• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.4. Quy trình nghiên cứu

được quan sát bằng máy si gen. RT –PCR được dùng để xác định loại bản sao BCR/ABL mà bệnh nhân có các bản sao như b2a2, b3a2, e1a2, e19a2.

Phương pháp này không định lượng số bản sao BCR/ABL.

- RQ- PCR (Real time quantitative- polymerase chain reaction)

Phương pháp RQ-PCR thường được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi đáp ứng của bệnh. Kết quả có thể là tỷ số của số bản sao bcr-abl/gen chứng, phần trăm tỷ số, sự khác biệt giữa các giá trị ngưỡng, hoặc biểu diễn bằng sự giảm các bản sao theo log so với một giá trị chuẩn. Tất cả các khác biệt này làm phức tạp cho việc so sánh các kết quả RQ-PCR giữa các phóng xét nghiệm khác nhau. Một thang điểm quốc tế (IS: International scale) được đề nghị để diễn đạt kết quả bệnh tồn lưu tối thiểu (MRD: minimal residual disease) theo cách chuẩn hóa. IS dựa vào 2 giá trị: đường cơ bản được chuẩn hóa đại diện 100% nồng độ bcr-abl lúc chẩn đoán và sự giảm xuống 3 log tương ứng đáp ứng tốt về sinh học phân tử bằng với nồng độ bản sao bcr-abl 0,1% trên IS.

2.2.3.5. Xét nghiệm sinh hoá

Xét nghiệm các chỉ số sinh hoá máu ngoại vi của bệnh nhân LXMKDH thực hiện tại Khoa sinh hoá Viện Huyết học – Truyền máu trung ương theo qui trình chuẩn được trình bày trong sách kỹ thuật huyết học.

2.2.3.6. Chẩn đoán hình ảnh

Tiến hành tại Khoa chẩn đoán hình ảnh Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương theo qui trình chuẩn.

2.2.4. Quy trình nghiên cứu

2.2.4.2. Tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán xác định và xếp loại lơ xê mi cấp sau lơ xê mi kinh dòng hạt

* Các xét nghiệm:

- Huyết tủy đồ: chẩn đoán lơ xê mi cấp nếu tỷ lệ tế bào non ác tính ≥ 20% các tế bào có nhân trong máu và/hoặc tủy xương (WHO 2001) [21].

- Hóa học tế bào: 5 phương pháp nhuộm: peroxidase, soudan đen, P.A.S và esterase không đặc hiệu, esterase không đặc hiệu có ức chế bằng NaF để xếp loại lơ xê mi cấp. Nếu các tế bào non âm tính với P.A.S, dương tính với peroxidase và soudan đen: chẩn đoán xác định là LXM cấp dòng tủy.

Nếu các tế bào non ác tính dương tính dạng hạt, cục với P.A.S và âm tính với peroxidase và soudan đen: chẩn đoán xác định là LXM cấp dòng lympho.

- Miễn dịch: Xác định kháng nguyên màng tế bào non ác tính bằng kháng thể đơn dòng theo các panel bằng phương pháp flow cytometry.

- Xét nhiệm di truyền: Phân tích công thức nhiễm sắc thể bằng nhuộm giem sa và nhuộm băng G để xác định các tổn thương của nhiễm sắc thể.

- Sinh học phân tử: Sử dụng kỹ thuật PCR với các cặp mồi đặc hiệu xác định sự có mặt từng biến đổi gen.

* Chẩn đoán xác định: theo tiêu chuẩn WHO 2001 [21].

* Phân loại thể bệnh lơ xê mi cấp dựa theo tiêu chuẩn F.A.B có bổ sung phương pháp miễn dịch học [19].

