- 2 HS kể lại đoạn 1 trước lớp

- GV yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh hoạ kể lại từng đoạn câu chuyện.

- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.

- Gọi HS nhận xét sau mỗi lần bạn kể.

Tranh 1: (đoạn 1)

+ Minh đang thì thầm với Nam điều gì?

+ Nghe Minh rủ Nam cảm thấy thế nào?

+ 2 bạn quyết định ra ngoài bằng cách nào? Vì sao?

Tranh 2: (đoạn 2)

+ Khi 2 bạn đang chui qua lỗ tường thủng thì ai xuất hiện?

+ Bác đã làm gì? Nói gì?

+ Bị Bác bảo vệ bắt lại, Nam làm gì?

Tranh 3: (đoạn 3)

+ Cô giáo làm gì khi Bác bảo vệ bắt được quả tang 2 bạn trốn học?

Tranh 4: (đoạn 4)

+ Cô giáo nói gì với Minh và Nam?

+ Hai bạn hứa gì với cô?

Hoạt động 2 : Kể toàn bộ chuyện . Yêu cầu HS kể theo vai.

- Lần 1: GV là người dẫn chuyện. HS

- Người mẹ hiền.

- HS đọc yêu cầu.

- Minh và Nam

- Minh thì thầm rủ Nam đi xem xiếc...

- Mỗi nhóm 4 HS lần lượt từng em kể lại từng đoạn truyện theo tranh.

- Đại diện các nhóm trình bày, nối tiếp nhau kể từng đoạn cho đến hết truyện.

- Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu trong giờ kể chuyện .

- Minh rủ Nam ra ngoài phố xem xiếc.

- Nam rất tò mò muốn đi xem.

- Vì cổng trừơng đóng nên 2 bạn quyết định chui qua 1 tường thủng.

- Bác bảo vệ xuất hiện.

- Bác túm chặt chân Nam và nói: “Cậu nào đây? Định trốn học hả?”

- Nam sợ quá khóc toáng lên.

- Cô xin Bác nhẹ tay kẻo Nam đau. Cô nhẹ nhàng kéo Nam lại đỡ cậu dậy, phủi hết đất cát trên người Nam và đưa cậu về lớp.

- Cô hỏi: Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?

- 2 bạn hứa sẽ không trốn học nữa và xin cô tha lỗi.

- Thực hành kể theo vai.

(13)

nhận các vai còn lại.

- Lần 2: Thi kể giữa các nhóm.

-Nhận xét tuyên dương nhóm diễn hay.

cá nhân diễn hay nhất.

C. Củng cố - dặn dò: (5’)

+ Nếu em là hai bạn Minh và Nam, em có trốn học đi chơi không? Vì sao?

-Nhận xét tiết học.

Dặn dò:Về kể lại chuyện cho gia đình nghe.

- Kể toàn chuyện.

- HS trả lời.

-Kể lại chuyện cho gia đình nghe.

Buổi chiều

Thực hành toán

TIẾT 15: ÔN TẬP BẢNG CỘNG I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức - Giúp hs củng cố:

- Ôn tập bảng cộng

- Ôn tập về đơn vị ki – lô – gam.

2.Kỹ năng

-Rèn kĩ năng hiện phép cộng dạng có nhớ, giải toán có lời văn có liên quan đến đơn vị ki – lô – gam.

3.Thái độ

- Có thái độ tích cực hứng thú trong học tập.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sách thực hành, que tính III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Bài cũ:( 3p)

-GV nêu y/c và gọi lên bảng đọc : 7 cộng với một số, 6 cộng với một số.

-GV nhận xét

2. Bài mới: Giới thiệu bài:

* Hướng dẫn hs làm bài tập:

Bài 1: Tính nhẩm:( 5p)

- Gv yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu Hs làm bài vào vở sau đó trình bày miệng dưới lớp.

6 + 9 = 6 + 7 = 9 + 6 = 7 + 8 =

- HS lên bảng làm đọc bài.

- HS đọc

-HS nhẩm nêu kết quả.

(14)

6 + 8 = 6 + 4 = 6 + 5= 6 + 10 = 6 + 6 = 8 + 9 = 8 + 5 =

-GV nhận xét.

Bài 2: Đặt tính rồi tính. (8p) - Gv HS nếu yêu cầu bài.

- Dưới lớp làm vào vở, 4 HS lên bảng làm.

16 + 34 56 + 66 36 + 28 16 + 58

- Gọi HS đọc bài dưới lớp, nhận xét bài trên bảng.

-GV nhận xét.

* Bài 3. (5p)

- Gv yêu cầu HS đọc đề bài.

- Gv yêu cầu HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm.

- Gv gọi HS đọc bài trước lớp, nhận xét.

- Gv gọi Hs nêu cách tính ? - Gọi HS nhận xét bài trên bảng.

Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau ( 8p) - GV gọi HS đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Để tìm bao đường và bao gạo nặng bao nhiêu kg ta làm thế nào?

- 1hs lên làm bảng, lớp làm vào vở.

- Gv gọi HS đọc bài dưới lớp, nhận xét bài trên bảng.

- Nhận xét chữa bài.

* Bài 5: (8p)

- Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu bài.

-4hs lên làm bảng, lớp làm vào vở.

-Nhận xét chữa bài.

- Hs đọc bài.

- HS làm:

7 + 3 + 8 = 18 9 + 5+ 2 = 16 8 + 2 – 5 = 5 6 + 9 + 5=20

- HS đọc và nhận xét - HS đọc bài toán.

- Bao đường cân nặng 48kg, bao gạo cân nặng 37 kg.

