• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thời gian sống thêm sau mổ và các yếu tố liên quan

Trong tài liệu TÕ BµO GAN SAU NóT §éNG M¹CH GAN (Trang 116-151)

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.5. Kết quả xa sau mổ

4.5.2. Thời gian sống thêm sau mổ và các yếu tố liên quan

nhưng không tái phát chỉ là 17,4% với p<0,001. Trong nhóm BN mà cả trước và sau mổ nồng độ αFP vẫn cao thì tỉ lệ tái phát lên đến 92,3% và nhóm BN (82) có nồng độ αFP trước mổ âm tính thì chỉ có 2 BN có tái phát sau mổ (2,4%), cả 2 BN thấy có nồng độ αFP tăng lên sau mổ (tái phát 100%).

nghiên cứu khác [65] có khoảng 39% nghiên cứu cho rằng không có sự khác biệt trong tỷ lệ sống toàn bộ ở nhóm có nút ĐMG và nhóm không nút ĐMG.

Trong nghiên cứu này nhóm tác giả xem xét tỷ lệ sống 3, 5 năm không bệnh và tỷ lệ sống 5 năm của nhóm nút ĐMG cộng với phẫu thuật cắt gan thấy không cải thiện tỉ lệ sống 3 năm không bệnh sau mổ ở nhóm có nút ĐMG trước mổ, trong khi tỷ lệ sống 5 năm không bệnh và tỷ lệ sống 5 năm toàn bộ lại tốt hơn so với những trường hợp trong nhóm không nút ĐMG.

Trong nghiên cứu của Zhang [67] có 1457 trường hợp UTTBG được phẫu thuật cắt gan, trong đó có 120 trường hợp được nút ĐMG trước mổ, tác giả đánh giá vai trò của nút ĐMG trước mổ ảnh hưởng đến thời gian sống không bệnh và các yếu tố liên quan đến tiên lượng. Trong nghiên cứu này khi phân tích đa biến tác giả thấy có các yếu tố sau liên quan tiên lượng như: số tổn thương, số lần nút ĐMG trước mổ, hiệu quả của nút ĐMG, huyết khối trong khối u, kích thước khối u, nhân vệ tinh, sự xâm lấn mạch máu và ΑFP sau mổ. Hiện nay, hầu hết các tác giả đồng ý rằng nút ĐMG trước phẫu thuật có thể cải thiện tỷ lệ sống còn không bệnh của bệnh nhân có khối u kích thước lớn và đặc biệt những trường hợp không thể được cắt bỏ trong giai đoạn đầu tiên [183]. Tuy nhiên các tác giả vẫn còn tranh cãi về hiệu quả của nút ĐMG trước mổ đến thời gian sống không bệnh ở những rường hợp khối u có thể cắt bỏ ngay được ở giai đoạn đầu, đặc biệt trong những trường hợp khối u có kích thước nhỏ.

Khi đánh giá riêng biệt liên quan nồng độ αFP trước mổ với thời gian sống thêm, nghiên cứu của Peng [184] gồm 88 BN UTTBG được phẫu thuật thấy nhóm BN có nồng độ αFP dưới 250ng/mL thì thời gian sống thêm 2 năm sau mổ cao hơn ở nhóm nồng độ αFP trên 250ng/mL với tỉ lệ lần lượt là 88,9%

và 61,8%. Trong nghiên cứu của Ma năm 2013 [178] cũng thấy tỉ lệ sống thêm 18 tháng và 24 tháng sau mổ ở nhóm có nồng độ αFP âm tính (αFP dưới

20ng/mL)cao hơn nhóm có nồng độ αFP thấp (αFP từ 20-400 ng/mL) và nhóm αFP cao (αFP >400 ng/mL) với p<0,05 và khi phân tích đa biến tác giả cũng chỉ thấy duy nhất có biến kích thước khối u và biến nồng độ αFP là có liên quan chặt chẽ với thời gian sống thêm sau mổ.

Trong nghiên cứu của chúng tôi theo biểu đồ 3.5, biểu đồ 3.6, biểu đồ 3.10, biểu đồ 3.11 và biểu đồ 3.12 thấy có các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống sau mổ bao gồm: tiền sử viêm gan virus B, nồng độ αFP trước mổ, kích thước khối u trước mổ, có nhân vệ tinh quanh khối u chính và nồng độ αFP sau mổ. Với trường hợp BN có nồng độ αFP trước mổ >400ng/ml thì thời gian sống thêm trung bình sau mổ chỉ là 32,85±3,9 tháng, trong khi nhóm có nồng độ αFP trước mổ <400ng/ml thì thời gian này là 47,69±2,78 tháng và và tỉ lệ sống thêm tại các thời điểm 1 năm, 2 năm và 3 năm của nhóm có nồng độ αFP < 400ng/mL là 95,7%, 88,3% và 88,3% cũng cao hơn nhóm có nồng độ αFP > 400ng/mL với tỉ lệ tương ứng là 77,8%%, 71,8% % và 71,8% với p =0,047 (bảng 3.28). Khi nghiên cứu yếu tố nhân vệ tinh quanh khối u chính ảnh hưởng đến thời gian sống thêm sau mổ trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy thời gian sống thêm trung bình sau mổ ở nhóm không có nhân vệ tinh là 48,91±1,96 tháng cao hơn nhóm BN có nhân vệ tinh thời gian sống thêm trung bình sau mổ chỉ là 25,2±4,67 tháng với p=0,03 (bảng 3.29). Tỉ lệ sống thêm thêm 1 năm, 2 năm và 3 năm sau mổ ở nhóm không có nhân vệ tinh cao hơn nhóm có nhân vệ tinh với tỉ lệ lần lượt là 97,1%, 80,9% và 80,9% so với 63,6%, 50,9% và 50,9% (bảng 3.29).

Trong nghiên cứu của Arnaoutakis [108] năm 2014 thông báo nghiên cứu đa trung tâm tại các trung tâm phẫu thuật gan mật tại Mỹ gồm 334 BN UTTBG trong đó có 319 BN được phẫu thuật cắt gan thấy thời gian sống thêm trung bình không tái phát của nhóm không có nhân vệ tinh quanh khối u

chính là 2,5 năm cao hơn nhóm có nhân vệ tinh quanh khối u chính với thời gian sống thêm trung bình không tái phát chỉ là 1,2 năm. Thời gian sống thêm trung bình sau mổ của nhóm không có nhân vệ tinh quanh khối u chính cũng cao hơn nhóm có nhân vệ tinh quanh khối u chính với thời gian tương ứng là 3,3 năm và 7,7 năm.

Zhang [67] cũng đã chứng minh rằng các bệnh nhân có nút ĐMG trước phẫu thuật có thời gian sống không bệnh tật tốt hơn so với những trường hợp không có nút ĐMG và hơn nữa những bệnh nhân có nút ĐMG trước phẫu thuật hơn hai lần cho kết quả tốt hơn so với những người chỉ nút ĐMG một lần trước phẫu thuật. Điều này chỉ ra rằng nút ĐMG trước phẫu thuật có thể làm giảm bệnh tái phát tại chỗ và tăng tỷ lệ sống không bệnh cũng như tỷ lệ sống thêm toàn bộ. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi khi chia số lần BN được nút ĐMG trước mổ làm nhóm được nút ĐMG 1 lần trước mổ và nhóm được nút ĐMG trên 1 lần trước mổ, sau đó so sánh thời gian sông thêm và xác suất sống thêm thì không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05 theo biểu đồ 3.7.

Trong nghiên cứu của Lee năm 2009 [105] thời gian sống trung bình của nhóm không nút ĐMG và có nút ĐMG trước mổ là 60 tháng và 51 tháng với p=0,025. Thời gian sống không bệnh trung bình là 36 tháng đối với nhóm cắt gan đơn thuần và 41 tháng đối với nhóm nút ĐMG trước mổ. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ 1-3-5 năm sau mổ là 89%, 73%, và 59% ở nhóm cắt gan đơn thuần và 81%, 57%, 47% ở nhóm nút ĐMG trước mổ với P =0.025. Tỷ lệ sống không bệnh 1-3-5 năm sau mổ là 66%, 44%, và 32% ở nhóm cắt gan đơn thuần, trong khi đó tỷ lệ này là 60%, 49%, và 40% ở nhóm nút ĐMG trước mổ. Trong vòng 6 tháng sau khi cắt gan có 20,8% số bệnh nhân của nhóm cắt gan đơn thuần phải nhập viện lại vì biến chứng hoặc tái phát sau mổ trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm nút ĐMG trước mổ là 33,3%.

