• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng trong nghiên cứu

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.5. Các tiêu chuẩn chẩn đoán sử dụng trong nghiên cứu

Chẩn đoán bệnh thận IgA chủ yếu dựa vào mô bệnh học. Trên mô bệnh học nhuộm MDHQ thấy bắt màu IgA ở gian mạch cầu thận mức độ ưu thế hoặc đồng ưu thế với các dấu ấn miễn dịch khác (IgG, IgM, C3, C4).

Mức độ bắt màu của các dấu ấn miễn dịch IgA, IgG, IgM, C3, C4, C1q được đọc theo mức độ bộc lộ của các kháng thể bắt màu khi phản ứng. Đây là phương pháp đánh giá bán định lượng, dựa vào kinh nghiệm của nhà Giải Phẫu bệnh, dựa vào chất lượng bệnh phẩm. Mức độ bắt màu thường được chia theo thang từ 0 đến 3+, trong đó âm tính (0) tương ứng với không bắt màu trên MDHQ, vết (±) tương ứng với mức độ bắt màu nghi ngờ hay rất ít, 1+ tương ứng với mức độ bắt màu nhẹ, 2+ tương ứng với mức độ bắt màu trung bình, 3+ tương ứng với mức độ bắt màu mạnh [114].

Có nhiều thang điểm và phân loại trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh thận IgA, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phân loại Oxford vì đạt đồng thuận cao giữa các nhà thận học và mô bệnh học, dễ sử dụng trong lâm sàng.

Bảng 2.1. Phân loại Oxford [37]

Tổn thương Định nghĩa Điểm

Tăng sinh gian mạch

< 4 TB gian mạch/vùng gian mạch = 0 4-5 TB gian mạch/vùng gian mạch = 1 6-7 TB gian mạch/vùng gian mạch = 2

>8 TB gian mạch/vùng gian mạch = 3 Điểm tăng sinh TB gian mạch là điểm trung bình cho tất cả các cầu thận

M0 ≤ 0.5 M1> 0.5

Xơ hóa cầu thận cục bộ

Bất kể một phần nào của cuộn mao mạch cầu thận bị xơ hóa nhưng không phải toàn bộ cầu thận xơ hóa hoặc có dính

S0: không có xơ hóa, S1: có xơ hóa

Tăng sinh TB nội mao mạch

Tăng sinh TB do tăng sinh TB trong lòng mao mạch cầu thận gây hẹp lòng mao mạch

E0: không có tăng sinh; E1: có tăng

sinh Teo ống thận/

xơ tổ chức kẽ

Phần trăm của vùng vỏ thận có teo ống thận hoặc xơ tổ chức kẽ

T0:0-25%; T1:

26-50; T2 > 50%

2.2.5.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái máu

- Tiêu chuẩn đái máu: Có ≥ 3 tế bào HC /vi trường, thể hiện trong ít nhất 2 trong 3 mẫu nước tiểu được soi dưới kính hiển vi. Tuy nhiên ở bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi đếm tế bào niệu trên 1 đơn vị thể tích nước tiểu và tiêu chuẩn chẩn đoán đái máu khi HC niệu > 10/μl [115], [116].

- Để làm xét nghiệm chẩn đoán đái máu, yêu cầu lấy bệnh phẩm nước tiểu phải đúng cách, không nhiễm bẩn, không vi khuẩn, không mủ: BN vệ sinh sạch bộ phận sinh dục bằng nước, không dùng xà phòng, lấy nước tiểu giữa dòng để làm xét nghiệm.

- Tình trạng BN khi được lấy nước tiểu: không ở trong các tình trạng sốt, nhiễm trùng, chấn thương, hoặc không sau hoạt động thể lực mạnh, hoặc không có kinh nguyệt. Nước tiểu tươi được xét nghiệm trong vòng 2 giờ kể từ khi lấy.

2.2.5.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán protein niệu:

- Protein niệu ≥ 0,3g/24h [117], [118].

2.2.5.4. Tiêu chuẩn hội chứng viêm cầu thận

- Đái máu có kèm theo hoặc không kèm theo trụ hồng cầu - Protein niệu ≥ 0,3g/24h

Biểu hiện lâm sàng có thể thay đổi từ đái máu vi thể không triệu chứng cho tới hội chứng viêm thận cấp [119].