- Bao đường và bao gạo nặng bao nhiêu bao nhiêu kg?

- HS trả lời.

Bài giải:

Cả hai bao nặng số ki – lô - gam là:

48 - 37 = 11( kg) Đáp số: 11kg.

- Hs đọc.

- Hs làm.

(15)

- GV yêu cầu HS dưới lớp làm vào vở.

- Gv gọi HS đọc bài ,nhận xét.

- Nhận xét chữa bài.

3. Củng cố dặn dò: (2p) GV hệ thống lại bài.

Nhận xét giờ học.

- HS nghe.

Âm nhạc

BÀI 8: ÔN 3 BÀI HÁT: THẬT LÀ HAY - XOÈ HOA - MÚA VUI PHÂN BIỆT ÂM THANH CAO - THẤP - DÀI - NGẮN I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

- Hát đúng giai điệu thuộc lời ca 3 bài hát.

2.Kỹ năng

- Biết kết hợp giữa gõ đệm và vận động phụ hoạ với hát.

- Biết phân biệt được âm thanh: Cao - Thấp - Dài - Ngắn.

3.Thái độ

- Hs yêu thíc môn học hơn.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Ôn lại các động tác phụ hoạ của 3 bài hát. Đàn + Nhạc cụ

HS: Thuộc lời ca 3 bài và các cách gõ đệm vận động phụ hoạ và nhạc cụ gõ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Kiểm tra bài cũ(5p)

- Gọi 3 em hát 1 trong 3 bài đã học.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

2.Bài mới(28p)

* Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta ôn lại 3 bài hát vừa học và được nghe các âm thanh để phân biệt được độ cao, thấp, dài, ngắn.

*Bài mới

Hoạt động 1:Ôn 3 bài hát.

- Giáo viên cho lớp khởi động giọng:

-3 Hs hát.

-Hs lắng nghe.

- Lớp thực hiện.

(16)

+ Giáo viên đàn giai điệu bài hát. Thật là hay.

? Em hãy nói tên bài hát và tên nhạc sĩ sáng tác?

- Giáo viên mở đĩa cho học sinh nghe lại 3 bài hát.

- Giáo viên đàn cho lớp hát lần lượt 3 bài hát.

- Cho lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách và vận động phụ hoạ.

+ Giáo viên đàn giai điệu bài: Xoè hoa.

? Em hãy nói tên bài hát và tên tác giả?

- Giáo viên lấy nhịp và đàn.

- Cho lớp hát kết hợp với chơi trò chơi.

- Lấy nhịp kết hợp vỗ tay theo nhịp.

+ Giáo viên đàn giai điệu bài: Múa vui.

? Em hãy nói tên bài hát và tên tác giả?

- Gọi 1, 2 em hát 1 trong 3 bài vừa ôn.

- Giáo viên nhận xét.

Hoạt động 2: Phân biệt âm thanh.

GV đàn và hướng đẫn cho hs phân biệt được âm thanh cao thấp, dài, ngắn.

+ Đàn 2 nốt Đô và Son.

- Âm nào thấp? Âm nào cao?

- Giáo viên nhận xét.

+ Đàn 2 nốt c1 phách - c3 phách.

- Âm nào dài? Âm nào ngắn?

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu tên bài, tác giả, nội dung tác phẩm.

- Giáo viên đàn 1 bài hát cho HS nghe.

- Giáo viên đàn cho lớp hát lại “Thật là hay”

3.Củng cố - Dặn dò.(2p) - Giáo viên nhận xét giờ học.

- Về nhà đọc trước lời ca bài chúc mừng sinh nhật.

- Lớp nghe

- Học sinh trả lời.

- Lớp nghe.

- Lớp thực hiện.

- Lớp thực hiện.

- Lớp nghe.

- Học sinh trả lời.

- Lớp hát lại bài hát.

- Lớp hát theo nguyên âm.

- Lớp hát và vỗ tay theo nhịp.

- Lớp nghe.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh nghe.

- Học sinh chú ý nghe.

- Âm 1 thấp, âm 2 cao.

- Âm 1 ngắn, âm 2 dài.

- Học sinh nghe.

- Học sinh nghe.

--- Hoạt động ngoài giờ lên lớp

(Hoạt động chung với nhà trường) Ngày soạn: 26/10/2018

(17)

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 31 tháng 10 năm 2018 Tập đọc

TIẾT 24: BÀN TAY DỊU DÀNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: Lòng nặng trĩu, nỗi buồn, lặng lẽ, buồn bã, trìu mến,…

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Biết đọc bài với kể chậm, buồn, nhẹ nhàng.

2. Kỹ năng:

- Nắm được nghĩa của các từ mới: âu yếm, thì thào, trìu mến.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Thái độ dịu dàng, đầy thương yêu của thầy giáo đã động viên, an ủi bạn học sinh đang làm buồn vì bà mất, làm bạn càng cố gắng học để không phụ lòng tin của thầy.

3. Thái độ:

- Kính trọng thầy cô giáo

QTE: Quyền được học tập dược thầy cô yêu thương dạy bảo nên người.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh họa bài đọc.

- HS: SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 2 học sinh lên bảng kiểm tra bài cũ.

+ Học sinh 1: đọc đoạn 1, 2 bài Người mẹ hiền. Trả lời câu hỏi: Việc làm của Minh và Nam đúng hay sai? Vì sao?

+ Học sinh 2 đọc đoạn 3, 4 bài Người mẹ hiền. Trả lời: Ai là người mẹ hiền?

Vì sao?

- GV nhận xét.

B. Bài mới: ( 30’) *Giới thiệu bài:

*Dạy bài mới:

Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc.

- GV đọc mẫu.

