• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ngày soạn: 1.3.2021

Ngày giảng Tiết 120

LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 ( ở nhà) I. Mục tiêu cần đạt

1 . Kiến thức: HS hiểu được

Đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

2. Kĩ năng

Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về tác phảm truyện ( hoặc đoạn trích) cho đứng với các yêu cầu đã học.

*/KNS: Tư duy, tự nhận thức, đặt mục tiêu, giao tiếp…

3.Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác trong học tập

4. Năng lực cần hình thành và phát triển: Năng lực xác định nhiệm vụ học tập, năng lực tư duy trong việc xác định và thực hiện các yêu cầu đề bài, năng lực giao tiếp trong việc trình bày ý kiến, quan điểm đánh giá về tác phẩm, năng lực hợp tác và làm việc nhóm…

* Tích hợp giáo dục

- GD đạo đức: tình yêutiếng Việt, giữ gìn, phỏt huy vẻ đẹp của tiếng Việt. Có ý thức sử dụng kiến thức trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả. Tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao.

=> giáo dục các giá trị TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC, HỢP TÁC II. Chuẩn bị

1. GV: Kế hoạch dạy học và giáo dục 2. HS : Chuẩn bị bài .

III. Phương pháp

1. phương pháp : Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, khái quát-tổng hợp.

2. Kĩ thuật : chia nhóm, trình bày 1 phút, động não IV. Tiến trình lên lớp- giáo dục

1. ổn định lớp (1’) Kiểm tra sĩ số

2. Ktra bài cũ (3’)? Nêu dàn bài của bài nghị luận tp truyện? Trong quá trình triển khai luận điểm cần đạt tới những yêu cầu gì?

* Gợi ý: Bài NL về TP truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.

- Dàn bài chung của kiểu bài này là:

+ MB: Giới thiệu TP và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.

+ TB: Nêu các luận điểm chính về ND và NT của TP; có PT, chứng minh = các luận cứ tiêu biểu và xác thực.

+ KB: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về TP truyện (hoặc đoạn trích).

* Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về TP. Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.

3. Bài mới :

Hoạt động 1: Khởi động (1’):

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề và tìm ý trong văn NL về TP truyện (hoặc đoạn trích).

Hoạt động của GV - HS Kết quả Hoạt động 1: ôn lí thuyết : 5’

- Mục tiêu: Ôn tập và củng cố kiến thức

- Phương pháp: vẫn đáp, đàm thoại gợi mở.

? Thế nào là NL về 1 tp truyện?

? Nêu yêu cầu đối với bài NL tp truyện?

? ND cụ thể của mỗi phần?

Hoạt động2: Luyện tập:22’

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học, rèn kĩ năng vận dụng cho hs.

- Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, thực hành, hoạt động nhóm

GV chép đề lên bảng

? Yêu cầu của đề ( Thể loại, nội dung, phạm vi)

? Tìm ý cho đề bài

HS lập dàn ý bằng bảng

I.C ng c ki n th c ố ế

1, NL về 1 tp truyện:

- Trình bày những NX, đánh giá về: Nhân vật, sự kiện, chủ đề, nghệ thuật của một tác phẩm

2, Yêu cầu:

- Bàn về chủ đề, nv, cốt truyện, nt của truyện.

3,Bố cục : 3 phần:

a. MB: Giới thiệu tg, tp, nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình

b. TB:

- Nêu các luận điểm chính về ND,NT của tp.

- Phân tích, CM = các luận cứ tiêu biểu.

c. KB:

- Nêu đánh giá, nhận định chung về tp ( Đoạn trích).Rút ra bài học.

II. Luyện tập:

Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

1, Tìm hiểu đề:

- Thể loại: NL về tp ( đoạn trích)

- ND: cảm nhận về ND, NT của đoạn trích

“ Chiếc lược ngà”

- Phạm vi: truyện “ Chiếc lược ngà”.

2, Tìm ý:

- Cảm nhận (bày tỏ tình cảm ,cảm xúc, đánh giá về tác phẩm)

- Các ý:

* Hoàn cảnh của hai cha con để gợi lại không khí lịch sử nước ta trong KCCM

* Tình phụ tử nặng sâu trong truyện

* Nghệ thuật 3) Lập dàn ý

nhóm theo bàn

GV khái quát bằng bảng phụ

* HS chia thành 4 nhóm:

Nhóm 1: MB - KB

Nhóm 2: Cảm nhận về giá trị nghệ thuật

Nhóm 3: cảm nhận về hình ảnh bé Thu lúc chia tay

Nhóm 4: cảm nhận về đoạn ông Sáu ở khu căn cứ

Hs trình bày, hs- gv đánh giá.

MB:- giới thiệu tác giả- tác phẩm - cảm nhận chung về tác phẩm ( xúc động…)

TB:

LĐ1: Hoàn cảch của hai cha con ông Sáu

LĐ2:Tình phụ tử nặng sâu của hai cha con ông Sáu

LC1: Tình con đối với cha:

- Khi nhìn thấy một người lạ mặt từ trên xuống chạy xô tới

- Thái độ của Thu trong 3 ngày ông Sáu ở nhà + Khi nấu cơm.

+ Trong bữa ăn.

+ Hành động.

- Thái độ của Thu khi chia tay: tâm trạng, lời gọi, hành đông, cử chỉ

LC2:Tình cha đối với con:

- Khi trở về nhà, 3 ngày ở nhà - Phút chia tay

- Khi ở khu căn cứ – làm cây lược cho - Hành động của ông trước khi trút hơi thở cuối cùng.

LĐ3: Nghệ thuật

- Cốt truyện mang yếu tố bất ngờ

- Tạo tình huống truyện éo le, tự nhiên mà hợp lí - Ngôi kể: thứ nhất: vừa là nhân chứng, vừa là người tham gia=> Tăng sức thuyết phục.

- Ngôn ngữ: Giản dị, đậm chất Nam bộ

- miêu tả tâm lí nhân vật đặc biệt là nhân vật trẻ thơ tinh tế và sâu sắc

KB: khẳng định, bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân

4, Viết bài:

4. Củng cố: 2’

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đó học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp:, phát vấn

- Kĩ thuật: Trỡnh bày 1 phỳt, Sử dụng kĩ thuật hỏi chuyờn gia.

GV khái quát nội dung bài học về dàn ý, các bước làm bài - 1’

5. Hướng dẫn về nhà: (8p)

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 – NGHỊ LUẬN VĂN HỌC I- Mục đích của đề kiểm tra:

1.Kiến thức:- Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích .

2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trình bày một văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện ( đoạn trích)

3.Thái độ: Rèn cho các em tính trung thực, sáng tạo trong quá trình viết bài.Giáo dục HS trân trọng tình cảm gia đình.

4. Tích hợp:

- GD kĩ năng giải quyết vấn đề, xác định các lựa chọn: biết suy nghĩ về vấn đề nghị luận, lựa chọn cách giải quyết đúng đắn, lập luận chặt chẽ, logic để triển khai một vấn đề văn học; Tự nhận thức, xác định giá trị, tự tin, tự trọng: khi HS xác định được giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi con người cần hướng tới khi triển khai bài nghị luận.

- GD đạo đức: giáo dục về giá trị TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM...

Đề bài:

I Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1:Điên từ thích hợp vào dấu 3 châm để hoàn thành khái niệm về văn nghị

Tài liệu liên quan