2.2.5.5. Tiêu chuẩn về IgA, C3, C4, tỉ lệ IgA/C3 máu

Nồng độ IgA máu được cho là tăng khi IgA máu ≥ 315 mg/dl.

Nồng độ IgA máu bình thường khi IgA máu < 315 mg/dl Tỉ lệ IgA/C3 máu tăng khi > 3,01

Tỉ lệ IgA/C3 máu bình thường khi ≤ 3,01

Nồng độ C3 máu bình thường khi từ 0,9-1,8 g/l; tăng khi > 1,8g/l; giảm khi < 0,9 g/l.

Nồng độ C4 máu bình thường khi từ 0,1 - 0,4 g/l; tăng khi > 0,4 g/l;

giảm khi < 0,1g/l [96], [97].

2.2.5.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng thận hư - Protein niệu ≥ 3,5g/24h

- Albumin máu ≤ 30 g/l - Protein máu ≤ 60g/l - Phù

- Tăng cholesterol máu

Trong đó tiêu chuẩn tăng protein niệu, giảm albumin máu và giảm protein máu là tiêu chuẩn cần thiết, tiêu chuẩn phù và tăng cholesterol máu là không bắt buộc [120].

2.2.5.7. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCTH dựa trên đáp ứng điều trị

- HCTH đáp ứng hoàn toàn được định nghĩa là không còn protein niệu (<

0,3g/ngày) sau điều trị.

- HCTH đáp ứng một phần mức I được định nghĩa là sau điều trị protein niệu còn lại ở mức 0,3 g/ngày ≤ <1g/ngày.

- HCTH đáp ứng một phần mức II được định nghĩa là sau điều trị protein niệu còn lại ở mức 1 g/ngày ≤ 3,0 g/ngày [120].

2.2.5.8. Tính mức lọc cầu thận

Mức lọc cầu thận được tính theo công thức MDRD (Modification of Diet in Renal Disease):

MLCT (ml/phút/1,73 m2) = 186 x (Creatinine máu/88,4)-1,154 x (tuổi)-0,203 x (0,742 nếu là nữ) x (1,212 nếu người Mỹ gốc Phi)

Creatinine máu tính theo đơn vị μmol/l [106].

2.2.5.9. Tiêu chuẩn chẩn đoán và phân độ mức độ BTMT

Ở các BN có BTMT, giai đoạn bệnh được tính dựa vào MLCT.

Bảng 2.2. Phân loại bệnh thận mạn tính [117]

Giai

đoạn Mô tả Mức lọc cầu thận

(ml/ph/1.73m2) 1 Tổn thương thận có MLCT bình thường hoặc tăng ≥ 90

2 Tổn thương thận có giảm nhẹ MLCT 60-89

3 Giảm trung bình MLCT 30-59

4 Giảm nặng MLCT 15-29

5 Giảm rất nặng MLCT < 15

2.2.5.10. Tiêu chuẩn chẩn đoán và phân độ tăng huyết áp

Bảng 2.3. Phân loại tăng HA theo hội Tim Mạch Việt Nam [121]

2.2.5.11. Tiêu chuẩn về phân loại chỉ số khối cơ thể (BMI)

Bảng 2.4. Tiêu chuẩn phân loại chỉ số khối cơ thể áp dụng cho người Châu Á theo tổ chức y tế thế giới (WHO - 2004)[122]

Phân loại BMI (kg/m2)

Thiếu cân < 18,5

Bình thường 18,5 – 22,9

Thừa cân 23,0 – 24,9

Béo phì ≥ 25

2.2.5.12. Tiêu chuẩn về phân loại thiếu máu

Bảng 2.5. Phân loại thiếu máu áp dụng cho người lớn theo Tổ chức Y tế thế giới [123]

Hemoglobin (g/l)

Nam Nữ

Không thiếu máu ≥ 130 ≥ 120

Thiếu máu

Nhẹ 110 - 129 110 - 119

Vừa 80 – 109 80 - 109

Nặng < 80 < 80

2.2.6. Các bước tiến hành