• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
48
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 15 Ngày soạn: Ngày 10 tháng 12 năm 2021

Ngày soạn: Thứ hai, ngày 13 tháng 12 năm 2021 TOÁN

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2; Biết số chằn, số lẻ; Lớp hoàn thành bài 1, 2. HSNK hoàn thành các bài tập trong bài.

- Phát triển cho học sinh tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề,…

- HS tích cực, chăm chỉ, sáng tạo II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Bảng phụ.

- HS: Sách giáo khoa, vở ô-li,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5p)

* Khởi động:

- Lớp hát

* Kết nối:

- Cho Hs lên bảng thực hiện phép chia

1480 : 2 và 1357 : 2 - Gv nhận xét.

- Gv giới thiệu bài : 2 phép tính trên có 1 phép tính chia hết cho 2 và 1 phép tính chia cho 2 dư 1. Vậy làm thế nào để nhận biết các số chia hết cho 2 và các số không chia hết cho 2.

Bài học ngày hôm nay sẽ cho các em biết được điều đó.

2. Hình thành kiến thức mới (15p) a. Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2

- Hãy nêu một vài số chia hết cho 2 và một vài số không chia hết cho 2?

Số chia hết Số không chia hết 2, 4, 10 , 46, 58

3, 5, 79, 57…

- Hãy tìm thêm các ví dụ khác?

- Những số chia hết cho 2 có đặc điểm gì ở các chữ số tận cùng?

- Những số không chia hết cho 2 có đặc điểm gì ở các chữ số tận cùng?

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

- 2 Hs lên bảng làm.

- Theo dõi.

- HS nghe

- 2 - 3 HS nêu các ví dụ:

+ Chia hết: 2, 4, 10 , 46, 58…

+ Không chia hết: 3, 5, 11, 79, 57…

- Nêu thêm các ví dụ khác.

+ Tận cùng bằng 0, 2, 4, 6, 8 + Tận cùng bằng 1, 3, 5, 7, 9 - Nhiều HS nhắc lại.

(2)

=> Muốn biết số đó có chia hết cho 2 không chỉ cần xét chữ số tận cùng.

- GV đưa ví dụ: 234, 5678, 780, 24, 54…đây là các số chẵn.

- Em có nhận xét gì về các số chẵn?

- GV đưa ví dụ: 231, 5673, 785, 27, 59…đây là các số lẻ.

- Em có nhận xét gì về các số lẻ?

* Gv chốt và chuyển ý: Các số chẵn chia hết cho 2, các số lẻ thì không.

3. Hoạt động luyện tập( 15 phút) Bài tập 1

- Yêu cầu HS làm miệng.

- Thống nhất đáp án.

+ Số chia hết cho 2 là: 98; 1000;

744; 7536; 5782

+ Số không chia hết cho 2 là: 35; 89;

867; 84683; 8410

- Nhắc lại dấu hiệu chia hết và không chia hết cho 2?

Bài tập 2

- Cho HS tự đọc đề và làm cá nhân, đổi chéo vở kiểm tra.

- Thống nhất kết quả đúng.

- Làm thế nào để tìm được 4 số có 2 chữ số mà mỗi số đều chia hết cho 2?

- Khi dựa vào dấu hiệu này có cần phải quan tâm đến hàng chục không?

Bài tập 3

- HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm. GV phát phiếu cho các nhóm.

- HS dán kết quả và trình bày cách làm

- Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.

- Với 3 chữ số đó, để là số chẵn có 3 chữ số, cần lưu ý điều gì?

- Để là số lẻ cần lưu ý điều gì?

Bài tập 4:

- Viết số lẻ vào chỗ trống.

- Thế nào là số lẻ?

- Các số lẻ liên tiếp hơn kém nhau

+ Tận cùng bằng 0, 2, 4, 6, 8

+ Tận cùng bằng 1, 3, 5, 7, 9 - Nhiều HS nhắc lại.

- 2 HS thực hiện.

- Lớp theo dõi và nhận xét bài làm.

- Chữa bài (nếu sai)

- HS nhắc lại

- HS đọc yêu cầu bài.

- Thực hiện.

- Đối chiếu với đáp án của GV

+ Dựa vào dấu hiệu số có chữ số tận cùng là số chẵn.

+ Không, ta chỉ cần quan tâm đến số tận cùng thôi.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thực hiện. Theo tổ.

+ Với 3 chữ số 3, 4, 6 ta viết được các số chẵn có 3 chữ số đó là: 346, 436, 364, 634.

+ Với 3 chữ số 3, 5, 6 ta viết được các số lẻ có 3 chữ số là: 365, 635, 653, 563.

- HS đọc yêu cầu bài.

+ Số lẻ là số có tận cùng bằng 1, 3, 5, 7, 9.

+ Thực hiện: 8353, 8355.

+ 2 đơn vị.

(3)

bao nhiêu đơn vị?

- Muốn tìm số liền sau số 8351 ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm miệng.

4. Hoạt động vận dụng

- Gv cho Hs chơi trò chơi : ‘‘Ai nhanh Ai đúng’’.

- Gv hướng dẫn chơi và cách chơi Chia thành 2 đội mỗi đội 5 bạn. Mỗi bạn được viết 1 số chia hết cho 2 rồi đến lượt bạn khác cứ thế cho đến hết 1 phút.

- Gv tổ chức chơi - Gv tổng kết nhận xét

- Dấu hiệu chia hết cho 2, không chia hết cho 2?

*Nhận xét giờ học, dặn dò HS

- Nhận xét, tuyên dương hs học tích cực và hăng hái phát biểu.

- Chuẩn bị bài sau.

+ Cộng thêm 2 đơn vị vào số liền trước.

- Hs lắng nghe

- Hs chơi - Hs theo dõi - Hs nhắc lại.

- Hs lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại đựoc các trò chơi đã giới thiệu trong bài;

Biết giới thiệu một trò chơi ở quê hương để mọi người cùng hình dung đựơc diễn biến và hoạt động nổi bật, Lời giới thiệu rõ ràng, chân thực, có hình ảnh . - NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Yêu quê hương, giữ gìn, xây dựng, bảo vệ quê hương.

* KNS:

- Tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Thể hiện sự tự tin.

- Giao tiếp.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Tranh minh hoạ trang 160/sách giáo khoa

HS: Tranh vẽ một số trò chơi, lễ hội ở địa phương mình .

(4)

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động mở đầu (5’)

* Khởi động:

- GV cho HS múa hát theo nhạc.

* Kết nối:

- Gọi 1 học sinh trả lời câu hỏi : Khi quan sát đồ vật cần chú ý đến điều gì ?

- Gọi 2 học sinh đọc dàn ý tả một đồ chơi .

- Nhận xét học sinh , dẫn vào bài mới.

- Học sinh thực hiện yêu cầu .

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập thực hành (30’) Bài 1

- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu và bài tập đọc Kéo co

- 1 học sinh đọc thành tiếng

- Hỏi : Bài “Kéo co” giới thiệu trò chơi của những địa phương nào ?

- Bài văn giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp và làng Tích Sơn - Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu .

- Giáo viên nhắc học sinh giới thiệu bằng lời của mình để thể hiện không khí sôi động hấp dẫn .

- 2 học sinh ngồi cùng bàn giới thiệu, sửa cho nhau .

- Gọi học sinh trình bày, nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm từng học sinh

- 3 – 5 học sinh trình bày .

Bài 2

a. Tìm hiểu đề bài

- Gọi học sinh đọc yêu cầu - 1 học sinh đọc thành tiếng - Yêu cầu học sinh quan sát các tranh

minh hoạ và nói tên những trò chơi, lễ hội được giới thiệu trong tranh

- Quan sát : Các trò chơi : thả chim bồ câu, đu bay, ném còn . - Lễ hội : Hội Bơi Chải, Hội Cồng Chiêng, Hát Quan Họ (Hội Lim) - Ở địa phương em hàng năm có những lễ

hội nào ?

- Ở lễ hội đó có những trò chơi nào thú vị - Giáo viên treo bảng phụ, gợi ý cho học sinh biết

- dàn ý chính :

- Mở đầu : Tên địa phương em, tên lễ hội hay trò chơi

- Nội dung, hình thức trò chơi hay lễ hội . - Thời gian tổ chức .

-Những việc tổ chức lễ hội hoặc trò chơi . - Sự tham gia của mọi người .

- Phát biểu theo địa phương .

(5)

- Kết thúc:Mời bạn có dịp về thăm địa phương mình .

b. Kể trong nhóm

- Yêu cầu học sinh kể trong nhóm 2 học sinh . Giáo viên đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm .

- Các em cần giới thiệu rõ về quê mình . Ở đâu ?

- Kể trong nhóm

- Có trò chơi, lễ hội gì ? Lễ hội đó đã để lại cho em những ấn tượng gì ?

c. Giới thiệu trước lớp

- Gọi học sinh trình bày . Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt (nếu có) . Cho điểm học sinh nói tốt .

* Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học

- Dặn học sinh về nhà lại bài giới thiệu của em và chuẩn bị bài sau .

- 3 – 5 học sinh trình bày .

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

Ngày soạn: Ngày 11 tháng 12 năm 2021

Ngày soạn: Thứ ba, ngày 14 tháng 12 năm 2021 TOÁN

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết dấu hiệu chia hết cho 5; Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5 để hoàn thành tất cả các bài tập trong bài.

- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề - HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

- HS: Sách giáo khoa, vở ô-li,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu ( 5 phút)

* Khởi động:

- GV cho HS múa hát theo nhạc.

* Kết nối:

- Dấu hiệu chia hết và không chia hết

- HS múa hát theo nhạc tại chỗ.

- 2 - 3 HS nhắc lại các ví dụ chia hết

(6)

cho 2? Cho ví dụ minh họa?

- GV nhận xét chung và đánh giá; giới thiệu bài.

2. Hình thành kiến thức mới( 15 phút)

- Hãy nêu một vài số chia hết cho 5 và một vài số không chia hết cho 5?

Số chia hết Số không chia hết 5, 10, 15, 208… 6, 7, 8, 9, 11, 13,

14…

- Hãy tìm thêm các ví dụ khác?

- Những số chia hết cho 5 có đặc điểm gì ở các chữ số tận cùng?

- Những số không chia hết cho 5 có đặc điểm gì ở các chữ số tận cùng?

- Muốn biết số đó có chia hết cho 5 không ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS đưa thêm các ví dụ khác.

3. Luyện tập thực hành ( 15 phút) Bài tập 1

- Yêu cầu HS làm miệng.

- Thống nhất đáp án.

- Nhắc lại dấu hiệu chia hết và không chia hết cho 5?

Bài tập 2

- Cho HS tự đọc đề và làm cá nhân, đổi chéo vở kiểm tra.

- Thống nhất đáp án đúng:

a/ 150 < 155 < 160 b/ 3575 < 3580 < 3585

c/ 335, 340, 345, 350, 355, 360.

Bài tập 3

- HS đọc đề bài.

- GV giải thích cách làm - Cả lớp làm bài.

- 2 HS lên bảng lên thi viết tìm nhanh các số theo yêu cầu.

- Với 3 chữ số đó, để là số chia hết cho 5, em sẽ viết như thế nào?

Bài tập 4

- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.

và không chia hết, cho ví dụ minh họa.

- Lớp theo dõi và nhận xét.

- Theo dõi.

- HS nêu các ví dụ:

+ Chia hết cho 5: 5, 10, 15, 20…

+ Không chia hết cho 5: 6, 7, 8, 9, 11, 13, 14, …

- Nêu thêm các ví dụ khác.

+ Tận cùng bằng 0, 5.

+ Tận cùng bằng 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9.

+ Ta xét các chữ số tận cùng.

- Nhiều HS nhắc lại.

- 345, 670, 890, 120, 345…

- Thực hiện.

- Chữa bài (nếu sai):

+ Chia hết: 35, 660, 3000, 945.

+ Không chia hết: 8, 57, 4674, 5553.

- HS đọc thầm yêu cầu bài.

- Thực hiện .

- Đối chiếu với đáp án của GV - Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 5.

- HS nêu lệnh đề.

- Hs theo dõi.

- HS làm bài.

- 2 HS thi làm bài nhanh

- Với 3 chữ số 0, 5, 7 hãy viết số có 3 chữ số chia hết cho 5:

570, 750, 705

- HS đọc yêu cầu bài: Hãy tìm các số

(7)

- Dấu hiệu chia hết cho 2?

- Dấu hiệu chia hết cho 5?

- Số vừa chia hết cho 2 và 5 có chung đặc điểm gì?

- Những số chỉ chia hết cho 5 và không chia hết cho 2?

- GV chốt: a. 660, 3000 b. 35, 945.

- Dấu hiệu chia hết cho 5, không chia hết cho 5?

* Củng cố dặn dò:

- GV nhận xét chung.

- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.

vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5.

+ Có tận cùng bằng các chữ số 0, 2, 4, 6, 8.

+ Có tận cùng bằng 5.

+ Có tận cùng bằng các chữ số 0 + Vận dụng thi làm nhanh.

- 2- 3 HS đọc bài làm của mình.

- Lớp theo dõi, thống nhất đáp đúng.

- 3 - 4 HS nhắc lại.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÂU KỂ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể ; Nhận biết được câu kể trong đoạn văn ; biết đặt một vài câu kể để kể tả, trình bày ý kiến.

- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo

- Yêu môn học,có thói quen vận dụng bài học vào thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, phiếu học tập - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu ( 5 phút )

* Khởi động:

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi "Truyền điện"

- Yêu cầu HS nêu câu thành ngữ, tục ngữ rồi chọn một bạn khác nêu ý nghĩa của câu thành ngữ, tục ngữ đó.

- Nhận xét, tuyên dương

* Kết nối:

- GV đưa câu văn: Con búp bê của em rất

- 5,6 HS tham gia chơi - HS nghe, đánh giá

- HS quan sát.

(8)

đáng yêu.