Năm 2010 Masahiro Murakami [106] nghiên cứu 495 bệnh nhân

UTTBG trong đó có 252 bệnh nhân được nút ĐMG trước mổ và 243 trường hợp không nút ĐMG trước mổ với thời gian theo dõi trung bình 49,9 tháng.

Trong nghiên cứu này không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian sống không bệnh và thời gian sống thêm toàn bộ. Tuy nhiên khi nghiên cứu riêng dưới nhóm những trường hợp có khối u kích thước trên 5cm thấy thời gian sống thêm không bệnh ở nhóm có nút ĐMG trước mổ cao hơn ở nhóm không nút ĐMG trước mổ và thời gian sống thêm toàn bộ thì không thấy có sự khác biệt. Để xác định tầm quan trọng tiên lượng về mức độ hoại tử u sau nút ĐMG, bệnh nhân được nút ĐMG trước mổ được chia thành hai nhóm theo mức độ hoại tử khối u. Khi sử dụng thuật toán thống kê theo phương pháp Kaplan-Meier cho thấy tỉ lệ sống 5 năm không bệnh sau khi cắt gan ở nhóm có tỉ lệ hoại tử u trên 70% (n = 145) là vượt trội so với nhóm có tỉ lệ hoại tử u dưới 70% (n = 107). Tỉ lệ sống thêm 1 năm, 3 năm và 5 năm sau mổ ở nhóm có tỉ lệ hoại tử u trên 70% là 97,1%, 88,2% và 68,2%, tỉ lệ này ở nhóm hoại tử u dưới 70% là 89,1%, 70,3% và 58,1% với p = 0,02. Trong khi đó tỉ lệ sống 1năm, 3 năm và 5 năm không bệnh là 75,5%, 46,9% và 36,5% cho nhóm hoại tử u trên 70% và 60,8%, 38,5% và 27,0% cho có tỉ lệ hoại tử u dưới 70% nhóm hoại tử với p = 0,03 [106]. Trong nghiên cứu của chúng tôi khi so sánh xác xuất sống và thời gian sống thêm của 2 nhóm có tỉ lệ hoại tử u trên 70% và dưới 70%

theo biểu đồ 3.8 cũng không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tỉ lệ sống thêm 1 năm, 2 năm và 3 năm ở nhóm có tỉ lệ hoại tử u trên 70% là 83,8%, 75,4% và 75,4%, trong khi đó tỉ lệ này ở nhóm hoại tử u dưới 70% là 94,7%, 88,8% và 88,8%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p >0,05.

Nghiên cứu của Yanming Zhou [170] dùng kỹ thuật phân tích gộp có 21 bài nghiên cứu đạt tiêu chuẩn trên 3210 BN trong đó có 1431 BN được nút ĐMG trước mổ thấy tỷ lệ sống 5 năm không bệnh của nghiên cứu là 7-57% ở nhóm có nút ĐMG trước mổ và 8,0-48,8% ở nhóm không nút ĐMG trong 18

nghiên cứu. Tỷ lệ sống toàn bộ 5 năm sau mổ là 15,4-62,7% đối với nhóm nút ĐMG trước mổ và 19-62,5% ở nhóm không nút ĐMG trong 16 nghiên cứu.

Như vậy khi phân tích gộp cho thấy rằng việc sử dụng nút ĐMG trước mổ không có liên quan với sự cải thiện đáng kể tỷ lệ sống 5 năm không bệnh và tỷ lệ sống toàn bộ 5 năm sau mổ với tỷ lệ tương ứng là 32,1% so với 30,0% (p = 0,17) và 40,2 % so với 45,2% (p = 0,37).

Qua phân tích đa biến và đơn biến Majino [103] cho rằng nút ĐMG trước phẫu thuật liên quan độc lập với tỷ lệ sống còn sau cắt gan. Các bệnh nhân ở nhóm cắt gan đơn thuần có thời gian sống còn sau mổ tốt hơn và nút ĐMG trước phẫu thuật không có lợi cho bệnh nhân bị UTTBG có thể cắt bỏ.

Hai tác giả đã báo cáo rằng nút ĐMG trước phẫu thuật không cải thiện tỷ lệ sống hoặc sống không bệnh toàn bộ. Họ cho rằng nút ĐMG trước phẫu thuật chỉ nên được thực hiện để giảm thiểu số lượng lớn khối u trong phạm vi phần gan bị cắt bỏ. Choi và cộng sự [104] cho thấy tỷ lệ sống không bệnh 1-3-5 năm là 76%, 57,7%, và 51,3% ở nhóm nút ĐMG trước mổ và 70,9%, 53,8%, 46,8% ở nhóm không nút ĐMG. Điều này cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về lệ sống bệnh giữa nhóm có nút ĐMG và không nút ĐMG trước mổ. Sasaki và cộng sự [101] chỉ ra rằng tỷ lệ sống 5 năm sau mổ thấp hơn đáng kể trong nhóm nút ĐMG (28,6%) so với nhóm không nút ĐMG (50,6%). Tác giả cho rằng nút ĐMG trước khi mổ nên tránh hoặc từ chối ở những trường hợp UTTBG có thể cắt bỏ khi chẩn đoán, đặc biệt là đối với những BN không xơ gan hoặc khối u ở giai đoạn sớm.

Germuda và cộng sự [177] thấy thời gian sống thêm 1 năm và 5 năm sau mổ ở nhóm không nút ĐMG trước khi cắt gan là 71% và 38% còn ở nhóm có nút ĐMG trước mổ tỉ lệ này là 85% và 43%. Thời gian sống 1 năm và 5 năm không bệnh ở nhóm không nút ĐMG trước mổ là 64% và

21%, còn ở nhóm có nút ĐMG trước mổ tỉ lệ này là 82% và 57%. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ sống thêm 1 năm, 2 năm và 3 năm sau mổ có tỉ lệ lần lượt là 88,6%, 85,9% và 80,9%.

Trong nghiên cứu của Murakami [106] cũng cho thấy rằng những trường hợp UTTBG có nhân vệ tinh, xâm lấn TMC và di căn trong gan thì nút ĐMG thường kém hiệu quả kéo dài thời gian sống hơn so với những trường hợp khác. Nồng độ αFP trước nút ĐMG và sau nút ĐMG cũng là yếu tố quan trọng trong việc tiên lượng di căn ngoài gan sau phẫu thuật. Như vậy nút ĐMG trước mổ ở những trường hợp kích thước khối u trên 5 cm, tỉ lệ hoại tử u trên 70% và nồng độ αFP âm tính sau nút ĐMG rất có ý nghĩa trong việc kéo dài thời gian sống không bệnh sau mổ và giảm tỉ lệ tái phát. Khi phân tích thời gian sống thêm sau mổ trên biểu đồ Kaplan Meier và đánh giá ảnh hưởng các yếu tố nguy cơ đến thời gian sống thêm trong nghiên cứu của chúng tôi theo biểu đồ 3.6, biểu đồ 3.10 và biểu đồ 3.12 cũng cho thấy nồng độ αFP trước nút ĐMG, nồng độ αFP sau mổ, kích thước khối u lớn (trên 5cm) là những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm và xác suất sống thêm có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nhóm BN có kích thước khối u dưới 5cm trong nghiên cứu của chúng tôi chưa có BN nào tử vong với thời gian theo dõi dài nhất là 35 tháng, nhóm có kích thước khối u trên 5cm thì xác suất sống thêm 1 năm, 2 năm và 3 năm sau mổ tương ứng là 80,8%, 71,3% và 71,3%. Với những BN trong nghiên cứu của chúng tôi có nồng độ αFP<20ng/ml thì thời gian sống thêm trung bình sau mổ là 47,56±2,34 tháng cao hơn so với nhóm có nồng độ αFP≥20ng/ml với thời gian sống thêm trung bình sau mổ chỉ là 17,3±1,82 tháng. Tỉ lệ sống thêm 1 năm 2 năm và 3 năm sau mổ ở nhóm có nồng độ αFP<20ng/ml cũng cao hơn nhóm có nồng độ αFP cao sau mổ (p<0,05) với tỉ lệ là 90,3% so với 83,3%, 37,5% và 37,5%.

