• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN

2.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hồng Bàng

2.1.5 Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi

Lãi thuần từ hoạt động khác của ngân hàng giảm đi ở những năm 2010 – 2011 từ 139,8 triệu đồng xuống 59,7 triệu đồng và năm 2012 còn 36,3 triệu đồng do chi nhánh chú trọng tới các sản phẩm hay ngành nghề chính của mình nhằm cải thiện và nâng cấp chúng nên các hoạt động khác ngoài chuyên môn ngân hàng đã thu hẹp lại.

Qua đó năm 2010 lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro là 14.452,2 triệu đồng. Năm 2011 tăng lên là 14.560 triệu đồng tăng 107.977 triệu đồng tương ứng với 0,75%. Năm 2012 tăng lên là 15.912,3 triệu đồng so với giai đoạn 2010 – 2011 là 9,29%. Lợi nhuận thuần năm 2012 tăng nhiều như vậy là do thu nhập lãi thuần và lãi từ hoạt động cao nhất trong 3 năm.

Chi phí dự phòng dự phòng rủi ro tài chính năm 2010 là 1.415,7 triệu đồng làm cho lợi nhuận trước thuế của chi nhánh Hồng Bàng giảm còn 13.036,4 triệu đồng nhỏ nhất so với các năm 2011 – 2012 (2011 là 14.560 triệu đồng và 2012 là 15.912,3 triệu đồng). Mức tăng trưởng đều của chi nhánh cho thấy kết quả việc hoạt động hiệu quả với quản lý tốt chi phí và thu nhập đã đem lại kết quả kinh doanh khả quan.

2.1.5 Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi

Dựa vào số liệu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hồng Bàng giai đoạn 2010 – 2013 đưa ra được bảng đánh giá khả năng sinh lời như sau:

Bảng 2.1: Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hồng Bàng

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Lợi nhuận sau

thuế 13.036,5 14.560,18 15.912,3 16.437,2 Tài sản 825.078,5 994.554,5 1.204.188 1.289.721,5 Vốn chủ sở hữu 12.587 13.798 15.236,5 15.952,5

ROA (%) 1,58 1,46 1,32 1,27

ROE (%) 103,57 105,52 104,435 103,04

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của SCB – chi nhánh Hồng Bàng năm 2010 – 2013

Nhìn qua bảng số liệu ta thấy ROA của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hồng Bàng giảm đều qua các năm 2010 – 2013. Năm 2010 1 đồng tài sản tạo ra 1,58 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang đến năm 2011 1 đồng tài sản tạo ra 1,46 đồng lợi nhuận sau thuế. Con số này giảm tiếp sang năm 2012 chỉ còn 1,32.

Và giảm mạnh khi năm 2013, 1 đồng tài sản tạo ra 1,27 đồng lợi nhuận sau thuế.

Nguyên nhân của việc giảm suất sinh lời của tổng tài sản là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế chậm hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân.

Trong tình hình kinh tế khủng hoảng việc đem lại lợi nhuận tăng trưởng cao qua các năm là việc khá khó khăn đối với toàn thị trường ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hồng Bàng nói riêng.

Xét về ROE trong năm 2010, 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 103,57 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2011 trung bình 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 105,52 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2012, 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 104,435 đồng lợi nhuận sau thuế. Và đến năm 2013 trung bình 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra

103,04 đồng lợi nhuận sau thuế. Ta thấy tỷ lệ ROE có xu hướng giảm dần qua các năm đó là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân. Tỷ lệ ROE giảm nhẹ chứng tỏ ngân hàng đang sử dụng chưa hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là ngân hàng đã cân đối 1 cách chưa hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.

b. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hiệu quả hoạt động kinh doanh = Chi phí Thu nhập

Ý nghĩa: để tạo ra một đồng thu nhập phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.

Dựa vào số liệu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hồng Bàng giai đoạn 2010 – 2013 đưa ra bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh như sau:

Bảng 2.2: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chi phí 76.624 109.891,4 154.166,5 182.563 Thu nhập 89.561,5 124.451,6 170.078,8 204.209,5 Chi phí

Thu nhập (%) 85,55 88,31 90,64 89,40

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của SCB – chi nhánh Hồng Bàng năm 2010 – 2013

Thu nhập và chi phí là hai chỉ tiêu đánh giá quan trọng của ngân hàng.

Trong năm 2010 – 2013 tổng chi phí tăng 43.41% tăng hơn so với tốc độ tăng của tổng thu nhập là 38.95%. Xét về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong năm 2010 để tạo ra một đồng thu nhập phải bỏ ra 85.55 đồng chi phí. Nguyên nhân đó là do tổng chi phí lớn hơn tổng thu nhập. Năm 2011, 1 đồng thu nhập phải bỏ ra 88.31 đồng chi phí. Tổng chi phí năm 2011 – 2012 giảm xuống còn 40,29%

ứng với tổng chi phí năm 2012 là 154.166,5 triệu đồng và năm 2011 là 109.891,4 triệu đồng. Đó là nguyên nhân mà hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2011 thấp hơn năm 2012. Năm 2012 để tạo ra một đồng thu nhập cần 90.64 đồng chi phí – một tỉ lệ cao nhất trong 4 năm 2010 – 2013. Năm 2013, một đồng thu nhập phải bỏ ra 89.40 đồng chi phí. Hiệu quả hoạt động kinh doanh trong năm 2013 đã khả quan hơn năm 2012. Đó là do những chính sách khắc phục và biện pháp hiệu quả của ngân hàng trong thời kì kinh tế khó khăn này.

2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hồng Bàng