- Câu văn trên có phải là câu hỏi không ? Vì sao ?

- Câu văn: Con búp bê của em rất đáng yêu. Không phải là câu hỏi thì thuộc loại câu gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó ?

2. Hình thành kiến thức mới ( 15 phút ) Bài 1: Câu in đậm trong đoạn văn sau đây được dùng để làm gì ?...

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

+ Câu: “Những kho báu ấy ở đâu?” là kiểu câu gì?

+ Cuối câu có dấu gì?

+ GV nhận xét, kết luận đáp án đúng.

- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.

Bài 2: Những câu còn lại trong đoạn văn trên...

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trong 3p làm bài trong.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

- Gọi HS nhận xét, bổ sung.

- GV kết luận: Đó là những câu dùng để giới thiệu, miêu tả hay kể lại một sự vật có liên quan đến nhân vật Bu-ti-ta-nô. Đó là câu kể.

Bài 3: Ba câu sau đây cũng là câu kể.

Theo em, chúng được dùng để làm gì ? - Gọi HS đọc yêu cầu

- Câu văn không phải là câu hỏi vì không có từ để hỏi, không có dấu chấm hỏi.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc

+ Câu: “Những kho báu ấy ở đâu?” là câu hỏi. Nó dùng để hỏi về một điều chưa biết.

+ Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập và nội dung bài

- 1 nhóm làm vào phiếu học tập.

Cả lớp làm vào VBT.

- Đại diện nhóm làm vào phiếu học tập dán phiếu lên bảng lớp.

+ Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. ( giới thiệu Bu-ra-ti-nô )

+ Chú có cái mũi rất dài. ( tả Bu- ra-ti-nô )

+ Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở một kho báu. ( kể sự việc ).

+ Cuối các câu trên có dấu chấm.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu

(9)

- Gọi HS trả lời.

- Vậy câu kể dùng để làmg gì?

- Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể?

Phần Ghi nhớ

- Gọi HS đọc ghi nhớ.

- Gọi HS đặt câu kể

3. Luyện tập thực hành ( 15 phút ) Bài 1: Tìm câu kể trong đoạn văn sau đây.

Cho biết mỗi câu ...

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Gọi 5 Hs lần lượt trả lời.

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét kết luận đáp án đúng.

- 3 HS trả lời

+ Ba-ra-ba uống rượu đã say. (kể về Ba-ra-ba )

+ Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói: ( kể về Ba-ra-ba )

+ Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào lò sưởi. ( nói suy nghĩ của Ba-ra-ba ).

- Câu kể dùng để: kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.

- Cuối câu trên có dấu chấm.

- 2, 3 HS đọc

- 2, 3 HS tiếp nối đặt câu:

+ Con mèo nhà em màu đen huyền.

+ Mẹ em đi công tác.

- 5 câu trong đoạn văn đã cho đều là câu kể.

+ Chiều chiều . . . thả diều thi. ->

kể sự việc

+ Cánh diều . . . cánh bướm . -> tả cánh diều

+ Chúng tôi . . lên trời . -> nói tâm trạng của bọn trẻ khi nhìn lên trời + Sáo . . trầm bổng . -> tả tiếng sáo lông ngỗng

+ Sáo đơn . . vì sao sớm. -> kể sự việc.

(10)

Bài tập 2

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Gọi HS trình bày.

- GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho Hs - Tuyên dương HS đặt câu hay

- Động viên HS có sự cố gắng trong văn nói và viết.

* Củng cố dặn dò: (5 phút ) - GV thống nội dung bài.

- Gọi HS đặt câu kể

- Nhận xét giờ học, dặn dò.

- 1 HS đọc thầm yêu cầu bài.

- 8 HS đặt câu

a) Khi đi học về, em thường giúp mẹ quét nhà, nấu cơm.

b) Chiếc bút của em rất đẹp.

....

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe - 2, 3 HS đặt câu

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Dựa vào dàn ý đã lập trong bài tập làm văn tuần 15. Viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần; HS có kĩ năng viết một bài văn miêu tả đồ chơi theo dàn ý đã lập.

- NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo

- Thích quan sát, miêu tả đồ chơi, yêu quý, giữ gìn đồ chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: bảng phụ - HS: một số đồ chơi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

* Khởi động:

- GV cho HS múa hát theo nhạc tại chỗ.

* Kết nối:

- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ chơi của HS.

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

(11)

2. Hình thành kiến thức mới:(15p) a. Hướng dẫn tìm hiểu đề bài

- Gọi HS đọc đề bài.

- Cho HS đọc thầm lại dàn ý đã chuẩn bị.

- Cả lớp đọc thầm phần gợi ý SGK các mục 2, 3, 4

- GV hướng dẫn HS trình bày kết cấu 3 phần của một bài tập làm văn:

*Mở bài : Chọn 1 trong 2 cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp

- Cho HS đọc lại minh họa M/SGK và trình bày mẫu mở bài theo ý thích.

*Thân bài:

- Cho HS đọc lại minh họa M/SGK và trình bày mẫu thân bài theo ý thích gồm:

mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn .

*Kết bài: Chọn 1 trong 2 cách kết bài mở rộng hay không mở rộng

- Cho 1 HS trình bày mẫu kết bài của mình

b. Học sinh viết bài

- GV nhắc nhở HS những điều cần chú ý: Bố cục của bài văn,...

- GV trợ giúp cho HS M1 +M2(chú ý cách dùng từ, sử dụng dấu câu, ...) - GV thu một số bài, nhận xét và đánh giá chung

- Viết lên bảng một số câu mắc lỗi và y/

c HS sửa lỗi cho bạn

*Nhận xét giờ học, dặn dò HS

- Nhận xét, tuyên dương hs học tích cực và hăng hái phát biểu.

- Chuẩn bị bài sau.-

- HS đọc to: Tả một đồ chơi mà em thích

- HS đọc thầm

- 1 HS đọc to - HS đọc thầm - HS lắng nghe

- 1 HS đọc M

- 1 HS nêu miệng mở bài của mình - 1 HS đọc

- 1 HS nêu miệng các đoạn của phần TB và nội dung miêu tả trong mỗi đoạn.

- 1 HS nêu miệng

- Cả lớp làm bài (Viết bài cá nhân) - HS chia sẻ bài viết trước lớp - HS thực hành theo hướng dẫn

- Hoàn chỉnh bài văn miêu tả đồ vật - Làm cho các câu còn mắc lỗi của mình/ bạn trở nên giàu hình ảnh và sinh động hơn

- HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

(12)

...

...

KHOA HỌC

GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của; Nêu được một số cách phòng chống bão; Xác định được một số cấp của gió và tác động của nó lên các vật xung quanh.

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác,...

- Có ý thức phòng tránh gió bão

* GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.

PHTN: Trạm thời tiết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Hình trang 76, 77 SGK. ƯDCNTT + Phiếu học tập cho nhóm.

+ Sưu tầm hoặc ghi lại những bản tin thời tiết có liên quan đến gió, bão.

- HS: Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do dông, bão gây ra

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (4p)

* Khởi động:

- GV cho HS chơi trò chơi: Hộp quà bí mật.

