• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI 2: HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO (Tiết 2) I. Mục tiêu:

- Thấy được tầm quan trọng của việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Tạo được thói quen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

II. Chuẩn bị

Sách Thực hành Kĩ năng sống- lớp 5. NXB Giáo dục VN III. Các ho t ạ động d y h c:ạ ọ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Kiểm tra:

- Để hoàn thành công việc được giao, em cần phỉ làm gì? HS nêu nối tiếp, nhận xét.

2.Bài mới:

-GTB, ghi tựa bài

*Hoạt động 1: Bài học

Bài 1: Các bước giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao-Nhóm

-GV cho HS mở SGK đọc nhẩm nội dung

-GV giao việc cho các nhóm: Các bước giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

-Cho các nhóm thảo luận.

-Cho HS phát biểu-GV nhận xét

Bài 2: Các bước lập kế hoạch-Cá nhân.

-YC HS làm cá nhân, một số HS nêu, NX

*Liên hệ: Lập kế hoạch giúp em rèn được những gì?

-Kết luận -NX

Bài 3: Một số nguyên nhân dẫn đến việc không hoàn thành nhiệm vụ được giao-Nhóm.

-Cho các nhóm thảo luận, HS phát biểu.

-GV nhận xét

*Hoạt động 2: Đánh giá, nhận xét,:

Bài tập 1: Em tự đánh giá-Cá nhân -GV – HS đọc YC

+Em biết lên kế hoạch và hoàn thành các nhiệm vụ được giao

+Thói quen hoàn thành nhiệm vụ được giao của em.

-Cho HS làm bài vào SGK, HS phát biểu, nhận xét Bài tập 2: GV, phụ huynh nhận xét

-GV nhận xét, HS lắng nghe và ghi vào SGK

*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:

GDKNS: Biết lên kế hoạch để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

-Thưc hành điều em đã học.

-HS trả lời , nhận xét -Cả lớp

-Nhóm 6 thảo luận, trình bày -HS lắng nghe

-Cá nhân làm việc, trình bày, nhận xét

-HS lắng nghe

-Các nhóm TL

-Đại diện nhóm phát biểu -HS đọc YC

-HS tô màu vào SGK.

-HS nêu YC.

-HS nghe, HS làm vào SGK -HS nghe

Tiết 4: Tiếng Anh ( Gv bộ môn dạy) Buổi chiều

Tiết 1: Âm nhạc

Tiết 10: ÔN TẬP BÀI HÁT: KHĂN QUÀNG THẮM MÃI VAI EM.

GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ NƯỚC NGOÀI

I. Mục tiêu.

1. Mục tiêu chung 1.1. Kiến thức

- Biết hát đúng giai điệu và lời ca.

1.2. Kĩ năng:

- Biết hát kết hợp vận động.

1.3. Thái độ:

- Giáo dục hs tinh thần cố gắng học giỏi, chăm ngoan để sau này xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

2. Mục tiêu riêng( HS Thùy) - HS đạt được các mục tiêu chung

- Trình bày ý kiến và thảo luận được ngồi tại chỗ

* TCTV: Hs đọc lời ca, hát.

II. Chuẩn bị.

- Đàn thường dùng.

- Tranh minh hoạ.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu.

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

HS Thuỳ 1. Khởi động. ( 4’)

- Mời ban văn nghệ và ban học tập lên cho lớp khởi động.

2. Bài mới:

* Hoạt động 1: ( 15 phút ) Ôn tập bài hát:

Những bông hoa những bài ca.

- Gv đàn giai điệu một đoạn trong bài hát cho hs đoán tên bài.

- Gv đệm đàn và bắt nhịp cho hs hát theo trình tự:

+ Hát cả bài.

+ Hát kết hợp vỗ tay.

- Cho hs trình bày bài hát:

+ Tổ.

+ Nhóm.

+ Cá nhân.

- Nhận xét, sửa sai.

- Ban văn nghệ lên cho lớp khởi động.

- Ban học tập lên cho lớp khởi động.

- Lắng nghe.

- Thực hiện.

- Thực hiện.

- Thực hiện

- Gv đệm đàn và bắt nhịp cho hs hát kết hợp vận động.

* Hoạt động 2: ( 15 phút )

Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài.

- Gv giới thiệu tên 4 loại nhạc cụ, cho học sinh xem tranh và nghe tiếng từng loại nhạc cụ.

1. Sắc-xô-phôn( Saxophone).

2. Tờ-rôm-pét( Trompette).

3. Phơ-luýt( Flute).

4. Cờ-ra-ri-nét( Clarineette).

- Cho học sinh nghe một đoạn trích nhạc không lời độc tấu một trong số 4 loại nhạc cụ trên.

- Cho học sinh nghe lần 2.

- Nhận xét.

4. Củng cố- dặn dò.( 4 phút ) - Ban học tập lên củng cố bài học.

- Gv đệm đàn và bắt nhịp cho hs hát bài:

Những bông hoa những bài ca.

- Giáo dục học sinh lòng yêu quý, kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo theo truyền thống ton sư trọng đạo của cha ông, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi theo lời Bác Hồ.

- Nhắc hs về học bài và ôn bài đầy đủ.

- Thực hiện.

- Quan sát.

- Thực hiện

- Thực hiện.

- Ghi nhớ.

- Ghi nhớ.

- Quan sát

- Thực hiện

- Thực hiện

Tiết 2:Tiếng Việt (Thực hành)

Tiết 1: ÔN VỀ CHỦ ĐỀ THIÊN NHIÊN.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Củng cố, hệ thống hoá vốn từ ngữ thuộc chủ đề Thiên nhiên.

2. Kĩ năng:

- Học sinh biết vận dụng những từ ngữ đã học để đặt câu viết thành một đoạn văn ngắn nói về chủ đề.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập.

II. Chuẩn bị: Nội dung bài.

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ổn định: 1’

2.Kiểm tra: 4’

- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

- Giáo viên nhận xét.

3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. 30’

- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Cho HS làm các bài tập.

- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu

- GV chấm một số bài và nhận xét.

Bài tập 1:

H: Tìm các thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong đó có những từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên?

Bài tập 2 :

H: Tìm các từ miêu tả klhông gian a) Tả chiều rộng:

b) Tả chiều dài (xa):

c) Tả chiều cao : d) Tả chiều sâu : Bài tập 3 :

H: Đặt câu với mỗi loại từ chọn tìm được ở bài tập 2.

a) Từ chọn : bát ngát.

b) Từ chọn : dài dằng dặc.

c) Từ chọn : vời vợi d) Từ chọn : hun hút 4. Củng cố dặn dò: 5’

- HS nêu.

- HS đọc kỹ đề bài

- HS lên lần lượt chữa từng bài - HS làm các bài tập.

- Trời nắng chóng trưa, trời mưa chóng tối.

- Muốn ăn chiêm tháng năm thì trông trăng rằm tháng tám.

- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

- Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống.

a) Tả chiều rộng : bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông…

b) Tả chiều dài (xa) : xa tít, xa tít tắp, tít mù khơi, dài dằng dặc, lê thê…

c) Tả chiều cao : chót vót, vòi vọi, vời vợi…

d) Tả chiều sâu : thăm thẳm, hun hút, hoăm hoắm…

a) Từ chọn : bát ngát.

- Đặt câu : Cánh dồng lúa quê em rộng mênh mông bát ngát.

b) Từ chọn : dài dằng dặc,

- Đặt câu : Con đường từ nhà lên nương dài dằng dặc.

c) Từ chọn : vời vợi

- Đặt câu: Bầu trời cao vời vợi.

d) Từ chọn : hun hút

- Đặt câu : Hang sâu hun hút.

- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau được tốt hơn.

sau

Tiết 3: Toán (Thực hành) LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu: Giúp học sinh :

1. Kiến thức

- Củng cố về cách viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân

2. Kĩ năng

- Giải toán có liên quan đến đổi đơn vị đo 3. Thái độ

- Giúp HS chăm chỉ học tập.

II.Chuẩn bị:

- Hệ thống bài tập

III.Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ổn định:

2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.

- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài

- Xác định dạng toán, tìm cách làm - Cho HS làm các bài tập.

- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu

- GV chấm một số bài

- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.

Bài 1: Viết số đo khối lượng sau dưới dạng kg :

a) 17kg 28dag =…kg; 1206g =…kg;

5 yến = …tấn; 46 hg = …kg;

b) 3kg 84 g = …kg; 277hg = …kg;

43kg = ….tạ; 56,92hg = …kg.