-Gv đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm, trầm lắng. Giọng của An lúc đầu buồn bã, sau quyết tâm; Lời thầy giáo nói với An trìu mến, khích lệ.

- Đọc nối tiếp câu :

- 3 – 5 em đọc và TLCH

-Hs trả lời.

- Lắng nghe.

- Hs nối tiếp đọc.

- Hs luyện đọc từ khó: Học sinh chú ý đọc đúng các từ ngữ: dịu dàng, trở lại lớp, lặng lẽ, tốt lắm, khẽ nói...

(18)

+ Đọc nối tiếp lần 1.

+Đọc nối tiếp lần 2+ từ khó.

c. Đọc nối tiếp đoạn.

- Nối tiếp đoạn lần 1+ hướng dẫn đọc câu dài.

- Nối tiếp đoạn lần 2+ giải nghĩa từ.

+ Em hiểu âu yếm nghĩa là như thế nào?

+ Em hiểu mới mất là thế nào?

+ Đám tang là gì?

+ Thì thào nghĩa là gì?

+ Trìu mến nghĩa là gì?

d. Đọc trong nhóm:

đ. Đọc trước lớp:

e. Đọc đồng thanh:

* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thầm, đọc thành tiếng trả lời các câu hỏi cuối bài.

Câu hỏi 1: (Học sinh đọc đoạn 1 và 2) - Tìm những từ ngữ cho thấy An rất buồn khi bà mới mất?

- Vì sao An buồn như vậy?

Câu hỏi 2: (Học sinh đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi)

- Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo thế nào?

- Vì sao thầy giáo không trách An khi biết em chưa làm bài tập?

- Vì sao An lại nói tiếp với thầy giáo sáng mai em sẽ làm bài tập?

+ Thế là / chẳng bao giờ An còn được nghe bà kể chuyện cổ tích, / chẳng bao giờ An còn được bà âu yếm, / vuốt ve.../

+ Thưa thầy, / hôm nay / em chưa làm bài tập.//

+ Tốt lắm!// thầy biết em nhất định sẽ làm!//

- biểu lộ tình thương……

- mới chết (mất: tỏ ý kính trọng, thương tiếc)

- Lễ tiễn đưa người chết đến nơi yên nghỉ mãi mãi.

- nói rất nhỏ…..

- biểu lộ sự quý mến.

-Hs chia nhóm luyện đọc.

-Đại diện nhóm lên thi.

-Cả lớp đọc đồng thanh.

- Lòng An nặng trĩu nỗi buồn, An ngồi lặng lẽ.

- Vì An yêu bà, tiếc nhớ bà. Bà mất, An không còn được nghe bà kể chuyện cổ tích, không còn được bà âu yếm, vuốt ve.

- Thầy không trách, chỉ nhẹ nhàng coa đầu An bằng bàn tay dịu dàng, đầy trìu mến, thương yêu.

- Vì thầy thông cảm với nỗi buồn của An, với tấm lòng thương yêu bà của An.

Thầy hiểu An buồn nhớ bà nên không làm được bài tập chứ không phải An lười biếng.

- Vì sự thông cảm của thầy đã làm An cảm động. / Vì An cảm động trước tình thương của thầy, An muốn làm thầy vui lòng/…

(19)

Câu hỏi 3: (Học sinh đọc đoạn 3)

- Tìm những từ ngữ nói về tình cảm của thầy giáo đối với An?

- Giáo viên nói: Thầy giáo của An rất thương học trò. Thầy hiểu và cảm thông được với nỗi buồn của An, biết khéo léo động viên An. Tấm lòng yêu thương của thầy, bàn tay dịu dàng của thầy đã an ủi, động viên An, làm em quyết tâm học tập để đáp lại lòng tin yêu của thầy.

*Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- 2 nhóm thi đọc toàn truyện.

- Cả lớp và giáo viên nhận xét.

C. Củng cố - Dặn dò : (5’) - Giáo viên đọc lại bài văn.

- Yêu cầu học sinh đặt tên khác thể hiện ý nghĩa của bài: Nỗi buồn của An/ Tình thương của thầy/ Em nhất định sẽ làm...

QTE: Quyền được học tập dược thầy cô yêu thương dạy bảo nên người - Nhận xét tiết học.

-Hs trả lời.

- Hs thi đọc.

- Hs trả lời

--- Toán

TIẾT 38: BẢNG CỘNG I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận dạng hình tam giác , tứ giác, đoạn thẳng.

- Giúp HS Củng cố việc ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng có nhớ (phạm vi 20) để vận dụng khi cộng nhẩm, cộng các số có 2 chữ số (có nhớ) giải toán có lời văn.

- Nhận dạng hình tam giác , tứ giác, đoạn thẳng.

2. Kỹ năng:

- Tính nhẩm và giải toán.

- So sánh các số có hai chữ số.

3. Thái độ:

- Tính cẩn thận, tỉ mỉ II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK

- HS: SGK, VBT.

(20)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV cho HS lên bảng đặt tính rồi tính:

26+9, 15+36.

- GV nhận xét.

B. Bài mới: (30’)

* Giới thiệu bài

* Bài mới.

* Hoạt động 1: Bài tập.

Bài 1: Gọi HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS tự nhẩm và ghi nhanh kết quả phép tính.

- Gọi HS báo cáo.

- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.

- GV hướng dẫn học sinh tự lập bảng cộng 8 tương tự.

8 + 3 = 11 8 + 4 = 12 Bài 2: Gọi HS đọc đề bài.

- GV cho HS làm nhóm.

- GV nhận xét.

Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Hướng dẫn HS phân tích đề toán.

