• Không có kết quả nào được tìm thấy

-Yêu cầu HS đọc đề .

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu HS tự làm bài .

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.

- Yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.

- GV nhận xét và chốt: Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 tìm được số theo yêu cầu bài.

+ Hãy nêu quy tắc về dấu hiệu chia hết cho 3.

* Củng cố dặn dò:

- Nhận xét đánh giá tiết học .

502; 6823; 55553; 641311.

+ Vì các số này có tổng các chữ số không phải là số chia hết cho 3.

- Em khác nhận xét bài bạn . - HS nghe.

- 1 HS đọc thành tiếng .

- Viết số có 3 chữ số chia hết cho 3

- HS cả lớp làm bài vào vở . - Các số chia hết 3 là : 150; 321;

783 .

- HS nhận xét, sau đó 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.

- 1 HS đọc thành tiếng .

- Tìm chữ số thích hợp để điền vào ô trống để được số chia hết cho 3 .

- HS cả lớp làm bài vào vở . - Các số cần điền lần lượt là : 1;

2 ; 5 để có các số : 561 ; 792 ; 2535.

- HS nhận xét, sau đó 2 HS ngồi cạnh đổi vở kiểm tra chéo nhau.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

TẬP ĐỌC

RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn (trả lời được các câu hỏi trong SGK); Đọc trôi chảy, rành mạch Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ.

- Chăm chỉ, tích cực học bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (ƯDCNTT) Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (3p)

* Khởi động:

- Hãy đọc bài: Rất nhiều mặt trăng + Suy nghĩ của công chúa về mặt trăng có gì đáng yêu ?

* Kết nối: GV dẫn vào bài mới

- 1 HS đọc

+ Mặt trăng làm bằng vàng, chỉ bé bằng móng tay, treo trên cành cây ngoài cửa sổ

- Lắng nghe 2. Hoạt động thực hành - Luyện đọc : (32p)

a. Luyện đọc: (8-10p)

- Giới thiệu bài: UDPHTM - Gv gửi tranh cho HS quan sát - Gọi 1 HS đọc bài

- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, phân biệt lời chú hề và lời công chúa

- GV chốt vị trí các đoạn

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- HS quan sát trả lời.

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe

- Nhóm trưởng điều hành cách chia đoạn

- Bài chia làm 3 đoạn.

+ Đoạn 1: Sáu dòng đầu

+ Đoạn 2: Năm dòng tiếp theo + Đoạn 3: Phần còn lại

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (mừng rỡ, vằng vặc, nâng niu, rón rén...)

- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)->

Cá nhân (M1)-> Lớp

- HS đọc nối tiếp lần 2 theo điều khiển - Các nhóm báo cáo kết quả đọc

- 1 HS đọc cả bài (M4) b.Tìm hiểu bài: (8-10p)

- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.

+ Nhà vua lo lắng về điều gì?

+ Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì?

+ Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua?

+ Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?

+ Công chúa trả lời thế nào?

+ Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì?

- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.

( ý c là phù hợp nhất.) + Nội dung bài là gì?

- 1 HS đọc

- HS tự làm việc nhóm 4 trả lời các câu hỏi - TBHT điều hành các nhóm trả lời, nhận xét

+ Lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại.

+ Để nghĩ cách làm cho công chúa không nhìn thấy mặt trăng.

+ Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rất rộng nên không có cách nào làm cho công chúa nhìn thấy được.

+ Chú hề muốn dò hỏi với công chúa nghĩ thế nào khi trông thấy mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời, một mặt trăng đang nằm trên cổ công chúa.

+ Khi ta mất một chiếc răng, chiếc mới sẽ mọc ngay chỗ ấy. Khi ta cắt những bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên…

- HS phát biểu theo ý hiểu

*Nội dung: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn .- HS ghi nội dung bài vào vở.

3. Luyện đọc diễn cảm - Học thuộc lòng (8-10p) - Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài,

nêu giọng đọc các nhân vật

- Yêu cầu đọc phân vai đoạn 2 và 3

- GV nhận xét chung

4. Hoạt động ứng dụng (1 phút)

- Em thích nhất điều gì trong suy nghĩ

- 1 HS nêu lại - 1 HS đọc toàn bài

- Nhóm trưởng điều khiển:

+ Phân vai trong nhóm + Đọc phân vai trong nhóm - Thi đọc phân vai trước lớp - Lớp nhận xét, bình chọn.

