• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tổ chức thi công cọc khoan nhồi

Trong tài liệu LỜI NÓI ĐẦU (Trang 125-129)

CHƯƠNG 8:THI CÔNG PHẦN NGẦM

8.1. Thi công cọc khoan nhồi 1. Công tác chuẩn bị

8.1.6. Tổ chức thi công cọc khoan nhồi

Bảng 8.3:BẢNG KHỐI LƯỢNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG CỌC:

Thông số kiểm tra Phương pháp kiểm tra Tỷ lệ kiểm tra min(%) Sự nguyên vẹn của

thân cọc

- So sánh thể tích bê tông đổ vào với thể tích hình học của cọc.

- Khoan lấy lõi.

- Siêu âm.

- Quan sát khuyết tật qua ống lấy lõi bằng Camera vô tuyến.

100

2% + phương pháp khác 10 25%+ phương pháp khác.

Cường độ bê tông thân cọc.

- Thí nghiệm mẫu lúc đổ bê tông.

- Thí nghiệm trên lõi lúc khoan.

- Theo tốc độ khoan (khoan thổi không lấy lõi).

- Súng bật nẩy hoặc siêu âm đối với bê tông đầu cọc.

2 %

35

- Chiều dài khoan sau khi đặt ống vách : 56,25 - 4 = 52,25 m.

Thời gian cần thiết : 52,25.0,028 = 1,463 (ca) = 12 (giờ) = 720 (phút).

- Thời gian làm sạch một hố khoan lần 1: 15 phút

- Thời gian hạ lồng cốt thép : do cần thời gian điều chỉnh, nối các lồng thép với nhau nên ta lấy thời gian là : 120 phút.

- Thời gian lắp ống dẫn : (45 - 60) phút.

- Thời gian thổi rửa lần 2 : 30 phút.

- Thời gian đổ bê tông: lấy tốc độ đổ bê tông là 0,6 m3/phút Thể tích bê tông một cọc: V = Hc. .D2/4

Trong đó: Hc : Chiều dài cọc đổ bê tông, Hc = 52 m.

D : Đường kính cọc, D = 0,8 m.

V = 52.3,14.0,82/4 = 26,125 (m3).

Thời gian đổ bê tông cọc : 26,125/0,6 = 43,54 phút.

Ngoài ra còn thời gian chuẩn bị, kiểm tra, cắt ống dẫn, do vậy lấy thời gian đổ bê tông cọc là 120 phút.

- Thời gian rút ống vách : 20 phút.

Vậy thời gian để thi công một cọc là:

T = 30 + 20 + 720 + 15 + 120 + 45 + 30 + 120 + 20 = 1080 phút.

T = 18 (giờ).

Do trong quá trình thi công có nhiều công việc xen kẽ, thời gian chờ đợi vận chuyển, nên trong một ngày chỉ tiến hành thi công xong một cọc.

8.1.6.2.Xác định lượng vật liệu cho một cọc:

1)Bê tông

Vbt = 26,125m3.Tổng khối lượng toàn công trình là: 56 x 26,125 = 1463m3 2)Cốt thép

Do cọc chịu uốn nên cốt thép trong cọc phải đặt tận đáy cọc. Chiều dài đặt là 52m.

Dùng 4 lồng thép, trong đó

- Lồng 1 dài 8,6m gồm 12 16: m1 = 162,85 kg.

- Lồng 2 dài 11,7m gồm 12 16: m2= 221,551kg.

- Lồng 3 dài 4,25m gồm 12 16: m3= 80,478kg.

- Lồng 4 dài 7,25m gồm 10 16: m4= 114,427kg.

- Lồng 5,6 dài 11,7m gồm 10 16: m5,6= 184,626KG.

Khối lượng thép đai cho một cọc: Dùng thép đai xoắn 10a150 và a300, lớp bảo vệ 100 m7 = 660,94 kg.

Tổng khối lượng thép 1 cọc :

m = 162,85+221,551+80,478+114,427+184,626+660,94 = 1424,87kg ~ 1,425T Tổng khối lượng thép toàn công trình là: 56x1,425 = 79,8T ~ 80 T

3)Lượng đất khoan cho một cọc

V = .Vđ = 1,2.52.( .D2/4) = 31,35 (m3).

Toàn bộ khối lượng đất cần khoan: 56 x 31,35= 1755,6m3. 4)Khối lượng Bentônite

-Theo Định mức dự toán xây dựng cơ bản ta có lượng Bentônite cho 1 m3 dung dịch là:39,26 kg/1 m3.