2.2.4.3. Tiến hành các xét nghiệm cơ bản khi bệnh nhân vào viện - Các xét nghiệm cơ bản về chức năng gan, thận

- Acid uric, LDH, điện di protein - Đông máu toàn bộ

- Xét nghiệm virus HIV, HCV, HBsAg

- Chụp tim phổi - Điện tâm đồ - Siêu âm ổ bụng

2.2.4.4. Tư vấn và cam kết điều trị

Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân hiểu về bệnh và phương hướng điều trị cho bệnh nhân và các diễn biễn cs thể gặp trong quá trình điều trị. Nếu gia đình bệnh nhân và bệnh nhân đồng ý với hướng điều trị hóa chất thì cần có cam kết trong hồ sơ bệnh án.

2.2.4.5. Tiến hành điều trị

* Phác đồ điều trị tấn công lơ xê mi cấp dòng tuỷ: [66]

- Đối với nhóm bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tuỷ không phải thể M3 sử dụng phác đồ “3+7” đã được điều chỉnh và phê duyệt tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương bao gồm:

+ Daunorubicin: 45 mg/m2 da ngày 1-3 + Cytosar: 100 mg/m2 da ngày 1-7

- Đối với nhóm bệnh nhân lơ xê mi cấp dòng tuỷ thể M3 dùng phác đồ được phê duyệt tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương:

+ Daunorubicin: 45 mg/m2 da ngày 1-3.

+ ATRA 45 mg/m2 da uống hàng ngày.

* Phác đồ điều trị tấn công lơ xê mi cấp dòng lympho: [66]

Điều trị tấn công theo phác đồ LALA 94 đã được điều chỉnh và phê duyệt tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương:

+ Doxorubicin 30 mg/m2 da ngày 1,8,15,22.

+ Vincristin 1,4 mg/m2 da ngày 1,8,15,22.

+ Prednisolon 40 mg/m2 da từ ngày 1-15, sau giảm liều và kết thúc vào tuần thứ 5.

(nếu số lượng bạch cầu máu ngoại vi >10G/l, dùng thêm Cyclophosphamid 200 mg/ngày từ ngày 1-14).

+ Điều trị dự phòng thâm nhiễm thần kinh trung ương: Tiêm tủy sống methotrexate vào tuần thứ 2 và thứ 4 của đợt điều trị.

* Điều trị hỗ trợ trong thời gian điều trị hóa chất tấn công - Truyền khối hồng cầu khi huyết sắc tố dưới 80g/l.

- Truyền khối tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu máu ngoại vi dưới 20G/l hoặc có xuất huyết và số lượng tiểu cầu dưới 50G/l.

- Điều trị dự phòng chống nấm bằng fluconazol 150mg/ngày.

- Điều trị dự phòng chống virut bằng acyclovir 400mg/ngày.

- Điều trị dự phòng chống nhiễm trùng do vi khuẩn bằng kháng sinh ciprofloxacin 1g/ngày khi số lượng bạch cầu giảm dưới 1G/l.

- Điều trị các biến chứng xảy ra.

* Theo dõi và chăm sóc:

- Trong quá trình điều trị tấn công: tiến hành xét nghiệm tế bào máu ngoại vi hàng ngày, các xét nghiệm chức năng gan thận, điện giải 2 lần/ tuần.

- Xét nghiệm lại Huyết tủy đồ sau 01 tháng điều trị.

- Hướng dẫn bệnh nhân chế độ ăn uống, giữ vệ sinh.

2.2.4.6. Theo dõi, đánh giá điều trị

- Theo dõi biến đổi đặc điểm lâm sàng, các chỉ số tế bào máu ngoại vi trước, trong và sau quá trình điều trị hoá chất.

- Tính thời gian sống thêm của BN từ khi chuyển lơ xê mi cấp đến lúc tử vong.

-Đánh giá kết quả điều trị: bằng huyết tủy đồ (sau 4 tuần khi kết thúc đợt điều trị): lui bệnh hoàn toàn, lui bệnh không hoàn toàn, không lui bệnh, tử vong.

2.2.4.7. Thu thập và xử lý số liệu, viết báo cáo