• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tỷ lệ nhiễm ở trẻ theo nhóm máu

Trong tài liệu DANH MỤC CÁC HÌNH (Trang 73-78)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm chung của quần thể đối tượng nghiên cứu

3.3.3 Tỷ lệ nhiễm ở trẻ theo nhóm máu

Bảng 3.10. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em theo nhóm máu

Tỉnh Nhóm máu n HP (+)

n (%) p OR*

(CI 95%)

Điện Biên

A 187 84 (44,9) 1,00

B 342 166(48,5) 0,432 1,15 (0,84-1,72) O 338 115 (34,0) 0,014 0,63 (0,41-0,92) AB 85 42 (49,4) 0,485 1,2 (0,72-2,2)

Trà Vinh

A 173 70 (40,5) 1,00

B 219 52 (23,7) <0,001 0,45 (0,31-0,72) O 208 73 (35,1) 0,282 0,79 (0,51-1,23) AB 83 24 (28,9) 0,074 0,59 (0,32-1,14)

* Hiệu chỉnh theo tuổi và giới, dân tộc

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm theo nhóm máu ở cả hai địa bàn nghiên cứu. Khi lấy nhóm đối tượng có nhóm máu A làm nhóm tham khảo thì ở Điện Biên nhóm máu O có tỷ lệ nhiễm thấp nhất, trong khi ở Trà Vinh là nhóm máu B, sự khác biệt này có ý nghĩa với tỷ suát chênh lần lượt là 0,63 (0,41-0,92) và 0,45 (0,31-0,72) với p<0,05. Nhóm máu có tỷ lệ nhiễm cao nhất ở Điện Biên là nhóm máu AB, trong khi ở Trà Vinh là nhóm máu A

3,3,4. Tỷ lệ nhiễm ở trẻ theo dân tộc

Bảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em theo dân tộc

Tỉnh Dân tộc

HP (+)

n (%) p OR*

(CI 95%)

Điện Biên

Kinh 220 (44,4) 1,00

Thái 187 (41,0) 0,297 0,88 (0,71-1,12)

Trà Vinh

Kinh 64 (31,7%) 1,00

Khơ me 155 (32,2) 0,892 1,02 (0,71-1,52)

* Hiệu chỉnh theo tuổi và giới

Không có bằng chứng về sự khác biệt về chủng tộc ở cả hai địa bàn mặc dù tỷ lệ nhiễm của trẻ người Kinh ở Điện Biên cao hơn và ở Trà Vinh thấp hơn so với dân tộc so sánh.

3.4. Đánh giá mối liên quan giữa nhiễm H. pylori ở trẻ em với các yếu tố về điều kiện kinh tế-xã hội của hộ gia đình trẻ

Các biến số độc lập được đưa vào phân tích mối liên quan giữa nguy cơ nhiễm H. pylori của trẻ và điều kiện kinh tế-xã hội của gia đình trẻ bao gồm thu nhập của gia đình, nghề nghiệp của bố/me, học vấn của bố/ mẹ được thể hiện qua bảng 3.12.

Bảng 3.12 Đánh giá mối liên quan giữa nhiễm H. pylori ở trẻ em với các yếu tố về điều kiện kinh tế-xã hội của hộ gia đình trẻ

Tỉnh Biến số n HP (+)

n (%) p OR*

(CI 95%) Thu nhập đồng/người/tháng

Điện Biên

<500 668 291 (43,6) 1,00

500-1tr 232 75 (35,7) 0,63 0,83 (0,72-1,32)

>1 tr 52 20 (38,5) 0,88 0,96 (0,61-1,82) Trà Vinh

<500 416 127(30,5) 1,00

500-1tr 210 75 (35,7) 0,19 1,27 (0,89-1,80)

>1 tr 57 17 (29,8) 0,903 0,97 (0,53-1,77) Nghề bố

Điện Biên Nông dân 355 187(44,2) 1,00

Khác 271 114(42,1) 0,593 0,92 (0,73-1,32)

Trà Vinh Nông dân 209 53 (25,4) 1,00

Khác 31 12 (38,7) 0,122 1,82 (0,85-3,92) Nghề mẹ

Điện Biên Nông dân 412 173 (41,9) 1,00

Khác 301 130 (43,2) 0,752 1,05 (0,81-1,42)

Trà Vinh Nông dân 422 130 (30,8) 1,00

Khác 62 24 (38,7) 0,213 1,42 (0,81-2,47) Học vấn bố

Điện Biên > cấp II 389 145 (37,2) 1,00

<cấp II 237 97 (41,1) 0,752 1,18(0,85-2,24)

Trà Vinh > cấp II 212 54(25,5) 1,00

<cấp II 28 11 (39,3) 0,121 1,91 (0,85-4,26) Học vấn mẹ

Điện Biên > Cấp II 454 159 (35,2) 1,00

< Cấp II 259 108(41,6) 0,942 1,25 (0,91-1,85)

Trà Vinh > Cấp II 426 129 (30,1) 1,00

Tỉnh Biến số n HP (+)

n (%) p OR*

(CI 95%)

< Cấp II 58 25 (43,1) 0,049 1,75 (0,99-3,05)

* Hiệu chỉnh theo tuổi và giới, dân tộc

Không tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm theo thu nhập của gia đình ở cả hai địa bàn nghiên cứu.