+ Tại sao có gió?

+ Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền nhưng ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?

- GV nhận xét, khen/ động viên

* Kết nối:

- Gv dẫn vào bài mới.

- TBHT điều khiển các bạn chơi trò chơi: Hộp quà bí mật

+ Không khí chuyển động từ nới lạng đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí.

Không khí chuyển động tạo thành gió.

+ Sự chệnh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho gió thay đổi giữa ngày và đêm.

- HS lắng nghe 2. Hình thành kiến thức mới: (30p)

HĐ1: Tìm hiểu về một số cấp gió.

- GV yêu cầu quan sát hình vẽ ƯDCNTT và Trạm thời tiết, đọc các thông tin trong sách trang 76, làm bài tập.

Nhóm 4 - Lớp

- HS đọc SGK về người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió thổi thành 13 cấp độ.

(13)

- Chia nhóm phát phiếu học tập

- GV: Gió ở cấp độ 2, 3 rất cần thiết cho cuộc sống vì nó mang đến luồng khí mát, làm cho không khí trong lành.

Nhưng từ cấp độ 4-5 trở đi, gió sẽ mang đến những tác động tiêu cực với các vật xung quanh

HĐ2: Thiệt hại của bão và cách phòng chống:

- Hướng dẫn HS quan sát hình 5, 6 đọc mục cần biết trang 77 SGK.

+ Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão – liên hệ thực tế ở địa phương?

+ Nêu cách phòng chống bão

- GV nhận xét, bổ sung, chốt KT HĐ 3: Trò chơi ghép chữ vào hình:

- Cho HS vẽ hình minh hoạ các cấp độ của gió trang 76 SGK. Viết lới chú giải vào các tấm phiếu rời.

- GV tổng kết trò chơi - Chốt nội dung bài học

*GD BVMT: Gió mạnh gây ra những tác động xấu đến môi trường. Ở những vùng gió mạnh, chúng ta có những cách nào để hạn chế sức gió?

3.Vận dụng :

- Y/c HS trình bày những hiểu biết về thuyền trưởng người Anh – người đã chia 12 cấp của gió

* Củng cố dặn dò:

- HS làm việc theo nhóm hoàn thành phiếu học tập: Điền các cấp gió và tác động của nó đến các vật xung quanh - Xác định cấp gió ngoài trời ở thời điểm hiện tại

- HS lắng nghe

Cá nhân – Lớp

- HS quan sát hình 5, 6 và đọc mục bạn cần biết.

+ Bão gây ra sập nhà, chết người thiệt hại hoa màu, và kinh tế …

+ Ở địa phương: sập nhà, bay mái, không đánh cá được…

+ Theo dõi tin thời tiết bảo vệ nhà cửa, thuyền ghe và người đi trú ẩn – cắt điện…

- Liên hệ: Những trận bão đi qua địa phương em, tác hại của bão và cách phòng chống bão của địa phương - Cả lớp nhận xét.

- Các nhóm thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp.

- Nhóm nào nhanh, đúng là thắng cuộc.

- HS đọc Bài học

- Trồng cây, trồng rừng chắn gió ven biển,...

- Tìm hiểu về thuyền trưởng người Anh – người đã chia 12 cấp của gió qua Internet

- HS lắng nghe

(14)

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài học giờ sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

Ngày soạn: Ngày 12 tháng 12 năm 2021

Ngày soạn: Thứ tư, ngày 15 tháng 12 năm 2021 TOÁN LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5; Nhận biết số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản.

Lớp hoàn thành bài1, 2, 3. HSNK hoàn thành tất cả các bài tập tập trong bài.

- Phát triển cho học sinh tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề,…

- HS có thái độ học tập tích cực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Gv: Bảng phụ.

- HS: Sách giáo khoa, vở ô-li,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu ( 5 phút)

* Khởi động:

- GV cho HS múa hát theo nhạc tại chỗ.

* Kết nối:

- Dấu hiệu chia hết và không chia hết cho 5 ? Cho ví dụ minh họa?

- GV nhận xét, đánh giá - Gv Giới thiệu bài.

2. Luyện tập thực hành ( 30 phút) Bài tập 1

- Yêu cầu HS làm miệng.

- Thống nhất đáp án.

- Nhắc lại dấu hiệu chia hết và không chia hết cho 5?

Bài tập 2

- Cho HS tự đọc đề và làm cá nhân,

- HS múa hát theo nhạc tại chỗ.

- 2 - 3 HS nhắc lại các ví dụ chia hết và không chia hết, cho ví dụ minh hoạ.

- Lớp theo dõi và nhận xét.

- Theo dõi.

- 2 HS làm miệng, lớp theo dõi và thống nhất đáp án.

+ Chia hết cho 2: 4568, 66814, 2050, 3576, 900.

+ Chia hết cho 5: 2050, 900, 2355.

- HS nêu.

- Thực hiện.

(15)

đổi chéo vở kiểm tra.

- Thống nhất đáp án.

- Dấu hiệu chia hết cho 2? Dấu hiệu chia hết cho5?

Bài tập 3

- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.

- Cho HS thi làm nhanh.

- Kết hợp cả 2 hai dấu hiệu số vừa chia hết cho 2 và 5 có chung đặc điểm gì?

- Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 có đặc điểm như thế nào?

- Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 có đặc điểm như thế nào?

- GV nhận xét, thống nhất đáp án.

Bài tập 4

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời.

- GV nhận xét, chốt.

- Dấu hiệu chia hết cho 5, không chia hết cho 5?

* Củng cố dặn dò:( 5 phút) - GV nhận xét chung

- Dặn HS chuẩn bị bài học giờ sau.

- Chữa bài (nếu sai):

+ Chia hết cho 2: 120, 432, 456.

+ Chia hết cho 5: 450, 505, 560.

- Hs nêu.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

+ Có tận cùng là chữ số 0.

+ Có tận cùng là các chữ số chẵn khác 0.

+ Có tận cùng là chữ số 5.

- 2 - 3 HS đọc bài làm của mình.

- Lớp theo dõi, thống nhất đáp đúng.

- 3 HS đọc yêu cầu

- HS nêu: Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 có tận cùng là chữ số 0 và chữ số 5.

- Vài HS nhắc lại.

- Theo dõi.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

TẬP ĐỌC

RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng ngộ nghĩnh đáng yêu.

- Đọc trôi chảy, rành mạch, biết đọc với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và người dẫn chuyện. đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú bé, nàng công chúa nhỏ và lời người dẫn chuyện.

- NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ.

(16)

- HS tích cực, tự giác trong tiết học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).

+ Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc - HS: SGK, vở viết

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: (5p)

* Khởi động

- GV cho HS múa hát tại chỗ theo nhạc.

* Kết nối:

- Đọc phân vai bài: Trong quán ăn "Ba Cá Bống"

+ Nêu nội dung bài

- GV nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài

- HS múa hát theo nhạc.

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + HS nêu: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti- nô thông minh và dũng cảm đã moi được điều bí mật từ những kẻ độc ác và thoát thân an toàn.

