• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÕNG CHÁY CHỮA CHÁY CHO THIẾT BỊ ĐIỆN 1. Máy phát điện

Trong tài liệu CÔNG SUẤT MỖI TỔ LÀ 150MW (Trang 50-57)

các thủ tục khoá phiếu. Phiếu công tác cấp cho người chỉ huy trực tiếp hoặc người giám sát sau khi thực hiện xong phải trả lại cho người cấp phiếu để kiểm tra và ký tên, lưu giữ ít nhất 1 tháng. Những phiếu trong khi tiến hành công việc để xẩy ra sự cố hoặc tai nạn lao động thì phải cất vào hồ sơ lưu trữ của đơn vị. Khi có nhiều tổ chức hoặc đơn vị cùng công tác trên một hệ thống đường dây, một trạm biến áp hay một công trường mà có người chỉ huy riêng biệt thì mỗi đơn vị sẽ được cấp phiếu riêng, làm biện pháp an toàn riêng để khi rút khỏi địa điểm công tác không ảnh hưởng gì tới đơn vị khác.

Việc thay đổi nhân viên đơn vị công tác có thể do người cấp phiếu công tác hoặc người lãnh đạo công việc quyết định. Khi những người này vắng mặt thì do người có quyền cấp phiếu công tác quyết định. Khi mở rộng phạm vi làm việc phải cấp phiếu công tác mới.Hàng ngày, công nhân trước khi làm việc trên cao phải tự kiểm tra dây đeo an toàn của mình bằng cách đeo vào người rồi buộc dây vào vật chắc chắn ở dưới đất, ngả người ra phía sau xem dây có hiện tượng gì không.

Phải bảo quản tốt dây đeo an toàn. Không được để chỗ ẩm thấp mà phải treo lên hoặc để chỗ cao, khô ráo, sạch sẽ làm xong việc phải cuộn lại gọn gàng. Các tổ sản xuất có trách nhiệm quản lý chặt chẽ dây đeo an toàn. Nếu xảy ra tai nạn do dây bị đứt, gẫy móc hoặc do không thử đúng kỳ hạn thì Tổ trưởng, Quản đốc và cán bộ kỹ thuật phụ trách an toàn của đơn vị mình phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

4.3. PHÕNG CHÁY CHỮA CHÁY CHO THIẾT BỊ ĐIỆN

Vận hành tua bin: Ngừng khẩn cấp tua bin, phá hoại chân không và sau đó giữ ở số vòng quay 200 đến 300 Vòng/Phút để tránh cong trục tua bin, chạy bơm dầu bôi trơn dự phòng nếu bơm dầu chính không làm việc.

Vận hành điện: Tách máy phát ra khỏi hệ thống, cắt máy kích thích và các nguồn có liên quan, tiến hành xả H2 đưa CO2 vào thay thế H2 và tiến hành dập lửa. Sau khi xác định đã tắt lửa, nhiệt độ máy phát giảm xuống bình thường mới được ngừng quay trục. Trong quá trình vận hành, chổi than vòng đồng có thể phát sinh tia lửa nhiều và gây ra cháy. Để triệt tiêu hiện tượng cháy ở chổi than vành đồng cần phải giảm tải máy phát điện, thay thế những chổi than không đạt tiêu chuẩn.

Khi xuất hiện ngọn lửa tròn, ngay lập tức phải ngắt phụ tải thuần trở và phụ tải phản kháng ra khỏi máy phát điện, ngắt máy phát khỏi lưới, loại bỏ kích thích để xử lý. Trong trường hợp trên không cần dùng bất kỳ một dụng cụ cứu hoả nào. Gối trục của máy phát điện có thể bị cháy do nhiệt độ dầu trong gối trục tăng cao, việc cung cấp dầu bị gián đoạn hoặc không đủ. Nếu áp suất dầu trong bộ chèn kín cho máy phát điện thấp hơn cho phép thì hyđrô từ máy phát điện có thể xuyên thủng lớp dầu chèn và lọt vào các khoang của ổ đỡ trục của máy phát điện và cùng với dầu phun ra ngoài qua khe giữa trục và đệm giữ dầu. Trong trường hợp này mặt ngoài gối trục quá nóng, lớp babít có thể bị chảy, tiếp đó dầu sẽ bốc cháy.

Máy phát TBB - 320 – 2 trang bị hệ thống cứu hoả dùng để phát hiện hoả hoạn, chữa cháy tự động, từ xa hay bằng tay ở vùng các ổ trục của máy phát điện bằng cách cấp CO2 về phía đám cháy. Hệ thống bao gồm các bình dự trữ CO2 hệ thống ống dẫn với thiết bị phun, hệ thống phát hiện hoả hoạn và khởi động thiết bị. Trong mỗi hướng ở vùng ổ trục máy phát điện có đặt 4 đầu cảm ứng với tia hồng ngoại và hai đầu cảm ứng với nhiệt độ tăng. Khi kích hoạt bất kỳ hai thông báo nào (nhiệt với nhiệt độ làm việc 85 0 C hay thông báo với phản ứng phổ của ngọn lửa) cùng một hướng ở trạm tương ứng CLP – 01 và ở

vùng ổ đỡ máy phát điện nơi xuất hiện cháy, xuất hiện tín hiệu ánh sáng và âm thanh, chúng báo cho nhân viên vận hành biết CO2 đã phun vào vùng hoả hoạn.

Trong trường hợp hệ thống chống cháy không làm việc tự động được thì nhân viên vận hành điện khởi động bằng tay theo hướng dẫn vận hành hệ thống cứu hoả.Việc kiểm tra bề ngoài của máy phát điện mỗi ca trực nhật ít nhất phải thực hiện 2 lần.

4.3.2. Động cơ điện Chữa cháy cho động cơ điện:

Khi phát hiện thấy khói, tia lửa trong động cơ hoặc nhiệt độ quá nóng có mùi khét:

o Lập tức ngừng sự cố động cơ,

o Dùng bình chữa cháy kiểu khô (bình CO2) để tiến hành dập lửa. Trường hợp không có bình chữa cháy CO2 thì sau khi đã cắt điện động cơ, dùng vòi rồng chữa cháy phun nước để dập lửa.

4.3.3. Máy biến áp

Cách chữa cháy máy biến áp.

1) Báo ngay cho Trưởng kíp, Trưởng ca hoặc đội cứu hoả nhà máy.

2) Kiểm tra lại xem bảo vệ của máy biến áp có tác động không, máy biến áp đã được cắt điện chưa và hệ thống cứu hoả có làm việc tự động không, nếu không thì phải cắt điện máy biến áp và cắt dao cách ly ở cả 2 phía, đồng thời đưa máy biến áp dự phòng vào làm việc.

3) Mở van xả dầu vào hố (nếu có), tìm cách cô lập đám cháy cử người canh gác đường qua lại.

4)Dùng bình chữa cháy bằng chất dập lửa khô như CO2, nếu không được mới dùng bột hoá học. Trường hợp bất đắc dĩ mới phải dùng cát.

5)Với trạm biến áp ngoài trời hoặc trong nhà có thiết bị dẫn dầu bị cháy, có thể dùng nước để chữa cháy. Nếu không có đường ống dẫn dầu đặc biệt thì không được dùng nước vì dầu nhẹ nổi trên nước tạo điều kiện lây lan

thành đám cháy lớn. Dùng thiết bị vòi phun nước là một biện pháp chữa cháy tốt cho máy biến áp.

4.3.4. Cáp điện và hộp nối cáp bị cháy

Khi cách điện của đường dây cáp bị cháy cần lập tức báo cho Trưởng kíp, Trưởng ca, cắt điện đường cáp đó và tìm mọi biện pháp để dập tắt lửa. Khi các dây cáp trong đường hầm bị cháy, nhân viên trực ban phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp an toàn như: cắt điện các đường cáp liên quan đến chỗ cháy và tiếp địa khi cần thiết. Người chữa cháy nên có mặt nạ, bình dưỡng khí để phòng độc, găng tay và ủng cao su. Nên dùng bình chữa cháy bằng chất bột hay có thể dùng cát, đất.

Không được dùng nước và hơi nước, không trực tiếp sờ tay vào cáp hoặc dùng những vật bằng kim loại làm dịch chuyển vị trí của dây cáp, đóng cửa hầm không để không khí lưu thông. Nếu ngọn lửa trong hầm cáp quá lớn không thể thực hiện các biện pháp trên thì có thể đưa nước đầy vào hầm cáp để dập lửa. Khi có nhiều đường dây cáp điện đặt trong một rãnh, nếu sảy ra cháy cáp thì những cáp xung quanh cũng phải được cắt điện.

Để tránh không khí lưu thông trong rãnh, nên đóng toàn bộ cửa rãnh. Khi dập lửa xong để thoát khí độc, phải mở cửa rãnh và thông gió. Biện pháp này rất quan trọng đối với rãnh có nhiều cáp và khoảng cách giữa các cáp nhỏ. Để đề phòng cháy trong hầm cáp và đảm bảo an toàn cho người làm việc trong hầm cáp cần thực hiện những biện pháp dưới đây: Làm việc trong hầm cáp phải có phiếu công tác và phải chấp hành đúng chế độ an toàn. Khi làm việc xong phải khoá phiếu công tác. Làm việc trong hầm cáp điện phải có ít nhất 2 người, miệng hầm ở 2 đầu phải mở và treo biển có người đang làm việc.

Trong hầm nếu cần làm việc bằng đèn hàn, để đảm bảo an toàn, nên đặt trong hầm ít nhất 2 bình chữa cháy, vải amiang và dùng thùng sắt có nắp để đựng rác . Khi đổ nhựa cách điện cho hộp nối dây trong hầm cáp, cần thực hiện những biện pháp an toàn sau:

Đổ dầu vào đèn cồn phải làm ở ngoài hầm, cấm làm việc này ở trong hầm.

Việc nấu nhựa cách điện nóng chảy phải tiến hành ở ngoài hầm, đổ nhựa đó vào thùng sắt có nắp rồi mang tới vị trí công tác.

Làm bất cứ công việc gì trong hầm, rãnh cáp sau khi xong phải kiểm tra cẩn thận xem còn sót lại trang thiết bị, vật tư hay không, phải dọn sạch vật dễ cháy. Làm xong việc phải khoá phiếu công tác, đậy kín nắp cửa hầm.

4.3.5. Phòng chữa cháy tại phòng để ắcquy

Trước cửa phòng ác quy phải treo biển “Cấm lửa”. Phải có đủ những thiết bị dụng cụ chữa cháy như thùng cát, xẻng, bình chữa cháy CO2...

những thứ này không được để trong phòng ác quy nhưng phải để nơi dễ thấy, dễ lấy. Do ác qui có dung dịch là axít khi nạp giải phóng H2 dễ gây cháy và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người do vậy nơi để phải có thiết kế đặc biệt và chế độ thông gió tốt. Khi xảy ra cháy trước hết phải cắt điện bộ nạp, dùng các dụng cụ phòng cháy để chữa cháy. Nếu cháy lớn phải đề phòng khí độc.

4.3.6. Phòng chữa cháy tại nhà điều chế H2

Tại khu vực đặt các bình chứa H2 và O2, phòng chống cháy là chính do vậy phải chấp hành các quy định an toàn về thao tác, bố trí hệ thống điện cùng các thiết bị chuyên dụng phòng chống cháy nổ. Nếu xảy ra hoả hoạn tại nhà điều chế và khu vực bình chứa thì nhân viên vận hành phải nhanh chóng cô lập nơi cháy bằng cách đóng các van dẫn H2 và O2 đến nơi cháy hoặc ngừng khẩn cấp hệ thống sản xuất H2.

Tìm mọi biện pháp để xả hết khí ra khỏi máy hoặc bình chứa mà khả năng cháy có thể nguy hiểm tới. Sau khi đã cô lập được đám cháy thì dùng các bình chứa CO2 hay N2 để dập lửa, cấm dùng các bình bọt hay nước.

Nếu đám cháy lớn mà tự mình không giải quyết được thì phải báo cáo cấp trên xin người và lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến hỗ trợ.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, đến nay đề tài: “ Thiết kế điện cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2 gồm 2 tổ máy công suất mỗi tổ là 150 MW” do cô giáo thạc sỹ Đỗ Thị Hồng Lý hưỡng dẫn đã được hoàn thành. Trong đề tài này đã tiến hành nghiên cứu, tính toán các vấn đề sau:

Giới thiệu chung về nhà máy nhiệt điện Uông Bí.

Tính toàn phụ tải và cân bằng công suất.

Chọn sơ đồ chính của nhà máy nhiệt điện.

Quy trình vận hành an toàn thiết bị điện

Tuy nhiên do thời gian có hạn nên đề tài chưa nghiên cứu được các vấn đề sau:

Chưa dự báo được đồ thị phụ tải trong 5 năm tới.

Chưa tính toán được dòng điện ngắn mạch.

Mới chỉ nghiên cứu đồ thị phụ tải ở các thời điểm nhất định trong ngày.

Những phần chưa thực hiện được trong đề tài này sẽ là những gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo và cho những người quan tâm đến lĩnh vực thiết kế nhà máy điện – trạm biến áp. Em xin chân thành cảm ơn Bộ môn Điện Tự Động Công Nghiệp – Trường DHDL Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện cho em tiếp cận với thực tế, tự học, tự làm, tự tìm hiểu để mai này có kiến thức góp phần xây dựng phát triển đất nước. Em xin chân thành cảm ơn Thạc Sỹ Đỗ Thị Hồng Lý đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian làm tốt nghiệp.

Trong tài liệu CÔNG SUẤT MỖI TỔ LÀ 150MW (Trang 50-57)