Khi đánh giá hiệu quả của nút ĐMG đối với khối Murakami [106] thấy

tỷ lệ hoại tử trung bình của khối u là 51,2%, 14,9% khối u chưa hoại tử và 14% khối u hoại tử hoàn toàn, thời gian sống trung bình của nhóm không nút ĐMG và có nút ĐMG trước mổ là 60 tháng và 51 tháng với p=0,025. Tỷ lệ tử vong chung là 27,54% cho các BN trong nhóm không nút ĐMG trước mổ thấp hơn đáng kể so với nhóm nút ĐMG trước mổ là 39,47% với p=0,024.

Tỷ lệ tái phát ở nhóm không nút ĐMG là 29,36% thấp hơn nhóm có nút ĐMG là 35,90% nhưng không có ý nghĩa thống kê. Thời gian sống không bệnh trung bình là 36 tháng đối với các nhóm cắt gan đơn thuần và 41 tháng đối với các nhóm nút ĐMG trước mổ. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ 1-3-5 năm sau mổ là 89%, 73%, và 59% ở nhóm cắt gan đơn thuần và 81%, 57%, 47% ở nhóm nút ĐMG trước mổ với p =0,025. Tỷ lệ sống không bệnh 1-3-5 năm sau mổ là 66%, 44%, và 32% ở nhóm cắt gan đơn thuần, trong khi đó tỷ lệ này là 60%, 49%, và 40% ở nhóm nút ĐMG trước mổ. Nghiên cứu này cho thấy thời gian sống thêm 1 năm và 3 năm sau mổ thấp hơn trong nghiên cứu của chúng tôi với tỉ lệ tương ứng là 88,6% và 80,9%.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu gồm 46 BN ung thư tế bào gan được điều trị cắt gan sau khi nút ĐMG hoặc nút ĐMG phối hợp nút TMC trước mổ từ (08/2012 đến 12/2016 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho phép rút ra các kết luận sau:

1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư tế bào gan sau nút ĐMG trước mổ cắt gan

- Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 48,8 tuổi, hay gặp nhất là độ tuổi 50-60 tuổi, nam nhiều hơn nữ chiếm 80,4%. Tỉ lệ viêm gan virus B trong nghiên cứu là 89,1%.

- Dấu hiệu lâm sàng nghèo nàn chủ yếu BN tình cờ phát hiện bệnh chiếm 47,8%, BN có dấu hiệu đau bụng dưới sườn phải chiếm 34,8%.

- Kích thước trung bình khối u trên chụp cắt lớp vi tính là 5,77±2,42 cm, nồng độ αFP trung bình trước mổ là 3712,5±10164,9 ng/ml, nhóm có nồng độ αFP trước mổ bình thường chiếm tỉ lệ cao nhất 39,1%, xơ gan Child-Pugh A chiếm 97,8%, mức độ xơ gan 2/6 trên giải phẫu bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất 52,2%.

- Tỉ lệ hoại tử u trung bình của nghiên cứu là 68,5±31,07%, nhóm BN được nút ĐMG 1 lần chiếm 54,3%, tỉ lệ BN được nút TMC phối hợp nút ĐMG là 26,1%, nhóm nút ĐMG trên 1 lần có tỉ lệ hoại tử u cao hơn nhóm nút 1 lần nhưng không có ý nghĩa thống kê.

2. Kết quả điều trị cắt gan do UTTBG sau nút ĐMG

- Đặc điểm phẫu thuật: đường mổ hình chữ J chiếm đa số (73,9%), BN có 1 khối u khi đánh giá tổn thương trong mổ chiếm 84,4%, cắt gan có kiểm soát cuống chọn lọc theo Takasaki chiếm 54,3%. Tỉ lệ cắt gan lớn chiếm 60,9%, tỉ lệ cắt gan nhỏ là 39,1%.

- Kết quả sớm sau mổ: không có trường hợp nào có tai biến trong mổ, tỉ lệ truyền máu trong mổ có 4BN (8,7%), 3BN phải cắt cơ hoành kèm theo do

khối u xâm lấn (6,5%), 13 BN có dẫn lưu đường mật qua ống cổ túi mật (28,3%). Không có trường hợp nào tử vong sau mổ, tỉ lệ biến chứng sau mổ 10,9% (tràn dịch màng phổi 8,7%, suy gan sau mổ 4,3% và suy thận cấp sau mổ 2,2%).

- Kết quả xa: tỉ lệ tái phát sau mổ là 26,1%, tỉ lệ chết chiếm 15,2% (chết do tái phát sau mổ 13%, chết do suy gan sau mổ 2,2%). Thời gian sống thêm trung bình sau mổ tính đến thời điểm kết thúc nghiên cứu là 44±2,75 tháng, tỉ lệ sống thêm 1 năm, 2 năm và 3 năm sau mổ là 88,6%, 85,9% và 80,9%.

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến tái phát sau mổ gồm: nồng độ albumin trước mổ thấp, nồng độ αFP cao trước mổ, kích thước khối u lớn >5cm, có nhân vệ tinh quanh khối u chính hay không, khối u hoại tử hoàn toàn hay không hoàn toàn, nồng độ αFP cao sau mổ >20ng/mL.

- Một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm và xác suất sống thêm sau mổ gồm: nồng độ αFP cao trước mổ, nồng độ αFP cao sau mổ, kích thước khối u trên 5cm, có nhân vệ tinh quanh khối u chính.

KIẾN NGHỊ

1. Nút động mạch gan trước mổ đối với các trường hợp khối u kích thước lớn trên 5cm, có nhân vệ tinh quanh khối u chính, αFP cao trước mổ.

Nút động mạch gan phối hợp nút tĩnh mạch cửa trước mổ nếu thể tích gan còn lại không đủ.

2. Cần có nghiên cứu với số lượng lớn, đa trung tâm, theo dõi lâu dài sau mổ để đánh giá các yếu tố khác liên quan đến tái phát và thời gian sống thêm sau mổ.

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Hoàng, Trần Bảo Long (2017). Kết quả bước đầu qua 15 trường hợp ung thư gan nguyên phát (HCC) được nút động mạch gan trước khi mổ cắt gan.Tạp chí Y học thực hành, số 1, tập 1032, 209 - 211.

2. Nguyễn Hoàng, Trần Bảo Long (2017). Tỉ lệ hoại tử u sau nút động mạch gan ở bệnh nhân ung thư gan nguyên phát được nút động mạch gan trước khi mổ cắt gan qua 20 trường hợp. Tạp chí Y học thực hành, số 1, tập 1032, 157-159.

TÀI LIỆU THAM KHẢ O

1. Cha C. H., Saif M . W., Yam ane B. H., et al (2010), Hepatocellu lar carcinom a: current m anagem ent, Curr Pr obl Su rg, 47(1), 10-67.

2. Varela M., Sala M., Ll ovet J. M., et al (200 3), Treatm ent of hepatocellular carcinom a: is there an optim al strategy ?, Cancer Treat Rev, 29(2), 99-1 04.

3. Llovet J. M., Burroughs A., Bruix J. (2003), Hepatocell ular carcinom a, Lancet, 362(9399), 1 907-17.

4. Cherqui D., Belghi ti J. (2009), [Hepatic surgery . What progress? What fut ure?], Gast roenterol Cl in Bi ol, 33(8-9), 8 96-902.

5. Shah S. A., Cleary S. P., Wei A. C., et al (2007), Recurrence after liver resection for hepatocellular carcinom a: risk factors, treatm ent, and outcom es, Surgery, 141(3), 330-9.

6. Tabrizian P., Ji bara G., Shrager B., et al (201 5), Recurrence of hepatocellular cancer after resection: patterns, treatm ents, and prog nosis, Ann Su rg, 26 1(5), 947-55.

7. Sherif R. Z., MD. Abdel- Mis ih và MD. Mark Bl oom ston (201 0), Liver Anatom y, Surg Clin Nort h Am, 90(4), 6 43-653.

8. Healey J. E., Schroy P. C. (1953), Anatom y of the biliary ducts within the hum an liver; analy sis of t he prevailing pat tern of branchings and the m aj or variations of the biliary ducts, AMA Arch Surg, 6 6(5), 599-616.

9. Henri Bism uth (1 978), Les hepatectom ies, Encycl MDd Ch ir. Techniques chi rurg icales – App areil d igesti f, 4(2), 40 37-4062.