2. Hoạt động thực hành - Luyện đọc : (32p) a) Luyện đọc: (12p)

- Gọi 1 HS đọc bài (M3)

- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, chú ý phân biệt lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa

- GV chốt vị trí các đoạn:

- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1)

- Giải nghĩa từ "vời" (cho mời người dưới quyền đến (một cách trang trọng)

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe

- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn - Bài được chia làm 3 đoạn

+ Đoạn 1: Tám dòng đâu

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến Tất nhiên là bằng vàng rồi.

+ Đoạn 3: Phần còn lại

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (bằng chừng nào, treo ở đâu , tất nhiên....)

- Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)->

Cá nhân (M1)-> Lớp

- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng

- Các nhóm báo cáo kết quả đọc

(17)

- 1 HS đọc cả bài (M4) b) Tìm hiểu bài: (10p)

- GV phát phiếu học tập cho HS

+ Chuyện gì xảy ra với cô công chúa?

+ Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?

+ Tại sao họ cho rằng đòi hỏi đó không thể thực hiện được?

+ Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì?

+ Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa ?

+ Nhà vua than phiền với ai?

+ Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các đại thần và các nhà khoa học?

+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác cách nghĩ của người lớn.

+ Chú hề đã làm gì để có mặt trăng cho công chúa?

+ Thái độ của cô công chúa như thế nào khi nhận món quà?

+ Nội dung chính của bài là gì?

- 1 HS đọc các câu hỏi trong phiếu - HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT + Cô bị ốm nặng

+ Mong muốn có mặt trăng và nói cô sẽ khỏi ngay nếu có một mặt trăng.

+ Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.

+ Nhà vua cho vời tất cả các đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa

+ Đòi hỏi đó không thể thực hiện được

+ Than phiền với chú hề.

+ Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi công chúa, xem nàng nghĩ về mặt trăng như thế nào đã. Vì chú tin rằng cách nghĩ của trẻ em khác với người lớn.

+ Công chúa nghĩ ra rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng.

+ Chú tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn đặt ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa cho mặt trăng vào cọng dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ.

+ Vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.

* Nội dung: Câu chuyện cho em hiểu rằng cách nghĩ của trẻ em khác với suy nghĩ của người lớn.

- HS ghi lại nội dung bài c.Luyện đọc diễn cảm:(10p)

- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài. - HS nêu lại giọng đọc cả bài - 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài

(18)

- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2

- GV nhận xét, đánh giá chung

* Củng cố dặn dò:(3 phút) - GV nhận xét tiết học - Dạn HS chuản bị bài sau.

- Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm + Cử đại diện đọc trước lớp

- Bình chọn nhóm đọc hay.

- Lấy VD để chứng tỏ rằng suy nghĩ của trẻ em rất khác so với suy nghĩ của người lớn.

- Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

CHÍNH TẢ

MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn, bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài ; Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả; HS viết được các từ khó, dễ lẫn và các hiện tượng chính tả, cách viết đoạn văn.

- NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết

* GD BVMT: HS thấy được những nét đẹp của thiên nhiên vùng núi cao trên đất nước ta. Từ đó, thêm yêu quý môi trường thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, phiếu học tập.

- HS: Vở, bút,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (2p)

* Khởi động:

- GV cho HS múa hát theo nhạc.

* Kết nối:

- GV dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

2. Hình thành kiến thức mới:(6p)

*. Trao đổi về nội dung đoạn cần viết - Gọi HS đọc đoạn văn cần viết

+ Những dấu hiệu nào cho biết mùa

- 1 HS đọc- HS lớp đọc thầm

+ Mây theo các sườn núi trườn xuống,

(19)

đông đã về với rẻo cao?

+ GDBVMT: Thiên nhiên của vùng núi cao có nét đẹp gì?

* Mỗi vùng miền trên đất nước đều có những vẻ đẹp riêng, chúng ta cần trân quý và giữ gìn những vẻ đẹp ấy - Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.

mưa bụi, hoa cải nở vàng trên sườn đồi, nước suối cạn dần những chiếc lá cuối cùng lìa cành.

+ các đám mưa bụi, hoa cải vàng, những con suối,....

- Lắng nghe

- HS nêu từ khó viết: trườn xuống, lá chít bạc, khua lao xao, lìa cành, dải sỏi cuội,...

- Viết từ khó vào vở nháp 3. Luyện tập thực hành: (15p)

- GV đọc bài cho HS viết

- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.

- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.

- HS nghe - viết bài vào vở

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài viết của HS

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe.

* Làm bài tập chính tả: (5p)

Bài 2a: Tìm và viết các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n

Bài 3:

* Củng cố dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

Đáp án:

a) loại nhạc ngủ, lễ hội, nổi tiếng Đáp án:

giấc mộng, làm người, xuất hiện, nửa mặt, lấc láo, cất tiếng, lên tiếng, nhấc, đất, lảo đảo, thật dài, nắm tay.

- Viết lại 5 lần các từ viết sai trong bài chính tả

- Lấy VD để phân biệt các tiếng âc/ ât

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

(20)

THỂ DỤC

BÀI 29: BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

1.Về phẩm chất:

- Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:

- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự xem trước các động tác bài thể dục phát triển chung,trò chơi Thỏ nhảy và lò cò tiếp sức trong sách giáo khoa.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi .

2.2. Năng lực đặc thù:

- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.

- NL vận động cơ bản: Biết khẩu lệnh và thực hiện được động tác bài thể dục phát triển chung,trò chơi Thỏ nhảy và lò cò tiếp sức .

-Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện động tác bài thể dục phát triển chung,trò chơi Thỏ nhảy và lò cò tiếp sức .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Địa điểm: Sân trường - Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.

+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. HĐ mở đầu 1. Nhận lớp

- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học.

-Hỏi thăm sức khỏe của HS và trang phục tập luyện.

2. Khởi động

a, Khởi động chung.

- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,...

b, Khởi động chuyên môn.

- Giáo viên di chuyển và quan sát, chỉ dẫn cho HS thực hiện.

- ĐH lớp tập trung

€€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

- Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình của lớp học cho GV.

-SĐ ĐH khởi động

€ € € € € € €

(21)

* Lưu ý: Khi khởi động GV nên kết hợp với âm nhạc nhằm tạo sự hưng phấn tích cực hơn cho HS trong giờ học.

c, Trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ”.

- GV hướng dẫn chơi

€

- HS Chơi trò chơi.

€€€€€€€

€

€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€

II. HĐ hình thành kiến thức - GV cùng HS nêu động tác để HS biết HS chú ý quan sát.

- Khi làm mẫu GV kết hợp nêu điểm cơ bản, trong tâm của động tác để HS dễ nhớ.

- Nêu những sai thường mắc và cách khắc phục cho HS khi thực hiện động tác.

- GV quan sát, chỉ dẫn HS thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu đạt.

- GV tổ chức cho HS luyện tập các nội dung dưới hình thức:

- Luyện tập đồng loạt.

- GV HD QS chung.

- GV quan sát chỉ dẫn HS thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt.

- GV quan sát sửa sai cho HS.

- GV mỗi nhóm cử người đại diện lên thi đua – trình diễn.

- GV nhận xét, đánh giá.

-Đội hình HS quan sát GV làm mẫu động tác.

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

€€€€€€€€

€€€€€€€

- HS quan sát lắng nghe GV chỉ dẫn, nhận xét để vận dụng vào tập luyện

- Đội hình tập luyện đồng loạt.

€€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

-ĐH tập luyện theo tổ.

€ € € €

€ € €

€ €

€

€ €

€ € -Đội hình luyện tập theo cặp đôi

€€€€€€€

€

€€€€€€€

+ Yêu cầu: 1 HS tập; 1 HS quan sát và nhận xét bạn tập.. Sau đó 2 HS đổi vị trí cho nhau.

-Thực hiện thi đua giữa các tổ.

+ HS quan sát bạn trình diễn, đưa ra nhận xét của cá nhân.

€€€€€€€

(22)

c. Trò chơi vận động:

- Trò chơi “Thỏ nhảy” và lò cò tiếp sức.”

- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi cho HS chơi theo trình tự, tổ chức của trò chơi.

- Cho HS chơi thử và chơi chính thức và phân thắng thua.

- GV nêu câu hỏi…

- Hướng dẫn HS trả lời.

- GV hướng dẫn HS tập.

€

€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€

- Đội hình trò chơi

-

HS tích cực tham gia trò chơi . -HS quan sát trả lời.

- Cả lớp tập luyện.

III. HĐ kết thúc:

a. Hồi tĩnh

- Thả lỏng cơ toàn thân.

-Trò chơi: Chim bay cò bay.

- Điều hành lớp thả lỏng cơ toàn thân.

- GV nhận xét kết quả, ý thức, thái độ của HS

* Củng cố, dặn dò:

- NX giờ học

-Hướng dẫn HS tập luyện ở nhà.

-Đội hình hồi tĩnh

€€€€€€€

€ €€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€

-HS tập trung thực hiện được theo chỉ dẫn của GV đưa cơ thể về trạng thái bình thường 1 cách hợp lý.

- Đội hình nhận xét kết thúc giờ học.

€€€€€€€€

€€€€€€€

€€€€€€€€

€€€€€€€

€

- HS nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

(23)

LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÂU KỂ AI LÀM GÌ ? I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì (ND Ghi nhớ); Nhận biết được câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu (BT1, BT2, mục III); viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể Ai làm gì? (BT3, mục III).

- NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo - Tích cực, tự giác học bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Câu trong đoạn văn ở BT1 (phần nhận xét), ƯDCNTT - Học sinh: Sách giáo khoa, Vở bài tập,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của Gv Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

* Khởi động:

- GV cho HS múa hát theo nhạc.

* Kết nối:

- Thế nào là câu kể? Cho ví dụ minh họa.

- GV nhận xét, đánh giá chung, giới thiệu và dẫn vào bài mới.

2. Hình thành kiến thức mới ( 15 phút)

* Nhận xét

- HS đọc yêu cầu và nội dung bài ( GV trình chiếu)

- GV viết: Người lớn đánh trâu ra cày.

+ Trong câu văn trên, từ chỉ hoạt động

“đánh trâu ra cày”, từ chỉ người hoạt động là người lớn.

- Phát phiếu cho HS, yêu cầu HS hoạt động theo nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Kết luận:

+ Từ chỉ hoạt động: nhặt cỏ đốt lá;

bắc bếp thổi cơm; tra ngô; ngủ khì trên lưng mẹ; sủa om cả rừng

+ Từ chỉ người hoạt động hoặc vật

- HS múa hát theo nhạc.

- 2 HS nhắc lại ghi nhớ và nêu ví dụ minh hoạ.

- Lớp theo dõi.

- 2 HS đọc đoạn văn. Lớp theo dõi.

- HS làm việc theo nhóm yêu cầu 2.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả phân tích câu của mình.

- Cả lớp theo dõi.

(24)

hoạt động: các cụ già; mấy chú bé;

các bà mẹ; các em bé; lũ chó.

Bài 3

- Hướng dẫn HS đặt câu hỏi mẫu cho câu thứ hai.

- Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động là gì?

- Muốn hỏi cho từ ngữ chỉ người hoạt động ta hỏi thế nào?

- Gọi HS đặt câu hỏi cho từng câu kể (1 HS đặt 2 câu)

- Tất cả các câu trên thuộc kiểu câu kể Ai làm gì? Câu kể Ai làm gì thường có mấy bộ phận?

- Đó là những bộ phận nào?

- Kết luận : Bộ phận TL cho cừu hỏi Ai (cái gì? Con gì?) gọi là chủ ngữ. Bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? gọi là vị ngữ.

* Ghi nhớ ƯDCNTT

- Câu kể ai làm gì có mấy bộ phận?

Mỗi câu trả lời cho câu hỏi nào?

- Yêu cầu HS cho thêm ví dụ.

3. Luyện tập thực hành ( 15 phút) Bài tập 1( Sgk- 167)

- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV nhận xét, chốt lại bằng cách dán 1 tờ phiếu, mời 1 HS giỏi lên bảng, gạch dưới 3 câu kể Ai làm gì?

có trong đoạn văn: Cha tôi làm cho…quét sân; Mẹ đựng hạt ..cấy mùa sau; Chị tôi đan nón lá cọ xuất khẩu

Bài tập 2 ( Sgk – 167)

- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV nhận xét:

+ Cha tôi/làm cho tôi chiếc chổi cọ

…quét sân.

+ Mẹ / đựng đầy móm lá cọ mùa sau.

+ Chị tôi/ đan nón lá cọ… xuất khẩu.

- 1 HS đọc yêu cầu.

+ Là câu: Người lớn làm gì?

+ Hỏi: Ai đánh trâu ra cày?

- Lần lượt hs nối tiếp nhau đặt câu hỏi (dựa vào bảng đúng trên bảng)

+ Có 2 bộ phận

+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì?

con gì?). Bộ phận trả lời cho cừu hỏi:

Làm gì?

- Lắng nghe

- HS đọc thầm phần ghi nhớ

- 3 - 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK .

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS làm việc cá nhân vào VBT.

- Đại diện lên sửa bài tập.

- Lớp theo dõi và nhận xét và sửa bài (nếu có).

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS trao đổi theo cặp, xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu văn vừa tìm được ở BT1.

- 3 HS lên bảng trình bày kết quả làm bài .

(25)

Kết luận: Câu kể Ai làm gì ? thường có hai bộ phận. Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai( con gì, cái gì) ? Bộ hận thứ 2 là vị ngữ trả lời cho câu hỏi: làm gì?

Bài tập 3( Sgk – 167)

- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập - GV nhắc HS khi viết xong đoạn văn hãy gạch dưới bằng bút chì mờ những câu trong đoạn văn là câu kể Ai làm gì?

- GV nhận xét và đọc cho HS nghe đoạn văn mẫu: Hằng ngày, em thường dậy sớm. Em ra sân, vươn vai tập thể dục. Sau đó, em đánh răng, rửa mặt. Mẹ đã chuẩn bị cho em một bữa ăn sáng thật ngon lành.