Bài 2: Điền dấu >, < hoặc = vào …….

a) 5kg 28g …. 5280 g b) 4 tấn 21 kg …. 420 yến

Bài 3 : Viết đơn vị đo thích hợp vào chỗ chấm

a) 7,3 m = ...dm 35,56m = ...cm

- HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập

- HS lên lần lượt chữa từng bài

Đáp án :

a) 17,28kg ; 1,206kg ; 0,05 tấn ; 4,6kg b) 3,084kg ; 27,7kg 0,43kg ; 5,692kg Lời giải :

a) 5kg 28g < 5280 g (5028 g)

b) 4 tấn 21 kg > 402 yến (4021 kg) (4020 kg)

a) 7,3 m = 73 dm 35,56m = 3556 cm 8,05km = 8050 m 6,38km = 6380 m

8,05km = ...m 6,38km = ...m b) 6,8m2 = ...dm2 3,14 ha = ....m2 0,24 ha = ...m2 0,2 km2 = ...ha Bài 4: (HSKG)

Một ô tô chở 80 bao gạo, mỗi bao cân nặng 50 kg.

a) Hỏi ô tô chở được bao nhiêu tấn gạo?

b) Nếu ô tô đó đã bán bớt đi 52 số gạo đó thì còn lại bao nhiêu tạ gạo ?

4.Củng cố dặn dò.

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.

b) 6,8m2 = 680 dm2 3,14 ha = 31400m2 0,24 ha = 2400 m2 0,2 km2 = 20 ha Lời giải :

Ô tô chở được số tấn gạo là : 50 x 80 = 4000 (kg) = 4 tấn.

Số gạo đã bán nặng số kg là : 4000 : 5 x 2 = 1600 (kg) Số gạo còn lại nặng số tạ là :

4000 – 1600 = 2400 (kg) = 24 tạ.

Đáp số : 24 tạ - HS lắng nghe và thực hiện.

Tiết 4: Văn hóa giao thông

Bài 3: ĐI XE BUÝT MỘT MÌNH AN TOÀN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

HS biết được một số điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi đi xe buýt một mình.

2. Kĩ năng:

HS biết đảm bảo an toàn, biết cách dùng xe buýt lưu thông khi đi một mình.

3. Thái độ:

HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân những điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn khi đi xe buýt một mình.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Tranh ảnh trong SGK.

- Học sinh: Sách giáo khoa; thẻ màu xanh, đỏ.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Bài cũ: An toàn khi đi xe đạp qua cầu

đường bộ. 5’

1. Khi đi qua cầu đường bộ, chúng ta phải đi như thế nào để đảm bảo an toàn?

2. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:

a. Khi đi qua cầu đường bộ, chúng ta có thể đi dàn hàng hai hoặc hàng ba.

b. Khi đi qua cầu đường bộ, nếu có dốc cao, chúng ta có thể vừa đi vừa kéo tay nhau lên cầu.

c. Khi đi qua cầu đường bộ, chúng ta cần đi chậm, quan sát cẩn thận và tuyệt đối không

-HS trả lời cá nhân.

-HS bày tỏ ý kiến bằng cách đưa thẻ xanh, đỏ.

được đùa nghịch.

-GV nhận xét.

II. Bài mới: Đi xe buýt một mình an toàn.

30’

GV giới thiệu bài.

1. Hoạt động trải nghiệm:

GV nêu câu hỏi:

-Em đã từng đi xe buýt chưa?

- Khi lên xuống xe buýt, em thường đi như thế nào?

2. Hoạt động cơ bản: Đi xe buýt một mình an toàn.

-Yêu cầu 1HS đọc truyện Nhớ lời chị dặn (tr 12, 13)

-H: Lần đầu tiên Tuấn tự mình làm việc gì?

-H: Điều gì đã giúp Tuấn đi xe buýt một mình về thăm nội mà không bị lạc và an toàn?

-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (thời gian: 3 phút) 2 câu hỏi sau:

+ Qua câu chuyện này, em học tập được điều gì ở Tuấn?

+ Để đi xe buýt một mình an toàn, chúng ta cần lưu ý những điều gì?

-Nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả lời tốt.

*GV chốt:

Khi đi xe buýt một mình

Em nên nắm vững lộ trình tuyến đi Leo lên, bước xuống vội chi

Coi chừng té ngã, hiểm nguy vô cùng Không đứng giữa lối đi chung Hai tay vịn chặt vào khung an toàn.

3. Hoạt động thực hành:

-Yêu cầu HS quan sát 4 hình trong SGK (kết hợp xem trên màn hình)

-Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến khi xem những hình ảnh đó.

-GV nhận xét, chốt:

Đi xe buýt nhớ điều này

Lấn chen, xô đẩy không hay tí nào Nguy cơ tai nạn rất cao

Luôn luôn cẩn thận không bao giờ thừa.

-HS lắng nghe.

-HS lắng nghe và chia sẻ trải nghiệm của bản thân.

-1HS đọc truyện – cả lớp theo dõi trong SGK.

-HS trả lời.

-HS thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trả lời.

-HS lắng nghe, nhắc lại.

-HS quan sát.

-HS nêu ý kiến về từng hình ảnh.

-HS lắng nghe, nhắc lại.