- GV nhận xét.

- 1HS lên bảng chữa bài.

- Gv hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Để biết bạn Mai cân nặng bao nhiêu ki – lô – gam ta làm thế nào?

- 2 hs lên bảng.

- Hs lắng nghe.

- HS đọc đề bài.

- HS nhẩm và ghi kết quả.

- HS nối tiếp báo cáo kết quả của từng phép tính.

- HS đọc đồng thanh bảng cộng 9.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm bài theo nhóm . Nhóm 1: Nhóm 2:

15 9 24

26 17 43

Nhóm 3: Nhóm 4: Nhóm 5

36 8 44

42 39 81

17 28 45

- HS đọc đề bài.

- HS tự tóm tắt và làm vào vở.

Tóm tắt:

Hoa nặng : 28 kg.

Mai nặng hơn Hoa: 3 kg.

Mai nặng : ...kg?

Bài giải

Bạn Mai cân nặng là:

28 + 3 = 31 (kg)

Đáp số: 31 ki-lô-gam.

(21)

- GV cho HS thi làm bài theo nhóm.

Xem nhóm nào làm nhanh nhất.

- GV cùng HS nhận xét.

Bài 4

- Gv yêu cầu HS quan sát hình và xem hình có bao nhiêu hình tam giác, hình tứ giác?

- Gv gọi HS trả lời, nhận xét.

- Gv nhận xét.

C. Củng cố - Dặn dò : ( 5’) - Tóm tắt nội dung bài.

- Nhận xét tiết học.

- HS làm bài theo nhóm. Thi làm bài đúng và nhanh .

- Hs quan sát và đếm hình:

+ Có 3 hình tam giác: hình 1, 2, 3.

+ 3 hình tứ giác: hình (1+2), hình (2+3), hình (1+2+3).

- Lắng nghe.

--- Luyện từ và câu

TIẾT 8: TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI. DẤU PHẨY I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu. Biết chọn từ chỉ hoạt động thích hợp điền vào chỗ trống trong bài đồng dao.

- Biết dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ cùng làm một chức vụ trong câu.

2. Kỹ năng:

- Biết đặt câu với từ chỉ hoạt động.

3. Thái độ:

- Ham học hỏi.

*QTE: Quyền được học tập, quyền được thầy cô yêu thương quý mến -Bổn phận: Kính trọng biết ơn thầy cô. (BT3)

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh họa,viết sẵn bài tập 1-2-3. Viết sẵn một số câu.

- HS: SGK,VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- 2 học sinh lên bảng điền các từ chỉ hoạt động vào chỗ trống ở những câu – mỗi em làm 2 câu:

a/ Thầy Thái … môn Toán.

b/ Tổ trực nhật … lớp.

- 2 hs lên bảng làm.

(22)

c/ Cô Hiền … bài rất hay.

d/ Bạn Hạnh … truyện.

- Gọi học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét, chấm điểm

- GV nhận xét.

B. Bài mới: ( 30’) *Giới thiệu bài:

*Dạy bài mới:

Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật, sự vật .

- GV làm mẫu 1 câu :

- Từ chỉ tên con vật, sự vật trong mỗi câu.

- Trâu, bò là từ chỉ loài vật, mặt trời là từ chỉ sự vật.

- Yêu cầu HS tìm từ chỉ hoạt động của loài vật, chỉ trạng thái của sự vật trong từng câu.

- GV yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm bảng phụ.

- HS nêu kết quả., GV nhận xét.

Bài 2: Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống .

- Yêu cầu HS đọc bài , lớp NX.

- Lớp đọc đồng thanh bài đồng dao.

Bài 3:

- Yêu cầu HS đọc liền 3 câu văn thiếu dấu phẩy, không nghỉ hơi.

+ Trong câu có mấy từ chỉ hoạt động của người ? Các từ ấy trả lời câu hỏi gì?

+ Để tách rõ 2 từ cùng trả lời cho câu hỏi Làm gì trong câu, ta đặt dấu phẩy vào chỗ nào?

- Y/c cả lớp suy nghĩ, làm tiếp câu b, c vào vở. 2 HS làm bảng phụ.

- HS đọc yêu cầu.

- Con trâu, đàn bò là từ chỉ con vật, mặt trời là từ chỉ sự vật.

- Thảo luận từng đôi một . - HS trình bày.

a) ăn b) uống c) tỏa - HS nêu yêu cầu

Con mèo, con mèo Đuổi theo con chuột Giơ vuốt nhe nanh Con chuột chạy quanh Luồn hang luồn hốc - HS đọc yêu cầu.

- HS đọc.

- Có 2 từ chỉ hoạt động : học tập, lao động.Trả lời cho câu hỏi Làm gì ? - Giữa học tập tốt và lao động tốt.

a) Lớp em học tập tốt, lao động tốt.

b) Cô giáo chúng em yêu thương, qúy mến HS.

c) Chúng em luôn kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.

(23)

- Gọi HS đọc bài làm.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Yêu cầu HS đọc thể hiện lại 3 câu.

QTE: Quyền được học tập, quyền được thầy cô yêu thương quý mến Bổn phận: Kính trọng biết ơn thầy cô.

C. Củng cố - Dặn dò : (5’)

- Hỏi: trong bài này chúng ta đã tìm được những từ chỉ hoạt động trạng thái nào?

- Cho học sinh tiếp nối nhau tìm các từ chỉ hoạt động trạng thái.

- Nhận xét giờ học.

- Ăn, uống, toả, đuổi, giơ, chạy, luồn, học tập, lao động, yêu thương, quý mến, kính trọng, biết ơn.

- Hoạt động nối tiếp.