10. Trịnh Văn Min h (2006), Giải phẫu ng ười, tập II: giải phẫu ngực b ụng, Nhà xuất bản hà nội

11. Tôn Thất Tùng (1971), Cắt gan, Nhà xuất b ản y học.

12. Trịnh Hồng Sơn (2 002), Ngh iên cứu giải phẫu gan ứng dụn g trong g hép gan, Ngoại khoa, 5, 7-19.

13. Masam itu Kum on (2009), Anatom y of the caudate lobe with s pecial reference to portal vein and b ile duct, Kanzo, 1985(26), 1193-119 9.

14. Kogure K., Kuwano H., Yorifuj i H., et al (20 08), The caudate processus hepatic vein : a boundary hepatic vein between the caudate lobe and the righ t li ver, Ann Sur g, 247(2), 2 88-93.

15. Bism uth H. , Houss in D., Castaing D. (1982), Maj or and m inor segm entectom ies "reglees" in liver surgery, World J Surg, 6(1), 10-24.

16. Gly n G. Jam ieson, Bernard Launois (2013), Surgical Anat om y of the Liver and Associated Struct ures, Cha pter 1, 1-22.

17. Hiatt J. R., Gabbay J., Bus utt il R. W. (1994), Surgical anatom y of the hepatic arteries in 1000 cases, Ann Surg, 220(1), 50-2.

18. Trịnh Hồng Sơn, Daniel Jaeck, Nguy ễn Đình Tuấn (1998), N ghiên cứu hệ động mạch gan, nhân 98 tr ườn g hợp chụ p động mạch gan chọn lọc: ứng dụng trong chẩn đoán một số bệnh lý gan mật, can thiệp làm tắc động mạch gan và ghép gan, Y học thực hà nh, 2, 3 0-34.

19. Murata S., M ine T., Ueda T., et al (20 13), Transcatheter arterial chem oem bolization based on hepatic hem ody nam ics for hepatocellular carcinom a, ScientificWorldJournal, 2013, 47980 5.

20. Maku uchi M., Hasegawa H., Yam azaki S., et al (198 3), The inferior right hepatic vein: u ltrasonic dem onstrat ion, Ra diolo gy, 148(1), 213-7 .

21. Kanazawa S., Wright K. C., Kas i L. P., et al (1993), Prelim inary experim ental evaluation of tem porary segm ental hepatic venous occlusion : angiographic, pa tholog ic, and scin tigraphic find ings, J Va sc Interv Radio l, 4(6), 759-6 6.

22. Murata S., Itai Y., Asato M ., et al (1995), Effect of tem porary occlusion of the hepatic vein on dual blo od in the liver: evaluat ion wi th sp iral CT, Radio logy, 197(2), 351-6.

23. Murata S., Itai Y., Sata ke M., et al (1997), Changes in con trast enhancem ent of hepatocellular carcinom a and liver: effect of tem porary occlusion of a hepatic vein evalua ted with spiral CT, Rad iology, 202(3), 715-20 .

24. Tôn Thất Tùng (1971), Cắt gan, Nhà xuất bản Y học và kỹ thuật, Hà Nội.

25. Madoff D. C., Hic ks M. E., Vauthey J. N., et al (2002), Transhepatic p ortal vein em boli zati on: anatom y , indication s, and technical cons iderations, R adiog raphics, 22(5), 1063-7 6.

26. Atasoy C., Ozy urek E. (2006), Prevalence and ty pes of m ain and right portal vein branching variations on MD CT, AJR Am J Roent genol, 1 87(3), 676-81.

27. Schm idt S., Dem artines N., So ler L., et al (2008), Portal vein norm al anatom y and variants: im plication for li ver surgery and portal vein em bolizati on, Semin In tervent Radio l, 25(2), 8 6-91.

28. Gazelle G. S. , Lee M. J., Mueller P. R. (19 94), Ch olangio graphic segm ental anatom y of the liver, Radiogra phics, 1 4(5), 1005-13.

29. Puente S. G., Bann ura G. C. (198 3), Radio logical anatom y of the biliary tract: variations and congen ital abnorm alit ies, World J Surg, 7(2), 271-6.

30. Trịnh Hồng Sơn (1 998), Mộ t cách xếp loại phân b ố và biến đổ i giải p hẫu đường mật qua 130 trường hợp chụp đ ường mật: ứng d ụng tron g cắt gan và ghép gan, Ngoại kh oa, 1, 1 5-21.

31. Zorzi D., Mul len J. T., Ab dalla E. K., et al (2 006), Com parison between hepatic wedge resection and anatom ic resection for colorectal liver m etastases, J Gastro intest Surg, 10(1), 86-94.

32. Guzzetti E. , Pulitano C., Catena M., et al (2 008), Im pact of ty pe of liver resection on the outcom e of colorectal liver m etastases: a case -m atched analy sis, J Surg Oncol, 9 7(6), 503-7.

33. Bruix J., Sherm an M., Di seases Am erican Association for the Study of Liver (2011), Managem ent of hepatocellular carcinom a: an update, Hepatology, 53(3), 1020-2.

34. Om ata M., Lesm ana L. A., Tateishi R., et al (2010), As ian Pacific Association for the Stu dy of the Liver consensus recom m endations on hepatocellu lar carcinom a, Hepatol Int, 4(2), 439-74.

35. Nguy ễn Văn Xuyên Nguy ễn Tiến Quy ết, Nguyễn Quang Nghĩa (2011), Cập n hật chẩn đoán và điều tr ị ung thư gan nguy ên phát 2010, Y d ược học qu ân s ự số chuyên đề N goại b ụng, (26 - 33).

36. Aoki T., Im am ura H., Hasegawa K., et al (2004), Sequential preoperative arterial and portal venou s em boli zations in pat ients wi th hepatocellu lar carcinom a, Arch Surg, 139(7), 766-74 . 37. Breitenstein S., Apes tegui C., Petrows ky H., et al (2009), " State of the art" in liver resection and l iving donor l iver transplantat ion: a worl dwide survey of 100 li ver centers, World J Surg, 33(4), 797-80 3.

38. Schneider P. D. (2004), Preoperative assessm ent of liver function, Surg Cli n No rth Am, 84(2), 355-73.

39. Hsieh C. B., Yu C. Y., T zao C., et al (200 6), Prediction of the ris k of hepatic failure in pat ients w ith por tal vein i nvasion hepatom a after hepatic resection, Eur J Surg Oncol, 32(1), 72-6.

40. Faza kas J., Mandli T., Ther G., et al (200 6), Evaluati on of li ver function for hepatic resection, Tran splan t Proc, 3 8(3), 798-800.

41. Mull in E. J., Metcalfe M. S., Maddern G. J. (2 005), How m uch li ver resection is to o m uch?, Am J Su rg, 190(1), 87-97.

42. Tôn Thất Bách (200 5), Phẫu thuật gan mật, Nh à xuất bả n Y học.

43. Lê Thanh Dũng Nguy ễn Quang Nghĩa, Trịnh Hồng Sơn, Đòan Thanh T ùng và cs (2007), Chụp cắt lớp v i tính đo thể tích gan: Kỹ thuật và ứng dụng tro ng cắt gan, Y học Việt Nam, 33 1(2), 32-38.

44. Ninh Viết Khải, Trịnh Hồ ng Sơn và Nguy ễn Tiến Quy ết (2011), Các kĩ thuật kiểm soát mạch máu trong cắt gan, Y h ọc thực hà nh, 5(23-26).

45. Asanum a Y., Sato T., Yasu i O., et al (200 3), Treatm ent for postoperative liver failure after m aj or hepatectomy under hepatic total vascular exclusion, J Ar tif O rgans, 6(2), 152-6.

46. Liddo G., Buc E., Nagaraj an G., et al (2009), The liver hangin g m anoeuvre, HPB (Oxford), 11(4), 296-305 .

47. Belghi ti J., G uevara O. A., Noun R. , et al (2001), L iver hanging m aneuver: a safe approach to right hepatectom y without l iver m obili zation, J Am Co ll Su rg, 19 3(1), 109-11.

48. Ogata S., Bel ghit i J., Varm a D., et al (2007), Two h undred liver hang ing m aneuvers for m aj or hepatectomy : a single -center experience, Ann Surg, 24 5(1), 31-5.