- HS nêu

của công chúa nhỏ?

*Nhận xét giờ học, dặn dò HS

- Nhận xét, tuyên dương hs học tích cực và hăng hái phát biểu.

- Chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

KHOA HỌC

KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Phân biệt được không khí sạch và không khí bị ô nhiễm. Nêu được những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm; Có kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng trình bày.

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác,...

- Nêu được những tác hại của không khí bị ô nhiễm.

* KNS:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khí.

- Kĩ năng xác định giá trị bản thân qua đánh giá các hành động liên quan tới ô nhiễm không khí.

- Kĩ năng trình bày, tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch.

- Kĩ năng lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Hình (SGK – 78, 79); sưu tầm tranh ảnh về bầu không khí x/quanh bị ô nhiễm.(ƯDCNTT).

HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (3p)

* Khởi động:

- HS cùng hát

* Kết nối:

- GV dẫn vào bài mới

- HS cùng hát

- TBVN điều hành HS cùng hát kết hợp với vận động tại chỗ

2. Hình thành kiến thức mới (30p)

* Hoạt động 1: Nhóm 4

- GV: kiểm tra việc hoàn thành phiếu điều tra của HS.

? Em có nhận xét gì về bầu không khí ở địa phương em?

1. Không khí sạch và không khí bị ô nhiễm.

* Kết luận:

- Không khí sạch: Không khí không có

? Tại sao em lại cho rằng bầu không khí ở địa phương em sạch hay bị ô nhiễm?

- Quan sát hình 78, 79 – SGK (ƯDCNTT). và trả lời:

? Hình nào thể hiện bầu không khí sạch? Chi tiết nào cho em biết điều đó?

? Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm?

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Nhận xét bổ sung.

* Hoạt động 2: Nhóm

GV: Lớp thành 4 nhóm và thảo luận theo các câu hỏi sau:

? Ng nhân nào gây ô nhiễm không khí?

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhận xét bổ sung.

* Hoạt động 3: Cả lớp.

- Không khí bị ô nhiễm có tác hại gì đối với đời sống của con người, động vật thực vật?

- HS trình bày ý kiến.

- Nhận xét bổ sung.

- Yêu cầu học sinh nêu kết quả, lớp nhận xét kết quả.

*. Củng cố, dặn dò:(3’) - HS đọc “ Bạn cần biết”.

*BVMT: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?

- Nhận xét, tuyên dương hs học tích cực và hăng hái phát biểu.

- Chuẩn bị bài sau.

những thành phần gây hại cho sức khoẻ của con người.

- Không khí bị ô nhiễm: Không khí có chứa nhiều bụi, khói, mùi hôi thối của rác, gây ảnh hưởng tới người, động vật và thực vật.

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

- Do khí thải của nhà máy

- Khói, khí độc các phương tiện g/ th : ô tô, xe máy, xe chở hành thải ra.

- Bụi: bụi tự nhiên, bụi núi lửa ra, bụi do h/đ của con người các vùng đông dân…

3. Tác hại của không khí bị ô nhiễm - Gây bệnh viêm phế quản mãn tính.

- Gây bệnh ung thư phổi.

- Bụi về mắt sẽ gây các bệnh cho mắt.

- Gây khó thở.

- Làm cho các loại hoa quả không lớn được.

* Học sinh làm bài 1, 2, 3 (T55, 56-VBT)

- HS đọc - HS trả lời

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

CHIỀU:

ĐỊA LÍ

ĐỒNG BẰNG NAM BỘ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ; Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam; Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền, sông Hậu.

- NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- HS học tập nghiêm túc, tự giác.

*BVMT: - Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống).

Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống.

