• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh có khả năng:

- Hiểu được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.

- Nói được ích lợi của việc thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khí các bô ních, bụi, khói đối với sức khỏe con người.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các hình trong SGK/ 6, 7.

- Gương soi nhỏ đủ cho các nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ:

- Kể tên các cơ quan hô hấp?

- Cơ quan hô hấp có chức năng gì?

-GVNX tuyên dương.

2. Bài mới:

1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.

a. Mục tiêu : Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà lại không nên thở bằng miệng?

b. Cách tiến hành:

GV chia nhóm

- Y/c: HS soi gương, quan sát phía trong lỗ mũi mình, lỗ mũi bạn, trả lời:

+ Các em nhìn thấy gì trong lỗ mũi?

+ Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ 2 lỗ mũi?

+ Hằng ngày, dùng khăn sạch lau trong lỗ mũi, em thấy trong khăn có gì?

+ Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?

GV: Trong lỗ mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào.

- Ngoài ra trong mũi còn có nhiều tuyến dịch nhầy để cản bụi và diệt khuẩn, tạo độ ẩm, đồng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí khi hít vào.

Gv kết luận: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khỏe. Vì vậy ta nên thở bằng mũi.

-HS trả lời

- HS thảo luận nhóm 2 - HS tự trả lời

- Nước mũi - Bụi đen - Hs tự trả lời

- Hs nhắc lại phần bài giảng cuối SGK.

- Nhiều hs nhắc lại

2. Hoạt động 2: Làm việc với sgk

a . Mục tiêu: Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói bụi đối với sức khỏe.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Thảo luận nhóm:

Gv y/c 2 hs cùng quan sát hình 3, 4, 5/ 7 và thảo luận theo gợi ý:

- Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành , bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi ?

- Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy ntn?

- Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói bụi?

Bước 2: Làm việc cả lớp.

- Gọi 1 số hs lên trình bày kq thảo luận trước lớp.

- Gv đặt câu hỏi cho cả lớp:

+ Thở kk trong lành có lợi gì?

+ Thở kk có nhiều khói bụi có hại gì?

* Gv kết luận: Không khí trong lành là không khí có chứa nhiều khí ôxy, ít khí các bô ních và khói bụi… Khí ô xy cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy thở không khí trong lành giúp cơ thể khỏe mạnh không khí chứa nhiều khói bụi, khí các-bô-ních… là không khí bị ô nhiễm. Thở không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khỏe.

- Gv y/c hs đọc phần bài giảng phía dưới sgk/ 7 3. Hoạt động 3: Làm VBT.

a . Mục tiêu: Hs làm được bài 1, 3, 4. Nói miệng được bài 2 b. Cách tiến hành:

- Gv y/c HS mở VBT đọc y/c của các bài.

- Gv y/c HS đứng tại chỗ để sửa bài - Gv nhận xét, tuyên dương.

- Hs thảo luận nhóm 2

- Tranh 3: không khí trong lành.

- Tranh 4, 5: kk có nhiều khói bụi

- Dễ chịu, thoải mái - Ngột ngạt, khó thở

- Hs nêu kq thảo luận, nói rõ nội dung bức tranh.

- Tốt cho sức khỏe - Có hại cho sức khỏe

- Hs nhắc lại kết luận của gv.

- Nhiều em đọc

- Hs mở VBT và tự làm - Hs khác đối chiếu + Bài 1: cuối cùng + Bài 2: Nêu miệng

4. Dặn dò_ nhận xét:

- Thường xuyên thở bằng mũi và hít thở ở nơi có không khí trong lành.

- Giữ môi trường trong sạch

+ Bài 3: Dễ chịu, thoải mái.

+ Bài 4: Ngột ngạt khó thở.

-Hs lắng nghe.

__________________________________________

Ngày soạn: Ngày 8/9/2020

Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 11 tháng 9 năm 2020 TỰ NHIÊN XÃ HỘI Chủ đề 1: GIA ĐÌNH

Bài 1: KỂ VỀ GIA ĐÌNH (Tiết 2) I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS sẽ

- Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình

- Nêu được một số công việc nhà mà các thành viên thường làm và các hoạt động vui chơi của các thành viên trong gia đình Hoa

- Yêu quý, trân trộng, thể hiện tình cảm và cách ứng xử phù hợp với các thành viên trong gia đình.

- Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

+Năng lực: Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học. Học sinh nghe hiểu và trình bày được vấn đề do giáo viên đưa ra.

+ Phẩm chất: Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Mạnh dạn, tự tin trao đổi ý kiến, tự khẳng định bản thân với mọi người xung quanh.

II. CHUẨN BỊ

GV: Tranh minh họa SGK HS: Một số ảnh về gia đình

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 7. 1. Mở đầu:

8. - GV đọc cho HS nghe bài thơ Giúp mẹ (Sáng tác: Phan Thị Thanh Nhàn) về gia đình, sau đó dẫn dắt vào tiết học mới.

9. 2. Hoạt động khám phá

-GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK (hoặc hình phóng to)

-HS lắng nghe

- HS quan sát

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý:

+Các thành viên trong gia đình Hoa cùng nhau làm việc gì?

+ Em thấy thái độ của từng thành viên như thế nào? …

-Kết luận: Các thành viên trong gia đình Hoa đang chia sẻ công việc nhà như cùng nhau chuẩn bị bữa ăn: mẹ nấu thức ăn, Hoa rửa hoa quả, bố lấy thức ăn từ tủ lạnh, em tai Hoa xếp bát đũa.

Yêu cầu cần đạt: HS nêu được các thành viên trong gia đình Hoa cùng nhau chia sẻ công việc nhà.

3. Hoạt động thực hành

- GV tổ chức cho HS vẽ tranh về gia đình ( vẽ các thành viên, về một cảnh sinh hoạt của gia đình)

- GV chọn một số bức tranh đẹp để trưng bày ở góc học tập.

- Sau đó, GV đặt ra các câu hỏi để HS bày tỏ cảm xúc của mình về các thành viên trong gia đình hoặc mọi người nên làm gì để gia đình là một tổ ấm, …

- GV kết luận: Gia đình là tổ ấm của mỗi người. Mọi người trong gia đình phải biết yêu thương, quan tâm lẫn nhau và cùng chia sẻ công việc nhà.

Yêu cầu cần đạt: Thể hiện được cảm xúc và biết cách ứng xử phù hợp với các thành viên trong gia đình.

4 Hoạt động vận dụng

-GV gợi ý để HS phát hiện ra những việc làm ở hoạt động này.

- GV đặt câu hỏi

+Ở nhà em thường tham gia vào những

- HS thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày -Nhóm khác theo dõi, bổ sung

- HS lắng nghe

- HS vẽ.

- HS theo dõi.

- 2,3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời - 2,3 HS trả lời

Tài liệu liên quan