49. Yam am oto M., Katagiri S., Arii zum i S., et al (20 12), Gli ssonean pedicle transectio n m ethod for liver surgery (with video), J Hepato bili ary Pancreat Sci, 19(1), 3-8.

50. Dindo D., Dem artines N., Clavien P. A. (2004), Class ification of surgical com plications : a new proposal w ith evaluat ion i n a cohort of 633 6 patient s and results of a survey, Ann Surg, 2 40(2), 205-13.

51. S. Ji n, Q. Fu, G. Wuy un, et al (2013), Managem ent of post-hepatectom y com plications, World J Gas troentero l, 19(44), 7 983-91.

52. O. Scatton, P. P. Mas sault, B. Dou sset, et al (200 4), Maj or liver resection witho ut clam ping: a pro spective reappraisal in the era of m odern surgical tool s, J Am Coll S urg, 1 99(5), 702-8.

53. C. C. Lee, G. Y. Chau, W. Y. Lui, et al (2 005), Ris k factors associated w ith b ile lea kage after hepatic resection for hepatocellular carcinom a, Hepatogastroenterolo gy, 52(64), 116 8-71.

54. H. Sadam ori, T. Yagi, H. Matsuda, et al (201 0), Ri s k factors for m aj or m orbidity after hepatectomy for hepatocellular carcinom a in 293 recent cases, J Hepatobiliary Pancreat Sci, 17(5), 70 9-18.

55. S. Bhattacharjy a, J. Puleston, B. R. David son, et al (20 03), Outcom e of early endoscopic biliary drainage in the m anagem ent of bile leaks after hepatic resection, Gastro intes t Endosc, 57(4), 526-30.

56. R. Yosh io ka, A. Saiura, R. Ko ga, et al (2011), Predictive factors for bile lea kage after hepatectomy : analy sis of 505 consec utive patien ts, Wor ld J Surg, 35(8), 189 8-903.

57. X. Xing, H. L i, W. G. Li u, et al (2004), E tio logical factors for subphrenic i nfection after hepatectom y for patients with hepatic m alignancy, Hepatobili ary Pancreat D is Int, 3(3), 402-5.

58. C. Paugam -Burtz, S. Janny , D. Delefosse, et al (2009), Prospective val idatio n of the "fifty -fifty " criteria as an early and accurate predictor of death after liver resection in intens ive care unit patients, Ann Su rg, 24 9(1), 124-8.

59. D. Jaeck, P. Bachellier, E. O ussou lt zoglo u, et al (2004), Surgical resection of hepatocellular carcinom a. Post-operative outcom e and long-term results in Europe: an overview, Liver Tra nspl, 10(2 Suppl 1), S58-63.

60. Z. Ren, Y. Xu, S. Zh u (2012), Indocy anine green retention test avo iding liver failure after hepatectom y for hepatolithiasi s, Hepato gast roenterolo gy, 59(115), 78 2-4.

61. H. Sugim ot o, O. O kochi , M. H irota, et al (2006), Early detection of l iver failure after hepatectomy by indocy anine green elim ination rate m easured by pulse dy e-densitom etry, J Hepatobiliary Pancreat Surg, 13(6), 543-8.

62. K. V. Menon, A. A l-Mu kh tar, A. Aldouri , et al (2006), Ou tcom es after m aj or hepatectomy in elderly patients, J Am Col l Sur g, 203(5), 6 77-83.

63. S. Bal zan, J. Belgh iti, O. Farges, et al (20 05), The "50-5 0 criteria" on po stoperative day 5: an accurate predictor of liver failure and death after hepatectomy, Ann Surg, 242(6), 8 24-8, di scussio n 828-9.

64. K. Shirabe, M. Sh im ada, T. Gion, et al (1999), Pos toperative li ver failure after m aj or hepatic resection for hepatocellular carcinom a in the m odern era with special reference to rem nant liver volum e, J Am Col l Sur g, 188(3), 3 04-9.

65. Xim ing Xu Tin gtin g Yu, Biao Chen (2013), TA CE com bined with liver resection versus liver resection alone i n the treatm ent of resectable HCC: a m eta -analy sis, Chinese-German J Clin O ncol 12(11), 5 32-536.

66. O. Matsui, M. Kadoy a, J. Yoshi kawa, et al (1 993), Sm all hepatocellular carcinom a: treatm ent with subsegm ental transcatheter arterial em bolization, Radi ology, 18 8(1), 79-83.

67. Z. Zhang, Q. Liu , J. He, et al (200 0), The effect of preoperative transcatheter hepatic arterial chem oem bolizatio n on d isease -free survival after hepatectomy for hepatocellular carcinom a, Cancer, 89(12), 2606-12.

68. Z. Kan, K. Ivancev, A. Lunderquist , et al (1993), In v ivo m icroscopy of hepatic tum ors in anim al m odels: a dy nam ic investigat ion of b lood s upply to hepatic m etastases, Rad iolo gy, 187(3), 621-6.

69. Jia YC Li u Q, Tian J M, Wang ZT, Ye H, L u JP (1996), Factors affecting survival of hepat ic carcinom a patients and their clin ical sign ificance., Chin J Oncol, 18, 35 9-361.

70. V. Koulou lias, G. Matsopou los, J. Kouvaris, et al (2003), Radiotherapy in conj unction wi th in travenous infu sion of 1 80 m g of dis odium pam idronate in m anage m ent of osteoly tic m etastases from breast cancer: clinical evaluation, bi ochem ical m arkers, quality of life, and m onitoring of recalcification using assessm ents of gray -level histogram in plain radiographs, In t J Radi at Oncol B iol P hys, 57(1), 14 3-57.

71. K. Nakam ura, S. Ta kagi, N. Sasa ki, et al (2 010), Contrast-enhanced ultrasono graphy for characterization of canine focal liver lesio ns, Vet Ra diol Ultr asound, 51(1), 79-85.

72. M. Uchida, H. Koh no, H. Kub ota, et al (1996), Role of preoperative transcatheter arterial oily chem oem bolization for resectable hepatocellular carcinom a, World J Surg, 20(3), 326-31.

73. S. Dhand, R. Gup ta (2011), Hepatic transcatheter arterial chem oem bolizati on com plicated by postem boli zatio n sy ndrom e, Semin Intervent Radiol, 28(2), 207-1 1.

74. T. W. Clar k (2006), Com plicatio ns of hepatic chem oem bolizat ion, Semin In tervent Radi ol, 23(2), 119-25.

75. I. F. Hsin , C. Y. Hsu, H. C. Huang, et al (2011), Li ver failure after transarterial chem oem bolization for patien ts wit h hepatocellular carcinom a and ascites: incidence, ris k factors, and prog nost ic prediction, J Cli n Gast roenterol, 45(6), 556-62 . 76. Hepatocellulaire Groupe d'Etude et de Traitem ent du Carcinom e (1995), A com parison of lip iodo l chem oem bolization an d conservative treatm ent for unresectable hepatocellular carcinom a, N Engl J Med, 332(19), 125 6-61.

77. R. J. Lewandows ki, K. T. Sato, B. A tassi, et al (2 007), Rad ioem boli zation w ith 9 0Y m icrospheres: angiographic and techn ical considerations, Ca rdiovasc Intervent R adio l, 30(4), 571-9 2.

78. D. A. Leung, J. E. Goin, C. Sic kles, et al (2 001), Determ inants of pos tem boli zation sy ndrom e after hepatic chem oem bolizatio n, J Vasc Interv Radi ol, 1 2(3), 321-6.

79. J. A. White, D. T. Redden, M. K. Bry ant, et al (2014), Predictors of repeat transarterial chem oem bolization in the treatm ent of hepatocellular carcinom a, HPB (Oxford), 16(12), 1095-101.

80. R. Lencioni, J. M. Llovet (2010), Modified RECIST (mRECIST) assessment for hepatocellular carcinoma, Semin Liver Dis, 30(1), 52-60.

81. H. Kinoshita, K. Sakai, K. Hirohashi, et al (1986), Preoperative portal vein embolization for hepatocellular carcinoma, World J Surg, 10(5), 803-8.

82. N. Nakao, K. Miura, H. Ta kahashi, et al (1986), Hepatocellu lar carcinom a: com bined hepatic, arterial, and portal venous em bolizat ion, Ra diol ogy, 161(2), 30 3-7.

83. K. Yam akado, T. Hirano, N. Kato, et al (1994), Hepatocellu lar carcinom a: treatment with a com bination of transcatheter arterial chem oem bolization and transportal et hanol inj ection, R adio logy, 193(1), 7 5-80.

84. K. Yam akado, A. Na katsu ka, N. Tana ka, et al (1999), Long-term follow-up arterial chem oem bolizatio n com bined with transportal ethano l inj ection used to treat hepatocellu lar carcinom a, J Vasc Interv Radiol, 10(5), 641-7.

85. A. Abul kh ir, P. Lim ongelli, A . J. Healey , et al (2008), Preoperative portal vein em bolizat ion for m aj or liver resection: a m eta -analy sis, Ann Surg, 247(1), 49-57.

86. B. K. Kang, J. H. Kim, K. M. Kim, et al (2009), Transcatheter arterial chemoembolization for hepatocellular carcinoma after attempted portal vein embolization in 25 patients, AJR Am J Roentgenol, 193(5), W446-51.

87. Mark Bloom st on (2010) Sherif R. Z. Abdel-Mi sih, Liver ana tomy, Sur g Clin N Am 90, 643-653.

88. D. Jaeck, E. Ou ssoul tzoglou , E. Rosso, et al (2004), A tw o-stage hepatectom y procedure com bined with portal vein em bol izat ion t o achieve curative resection for initial ly unresectable m ultiple and bi lobar colorectal liver m etastases, Ann Su rg, 24 0(6), 1037-49; discus sion 1049-51.

89. N. Ko kudo, M. Ma kuuch i (2004), Current role of portal vei n em bolizat ion/ hepatic artery chem oem bolizati on, Su rg Clin Nor th Am, 84(2), 643-57.

90. Tôn Thất Bách Phạm Hoàng Phiệt, Nguyễn Đình Hối và cộng sự (1976), Ung thư gan nguyên phát ở Việt Nam, Ngoại khoa, số 1, 27-32.

91. Lê Tư Hoàng, Trịnh Hồng Sơn, Nguy ễn Quang Nghĩa, Đỗ Đ ức Vân (2001), Kết quả điều trị phẫu thuật ung th ư gan nguy ên phát tại bệnh viện Việt Đ ức giai đ oạn 1992 - 19 96, Y học th ực hành, số 7, 42 - 46.

92. Văn Tần, Nguy ễn Cao Cương (2004), U ng th ư gan nguy ên phát: ch ỉ định điều trị, phẫu thuật và kết quả, Thông tin Y d ược, Số chuyên đề ga n mật, 87-97 .

93. Nguy ễn Cao Cương, Văn Tần (2008), Kết quả điều trị ung thư gan n guy ên phát, Gan mật Việt Nam, 3, 4 2-50.

94. Thi Văn Gừng , Huỳ nh Đức Long, Thái Ngọc Dâng và cộng sự (200 0), Ứng dụng p hương pháp gây nghẽn mạch kết h ợp v ới tiêm thuốc hóa trị (TOCE) trong đ iều trị un g th ư gan nguy ên phát: báo cáo 201 trường h ợp tại bệnh viện Chợ Rẫy, Thời sự y d ược học, số 10, 2 33 - 237.

95. Bùi Văn Giang , Phạm Minh Thôn g, Dư Đ ức Ch iến (2004), Đánh g iá kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng n út hóa chất độ ng mạch gan trên 134 bệnh nhân ở bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí nghiên c ứu y học, 1, 9 9-104.

96. Lê Văn Trường (2001), Kết quả bước đầu điều trị ung thư b iểu mô tế bào gan bằng ph ươn g pháp hóa dầu thuy ên tắc trị liệu qua đ ường động mạch, Y học thực hà nh, số 2, 48-50.

97. Nguy ễn Quang Nghĩa, Đoàn Thanh Tùng, Cao Th ị Anh Đào và cộng sự (200 6), Cắt gan lớn : Kinh nghiệm nhân 6 tr ường hợp, Y học TP. Hồ Chí M inh tậ p 10( phụ bản số 1), 31 2-320.

98. Nguy ễn Quang Nghĩa (2015), Lựa chọn p hương pháp đ iều trị đố i với ung thư tế bào gan, Tạp chí d ược lâm sàn g 108, 10(3), 66-71.

99. Trần Công Duy Long, Phạm Hồng Phú và Trần Thiện Nhân (20 14), Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt gan điều trị u ng th ư tế bào gan đ ơn độc, lớn h ơn 5 cm, Tạp chí Y Học Thành Ph ố Hồ Chí Min h, 8.

100. D. Doy on, A. Mou zon, A. M. Jo urde, et al (1974), [Hepatic, arterial em bolizat ion i n patient s with m alig nant l iver tum ours (author's transl)], Ann R adio l (Paris), 17(6), 593-603 . 101. A. Sasa ki, Y. Iwash ita, K. Shibata, et al (20 06), Preoperative transcatheter arterial chem oem bolization reduces long-term survival rate after hepatic resection for resectable hepatocellular carcinom a, Eur J Surg Oncol, 32(7), 773-9 . 102. T. Ochiai, T. Sonoy am a, T. Hironaka, et al (2003), Hepatectom y with chem oem bolization for treatm ent of hepatocellular carcinom a, Hepatogastroenterol ogy, 50(51), 75 0-5.

103. P. E. Maj no, R. Adam , H. Bi sm uth, et al (1997), Infl uence of preoperative transarterial lipiodo l chem oem bolization on resection and transp lantatio n for hepatocellular carcinom a in patients w ith cirrhos is, Ann Surg, 226(6), 688-70 1; di scussi on 701-3.

104. Kim DH Choi GH, Kang CM, Kim KS, Cho i J S, Lee WJ, Kim BR. (2007), Is preoperative transarterial chem oem bolizati on needed for a resectable hepatocellular carcinoma?, World J Su rg Oncol, 31(12), 2370-2 377.

105. K. T. Lee, Y. W. Lu, S. N. Wang, et al (2009), T he effect of preoperative transarterial chem oem bolizati on of resectable hepatocellular carcinom a on clinical and econom ic outcom es, J Surg Oncol, 99(6), 343-50.

106. M. Mura kam i, H. Nagano, S. Kobay ashi, et al (2010), Effects of pre-operative transcatheter arterial chem oem bolization for resectable hepatocellular carcinom a: I m plication of circulating cancer cells by detection of alpha-fetoprotein m RNA, Exp Ther Med, 1(3), 48 5-491.

107. H. Nishi kawa, A. Arim oto , T. Wa kasa, et al (2013), Effect of transcatheter arterial chem oem bolization prior to surgical resection for hepatoce llu lar carcinom a, Int J Oncol, 42(1), 151-60.

108. D. J. Arnaouta kis, M. N. Mavros, F. Shen, et al (2014), Recurrence patterns and prognostic factors in pat ients w ith hepatocell ular carcinom a in noncirrhotic liver: a m ult i-ins titu tional analy sis, A nn Sur g Oncol, 21(1), 147-154.

109. Lei Jiany ong;, Zhon g Jinj ing ; (2014), Preoperative transcatheter arteriel chem oem bolization for resectable hepatocellular carcinom a: a single center analy sis., Annal o f hepat ology, 13(4), 394-402.

110. S. Virani, J. S. Michaelson, M. M. Hutter, et al (20 07), Morb idity and m ortality after liver resection: results of the patient safety in surgery study, J Am Coll Surg, 204(6), 12 84-92.

111. W. R. Jarnagin, M. Gonen, Y. Fong , et al (2002), Im provem ent in perioperative outcom e after hepatic resection: analy sis of 1,803 con secutive cases over the past decade, Ann Sur g, 236(4), 3 97-406; discus sion 4 06-7.

112. A. Andres, C. To so, B. Mo ldovan, et al (20 11), Com pl ications of elective liver resections in a center with low m ortal ity : a sim ple score to predict m orbidi ty, Arch Surg, 1 46(11), 1246-5 2.

113. C. Rei ssfelder, N. N. Rahbari, M. Koch, et al (20 11), Postoperative course and cli nical sig nificance of biochem ical blood tes ts foll owing hepat ic resection, Br J Sur g, 98(6), 83 6-44.

114. M. Koch, O. J. Garden, R. Padbury , et al (2011), Bi le leakage after hepatobil iary and pancreatic surgery : a definition and grading of severity by the International Study Group of Liver Surgery, Surgery, 149(5), 680-8.