- Một số đặt điểm chính của môi trường và TNTN và khai thác TNTN ở đồng bằng (đất phù sa màu mỡ ở ĐBBB và ĐBNB; môi trường tự nhiên của ĐBDHMT: nắng nóng, bảo lụt gây ra nhiều khó khăn đối với đời sống và HĐSX)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Bản đồ thiên nhiên, hành chính Việt Nam.

+ Bản đồ đất trồng Việt Nam. ƯDCNTT - HS: SGK, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu: (3p)

* Khởi động:

- GV cho HS hát và vận động theo nhạc.

* Kết nối: Giới thiệu bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.

- HS lắng nghe.

2. Hình thành kiến thức mới:(30p Hoạt động1: Vị trí và đặc điểm của đồng bằng Nam Bộ

- GV yêu cầu HS quan sát hình ở góc phải SGK & chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ.ƯDCNTT

- Yêu cầu chỉ sông Mê Công trên bản đồ thiên nhiên treo tường

+ Nêu những hiểu biết của mình về sông Mê Công.

GV: Sông Mê Công là một sông lớn của thế giới, đồng bằng Nam Bộ do

Cá nhân – Nhóm 2 - Lớp

- HS quan sát hình & chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ. sông Mê Công.

- HS nêu

- Lắng nghe

sông Mê Công & một số sông khác như: sông Đồng Nai, sông La Ngà…

bồi đắp nên.

+ Nêu đặc điểm về độ lớn, địa hình của đồng bằng Nam Bộ.

+ Tìm & nêu vị trí, giới hạn của đồng bằng Nam Bộ, vị trí của Đồng Tháp Mười, U Minh, Cà Mau?

+ Cho biết đồng bằng có những loại đất nào? Ở đâu? Những loại đất nào chiếm diện tích nhiều hơn?

- GV mô tả thêm về các vùng trũng ở Đồng Tháp Mười, U Minh, Cà Mau.

Nêu việc sử dụng và cải tạo các loại đất để khai thác tiềm năng và bảo vệ moi trường

Hoạt động 2: Mạng lưới sông ngòi - Quan sát hình lược đồ đồng bằng Nam Bộ, hãy:

+ Tìm & kể tên các sông lớn của đồng bằng Nam Bộ.

+ Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ (nhiều hay ít sông)?

+ Vì sao ở nước ta sông lại có tên là Cửu Long? (GV có thể hỏi: Cửu Long là gì? Là sông có chín cửa)

- GV chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu, Biển Hồ.

+ Ở Nam Bộ trong một năm có mấy mùa? Đặc điểm của mỗi mùa?

+ Giải thích vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê?

+ Sông ngòi ở Nam Bộ có tác dụng gì?

- GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở đồng bằng Nam Bộ.

- Giáo dục bảo vệ môi trường: Sông ngòi mang lại nhiều ích lợi nhưng cũng mang đến lũ lụt làm ảnh hưởng

- HS trao đổi nhóm 2 – Chia sẻ trước lớp

+ Là đồng bằng lớn nhất cả nước, có nhiều vùng trũng ngập nước

+ HS chỉ trên lược đồ

+ Đất phù sa, đất phèn, đất mặn

- HS lắng nghe kết hợp quan sát tranh

Cá nhân – Lớp

+ Sông Hậu, sông Tiền, sông Đồng Nai, sông Bé, sông Vàm Cỏ Đông,...

+ Mạng lưới sông ngòi, kên rạch chằng chịt

+ HS dựa vào SDK để nêu đặc điểm về sông Mê Công, giải thích: do hai nhánh sông Tiền Giang & Hậu Giang đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long.

+ Mùa mưa và mùa khô

+ Để đồng bằng được bồi đắp thêm phù sa

+ Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt

- HS liên hệ việc bảo vệ đê điều.

- Mô tả lại những điều em biết về đồng bằng Nam Bộ

đời sống. Vì vậy việc đắp đê và bảo vệ đê cũng vô cùng quan trọng.

*Nhận xét giờ học, dặn dò HS

- Nhận xét, tuyên dương hs học tích cực và hăng hái phát biểu.

- Chuẩn bị bài sau.

- Sưu tầm tranh ảnh về đồng bằng Nam Bộ

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

THỂ DỤC

BÀI 30: KIỂM TRA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG