• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tiết 4: Luyện từ và câu

3. Thái độ

- Yêu thích môn học II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên A - Kiểm tra bài cũ: 5’

- Gọi hs lên bảng đọc thuộc lòng 10 câu ca dao tục ngữ ở bài 2 SGK/91, 92.

- GV nhận xét,đánh giá.

B - Dạy bài mới: 32’

1, Giới thiệu bài: trực tiếp 2, Hướng dẫn hs tìm hiểu ví dụ

* Bài tập 1: SGK(97): Mỗi từ in đậm dưới đây có tác dụng gì?

- Yêu cầu hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Yêu cầu hs làm bài tập theo cặp.

? Mỗi từ ngữ được in đậm trong đoạn văn có tác dụng gì?

- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng: Cụm từ vì vậy ở ví dụ nêu trên có tác dụng liên kết các câu trong đoạn văn với nhau. Nó được gọi là từ nối.

* Bài tập 2:

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét chốt lại 3, Ghi nhớ

- Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ.

4, Luyện tập

* Bài tập 1:

- Gọi hs đọc yêu cầu và đoạn văn Qua những mùa hoa.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- GV gợi ý: Dùng bút chì gạch chân dưới từ nối.

- Gọi hs làm bảng phụ dán lên bảng, giải thích bài làm của mình. hs khác bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng:

Hoạt động của học sinh - 3 hs nối tiếp nhau đọc thuộc lòng.

- 1 hs đọc thành tiếng.

- 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm bài.

- 1 hs phát biểu, cả lớp nhận xét + Từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với từ chú méo trong câu 1.

+ Cụm từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2.

- HS nối tiếp nhau trả lời.

+ Các từ ngữ: tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, - 3 hs tiếp nối nhau đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm để thuộc bài tại lớp.

- 2 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- 2 hs làm bài vào bảng phụ, hs cả lớp làm bài vào VBT.

- 2 hs báo cáo kết quả làm việc của mình.

+ Đoạn 1: Từ nhưng nối câu 3 với câu 2.

+ Đoạn 2: Từ vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn1: từ rồi nối câu 5 với câu 4.

* Bài tập 2:

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài và mẩu chuyện.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gọi hs nêu từ dùng sai và từ thay thế.

- Gọi hs đọc lại mẩu chuyện vui sau khi đã thay từ dùng sai.

? Cậu bé trong truyện là người như thế nào? vì sao em biết?

3, Củng cố, dặn dò: 3’

Hãy nêu cách liên kết các câu bằng cách dùng từ nối? cho ví dụ.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò:

+ Đoạn 3: Từ nhưng nối câu 6 với câu 5 ,nối đoạn 3 với đoạn 2: từ rồi nối câu 7 với câu 6.

+ Đoạn 4:Từ đến nối câu 8 với câu 7; nối đoạn 4 với đoạn 3.

+ Đoạn 5: Từ đến nối câu 11 với câu 9, 10; từ sang đến nối câu 12 với câu 9,10,11.

+ Đoạn 6: Từ mãi đến nối câu 14 với câu 13.

+ Đoạn 7: Từ đến khi nối câu 15 với câu 16;, nối đoạn 7 với đoạn 6. Từ rồi đến nối câu 16 với câu15.

- 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- HS cả lớp làm bài vào VBT.

- Hs nối tiếp nhau phát biểu.

- Dùng từ nối là nhưng sai.

+ Thay từ nhưng bằng các từ: vậy, vậy thì, thế thì, nếu vậy, nếu thế thì.

- 2 hs nối tiếp nhau đọc.

- Cậu bé trong bài là người rất láu lỉnh.

- Để thể hiện mối liên kết giữa các câu trong một đoạn văn ta có thể liên kết các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc các từ ngữ có tác dụng nối.

Tiết4: Khoa học

Tiết 53 : CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT I – MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt và quá trình phát triển thành cây của hạt.

