• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực hành sửa chữa mạch dao động nguồn chính

Trong tài liệu BCTECH-eLib (Trang 30-41)

BÀI 6: SỬA CHỮA MẠCH DAO ĐỘNG NGUỒN CHÍNH

3. Thực hành sửa chữa mạch dao động nguồn chính

* Phương pháp sửa chữa mạch dao động nguồn chính - ĐO NGUỘI:

Bước 1: Chuyển đồng hồ về thang Rx1

Bước 2: KT sơ bộ chất lượng của các linh kiện Q5,Q6,R19,R20,R22,R24 - ĐO NÓNG:

Bước 1: Đo áp 12vdc từ mạch nguồn cấp trước cấp vào chân 12 của IC dao động

Bước 2: Đo áp ra chân 8,11 của IC dao động

Bước 3: KT điều kiện làm việc của IC dao động , Q5,Q6 đền đảo pha (Đo đèn bán dẫn với các cực E,C,B)

Bước 4: Sửa chữa mạch dao động nguồn chính -> Kt áp cung cấp, kt áp hồi tiếp.

Bước 5: Đo các mức áp PON, nếu không có áp thì kiểm tra áp PON từ main đưa về

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

6.1: Nêu chức năng của các linh kiện trong mạch dao động nguồn chính ? 6.2: Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch dao động nguồn chính ?

BÀI 7:SỬA CHỮA MẠCH HỒI TIẾP VÀ ỔN ĐỊNH ĐIỆN ÁP RA CỦA NGUỒN CHÍNH

*Giới thiệu:

Để có thể khảo sát và sửa chữa được mạch hồi tiếp và ổn định điện áp ra của nguồn chính.Thì người học cần có kiến thức về đo lường điện – điện tử ,về các mạch tạo dao động , về mạch ổn áp ……

*Mục tiêu:

-Trình bày được chức năng, nhiệm vụ ,tác dụng của từng linh kiện, nguyên lý hoạt động của mạch hồi tiếp và ổn định điện áp ra của nguồn chính

- Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch hồi tiếp và ổn định điện áp ra của nguồn chính đúng yêu cầu kỹ thuật

- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, tư duy sáng tạo và khoa học, đảm bảo an toàn, tiết kiệm

*Nội dung:

1.Phân tích mạch hồi tiếp và ổn định điện áp ra của nguồn chính 1.1 Sơ đồ nguyên lý

Hình 7.1: Sơ đồ mạch hồi tiếp và ổn định điện áp ra của nguồn chính 1.2 Chức năng linh kiện

TL 494: Ic dao động R42,R43: điện trở hồi tiếp R47,R48: điện trở phân cực

1.3 Nguyên lý hoạt động

- Người ta sử dụng mạch khuếch đại thuật toán ở chân 1 và 2 của IC dao động để khuếch đại điện áp hồi tiếp, chân số 2 được ghim với điện áp chuấn 5v điện áp này lấy qua cầu phân áp R47 và R49 , chân số 1 được nối với điện áp hồi tiếp .

- Giả sử điện áp đầu vào tăng lên hoặc dòng tiêu thụ giảm xuống, khi đó điện áp 12v và 5v có xu hướng tăng  điện áp hồi tiếp đưa về chân số 1 của IC dao động tăng lên  các mạch khuếch đại thuật toán sẽ so sánh điện áp hồi tiếp với điện áp chuẩn và đưa ra dao động có biên độ giảm xuống  đèn công suất chính hoạt động yếu đi và điện áp ra giảm xuống trở về giá trị ban đầu

- Khi điện áp vào giảm hoặc dòng tiêu thụ tăng lên thì điện áp có xu hướng giảm  điện áp hồi tiếp đưa về chân số 1 của Ic dao động giảm các mạch khuếch đại thuật toán sẽ so sánh điện áp hồi tiếp với điện áp chuẩn và đưa ra dao động có biên độ tăng lên  các đèn công suất của nguồn chính hoạt động mạnh hơn và điện áp ra tăng lên trở về giá trị ban đầu

2.Thực hành sửa chữa mạch hồi tiếp và ổn định điện áp ra của nguồn chính

* Phương pháp sửa chữa mạch hồi tiếp và ổn định điện áp ra của nguồn chính - ĐO NGUỘI:

Bước 1: Chuyển đồng hồ về thang Rx1

Bước 2: KT sơ bộ chất lượng của các linh kiện R42,R43,R45,R46,R47,R49 - ĐO NÓNG:

Bước 1: Đo áp 12vdc từ mạch nguồn cấp trước cấp vào chân 12 của IC dao động

Bước 2: Đo áp ra 12Vdc,5Vdc đưa về 2 chân 1,2 của IC dao động Bước 3: KT điều kiện làm việc của IC dao động

Bước 4: Sửa chữa mạch hồi tiếp và ổn định điện áp ra của nguồn chính -> Kt áp cung cấp, kt áp hồi tiếp.

Bước 5: Đo các mức áp chân 1, 2, nếu không có áp thì kiểm các linh kiện xung quanh 2 chân 1,2 IC dao động

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

7.1: Nêu chức năng của các linh kiện trong mạch hồi tiếp và ổn định điện áp ra của nguồn chính?

7.2: Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch hồi tiếp và ổn định điện áp ra của nguồn chính?

BÀI 8:SỬA CHỮA MẠCH CÔNG SUẤT NGUỒN CHÍNH

*Giới thiệu:

Để có thể khảo sát và sửa chữa được mạch công suất nguồn chính.Thì người học cần có kiến thức về đo lường điện – điện tử ,về các mạch tạo dao động , về mạch ổn áp , mạch công suất……

*Mục tiêu:

-Trình bày được chức năng, nhiệm vụ ,tác dụng của từng linh kiện nguyên lý hoạt động của mạch công suất nguồn chính

- Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng thường gặp của mạch công suất nguồn chính

- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, tư duy sáng tạo và khoa học, đảm bảo an toàn, tiết kiệm.

*Nội dung:

1.Phân tích mạch công suất của nguồn chính 1.1 Sơ đồ nguyên lý

Hình 8.1: Sơ đồ nguyên lý mạch công suất của nguồn chính 1.2 Chức năng linh kiện

Q1,Q2: Mạch KĐ công suất D7,D8: Điốt chỉnh lưu R6÷R10 : Phân cực cho Q

1.3 Nguyên lý hoạt động

IC dao động tạo ra hai xung điện được khuyếch đại , qua biếp áp đảo pha điều khiển hai đèn công suất:

- Khi chân 8 có dao động ra thì đèn Q7 hoạt động, thông qua biến áp đảo pha điều khiển cho đèn công suất Q1 hoạt động, khi đó có dòng điện chạy từ nguồn 300V

=> qua đèn Q1 qua cuộn dây(5-1) của biến áp đảo pha để lấy hồi tiếp dương => sau đó qua cuộn sơ cấp (2-1) của biến áp chính rồi trở về điện áp 150V ở điểm giữa của hai tụ lọc nguồn.

- Khi chân 11 có dao động ra thì đèn Q8 hoạt động, thông qua biến áp đảo pha sang điều khiển cho các đèn Q2 hoạt động, khi đó có dòng điện chạy từ nguồn150V (điểm giữa của hai tụ lọc) => chạy qua cuộn sơ cấp (2-1) của biến áp chính => chạy qua cuộn (1-5) của biến áp đảo pha => chạy qua đèn Q2 rồi trở về cực âm của nguồn điện.

+ Hai đèn công suất làm việc cân bằng:

Hai tụ C1, C2 Và hai điện trở R2, R3 đã tạo ra điện áp cân bằng ở điểm giữa, điện áp rơi trên mỗi tụ là 150V.

- Ở sơ đồ trên ta thấy, đèn Q1 có điện áp cung cấp từ tụ C1.

- Đèn Q2 có điện áp cung cấp từ tụ C2.

Thực ra 2 đèn hoạt động đọc lập và chỉ chung nhau cuộn sơ cấp của biens áp chính.

- Khi điện áp rơI trên 2 tụ cân bằng thì hai đèn có công suất hoạt đọng ngang nhau, ví dụ điện áp trên mỗi tụ là 150V thì mỗi đèn có công suất hoạt động là 150W.

- Trong trường hợp điện áp trên hai tụ bị lệch thì công suất hoạt động của hai đèn cũng bị lệch theo, ví dụ trên điện áp tụ C1 là 200V và trên tụ C2 là 100V thì khi đó đèn Q1 hoạt động ở công suất 200W và dend Q2 hoạt động ở 100W, với trường hợp như vậy thì đèn công suất Q1 sẽ bị hỏng sau một thời gian hoạt động do quá tải.

- Trong trường một đèn bị hỏng (bị chập) thì sẽ kéo theo đèn kia bị chập do chúng ohaie gánh cả đienj áp 300V.

+ Trường hợp một trong bốn các linh kiện : C1, C2, R2, R3 mà bị hỏng sẽ làm cho điện áp điểm giữa mất cân bằng ( khác 150V ) đây là nguyên nhân chính dẫn tới các đèn công suất nguồn chính bị hỏng.

2.Thực hành sửa chữa mạch công suất của nguồn chính

* Phương pháp sửa chữa mạch công suất của nguồn chính

Bước 2: KT sơ bộ chất lượng của các linh kiện Q1,Q2,D6,D7 R6,R7,R8 ,R9,R10,R4,C4…..

- ĐO NÓNG:

Bước 1: Đo áp 300Vdc từ mạch chỉnh lưu ,lọc nhiễu cấp vào chân C của Q1 Bước 2: Đo áp ra 150vdc từ mạch chỉnh lưu ,lọc nhiễu cấp vào chân C của Q1 qua cuộn dây sơ cấp của biến áp chính.

Bước 3: KT điều kiện làm việc của hai đèn công suất

Bước 4: Sửa chữa mạch công suất của nguồn chính -> Kt áp phân cực cho 2 đèn công suất(điện áp B,C,E), kt áp AC sau biến áp đảo pha .

Bước 5: Đo các mức áp ơ đầu ra của các cuộn dây thứ cấp của biếp áp chính , nếu không có áp thì kiểm biến áp chính

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

8.1: Nêu chức năng của các linh kiện mạch công suất của nguồn chính?

8.2: Trình bày nguyên lý hoạt động mạch công suất của nguồn chính?

BÀI 9:SỬA CHỮA MẠCH BẢO VỆ ĐIỆN ÁP PG

*Giới thiệu:

Để có thể khảo sát và sửa chữa được mạch bảo vệ điện áp PG .Thì người học cần có kiến thức về đo lường điện – điện tử ,về các mạch bảo vệ điện áp, dồng điện , về mạch ổn áp , mạch công suất……

*Mục tiêu:

-Trình bày được chức năng, nhiệm vụ ,tác dụng của từng linh kiện nguyên lý hoạt động của mạch bảo vệ điện áp PG

- Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng thường gặp của mạch bảo vệ điện áp PG

- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, tư duy sáng tạo và khoa học, đảm bảo an toàn, tiết kiệm.

*Nội dung:

1.Tổng quát về các mạch bảo vệ trên bộ nguồn ATX + Chức năng của mạch bảo vệ :

Mạch bảo vệ là phần không thể thiếu được trên các bộ nguồn ATX, mạch có các chức năng sau đây:

- Bảo vệ các đèn công suất trong các trường hợp phụ tảI bị chập (ví dụ: Trên Mainboard bị chập đường 12V, đường 3,3V hoặc bản thân bộ nguồn bị chập các đi ốt chỉnh lưu đầu ra,…), đây là chức năng của mạch bảI vệ quá dòng.

- Ngắt điện áp để bảo vệ Mainboard trong các trường hợp điện áp của nguồn ra tăng cao, đây là chức năng của mạch bảo vệ quá áp.

+ Nguyên lý làm việc cơ bản của mạch bảo vệ:

- Thông thường lênh P.ON được thiết kế cho đI qua mạch baoe vệ trước khi đưa vào điều khiển IC dao động.

- Khi nguồn có sự cố như điện áp ra bị chập (có thể chập trên nguồn hoặc chập trên Main) hoặc điện áp ra tăng quá cao vượt ngữơng cho phép, khi đó các mạch bảo vệ sẽ hoạt động và ngắt lệnh P.ON, bảo vệ an toàn cho các đèn công suất và Mainboard.

- Lệnh P.ON có mức logic thấp (=0V) là mở nguồn chính, có mức logic cao (=5V) là tắt nguồn chính.

- Lệnh P.ON không trực tiếp đến IC mà đi qua mạch bảo vệ, nếu nguồn hoạt đọng bình thường thì sau khi đi qua mạch bảo vệ, lệnh P.ON vẫn có mức logic thấp để cho phép nguồn chính hoạt động, nếu nguồn có sự cố mạch bảo vệ sẽ ngắt lệnh P.ON trả về mức logic cao và xóa IC dao động

2. Phân tích mạch bảo vệ điện áp PG 2.1 Sơ đồ nguyên lý

Hình 9.1: Sơ đồ nguyên lý mạch bảo vệ PG 2.2 Chức năng linh kiện

Q12,Q14,Q15: Công tắc bán dẫn

R50÷R68: Phân cực cho các Q hoạt động C30: Lọc

D31: Bảo vệ

2.3 Nguyên lý hoạt động

- Khi IC dao động hoạt động bình thường, chân FeedBack (số 3) của IC dao động TL494 cho ra điện áp khoảng 3V, điện áp này đưa qua điện trở R50 vào khống chế đèn Q12, khi đó chân E đèn Q12 có điện áp khoảng 3,6V => đi qua D32

=> qua R64 sang điều khiển cho đèn Q14 dẫn => đèn Q15 tắt => điện áp chân C đèn Q15 tăng lên = 5V xác lập cho điện áp P.G có mức cao.

- Nếu IC dao động có sự cố hoặc hoạt động sai chế độ, khi đó chân (3) của IC dao động sẽ có điện áp bằng 0V =>đèn Q12 dẫn => đèn Q14 tắt => đèn Q15 dẫn

=> điện áp P.G giảm xuống = 0V.

Trong trường hợp mất điện áp 5V ở đầu ra thì điện áp P.G cũng giảm xuống = 0V

3. Thực hành sửa chữa mạch bảo vệ điện áp PG

* Phương pháp sửa chữa mạch bảo vệ điện áp PG - ĐO NGUỘI:

Bước 1: Chuyển đồng hồ về thang Rx1

Bước 2: KT sơ bộ chất lượng của các linh kiện trong mạch bảo vệ điện áp PG

- ĐO NÓNG:

Bước 1: Đo áp 5vdc đưa về tử thứ cấp

Bước 2: Đo áp ra =3vdc từ chân của Ic dao động đưa về . Bước 3: KT điều kiện làm việc của mạch bảo vệ

Bước 4: Sửa chữa mạch bảo vệ điện áp PG -> Kt áp phân cực cho các transistor trong mạch bảo vệ (điện áp B,C,E)

Bước 5: Đo các mức áp đầu ra chân PG=5vdc, nếu không có kiểm tra các đèn bán dẫn

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

9.1: Nêu chức năng của các linh kiện trong mạch bảo vệ điện áp PG?

9.2: Trình bày nguyên lý hoạt động mạch bảo vệ điện áp PG ?

BÀI 10: SỬA CHỮA MẠCH CHỈNH LƯU VÀ LỌC NGUỒN CHÍNH

*Giới thiệu:

Để có thể khảo sát và sửa chữa được mạch chỉnh lưu và lọc điện áp ra của nguồn chính.Thì người học cần có kiến thức về đo lường điện – điện tử ,về các mạch chỉnh lưu điện áp, mạch lọc …..

*Mục tiêu:

-Trình bày được chức năng, nhiệm vụ ,tác dụng của từng linh kiện nguyên lý hoạt động của mạch chỉnh lưu và lọc điện áp ra của nguồn chính

- Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng thường gặp của mạch chỉnh lưu và lọc điện áp ra của nguồn chính

- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, tư duy sáng tạo và khoa học, đảm bảo an toàn, tiết kiệm.

*Nội dung:

1. Phân tích mạch chỉnh lưu và lọc điện áp ra của nguồn chính 1.1 Sơ đồ nguyên lý

Hình 10.1: Sơ đồ nguyên lý mạch chỉnh lưu và lọc điện áp ra 1.2 Chức năng linh kiện

T1: Biến áp chính

Pr150: Hai bộ chỉnh lưu cầu

L3÷L7, C12÷C17: mạch lọc điện áp đầu ra

1.3 Nguyên lý hoạt động

Khi A(+), C(+)/B(-),B(-),Dthì diode D10,D12,D14,D16 được phân cực thuận, dòng điện đi từ điểm A,C qua D10,D12, nạp cho các cặp tụ C12,C16,C14,C17 qua tải xuống mass, qua D14,D16 trở về điểm B,D kín mạch.

Khi A(-),C(-)/B(+),D(+) thì thì diode D11,D15,D13,D17 được phân cực thuận, dòng điện đi từ điểm B qua D11,D17 nạp cho cặp tụ C12,C16,C14,C17, qua tải xuống mass, qua D13,D15 trở về điểm A, kín mạch.

Như vậy, với cả 2 bán kỳ của dòng xoay chiều đều tạo ra dòng điện qua tải có chiều từ trên xuống. Điện áp đặt lên cặp tụ sẽ có chiều dương (+) ở điểm C, âm (-) ở điểm D (mass).

2. Thực hành sửa chữa mạch chỉnh lưu và lọc điện áp ra của nguồn chính

*Phương pháp sửa chữa mạch lọc nhiễu và chỉnh lưu điện áp

* ĐO NGUỘI:

Bc1: Chuyển đồng hồ về thang Rx1

Bc2: KT sơ bộ chất lượng của Diot trên,tụ điện ,điện trở trên sơ đồ

* ĐO NÓNG:

Bc1: Đo áp AC từ cuộn dây thứ cấp của biến áp chính đến bộ chỉnh lưu

=12VAC

Bc2: Đo áp sau chỉnh lưu =, 5Vdc,12vVDC

Bc3: KT điều kiện làm việc mạch lọc nhiễu và chỉnh lưu điện áp Bc4: Sửa chữa mạch lọc nhiễu và chỉnh lưu điện áp

Bc5: Đo các mức áp ra =±5Vdc,±12Vdc,+3,3Vdc CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

10.1: Nêu chức năng của các linh kiện trong mạch chỉnh lưu và lọc điện áp ra?

10.2: Trình bày nguyên lý hoạt động mạch chỉnh lưu và lọc điện áp ra?

Trong tài liệu BCTECH-eLib (Trang 30-41)