Em cùng cả nhà ngồi vào bàn ăn sáng. Bố chải đầu, mặc quần áo rồi đưa em đến trường.

* Củng cố dặn dò:

- Cấu tạo của câu kể Ai làm gì?

- GV nhận xét chung.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- 2 HS làm bảng.

- Một số HS tiếp nối nhau đọc bài làm của mình - nói rõ các câu văn nào là câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn.

- Theo dõi.

- Hs nhắc lại.

- Theo dõi . - Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

Ngày soạn: Ngày 13 tháng 12 năm 2021

Ngày soạn: Thứ năm, ngày 16 tháng 12 năm 2021 TOÁN

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được được dấu hiệu chia hết cho 9 và không chia hết cho 9; Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 9 và không chia hết cho 9 để giải các bài toán có liên quan.

- NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề.

- Học tập tích cực, yêu thích môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: UDCNTT - HS: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(26)

1. Hoạt động mở đầu (5’):

* Khởi động:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện.

- GV phổ biến luật chơi: Quản trò nêu một phép tính chia trong bảng chia cho 9.

Mời HS trả lời. HS trả lời đúng được tuyên dương, HS trả lời sai mất lượt, trò chơi chuyển lượt cho bạn khác.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

+ Với những số không có trong bảng chia cho 9 như 187; 4598; 12789... làm sao để biết số nào có thể chia hết cho 9?

* Kết nối:

- GV dẫn dắt: Trong trò chơi các con đã nhớ lại bảng chia cho 9. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu dấu hiệu chia hết cho 9.

2. Hình thành kiến thức mới (15p) a) Yêu cầu tìm các số chia hết cho 9, số không chia hết cho 9?

- GV ghi thành 2 cột, cột: số chia hết cho 9 và cột số không chia hết cho 9.

+ Em đã tìm số chia hết cho 9 như thế nào ?

- Yêu cầu đọc lại các số chia hết cho 9.

- Các số chia hết cho 9 cũng có dấu hiệu đặc biệt, chúng ta sẽ tìm dấu hiệu này.

b) Dấu hiệu chia hết cho 9

- Yêu cầu đọc và tìm điểm giống nhau của các số chia hết cho 9 đã tìm được.

- Yêu cầu tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 9

+ Em có nhận xét gì về tổng các chữ số của các số chia hết cho 9?

- GV: Các số chia hết cho 9 thì có tổng các chữ số cũng chia hết cho 9 dựa vào đó chúng ta có dấu hiệu chia hết cho 9.

- Yêu cầu HS phát biểu dấu hiệu chia hết

- HS chơi cùng nhau.

- HS nghe và chơi theo hướng dẫn.

- HS nghe.

- HS nêu theo ý kiến cá nhân.

- HS nghe.

- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS nêu 2 số, một số chia hết cho 9 và số không chia hết cho 9.

+ Em suy nghĩ một số bất kỳ rồi chia cho 9.

+ Dựa vào bảng nhân 9 để tìm.

+ Lấy ví dụ bất kỳ nhân với 9 được một số chia hết cho 9....

- HS đọc.

- HS nghe.

- HS phát biểu ý kiến.

- HS tính tổng các chữ số của từng số. VD:

Với 27 ta có: 2 + 7 = 9;

Với 81 ta có: 8 + 1 = 9;

Với 54 ta có: 5 + 4 = 9; ...

Với 873 ta có: 8 + 7 + 3 = 18; ...

- HS phát biểu ý kiến.

- HS nghe.

- HS phát biểu ý kiến, lớp theo dõi

(27)

cho 9.

- Yêu cầu tính tổng các chữ số của các số không chia hết cho 9

+ Tổng các chữ số của số này có chia hết cho 9 không?

+ Vậy muốn kiểm tra một số có chia hết cho 9 hay không chia hết cho 9 ta làm ntn?

- Ghi bảng, HS đọc và ghi nhớ dấu hiệu.

* Kết luận: Nêu dấu hiệu chia hết cho 9.

3. Luyện tập thực hành (15p)

Bài 1/97: Trong các số sau, số nào chia hết cho 9 ?

99; 1999; 108; 5643;29385

- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi HS báo cáo trước lớp.

+ Nêu các số chia hết cho 9 và giải thích vì sao các số đó chia hết cho 9?

* GV chốt: Dấu hiệu chia hết cho 9.

Bài 2/97: Trong các số sau, số nào không chia hết cho 9 ?

96; 108; 7853; 5554; 1097 - Tiến hành tương tự bài 1

+ Nêu các số không chia hết cho 9 và giải thích vì sao các số đó không chia hết cho 9?

* GV chốt: Dấu hiệu không chia hết cho

và nhận xét.

- HS làm vào nháp.

- Tổng các chữ số của các số không chia hết cho 9.

- Ta tính tổng các chữ số của nó, nếu tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9, nếu tổng các chữ số của nó không chia hết cho 9 thì số đó không chia hết cho 9

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS làm bài vào vở.

- Các số chia hết cho 9 là 99, 108, 5643, 29385, vì các số này có tổng các chữ số chia hết cho 9.

. Số 99 ta có 9 + 9 = 18.

18 chia hết cho 9 . Số 108 ta có 1 + 8 = 9.

9 chia hết cho 9

. Số 5643 ta có 5 + 6 + 4 + 3 = 18 18 chia hết cho 9

. Số 29385 ta có 2+9+3+8+5 = 27 27 chia hết cho 9

- HS nghe.

- HS thực hiện.

- Các số không chia hết cho 9 là 96;

7853; 5554; 1097 vì tổng các chữ số của số này không chia hết cho 9.

. Số 96 ta có: 9 + 6 = 15 : 9 = 1 (dư 6).

.Số 7853 ta có: 7 + 8 + 5 + 3 = 23 : 9 = 2 (dư 5).

.Số 5554 ta có: 5 + 5 + 5 + 4 = 19 : 9 = 2 (dư 1).

.Số 1097 ta có: 1 + 9 + 7 = 17 : 9 =

(28)

9.

Bài 3/97: Viết hai số có 3 chữ số và chia hết cho 9.

- Gọi 1 HS đọc đề bài. (GV trình chiếu) + Các số cần viết cần thoả mãn với các điều kiện nào của bài ?

- Yêu cầu HS tự làm bài tập vào vở . - GV theo dõi nhận xét đúng sai cho từng HS.

* GV chốt: Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 9 để viết các số có nhiều chữ số chia hết cho 9.

Bài 4/97: Tìm chữ số thích hợp vào ô trống để được số chia hết cho 9

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu HS cả lớp làm bài tập.

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng sau đó mời 3 HS vừa giải thích cách tìm số của mình.

* GV nhận xét. Chốt cách tìm số điền vào chỗ trống dựa vào dấu hiệu chia hết cho 9

* Củng cố dặn dò:(5p)

- Yêu cầu HS nhắc lại kết luận về dấu hiệu chia hết cho 9.

- GV nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.

1 (dư 8).