Ngày soạn: 26/10/2018

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 1 tháng 11 năm 2018 Tập viết

TIẾT 8: CHỮ HOA G I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Viết đúng, viết đẹp chữ G hoa; cụm từ ứng dụng : Góp sức chung tay. theo cỡ chữ vừa, cỡ nhỏ

2. Kỹ năng:

-Biết cách nối nét từ chữ hoa G sang chữ cái đứng liền sau.

3. Thái độ:

- Tính cẩn thận, tỉ mỉ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Mẫu chữ hoa G

- HS: Bảng con, vở tập viết.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Giáo viên cho cả lớp viết lại chữ cái viết hoa đã học: E, Ê.

- Sau đó viết chữ ứng dụng Em.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới: (30’)

* Giới thiệu bài.

* Hướng dẫn viết chữ hoa.

- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét

- 2 hs lên bảng.

(24)

chữ G.

- Chữ G cao mấy li?

+ Gồm mấy đường kẻ ngang?

+ Viết bởi mấy nét?

- Gồm 2 nét: nét 1 là kết hợp của nét cong dưới và cong trái nối liền nhau, toạ vòng xoắn to ở đầu chữ; Nét 2 là nét khuyết ngược.

- Chỉ dẫn cách viết:

+ Nét 1: Viết tương tự như chữ C hoa, DB ở ĐK 3.

+ Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, chuyển hướng xuống, viết nét khuyết ngược, DB ở ĐK2.

- Giáo viên viết chữ cái G lên bảng và nhắc lại cách viết.

- HS viết trên không trung.

- HS viết bảng con.

- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.

- GV nhận xét uốn nắn.

* Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.

- Học sinh đọc câu ứng dụng: Góp sức chung tay.

- Học sinh nêu ý nghĩa cụm từ:

- Những chữ cái cao 1 li là chữ nào?

- Chữ cao 1,25 li là chữ nào?

- Chữ cao 1,5 li là chữ nào?

- Chữ cao 2 li là chữ nào?

- Chữ cao 2,5 li là chữ nào?

- Chữ cái cao 4 li là chữ nào?

+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ?

+ Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?

* Giáo viên viết mẫu chữ Góp trên dòng kẻ.

- HS viết bảng con.

- GV nhận xét và uốn nắn.

* Hướng dẫn hs viết vào vở tập viết.

- Vở tập viết:

- GV nêu yêu cầu viết.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.

* Chấm, chữa bài.

- GV nhận xét chung.

C. Củng cố - Dặn dò : (5’)

- Cao 8 li.

-9 đường kẻ ngang.

- 2 nét.

- Học sinh quan sát và ghi nhớ cách viết.

- Học sinh viết bảng con.

- Học sinh đọc.

- Cùng nhau đoàn kết làm việc.

- Cao 1 li là: o, ư, c, u, n, a.

- Cao 1,25 li là: s.

- Cao 1,5 li là: t.

- Cao 2 li là: p

- Cao 2,5 li là: h, giới thiệu bài: 1p, y.

- Cao 4 li: G.

- Dấu sắc (/) trên o và ư.

- Khoảng chữ cái o.

- HS viết bảng con.

- Hs lắng nghe và thực hiện.

(25)

- Y/c hs về nhà viết tr/16 - GV nhận xét tiết học.

-Viết bài nhà/ tr 16.

--- Toán

TIẾT 39: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh củng cố về cộng nhẩm trong phạm vi bảng cộng.

2. Kỹ năng:

-Kĩ năng tính nhẩm và viết, giải bài toán.

- So sánh các số có hai chữ số.

3. Thái độ:

- Thích học Toán, yêu Toán học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: VBT, bảng phụ cho bt5.

- HS: SGK, VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.Kiểm tra bài cũ:

- Gọi học sinh lên bảng tính rồi tính:

34 + 8; 46 + 27;

- Giáo viên và học sinh nhận xét.

B. Bài mới: (30’)

* Giới thiệu bài.

* Bài mới.

Bài 1: GV gọi HS đọc yêu cầu.

- GV nhận xét.

Bài 2:

- Yêu cầu HS làm nhóm.

- GV nhận xét, bổ xung.

Bài 3: Gọi HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS làm bảng con.

- 1 hs lên bảng.

- HS đọc.

- HS hoạt động nhóm 2 bạn.

a) 9 + 6 = 15 7 + 8 = 15 6 + 5 = 11 6 + 9 = 15 8 + 7 = 15 5 + 6 = 11 b) 3 + 8 = 11 4 + 8 = 12 6 + 7 = 13 5 + 8 = 13 4 + 7 = 11 7 + 7 = 14 - HS nêu đề bài.

- Các nhóm làm bài.

N1: 8 + 4 + 1 = N2: 7 + 4 + 2 = 8 + 5 = 7 + 6 =

N3: 6 + 3 + 5 = 6 + 8 = - Đại diện nhóm trình bày.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm bảng con.

(26)

- GV nhận xét.

Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu bài.

Tóm tắt:

Mẹ : 38 quả.

Chị : 18 quả Cả mẹ và chị :… quả ? - GV nhận xét.

Bài 5: Gọi HS đọc đề bài.

- GV cho 2 nhóm thi điền nhanh.

- GV chữa bài.

C. Củng cố - Dặn dò: (5’) - Hôm nay học bài gì?

- Nhận xét tiết học.

+36 36 72

+35 47 82

 69 8 7 7

 9 57 66 +27

18 45

- 1 HS đọc đề bài.

- HS tóm tắt và làm vào vở.

Bài giải Mẹ và chị hái được là:

38 + 16 = 54 (quả) Đáp án: 54 quả.

- 1 HS đọc đề.

- 2 HS lên bảng.

Nhóm 1: 5  > 58 Nhóm 2: 89 <  8 - Hs trả lời.

Buổi chiều

Thực hành toán

TIẾT 16: ÔN TẬP PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100.

I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức - Giúp hs củng cố:

- Ôn tập Phép cộng có tổng bằng 100.

- Ôn tập cộng các số tròn chục.

- Giải toán có lời văn về nhiều hơn.

2.Kỹ năng

-Rèn kĩ năng hiện phép cộng có tổng bằng 100.

3.Thái độ

- Có thái độ tích cực hứng thú trong học tập.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sách thực hành, que tính III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Bài cũ:( 3p)

-GV nêu y/c và gọi lên bảng làm các phép tính : 17 + 34, 38 + 8

- HS lên bảng làm.Dưới lớp làm vào bảng con.

(27)

-GV nhận xét

2. Bài mới: Giới thiệu bài:

* Hướng dẫn hs làm bài tập:

Bài 1: Tính nhẩm:( 5p)

- Gv yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu Hs làm bài vào vở sau đó trình bày miệng dưới lớp.

40 + 60 = 50 + 50 = 20 + 80 = 60 + 30+10 = 70 + 30 = 10 + 90=

-GV nhận xét.

Bài 2: Đặt tính rồi tính. (8p) - Gv HS nếu yêu cầu bài.

- Dưới lớp làm vào vở, 4 HS lên bảng làm.

88 + 12 73 + 27 56 + 44 29 + 71

- Gọi HS đọc bài dưới lớp, nhận xét bài trên bảng.

-GV nhận xét

Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau ( 10p)

- GV gọi HS đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Để tìm đàn bò có bao nhiêu con ta làm thế nào?

- 1hs lên làm bảng, lớp làm vào vở.

- Gv gọi HS đọc bài dưới lớp, nhận xét bài trên bảng.

- Nhận xét chữa bài.

* Bài 5: (5p)

- Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu bài.

-Gv yêu cầu HS đếm hình và làm bài vào vở

- Gv gọi HS đọc bài dưới lớp, nhận xét

- HS đọc

-HS nhẩm nêu kết quả.

-4hs lên làm bảng, lớp làm vào vở.

-Nhận xét chữa bài.

- HS đọc bài toán.

- Đàn trâu có 85 con, đàn bò có nhiều hơn đàn trâu 15 con.

- Đàn bò có bao nhiêu con?

- HS trả lời.

Bài giải:

Đàn bò có số con là:

85+ 15 = 100( con) Đáp số: 100 con

- Hs đọc

- Hs làm bài: Có 5 hình tam giác

(28)

bài trên bảng.

- Nhận xét chữa bài.

3. Củng cố dặn dò: (2p) -GV hệ thống lại bài.

-Nhận xét giờ học.

- HS nghe.

--- Thực hành tiếng việt

TIẾT 22: TRUYỆN ĐỌC ƯỚC MƠ I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Đọc trôi chảy toàn bài

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện và phân biệt mẫu câu Ai – là gì?.

2.Kỹ năng:

- Ngắt nghỉ đúng.

3.Thái độ:

- Có ý thức rèn đọc ở nhà và yêu thích môn học II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Thực hành toán và tiếng việt III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Kiểm tra đồ dùng của học sinh.

- GV nhận xét.

B. Bài mới: ( 30’) *Giới thiệu bài:

*Dạy bài mới:

Bài 1: Đọc truyện “ Ước mơ”

- GV đọc mẫu câu chuyện: Ước mơ - GV nêu giọng đọc.Giới thiệu về tác giả

- Y/c hs đọc nối tiếp câu lần 1 - Hướng dẫn học sinh đọc từ khó - Y/c hs đọc nối tiếp câu lần 2 - Yc đọc bài theo nhóm

- Hs từng nhóm thi đọc - Hs nhận xét

- GV nhận xét ,tuyên dương.

- 1hs đọc lại bài - Bài có nội dung gì?

- GV nhận xét ,tuyên dương.

- HS nêu lại nd bài

- Hs thực hiện theo y/c của gv

- Lắng nghe - HS đọc nt câu.

- lính thủy, ỉu xìu, im lặng.

- Luyện đọc nhóm bàn - Các nhóm thi đọc

- 1 HS đọc - Hs nêu nd bài

(29)

Bài 2.

- HS nêu yêu cầu.

- HS đọc câu chuyện: Ước mơ - YC hs đọc thầm và làm vào vở.

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đ - S.

- GV nx,tuyên dương

C. Củng cố - Dặn dò : (5’) - Nhận xét tiết học.

- 1 hoc sinh nêu yêu cầu - HS đọc

a.Kể về ước mơ của mình b.Các bạn rất hào hứng c.Vân ỉu xìu, chảng nói gì.

d.Mẹ chóng khỏi bệnh

e. Đó là ước mơ của người con hiếu thảo

g. Vân là cô bé hiếu thảo

- Lắng nghe.

--- Thực hành tiếng việt

TIẾT 23: PHÂN BIỆT AO/AU, R/D/GI. CỦNG CỐ TỪ NGỮ CHỈ HOẠT ĐỘNG. DẤU PHẨY

I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức

- Học sinh biết phân biệt ao/au, r/d/gi.

- Củng cố từ ngữ chỉ hoạt động, luyện tập đặt dấu phẩy.

2.Kỹ năng:

- Phân biệt được ao/au, r/d/gi 3.Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Thực hành toán và tiếng việt III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.Kiểm tra bài cũ: (5’) - HS đọc lại truyện và TLCH:

+ Đề văn yêu cầu hs làm gì?