-Trong quá trình khoan, dung dịch luôn đầy hố khoan, do đó lượng Bentônite cần dùng là: 39,26.52.(3,14.0.82/4) = 1025,66 (kg).

5)Chọn máy, xác định nhân công phục vụ cho một cọc

- Để khoan cọc ta dùng máy khoan HITACHI: KH - 100, có các thông số kỹ thuật sau:

+ Chiều dài giá : 19 m.

+ Đường kính lỗ khoan : ( 600 - 1500 ) mm.

+ Chiều sâu khoan : 52 m.

+ Tốc độ quay của máy : ( 12 - 24 ) vòng/phút.

+ Mô men quay : ( 40 - 51 ) KN.m + Trọng lượng máy : 36,8 T.

+ áp lực lên đất : 0,077 KPa.

- Khối lượng bê tông của một cọc là: V = 26,125m3, ta chọn 3 ô tô vận chuyển mã hiệu SB_92B có các thông số kỹ thuật:

+ Dung tích thùng trộn : q = 6 m3. + Ô tô cơ sở : KAMAZ - 5511.

+ Dung tích thùng nước : 0,75 m3. + Công suất động cơ : 40 KW.

+ Tốc độ quay thùng trộn : ( 9 - 14,5) vòng/phút.

+ Độ cao đổ vật liệu vào : 3,5 m.

+ Thời gian đổ bê tông ra : t = 10 phút.

+ Trọng lượng xe ( có bê tông ) : 21,85 T.

+ Vận tốc trung bình : v = 30 km/h.

Tốc độ đổ bê tông: 0,6 m3/phút, thời gian để đổ xong bê tông một xe là: t = 6/0,6

=10 phút.

Vậy để đảm bảo việc đổ bê tông được liên tục, ta dùng 3 xe đi cách nhau (5 -10) phút.

- Để xúc đất đổ lên thùng xe vận chuyển đất khi khoan lỗ cọc, ta dùng loại máy xúc gầu nghịch dẫn động thuỷ lực loại: E-14, có các thông số kỹ thuật:

+ Dung tích gầu : 0,63 m3.

+ Bán kính làm việc : Rmax = 7,78 m.

+ Chiều cao nâng gầu : Hmax = 2,2 m.

+ Chiều sâu hố đào : hmax = 4,7 m.

+ Trọng lượng máy : 5,1 T.

+ Chiều rộng : 2,1 m.

+ Khoảng cách từ tâm đến mép ngoài : a = 2,81 m.

+ Chiều cao máy : c = 2,46 m.

6)Nhân công phục vụ để thi công một cọc

Theo Định mức dự toán xây dựng cơ bản, số nhân công phục vụ cho 1m3 bê tông bao gồm các công việc: chuẩn bị, kiểm tra lỗ khoan và lồng cốt thép, lắp đặt ống đổ bê tông, giữ và nâng dẫn ống đổ đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật:

Nhân công 3;5/7 : 1,1 công/m3. Vbt = 26,125m3.

Do đó số nhân công đổ bê tông 1 cọc: 1,1.26,125 = 28,74 (công).

7)Chọn thiết bị khác

Theo Định mức xây dựng cơ bản , để thi công 1 tấn thép cọc nhồi mất 0,12 ca máy của cần cẩu loại 25 tấn. Ta chọn cần cẩu loại: RDK - 25.

Ngoài ra còn chọn một số loại thiết bị khác:

+ Bể chứa vữa sét : 30 m3. + Bể nước : 36 m3. + Máy nén khí.

+ Máy trộn dung dịch Bentônite.

+ Máy bơm hút dung dịch Bentônite.

+ Máy bơm hút cặn lắng.

Tæng hîp thiÕt bÞ thi c«ng

1. Máy khoan đất : HITACHI_KH 100.

2. Cần cẩu : RDK_25.

3. Máy xúc gầu nghịch : E-140.

4. Gầu khoan : 800.

5. Gầu làm sạch : 800.

6. Ống vách : 800.

7. Bể chứa dung dịch bentonite : 36 m3. 8. Bể chứa nước : 36 m3.

9. Máy ủi.

10. Máy nén khí.

11. Máy trộn dung dịch bentonite.

12. Máy bơm hút dung dịch bentonite.

13. Ống đổ bê tông.

14. Máy hàn.

15. Máy bơm bê tông.

16. Máy kinh vĩ.

17. Máy thuỷ bình.

18. Thước đo sâu > 50m.

8.1.7.Biện pháp an toàn lao động và vệ sinh môi trường

Trong tài liệu LỜI NÓI ĐẦU (Trang 125-129)