- Đọc yêu cầu bài tập.

+ Là số có 3 chữ số.

+ Là số chia hết cho 9.

- HS làm bài sau đó tiếp nối nhau đọc số của mình trước lớp.

- HS nghe.

- Đọc yêu cầu bài tập.

- Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống để được số chia hết cho 9.

- HS lên bảng bài làm, mỗi HS thực hiện điền số vào một ô trống, HS cả lớp làm bài tập.

31(5); (1)35 ; 2(2)5

- HS trả lời VD ta có 31 để 31

chia hết cho 9 thì 3 + 1 +  phải chia hết cho 9.

Ta có 3 + 1 = 4; 4 + 5 = 9, 9 chia hết cho 9 vậy ta điền số 4 vào  - HS nghe.

- HS nêu.

- Về nhà học bài và làm bài tập.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

KỂ CHUYỆN

MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(29)

- Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện; Dựa theo lời kể của GV và tranh minh họa (SGK), bước đầu kể được câu chuyện Một phát minh nho nhỏ, rõ ý chính đúng diễn biến.

- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ.

- HS chăm chỉ học tập và ham mê nghiên cứu trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng

- GV: Tranh minh hoạ câu chuyện, UDCNTT - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

* Khởi động:

- Cả lớp cùng đứng dậy vừa hát kết hợp với vận động

* Kết nối:

- GV giới thiệu và dẫn vào bài mới

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ.

- HS lắng nghe.

2. Hình thành kiến thức mới (8p) * Việc 1: GV kể chuyện

- Kể lần 1: Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện.

- Kể lần 2: Vừa kể vừa chì vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.

- Kể lần 3 (nếu cần)

- Lắng nghe.

- HS nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.

3. Thực hành kể chuyện – Nêu ý nghĩa câu chuyện:(20- 25p)

* Mục tiêu: HS kể lại được câu chuyện và nêu được ý nghĩa của câu chuyện +HS M1+M2 kể được câu chuyện đúng YC

+HS M3+ M4 kể được câu chuyện đúng YC kết hợp được điệu bộ, giọng nói,..

* Cách tiến hành: Cá nhân - Nhóm- Lớp

* Việ 2: HS thực hành kể chuyện.

-Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2.

- Cho HS kể cá nhân -> theo nhóm.

- Cho HS thi kể trước lớp.

+ Theo nhóm kể nối tiếp.

+ Thi kể cá nhân toàn bộ câu chuyện.

- Cho HS bình chọn bạn kể tốt và

- Kể cá nhân-> trong nhóm từng đoạn câu chuyện theo 5 tranh.

- Đại diện các nhóm kể chuyện

+ Học sinh thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện theo tranh

+ 2 HS kể toàn bộ câu chuyện) . + Lắng nghe bạn kể và đặt câu hỏi

(30)

nêu được ý nghĩa câu chuyện.

- Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.

*Lưu ý:

+ Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc).

- GV trợ giúp cho HS M1+M2 kể được từng đoạn câu chuyện

-Yêu cầu HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- GV hỏi để giúp HS hiểu ý nghĩa truyện:

+ Chi tiết nào trong truyện làm em nhớ nhất?

+ Câu chuyện trên muốn gửi tới thông điệp gì tới cho mọi người?

+ Nêu ý nghĩa của câu chuyện ?

- Nhận xét, khen HS kể tốt, nói đúng ý nghĩa truyện.

4. Hoạt động ứng dụng (1p)

*Nhận xét giờ học, dặn dò HS

- Nhận xét, tuyên dương hs học tích cực và hăng hái phát biểu.

- Chuẩn bị bài sau.

- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất

- HS trao đổi nhóm 2 về ý nghĩa câu chuyện.

+ HS nối tiếp nêu chi tiết mình nhớ nhất.

+ Cần biết quan sát xung quanh cuộc sống để tỉm ra những điều kì diệu

+ Cần ham thích, tìm tòi và khám phá về cuộc sống/...

- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe

- Tìm đọc và kể lại các câu chuyện khác cùng chủ điểm.

- Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)

...

...

...

...

LỊCH SỬ ÔN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc: hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập: bổi đầu độc lập: nước Đại Việt thời Lý: nước Đại Việt thời Trần; Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, thuyết trình, kể chuyện.

- NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Tự hào về truyền thống chống giặc ngọại xâm của dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(31)

1. Đồ dùng

- GV: + Phiếu học tập cho từng HS.

PHIẾU HỌC TẬP Họ và tên : ...

………..

1. Em hãy ghi tên các giai đoạn lịch sử đã được học từ bài 7 đến bài 19 vào bảng thời gian dưới đây:

Năm 938 1009 1226 TK XIV Các giai đoạn lịch sử

2 . Hoàn thành bảng thống kê sau:

a. Các triều đại Việt Nam từ năm 938 đến cuối thế kỉ thứ XIV

Thời gian Triều đại Tên nước Kinh đô

938 - 968 Nhà Ngô

Nhà Đinh Nhà Tiền Lê Nhà Lý Nhà Trần

b. Các sự kiện lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thời Trần

Thời gian Tên sự kiện

Khoảng 700 năm TCN

Nước Văn Lang ra đời

Nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà Khơi nghĩa Hai Bà Trưng

Chiến thắng Bạch Đằng

Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất Nhà Lý rời đô ra Thăng Long

Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai

Nhà Trần thành lập

Kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên + Các tranh ảnh từ bài 1 đến bài 14.

- HS: SGK, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (4p)

* Khởi động:

Trò chơi: Chiếc hộp bí mật - Trả lời câu hỏi sau:

+ Nêu kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?

- GV nhận xét, khen/ động viên

- Cả lớp hát kết hộp với chuyền tay nhau chiếc hộp bí mật có câu hỏi.

+ Cả 3 lần quân Mông-Nguyên sang xâm lược nước ta đều đại bại vì vua tôi nhà Trần đoàn kết và có tướng chỉ huy giỏi

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực vận động cơ bản: Biết thực hiện các động tác chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau và tự tổ chức trò chơi vận động.. Biết quan sát tranh, tự khám phá

- Năng lực vận động cơ bản: Biết thực hiện các động tác chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau và tự tổ chức trò chơi vận động.. Biết quan sát tranh, tự khám phá

Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được bật nhảy về trước và bật cao, tay với vật chuẩn. Về phẩm

- NL vận động cơ bản: Biết khẩu lệnh, cách thực hiện tư thế vận động của tay và tích cực tham gia tập luyện.. Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác

- NL vận động cơ bản: Biết khẩu lệnh, cách thực hiện tư thế vận động của chân và tích cực tham gia tập luyện.. Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động

- NL vận động cơ bản: Biết khẩu lệnh, cách thực hiện bật nhảy về trước và bật cao tay, với vật chuẩn và tích cực tham gia tập luyện.. Biết quan sát tranh, tự khám phá

- NL vận động cơ bản: Biết khẩu lệnh, cách thực hiện tư thế vận động của chân và tích cực tham gia tập luyện.. Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác

      Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.. Thể lực: - Bước đầu có sự phát triển về năng