+ Vân mơ ước điều gì?

- GV nhận xét.

B. Bài mới: ( 30’) *Giới thiệu bài:

*Dạy bài mới:

Bài 1: Điền vần ao hoặc au

- 2 hs lên bảng đọc và TLCH + Kể về ước mơ của mình + Mẹ chóng khỏi bệnh

(30)

- HS đọc đề

- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi - Một số nhóm trình bày

- GV nhận xét, kết luận

*Bài 2: Điền vào chỗ trống a) r/d/gi

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Một số hs trình bày - GV nhận xét, kết luận

*Bài 3: Nối A với B cho phù hợp.

- Gọi hs nêu yêu cầu bài tập - GV treo bảng phụ hướng dẫn hs - Yêu cầu hs làm bài. Nhận xét

- GV nhận xét, kết luận.

*Bài 4: Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau.

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Một số hs trình bày - GV nhận xét, kết luận C. Củng cố - Dặn dò : (5’) - Nhận xét tiết học.

- Hs đọc yêu cầu - Thảo luận theo cặp - Đại diện trình bày:

Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa Cơm không rau như đau không thuốc.

- Hs đọc yêu cầu

- Lớp làm VBT, Chữa bài

Đồng làng vương chút heo may Mầm cay tỉnh giấc vườn đầy tiếng chim Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười Quất gom từng giọt nắng rơi

Làm thành quả - trăm mặt trời vàng mơ.

- HS trình bày - Lắng nghe - Hs đọc yêu cầu - Quan sát

- 1 học sinh lên bảng, lớp làm bài vào nháp

a – 5 b – 4 c – 3 d – 1 e – 2

- Lắng nghe, chữa bài.

- Hs đọc yêu cầu

- Lớp làm VBT, Chữa bài

a) Bút, thước, vở, truyện là bạn của học sinh

b) Em có ba bạn thân là bạn Khánh, bạn Hương, bạn Sơn.

- HS trình bày.

- Lắng nghe.

Ngày soạn: 26/10/2018

(31)

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 2 tháng 11 năm 2018

Chính tả (Nghe viết)

TIẾT 16: BÀN TAY DỊU DÀNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nghe viết đúng 1 đoạn của bài Bàn tay dịu dàng; Biết viết hoa chữ đầu tên bài, đầu câu và tên riêng của người

- Trình bày đúng lời ca của An.

- Luyện viết đúng các tiếng có ao/ au; r / d/ gi hoặc uôn / uông.

2. Kỹ năng:

- Rèn viết đúng chính tả, trình bày sạch.

3. Thái độ:

- Tính cẩn thận, thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Bảng phụ: đoạn chép chính tả. Bảng cài, bút dạ. - HS: Bảng con, vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- 2 học sinh viết lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con hoặc giấy nháp các từ sau:

con dao, dè dặt, giặt giũ quần áo, xin lỗi, bật khóc.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

B.Bài mới: (30’)

*Giới thiệu bài:

*Dạy bài mới:

Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết.

a. Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc mẫu đoạn viết.

- Giáo viên đọc đoạn trích.

- Giúp học sinh nắm nội dung bài:

+ Đoạn trích này ở bài tập đọc nào?

+ An đã nói gì khi thầy kiểm tra bài tập?

+ Lúc đó thầy có thái độ như thế nào?

b.Hướng dẫn cách trình bày.

+ Bài chính tả có những chữ nào phải viết hoa?

+ Khi xuống dòng, chữ đầu câu viết như thế nào?

c. Hướng dẫn viết từ khó.

- Gọi hs nêu các từ khó, dễ lẫn.

- Đọc cho HS viết 1 số từ khó vào bảng con.

-2 hs lên bảng viết: con dao, dè dặt, giặt giũ quần áo, xin lỗi, bật khóc.

- Lắng nghe.

- 2 học sinh đọc lại.

- Bài: bàn tay dịu dàng.

- An buồn bã nói: thưa thầy, hôm nay em chưa làm bài tập.

- Thầy chỉ nhẹ nhàng xoa đầu em mà không trách gì em.

- Chữ đầu dòng tên bài, chữ đầu câu, và tên của bạn An.

- Viết lùi vào 1 ô, đặt câu nói của An sau dấu chấm, thêm dấu gạch ngang ở đầu câu.

- Học sinh viết: vào lớp, bài làm, thì

(32)

- GV nhận xét.

d. Viết bài vào vở.

- GV theo dõi uốn nắn.

e. Soát lỗi g. chấm vở.

- GV chấm sơ bộ Hoạt động 2: Bài tập.

Bài 2: Tìm 3 từ có vần ao.

3 từ có vần au.

Bài 3: GV giao phiếu.

a) Cho HS làm bài trên phiếu - GV gọi các nhóm trình bày.

- Nhận xét.

b) Tìm tiếng có vần uôn hay uông thích hợp với mỗi chỗ trống :

- GV nhận xét .

C. Củng cố - dặn dò:( 5’)

- Gv nhận xét tiết học: Khen hs viết bài sạch sẽ. Nhắc nhở hs viết bài chưa tốt.

- Sửa lỗi chính tả.

thào, trìu mến...

- HS viết bài.

- Soát lỗi.

- Nộp bài.

- HS làm bài vào vở.

- HS làm bài tập trên phiếu. Đặt câu đề phân biệt:

- da, ra, ga.

- dao, rao, giao.

- HS làm bài vào vở:

+ Đồng ruộng quê em luôn xanh tốt + Nước từ trên nguồn đổ xuống chảy cuồn cuộn .

