• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tình cảm chị em thắm thiết của Nết và Na. Từ đó hiểu được hoa tỉ muội là loài hoa mọc thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ, như chị luôn che chở cho em. Nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện.

- HS có ý thức về tình yêu thương anh, chị, em và người thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ Mở đầu: (5’)

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV cho HS đọc câu hỏi thảo luận:

+ Nói về những việc anh, chị thường làm cho em.

+ Em cảm thấy thế nào trước những

- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.

việc anh, chị làm cho mình?

(GV có thể đưa thêm các câu hỏi gợi ý:

Em định nói vẽ anh chị em trong gia đình mình hay gia đình khác? Anh hoặc chị đã giúp đỡ em bằng những việc gì?

Đã chăm sóc em ra sao? Em cảm thấy thế nào trước những việc anh, chị làm cho mình,...)

- Nhận xét, thống nhất câu trả lời.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy được tình cảm chị em hồn nhiên mà đầy xúc động thể hiện qua bài đọc.

2. HĐ Khám phá: (30’)

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: giọng chậm rãi, tình cảm, chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- HDHS chia đoạn: (2 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến ôm nhau ngủ.

+ Đoạn 2: Còn lại.

- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: sườn núi, ôm choàng, dân làng, rúc rích,...

- Luyện đọc câu dài: Ngày xưa,/có hai chị em Nết và Na/ mồ côi cha mẹ,/ sống trong ngôi nhà nhỏ/ bên sườn núi.//

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo cặp, nhóm.

+ Từng cặp HS trong nhóm đọc nối tiếp từng câu.

+ Từng cặp HS trong nhóm đọc nối tiếp từng đoạn. HS góp ý cho nhau.

+ GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên đương HS đọc tiến bộ.

- GV hoặc 1 HS đọc lại toàn bộ bài:

- 2-3 HS chia sẻ.

- Cả lớp đọc thầm khi GV đọc mẫu.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- 2-3 HS luyện đọc.

- 2-3 HS đọc.

- HS luyện đọc đoạn theo cặp, nhóm.

- HS trong nhóm đọc nối tiếp từng câu.

- HS trong nhóm đọc nối tiếp từng đoạn.

HS góp ý cho nhau.

- HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên đương HS đọc tiến bộ.

- HS lắng nghe

TIẾT 2

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. (10’)

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong - HS lần lượt đọc.

sgk/tr 110.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi:

 Câu 1. Tìm những chi tiết cho thấy chị em Nết, Na sống bên nhau rất đầm ấm.

+ GV và HS nhận xét, đánh giá ý kiến của các nhóm.

+ GV và HS thống nhất câư trả lời. (VD:

Chị Nết có gì cũng nhường em; Đêm đông, Nết ôm em cho em đỡ rét; Na ốm choàng lấy chị, cười rúc rích; Nết ôm em thật chặt, thầm thì; hai chị em ôm nhau ngủ,...)

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

 Câu 2. Nước lũ dâng cao, chị Nết đưa Na đến nơi an toàn bằng cách nào?

- GV và HS thống nhát câu trả lời. (VD: Khi nước lủ dâng cao, chị Nết đưa Na đến nơi an toàn bằng cách cõng em chạy theo dân làng.)

 Câu 3. Nói về điều kì lạ xảy ra khi Nết cõng em chạy lũ.

+ HS đọc lại đoạn 2 của bài đọc.

+ GV có thể đưa thêm câu hỏi gợi ý: Nết bị làm sao khi cõng em chạy lũ? Bụt thương Nết, đã giúp Nết điều gì? Cảm động trước tình chị em của Nết và Na, Bụt đã hoá phép cho sự vật nào xuất hiện?

+ GV và HS nhận xét, đánh giá ý kiến của các nhóm.

+ GV và HS thống nhất câu trả lởi. (VD:

Điều kì lạ xảy ra khi Nết cõng em chạy lũ:

Bàn chân Nết đang rớm máu, bỗng lành hẳn; nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa đỏ thắm.)

Câu 4. Theo em, vì sao dân làng đặt tên loài hoa ấy là hoa tỉ muội?

+ GV có thể đưa thêm câu hỏi gợi ý: Hoa tỉ

+ HS xem lại đoạn đầu của bài đọc (từ đầu đến ôm nhau ngủ) và quan sát tranh minh hoạ để tìm câu trả lời. Từng HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

+ HS trao đổi nhóm để tìm câu trả lời.

Đại diện nhóm trình bày ý kiến.

+ HS quan sát tranh minh hoạ, xem lại câu đầu của đoạn 2.

+ Từng HS suy nghĩ trả lòi câu hỏi. HS trả lời trước lớp. GV và HS nhận xét.

+ HS trao đổi nhóm để tìm câu trả lời.

Đại diện nhóm trình bày ý kiến.

muội có hình đáng thế nào?; Hình dáng đó có điểm gì giống chị em Nết, Na?; Hoa tỉ muội có đẹp không?; Hoa tỉ muội và tình chị em của Nết vả Na có điểm gì giống nhau?

+ GV và HS nhận xét, đánh giá ý kiến của các nhóm.