Nghề nghiệp của bố và mẹ không có liên quan đến tỷ lệ nhiễm của trẻ ở cả hai địa bàn nghiên cứu.

Ở địa bàn Điện Biên, học vấn của bố/mẹ không có liên quan đến tỷ lệ nhiễm của các con, nhưng ở Trà Vinh học vấn của bố/mẹ càng thấp, tỷ lệ nhiễm của con càng cao và mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 ở biến độc lập học vấn của mẹ. Trẻ có mẹ học dưới cấp II có nguy cơ nhiễm H. pylori cao gấp 1,75 lần so với trẻ có mẹ học trên cấp II

3.5. Đánh giá mối liên quan giữa nhiễm H. pylori ở trẻ em với các yếu tố về điều kiện sống đông đúc của hộ gia đình trẻ.

Để đánh giá mối liên quan giữa nguy cơ nhiễm H. pylori của trẻ với điều kiện sống đông đúc, các biến số quy mô hộ gia đình, số anh/chị/em, số người ngủ chung giường, diện tích nhà ở, loại nhà ở và thời điểm sống tập thể của trẻ được đưa vào phân tích. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.13.

Bảng 3.13. Liên quan giữa nhiễm H. pylori ở trẻ em với với các yếu tố về điều kiện sống đông đúc

Địa bàn

NC Biến số n HP (+)

n (%) p OR*

(CI 95%) Quy mô gia đình (số thành viên trong gia đình)

Điện Biên

≤ 4 người 850 367 (43,2) 1,00

≥ 5 người 102 40 (39,2) 0,454 0,84 (0,55-1,30)

Trà Vinh

≤ 4 người 580 187(32,2) 1,00

≥ 5 người 103 32 (31,1) 0,822 0,94 (0,60-1,49)

Số anh chị em

Điện ≤ 2người 684 296 (43,3) 1,00

Địa bàn

NC Biến số n HP (+)

n (%) p OR*

(CI 95%) Biên ≥ 3 người 268 111 (41,4) 0,599 0,92 (0,69-1,23) Trà Vinh

≤ 2người 566 183 (32,3) 1,00

≥ 3 người 117 36 (30,8) 0,741 0,93 (0,60-1,43)

Diện tích nhà ở (m2/người) Điện

Biên

< 10 411 159 (38,7) 1,00

10-20 489 219 (44,8) 0,063 1,29 (0,92-1,75)

>20 52 29 (55,8) 0,024 2,00 (1,12-3,61)

Trà Vinh

< 10 229 71 (31,0) 1,00

10-20 295 104 (35,3) 0,292 1,21 (0,84-1,75)

>20 159 44 (27,7) 0,501 0,85 (0,54-1,32) Loại hộ gia đình

Điện Biên

Riêng 2 thế hệ 521 209 (40,1) 1,00

Chung nhiều thế hệ 431 198 (45,9) 0,084 1,26 (0.97-1,63)

Trà Vinh Riêng 2 thế hệ 623 194 (31,1) 1,00

Chung nhiều thế hệ 60 25 (41,7) 0,102 1,58 (0,91-2,71) Thời điểm bắt đầu sống tập thể

Điện Biên

≤ 3 tuổi 432 192 (34,4) 1,00

> 3 tuổi 475 195 (41,0) 0,074 1,19 (0,81-1,62)

Trà Vinh ≤ 3 tuổi 253 78 (30,8) 1,00

> 3 tuổi 408 137 (33,6) 0,50 1,14 (0,81-1,62) Số người ngủ chung giường (người)

Điện Biên

1-3 647 287 (44,3) 1,00

>3 305 120 (39,3) 0,144 0,89 (0,67-1,92)

Trà Vinh 1-3 536 179 (33,4) 1,00

>3 147 40 (27,2) 0,156 0,75 (0,49-1,11)

* Hiệu chỉnh theo tuổi và giới, dân tộc

Không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa giữa tỷ lệ nhiễm với quy mô hộ gia đình (số người trong hộ gia đình), số anh/chị/em trong gia đình trẻ.

Trẻ ở trong nhà có diện tích >20m2/ người có tỷ lệ cao nhất trên địa bàn Điện Biên, Khác biệt này có ý nghĩa thống kê

Nghiên cứu cửa chúng tôi chia loại nhà ở thành hai loại: Ở riêng hai thế hệ là nhà ở hộ chỉ có bố/mẹ và con, ở chung nhiều thế hệ là nhà có từ ba thế hệ trở lên (cụ, ông, bà, bố mẹ, con, cô, chú). Trên cả hai địa bàn, số liệu cho thấy trẻ ở trong các nhà sinh sống nhiều thế hệ có tỷ lệ nhiễm cao hơn so với ở nhà chỉ có hai thế hệ. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 ở trên cả hai địa bàn.

Trên cả hai địa bàn chúng tôi đều nhận thấy trẻ sống tập thể sớm thì tỷ lệ nhiễm H. pylori lại thấp hơn , tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê ở cả hai địa bàn với p>0,05.

3.6 Đánh giá mối liên quan giữa nhiễm H. pylori ở trẻ em với điều kiện

Trong tài liệu DANH MỤC CÁC HÌNH (Trang 73-78)