2. Kỹ năng:

- Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.

3. Thái độ:

- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống. Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng. Yêu con người, thiên nhiên, đất nước.

* GDMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hs chuẩn bị hạt đã gieo từ tiết trước.

- Gv chuẩn bị ngâm hạt lạc qua 1 đêm.

- Các cốc hạt lạc: khô, ẩm, để nơi quá lạnh, để nơi quá nóng, đủ các điều kiện nảy mầm.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A - Kiểm tra bài cũ: 5’

? Thế nào là sự thụ phấn?

? Thế nào là sự thụ tinh?

- Gv nhận xét, đánh giá.

B - Dạy bài mới: 30’

1, Giới thiệu bài: Trực tiếp 2, Hướng dẫn các hoạt động

* Hoạt động 1: Cấu tạo của hạt.

Bước 1 : Tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề của toàn bài học :

- GV cho HS quan sát vật thực(cây đậu) Và hỏi : Đây là cây gì ?

- Cây đậu phộng mọc lên từ đâu ? - Trong hạt đậu có gì ?

Bước 2 : Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh .

Bước 3 : Đề xuất các câu hỏi

+ GV cho HS làm việc theo nhóm 4 + GVchốt lại các câu hỏi của các nhóm

( Nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung bài học ) :

- Trong hạt có nước hay không ? - Trong hạt có nhiều rễ không ?

- Có phải trong hạt có nhiều lá không ?

- 3 hs lên bảng trả lời câu hỏi.

+ Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn gọi là sự thụ phấn.

+ Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế tế bào sinh dục cái của noãn gọi là sự thụ tinh.

- HS nhận xét.

- HS quan sát cây đậu phộng . - HS nêu : Cây đậu phộng . - HS nêu : . . . từ hạt

- HS làm việc cá nhân ghi lại những hiểu biết của mình về cấu tạo của hạt vào vở ghi chép thí nghiệm bằng cách viết hoặc vẽ . + HS làm việc theo nhóm 4 : tổng hợp các ý kiến cá nhân để đặt câu hỏi theo nhóm về cấu tạo của hạt đậu .

+ Đại diện các nhóm nêu đề xuất câu hỏi về cấu tạo của hạt .

- Có phải trong hạt có cây con không ? Bước 4 : Đề xuất các phương án thí nghiệm nghiên cứu .

+ GV hướng dẫn , gợi ý HS đề xuất các phương án thí nghiệm , nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi ở bước 3

Bước 5 : Kết luận , rút ra kiến thức :

- Kết luận (chỉ vào hình minh hoạ trong sách hoặc hạt thật). Hạt gồm có 3 bộ phận bên ngoài cùng là vỏ hạt, phần màu trắng đục nhỏ phía trên đỉnh ở giữa khi ta tách hạt ra làm đôi là phôi, phần 2 bên chính là chất dinh dưỡng của hạt.

- GV yêu cầu hs làm bài 2: Em hãy đọc kĩ bài tập 2 và tìm xem mỗi thông tin trong khung chữ tương ứng với hình nào?

- Gọi hs phát biểu, hs khác bổ sung.

- GV kết luận:chỉ vào từng hình minh hoạ về quá trình hạt mọc thành cây

* Hoạt động 2: Quá trình phát triển thành cây của hạt.

- GV tổ chức cho hs hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn.

+ Chia nhóm.

+ Yêu cầu hs quan sát hình minh hoạ 7 trong SGK/109 và nói về sự phát triển của hạt mướp từ khi được gieo xuống đất cho đến khi mọc thành cây, ra hoa, kết quả.

+ Gv đi giúp đỡ từng nhóm.

+ Gợi ý hs thảo luận và ghi ra giấy kết quả thảo luận về thông tin của từng hình vẽ.

- Gọi hs lên bảng trình bày

+ Các nhóm lần lượt làm các thí nghiệm tách đôi hạt đậu để quan sát và trả lời các câu hỏi ở bước 3 .

+ Đại diện các nhóm trình bày kết luận về cấu tạo của hạt đậu .

+ HS vẽ và mô tả lại cấu tạo gủa hạt sau khi tách vào vở ghi chép thí nghiệm .

+ HS so sánh lại với hình tượng ban dầu xem thử suy nghĩ của mình có đúng không

+ Cấu tạo của hạt gồm : vỏ, phôi, chất dinh dưỡng

- H 2b: Hạt phình ra vì hút nước, vỏ hạt nứt ra để rễ mầm nhú ra, cắm xuống đất.

- H 3a: Xung quanh rễ mầm mọc ra nhiều rễ con.

- H4e: Sau vài ngày, rễ mầm mọc nhiều hơn nữa, thân mầm lớn lên, dài ra và chui lên khỏi mặt đất.

- H5c: Hai là mầm xoè ra, chồi mầm lớn dần và sinh ra các lá mới.

- H6d: Hai lá mầm teo dần rồi rụng xuống, cây con bắt đầu đâm rễ, rễ mọc nhiều hơn.

- Hs hoạt động trong nhóm theo định hướng của GV.

- 3 hs đại diện cho 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Mỗi hs chỉ nói về thông tin 1 hình.

- HS nêu:

+ H7a: Gieo hạt vào đất ẩm.

Hoạt động 3: Điều kiện nảy mầm của hạt.

- Gv kiểm tra việc hs đã gieo hạt ở nhà như thế nào?

- GV yêu cầu hs giới thiệu về cách gieo hạt của mình theo câu hỏi gợi ý sau:

+ Tên hạt được gieo; Số hạt được gieo; Số ngày gieo hạt; Cách gieo hạt; kết quả.

- Gọi hs trình bày sản phẩm và giới thiệu trước lớp.

- GV đưa ra 4 cốc ươm hạt của mình có ghi các điều kiện ươm hạt. Yêu cầu 4 hs lên bảng quan sát và nêu nhận xét về sự phát triển của hạt trong từng cốc.

? Qua thí nghiệm về 4 cốc gieo hạt vừa rồi, em có nhận xét gì về điều kiện nảy mầm của hạt?

3, Củng cố dặn dò: 5’

- Yêu cầu hs trả lời nhanh các câu hỏi.

? Hạt gồm có những bộ phận nào?

? Nêu các điều kiện nảy mầm của hạt.

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS:

+ H7b: Thân mầm dài ra chui lên khỏi mặt đất mang theo 2 lá mầm, hai lá mầm xoè ra.

+ H7c: Cây con phát triển.

+ H7d: Cây lên cao, leo thành giàn rồi ra hoa. Hoa mướp có cả hoa cái lẫn hoa đực. Đó là kiểu sinh sản đơn tính

+ H7e: Cây có quả.

+ H7g: Trong quả, noãn phát triển thành hạt, hạt cứng dần.

+ H7h: Quả già, chín ; hạt cứng mang phôi, nhân. Hạt mướp già đem phơi khô thì có màu đen.

- Hs trưng bày sản phẩm của mình trước mặt.

- Hs lắng nghe nắm nhiệm vụ học tập.

- 5 hs tiếp nối nhau giới thiệu hạt mình gieo trồng.

- 4 hs lên bảng quan sát và đưa ra nhận xét.

+ Cốc 1: Hạt không nảy mầm.

+ Cốc 2:Hạt nảy mầm bình thường.

+ Cốc 3: Hạt cây không nảy mầm.

+ Cốc 4: Hạt cây không nảy mầm.

- Hạt nảy mầm khi có độ ẩm và nhiệt độ phù hợp.

- Hs nối tiếp nhau trả lời.

+ Cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng

+ Hạt nảy mầm khi có độ ẩm và nhiệt độ phù hợp.

Ngày soạn: 28/3/2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 02 tháng 04 năm 2021

Tiết 1: Toán

Tài liệu liên quan