115. J. T. Mu llen, D. Ribero, S. K. Red dy , et al (2007), Hepatic insufficiency and m ortality in 1,059 n oncirrhotic patien ts undergo ing m aj or hepatectomy, J Am Coll Surg, 204(5), 85 4-62; d iscuss ion 862-4.

116. R. Thadhani, M. Pascual, J. V. Bonventre (1996), Acu te renal failure, N Engl J Med, 3 34(22), 144 8-60.

117. R. Bel lom o, C. Ronco, J . A. Kellum , et al (200 4), Acute renal failure - definition, outcom e m easures, anim al m odels, fluid therapy and inform ation technology needs: the Second In ternational Consensu s Co nference of the Acute Dialy sis Quality Initiative (ADQI) Group, Cri t Ca re, 8(4), R20 4-12.

118. R. L. Meh ta, J. A. Kell um , S. V. Shah, et al (200 7), Acute Kidney Inj ury Network: report of an i nit iative to im prove outcom es in acute kidney inj ury, Crit Care, 11(2), R31.

119. KDIGO Board Mem bers (2012), KDIGO Cli nical Practice Guideline for Acute Kidney Inj ury . , Kidney Int Supp l, 2, 1-1 38.

120. V. S. Kar khanis, J. M. Josh i (2012), Pleural effusion: diagnos is, treatm ent, and m anagem ent, Open Access Emerg Med, 4, 31-52.

121. H. Tang, W. Lu, Z. Yang, et al (2017), Ris k factors and long-term outcom e for postoperative in tra-abdom inal infection after hepatectom y for hepatocellular carcinom a, Medicine (Baltimore), 96(17), e67 95.

122. D. Wendum , K. Lacom be, M. Chevallier, et al (2009), H isto logical scorin g of fibros is and activi ty in HIV-chronic hepatiti s B related l iver disease: perform ance of the METAVIR score assessed on virtual sli des, J Cl in Pa thol, 62(4), 361-3.

123. H. A. Edm ondson, P. E. Stei ner (1954), Prim ary carcinom a of the liver: a study of 100 cases am ong 48,900 necropsies, Cancer, 7(3), 4 62-503.

124. M. Sh im ada, K. Takena ka, T. Gio n, et al (1996), Progno sis of recurrent hepatocellular carcinom a: a 10-y ear surgical experience in Japan, Gastroenterolo gy, 111(3), 720-6.

125. R. A. Dam huis, B. P. Wij nhoven, P. W. Plaisier, et al (201 2), Com parison of 3 0-day , 90-day and in-hospital pos toperative m ortality for eight different cancer ty pes, Br J Surg, 99(8), 1149-54 . 126. J. Y. Kang, M. S. Choi, S. J. Kim, et al (2010), Long-term outcome of preoperative transarterial chemoembolization and hepatic resection in patients with hepatocellular carcinoma, Korean J Hepatol, 16(4), 383-8.

127. H. B. El- Serag (2012), Epidem iolo gy of viral hepatitis and hepatocellular carcinom a, Gastroentero logy, 142(6), 1 264-1273 e1.

128. Hà Văn Mạo, Phan Thị Phi Phi, Lê Cao Đài và cộng sự (1993), Góp phần ngh iên cứu un g th ư gan nguy ên phát ở V iệt Nam, tần xuất HbsAg trong h uy ết thanh người lành và người b ị ung thư biểu mô tế bào gan, Y học Việt Nam, 5, 26-30.

129. Nguy ễn Tiến Lam, Bùi Hiền, Bù i Đức Ng uy ễn và cộng sự (1994), L iên quan của nhiễm trùng viêm gan B trong u ng th ư gan nguy ên phát ở Việt Nam, Y học V iệt Nam, 9, 6-10.

130. Hoàng Trọng Thảng (200 3), Tần suất HbsAg và Anti HVC ở bệnh nhân ung th ư gan ng uy ên phát, Y học t hực hàn h, 1, 90-9 1.

131. Võ Đặng Anh Th ư Nguy ễn Thị Kim Hoa (2010), T ìm hiểu một số y ếu tố liên quan ở bệnh nhân ung thư gan nguy ên phát tại bệnh v iện trường đại học Y dược Huế, 1, 13-16.

132. V. C. Sun, L. Sarna (2008), Sy m ptom m anagement in hepatocellular carcinom a, Clin J Oncol Nur s, 12(5), 759-6 6.

133. Ngô Bá Hưn g Nguy ễn Đại Bìn h, Đặng Hùng Tuấn (1999), Phối hợp lâm sàng, siêu âm, xét nghiệm AFP và chọc hút tế bào chẩn đoán ung thư gan nguy ên phát, Th ông t in Y dược, 11, 84-8 8.

134. J. Belghiti, S. Ogata (2005), Assessment of hepatic reserve for the indication of hepatic resection, J Hepatobiliary Pancreat Surg, 12(1), 1-3.

135. G. Fattov ich, F. Bort olot ti, F. Donat o (2008), Natural h istory of chronic hepatiti s B: special em phasis on disease progression and progno stic factors, J Hepatol, 48(2), 335-52 . 136. Kim WR Yang JD, Coelho R, Met tler TA, Bens on JT, Sanderson SO, Therneau TM, K im B, Roberts LR. (2011), Cirrhosi s is present in m ost pat ients w ith hepat itis B and hepatocel lular carcinom a, Clin Gas troentero l Hepato l, 9(1), 64-70.

137. R. Kashy ap, A. Jain, M. Nales ni k, et al (2 001), Clinical s ignif icance of elevated alpha-fetoprotein in adults an d children, Di g Dis Sc i, 46(8), 170 9-13.

138. Vũ Văn Khiên, Lê Văn Don, Nguy ễn Anh Tuấn và cộng sự (20 00), Giá trị của A FP trong chẩn đoán xác địn h, tiên lượng và theo dõi đ iều trị một số thể ung thư gan nguy ên phát, Nộ i khoa, 2, 8-10.

139. P. J. Johnso n (2001), The role of serum alpha-fetoprotein est im ation in the diagno sis and m anagem ent of hepatocellular carcinom a, Clin Liver Dis, 5(1), 1 45-59.

140. A. Koteish, P. J. Thulu vath (2002), Screening for hepatocellular carcinom a, J Vasc Interv Radiol, 13(9 Pt 2), S18 5-90.

141. M. Co lom bo (2001), Screening for cancer in viral hepatitis, Cl in Liver Dis, 5(1), 109-22.

142. S. Gupta, S. Bent, J. K ohlwes (200 3), Test characteristics of alpha-fetoprotein for detectin g hepatocellular carcinom a in patients w ith hepat itis C. A sy stem atic review and critical analy sis, Ann Intern Med, 139(1), 46-5 0.

143. K. Taketa (1990), A lpha-fetoprotein: reevaluatio n in hepato logy, Hepatolo gy, 12(6), 1420-3 2.

144. A. S. Befeler, A. M. Di Bisceglie (2002), Hepatocell ular carcinom a: diagnosis and treatm ent, Gastroentero logy, 122(6), 1 609-19.

145. B. J. McMahon, L. Bul kow, A. Harpster, et al (200 0), Screening for hepatocellular carcinom a in Alas ka natives infected with chronic hepati tis B: a 1 6-y ear population-based study, Hepatolo gy, 32(4 Pt 1), 842-6 .

146. E. S. Bialec ki, A. M. Di Bisceglie (20 05), Diagnos is of hepatocell ular carcinom a, HPB (Oxford), 7(1), 26-34.

147. H. A. Liebm an, B. C. Fur ie, M. J. T ong, et al (19 84), Des-gam m a-carboxy (abnorm al) prothrom bin as a serum m arker of prim ary hepatocellular carcinom a, N Engl J Med, 310(22), 142 7-31.

148. J. A. Marrero, G. L. Su, W. Wei, et al (2003), Des-gam m a carboxy prothrom bin can differentiate hepatocellular carcinom a from nonm alignant chronic liver disease in am erican patie nts, Hepatol ogy, 37(5), 111 4-21.

149. I. C. Weit z, H. A. L iebm an (1993), Des-gam ma-carboxy (abnorm al) prothrom bin and hepatocellular carcinom a: a critical review, Hepatology, 18(4), 990-7.

150. G. Torzi lli, M. Ma ku uchi, K. Inoue, et al (1 999), No-m ortality liver resection for hepatocellular carcinom a in cirrhotic and noncirrhot ic patient s: is there a way ? A prospective analy sis of our approach, Arch Surg, 134(9), 984-92 .