- Lắng nghe và thực hiện.

--- Toán

TIẾT 40: PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Từ thực hiện phép cộng có nhớ, có tổng bằng 100.

2. Kỹ năng:

-Vận dụng phép cộng có tổng bằng 100 khi làm tính hoặc giải toán.

3. Thái độ:

- Tính cẩn thận, tỉ mỉ II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Que tính, bảng cài.

- HS: SGK. Vở bài tập..

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.Kiểm tra bài cũ: (5’) - Gọi học sinh tính nhẩm:

40 + 20 + 10,

50 + 10 + 30, 10 + 30 + 40.

- 3hs lên bảng làm.

(33)

- GV nhận xét.

B. Bài mới: (30’)

* Giới thiệu bài.

- Yêu cầu học sinh nhận xét về số các chữ số trong kết quả của các phép tính của phần kiểm tra bài cũ.

- Nêu: Hôm nay chúng ta sẽ học những phép tính mà kết quả của nó được ghi bởi 3 chữ số đó là: Phép cộng có tổng bằng 100.

Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 83+17.

- Nêu bài toán: có 83 que tính, thêm 17 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?

- Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?

- Gọi 1 học sinh lên bảng thực hiện phép tính. Yêu cầu cả lớp làm ra nháp.

- Hỏi: Em đặt tính như thế nào?

- Nêu cách thực hiện phép tính.

- Yêu cầu học sinh nhắc lại.

* Hoạt động 2: Luyện tập.

Bài 1: Gọi HS đọc đề bài.

- GV gọi HS lên bảng chữa bài.

- Nhận xét.

Bài 2: Tính nhẩm.

- GV hướng dẫn mẫu - Cho HS làm nhóm.

Bài 3: Điền số.

- Các nhóm thi điền số nhanh.

- Hs lắng nghe.

- Nghe và phân tích đề toán.

- Ta thực hiện phép tính cộng 83 + 17.

83 + 17 100

- Viết 83 rồi viết 17 dưới 83 sao cho 7 thẳng cột với 3, 1 thẳng 8. Viết dấu + và kẻ gạch ngang.

- Cộng từ phải sang trái: 3 cộng 7 bằng 10 viết 0 nhớ 1. 8 cộng 1 bằng 9, 9 thêm 1 bằng 10. Vậy 83 cộng 17 bằng 100.

- 2 Hs nhắc lại.

-1 học sinh đọc y/c.

99 1 100

75 25 100

64 36 100

48 52 100

- Hoạt động nhóm 2 bạn

- HS theo dõi.

+ Bạn nêu – bạn trả lời.

60 + 40 = 100 90 + 10 = 100 80 + 20 = 100 50 + 50 = 100 30 + 70 = 100

- HS làm bảng nhóm.

(34)

- GV nhận xét.

Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- GV nhận xét chung bài làm của HS

C. Củng cố - Dặn dò : (5’) - Hôm nay học bài gì?

- Nhận xét tiết học.

- Chia làm 3 nhóm.

- Nhóm nào điền đúng, nhanh sẽ thắng.

- HS tóm tắt đề bài và giải.

Tóm tắt:

Sáng Chiều

Bài giải

Buổi chiều bán được là:

85 + 15 = 100 (kg) Đáp số: 100kg.

- Phép cộng có tổng bằng 100.

- Lắng nghe.

--- Tập làm văn

TIẾT 8: MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ. KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Biết trả lời câu hỏi về thầy giáo lớp 1.

2. Kỹ năng:

- Dựa vào các câu trả lời, viết được một đoạn văn 4, 5 câu về thầy cô.

3. Thái độ:

- Thái độ ứng xử có văn hoá.

* QTE: Quyền được tham gia nói lời mời nhờ yêu cầu đề nghị, kể về thầy cô -Bổn phận: Kinh trọng biết ơn thầy cô giáo. ( Bài 1)

*KNS: ( Bài 1,2,3)

- Giao tiếp cởi mở,tự tin trong giao tiếp,biết lắng nghe ý kiến người khác.

- Hợp tác,ra quyết định ,tự nhận thức về bản thân - Lắng nghe phản hồi tích cực.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ viết câu nói theo các tình huống nêu ở bài tập 1.

- HS:VBT.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.Kiểm tra bài cũ:( 5’)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi và đồn Đống Đa Quang Trung chỉ huy quân xông vào như vũ bão,.. tiêu diệt

Hưng Đạo Vương không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người?. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng

Vì thầy cảm thông với nỗi buồn của An với tấm lòng yêu thương thầy hiểu An buồn nhớ bà nên chưa làm bài tập chứ không phải An lười không chịu làm bài.. Tìm những từ ngữ

Kiến thức: Hiểu ND: Thái độ ân cần của thày giáo đã giúp An vựơt qua nỗi buồn mất bà và động viên bạn học tập tốt hơn, không phụ lòng tin yêu của mọi người.. Kĩ

- Hiểu ND: Thái độ ân cần của thày giáo đã giúp An vựơt qua nỗi buồn mất bà và động viên bạn học tập tốt hơn, không phụ lòng tin yêu của mọi

- Hiểu ND: Thái độ ân cần của thày giáo đã giúp An vựơt qua nỗi buồn mất bà và động viên bạn học tập tốt hơn, không phụ lòng tin yêu của mọi

dàng, đầy thương yêu của thầy giáo đã động viên, an ủi bạn học sinh đang đau. buồn vì mất bà,

- Thái độ dịu dàng, đầy thương yêu của thầy giáo đã động viên an ủi An đang đau buồn vì bà mới mất, làm bạn càng cố gắng học để không phụ lòng tin của thầy.. - Mỗi