+ GV khuyến khích HS lí giải theo nhiều cách khác nhau và ghi nhận những câu trả lời hợp lí (VD: Vì hoa đẹp như tình chị em của Nết và Na.; Vì hoa có bông hoa lớn che chở nụ hoa bé nhỏ như Nết che chở cho em Na.; Vi hoa có nhiểu hoa và nụ, giống như chị em quây quần bên nhau,...).

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10’)

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- GV hoặc 1 HS đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.

+ HS lắng nghe GV hoặc bạn đọc diễn cảm cả bài.

+ HS tập đọc một đoạn mình thích, dựa theo cách đọc của GV (hoặc bạn HS).

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (15’) * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr110.

- GV cho HS làm bài tập theo nhóm, trao đổi tìm từ ngữ chỉ hoạt động của chị Nết và em Na; từ nào chỉ màu sắc, hình dáng hoặc kích thước của sự vật.

- GV có thể viết sẵn từ ngữ vào các thẻ rời (làm thành nhiều bộ, phát cho các nhóm HS) để các nhóm HS cùng sắp xếp các thẻ từ này. Cũng có thể cho HS làm bài vào vở bài tập.

- Một số (2-3) nhóm HS trình bày kết quả.

GV và HS nhận xét

- GV và HS thống nhất đáp án.

+ Từng HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

+ HS trao đổi nhóm để tìm câu trả lởi.

Đại điện nhóm trình bày ý kiến.

- HS lắng nghe đọc diễn cảm toàn bài.

Lưu ý giọng của nhân vật.

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- HS đọc toàn bài - 2-3 HS đọc.

- HS làm bài tập theo nhóm, trao đổi tìm từ ngữ chỉ hoạt động của chị Nết và em Na; từ nào chỉ màu sắc, hình dáng hoặc kích thước của sự vật.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.110.

- GV hướng dẫn HS xem lại toàn bài; thảo luận nhóm để tìm ra những việc chị Nết đã làm để chăm sóc, để thể hiện tình yêu thương em Na.

- Từng HS suy nghĩ, đặt câu nói về một việc chị Nết đã làm cho em Na.

- HS trong nhóm/ cặp góp ý cho nhau.

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

GV và HS nhận xét, tuyên dương.

- GV khuyến khích HS đặt nhiều câu khác nhau và ghi nhận những câu nói phù hợp.

(VD: Chị Nết luôn nhường em; Chị Nết ôm em để em được ấm hơn; Chị Nết kể chuyện cho em nghe; Chị Nết cõng em đi tránh lũ;...)

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS trình bày kết quả

+ Từ ngữ chỉ hoạt động: cõng, chạy theo, đi qua, gật đầu;

+ Từ ngữ chỉ đặc điểm: đỏ thắm, bé nhỏ, đẹp, cao.

- HS đọc yêu cầu sgk/ tr.110.

- HS xem lại toàn bài; thảo luận nhóm để tìm ra những việc chị Nết đã làm để chăm sóc, để thể hiện tình yêu thương em Na.

- HS suy nghĩ, đặt câu nói về một việc chị Nết đã làm cho em Na.

- Thực hiện theo nhóm - Trình bày kết quả -HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

Toán

BÀI: LÍT ( tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cảm nhận về sức chứa của một vật. Biết lít là đơn vị đo dung tích, đọc rõ tên và ký hiệu của nó. Biết sử dụng ca 1 lít thực hành đong sức chứa của một số đồ vật quen thuộc. Biết thực hiện phép cộng, phép trừ và giải toán với các số kèm theo đơn vị lít.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: - Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Ca 1 lít, chai 1lít, ca, cốc, bình nước,….

2. Học sinh: - SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu : (5')

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi -TBHT điều hành trò chơi

- Trò chơi Con số may mắn

1 3 5

2 4 6

+ Giáo viên phổ biến luật chơi, cách chơi: Trò chơi gồm 2 đội, mỗi đội 3 em. Các đội bốc thăm giành quyền chọn số trước. Mỗi lần các đội chọn 1 số, giáo viên đọc câu hỏi tương ứng với con số đã chọn ấy. Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội kia, đội trả lời sau trả lời đúng cũng được 10 điểm. Nội dung 6 câu hỏi ứng với 6 con số:

1. Nêu cách đặt tính 68 + 32?

2. 26 + 74 bằng bao nhiêu?

3. Số liền trước của kết quả phép tính 63 + 37 là bao nhiêu?

4. Có 58 lá cờ, thêm 42 lá cờ nữa là bao nhiêu lá cờ?

5. Nêu cách tính 45 + 55?

6. Bạn Hưng nói 76 + 24 lớn hơn 69 + 31, đúng hay sai?

+ Tổ chức cho học sinh tham gia chơi.

- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng:

Lít

- HS chủ động tham gia chơi

+ Lắng nghe.

+ Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ.

- Lắng nghe.

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.

2. Hoạt dộng hình thành kiến thức: (10') Mục tiêu: Biết cảm nhận về sức chứa của một vật. Biết lít là đơn vị đo dung tích, đọc rõ tên và ký hiệu của nó.

Việc 1: Làm quen với biểu tượng dung tích