151. G. Marin-Hargreaves, D. Azoulay , H. Bism uth (2003), Hepatocellu lar carcinom a: surgical indications and resu lts, Cri t Rev Oncol Hemato l, 47(1), 13-27 .

152. G. Larcos, H. Soro kop ud, G. Berry , et al (1998), Sonographic screening for hepatocellu lar carcinom a in patients with chron ic hepatit is or cirrhosi s: an evaluatio n, AJR Am J Roentgeno l, 171(2), 4 33-5.

153. M. Sherm an, K. M. Pelte kian, C. Lee (1995), Screening for hepatocellular carcinom a in chronic carriers of hepatitis B viru s: i ncidence and prevalence of hepatocellular carcinoma in a North Am erican urban population, Hepat ology, 2 2(2), 432-8.

154. N. Chalasani, J . C. H orlander, Sr., A. Said, et al (19 99), Screening for hepatocellu lar carcinom a in patients with advanced cirrhosi s, Am J Gas troentero l, 94(10), 2 988-93.

155. T. Hennedige, S. K. Ven katesh (2013), Im aging of hepatocellu lar carcinom a: diagnosis, s taging and treatm ent m onitoring, Cancer Imagin g, 12, 5 30-47.

156. K. Takay asu, S. Ari i, M. Ku do, et al (201 2), Superselective transarterial chem oem bolizati on for hepatocellular carcinom a. Validation of treatm ent algorit hm proposed by Ja panese guidelines, J Hepat ol, 5 6(4), 886-92.

157. K. Takay asu (2011), Su perselective transarterial chem oem bolization for hepatocellular carcinom a: recent progression and perspective, Oncology, 81 Suppl 1, 10 5-10.

158. Y. S. Guan, Q. He, M. Q. Wang (2012), Transcatheter arterial chem oem bolization : his tory for m ore than 30 y ears, ISRN Gastroenter ol, 20 12, 480 650.

159. Guo JY Tu R, Wang CY, Hu GD, Huang Z C, Ren DH. (1992), L ipiod ol depos iti on and tum or necrosis of hepatocellular carcinom a after transcatheter arterial em bolizatio n usi ng Lip iodo l., Chin J Rad iology, 26, 302-3 04.

160. C. C. Wu , Y. Z. Ho, W. L. Ho, et al (19 95), Preoperative transcatheter arterial chem oem bolization for resectable large hepatocellular carcinom a: a reappraisal, Br J Surg, 82(1), 1 22-6.

161. M. D'Angelica, S. Maddineni, Y . Fo ng, et al (200 6), Optim al abdom inal i ncisio n for partial hepatectom y : increased late com plications with Mercedes-ty pe incisions com pared to extended right su bcostal i ncision s, Wor ld J Surg, 30(3), 410-8.

162. N. A. Halasz (196 4), Vertical Vs Hori zontal Laparotom ies. I. Early Postoperative Com parisons, Arch Surg, 88, 911-4.

163. S. K. Reddy , A. S. Barbas, R. S. Turley , et al (2011), A standard defin itio n of m aj or hepatectomy : resection of four or m ore liver segm ents, HPB (Oxford), 13(7), 494-5 02.

164. T.C Wong, T .T Cheun g, K. S Ch o k , et al (201 4), Treatm ent strategy to im prove long-term survival for hepatocellular carcinom a sm aller than 5 cm : m aj or hepatectomy vs m inor hepatectom y ., World J Surg Oncol, 38(9), 2 386-94.

165. G. Zimmitti, R. E. Roses, A. Andreou, et al (2013), Greater complexity of liver surgery is not associated with an increased incidence of liver-related complications except for bile leak: an experience with 2,628 consecutive resections, J Gastrointest Surg, 17(1), 57-64; discussion p 64-5.

166. George Z. Li et al (2014), Hepatic Resecti on for Hepatocellular Carcinom a: Do Contem porary Morbidity and Mortali ty Rates Dem and a Transition to A blatio n as First-Line Treatm ent?, Jou rnal o f the American Co llege of Su rgeons, 218(4), 827-83 4.

167. J. H. Fo ster, M. M. Berm an (1977), So lid liver tum ors, Maj or Pro bl Clin Surg, 22, 1-342.

168. N. N. Rahbari, O. J. Garden, R. Padbury , et al (2011), Post-hepatectom y haem orrhage: a definition and grading by the International St udy Group of Liver Surgery (ISGLS), HPB (Oxfor d), 13(8), 528-35.

169. M. C. Rus sell (2015), Com plicati ons fol lowing hepatectom y, Surg Oncol Cl in N Am, 24(1), 7 3-96.

170. Y. Zhou, X. Zhang , L. Wu, et al (20 13), Meta-analy sis: preoperative transcatheter arterial chem oem bolizatio n does no t im prove prognos is of pat ie nts wi th resectable hepatocellular carcinom a, BMC Gastroen terol, 1 3, 51.

171. K. Oishi, T. Itam oto, H. Am ano, et al (2007), Cli nicopatho logic features of poorly differentiated hepatocellular carcinom a, J Surg Oncol, 95(4), 311-6.

172. S. Tam ura, T. Kato, M. Berho, et al (2001), Im pact of hist olog ical grade of hepatocellular carcinom a on the outcom e of liver transplantation, Arch Su rg, 136(1), 2 5-30; d iscuss ion 31.

173. L. X. Qin, Z. Y. Tang (2002), The prog nost ic sign ificance of clinical and pathol ogical features in hepatocellu lar carcinom a, World J Gastroenterol, 8(2), 193-9.

174. O. N. el-Assal, A. Yam anoi, Y. Soda, et al (1997), Propo sal of invas iveness score to predict recurrence and survival after curative hepatic resection for hepatocellular carcinom a, Surgery, 122(3), 571-7.

175. Y. Yum oto, K. Ji nno, K. T o kuy am a, et al (1985), Hepatocellular carcinoma detected by iodized oil, Radio logy, 154(1), 1 9-24.

176. E. Adachi, T. Mats um ata, T. Nishi za ki, et al (1993), Effects of preoperative transcatheter hepatic arterial chem oem bolizatio n for hepatocellular carcinom a. The relationship between pos toperative course and tum or necr osis, Cancer, 72(1 2), 3593-8.

177. G. E. Gerunda, D. Neri, R. Merenda, et al (2000), Ro le of transarterial chem oem bolization before liver resection for hepatocarcinom a, Liver Tr anspl, 6(5), 619-26.

178. W. J. Ma, H. Y. Wang, L. S. Teng (2 013), Correlation analy sis of preoperative serum alpha-fetoprotein (AFP) level and progno sis of hepat ocellular carcinom a (HCC) after hepatectomy, World J Surg Oncol, 11, 212.

179. D. Nobuo ka, Y. Kato, N . Gotoh da, et al (2010), Post operative serum alpha-fetoprotein level is a u seful predictor of recurrence after hepatectomy for hepatocellular carcinom a, Oncol Rep, 24(2), 521-8.

180. N. Nagasue, H. Kohno, M . Tachibana, et al (1999), Prognos tic factors after hepatic resection for hepatocellular carcinom a associated with Chi ld-Turcotte class B and C cirrhosis, Ann Su rg, 22 9(1), 84-90.

181. Hu DY Chen XP, Zhang ZW, et al . (2007), Role of m esohepatectom y with or withou t transcatheter arterial chem oem bolizati on for large centrally located hepatocellular carcinom a., Dig Surg, 24, 20 8-213.

182. T. C. Chua, W. Liauw, A. Saxena, et al (2010), Sy stem atic review of neoadj uvant transarterial chem oem bolization for resectable hepatocellular carcinom a, Liver Int, 30(2), 166-7 4.

183. J. Fan, Y. Yu , Z. Wu (1997), [L iver resection after transcatheter hepatic arterial chem oem bolization for hepatocellu lar carcinom a and curative effect analy sis], Zhonghu a Wai Ke Za Zh i, 35(12), 7 10-2.

184. P. Li, S. S. Wang, H. L iu, et al (201 1), Elevated serum alpha fetoprotein levels prom ote patholo gical progressio n of hepatocellular carcinom a, World J Gast roenterol, 17(41), 456 3-71.

Trong tài liệu TÕ BµO GAN SAU NóT §éNG M¹CH GAN (Trang 116-151)