• Không có kết quả nào được tìm thấy

TÍNH TỪ (TIẾP THEO)

TIẾT 7: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (TIẾT 1)

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. HĐ Mở đầu: (2’)

- GV cho lớp hát một bài vận động tại chỗ.

- GV giới thiệu vào bài

- HS hát vỗ tay.

- HS lắng nghe 2. HĐ Luyện tập, thực hành.

Hướng dẫn nắm yêu cầu của đề 5’

- GV đưa đề bài ở bảng phụ ra.

Đề bài: Kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.

- GV hướng dẫn phân tích đề bài.

- Đề bài thuộc thể loại văn gì?

- Đề bài yêu cầu gì?

- GV gạch chân một số từ quan trọng.

- Chú ý kết bài theo lối mở rộng.

- GV treo bảng phụ dàn ý vắn tắt một bài văn kể chuyện, HS nhớ lại bài văn kể chuyện.

* Các em có thể kể những câu chuyện về tấm lòng nhân hậu, giàu tính yêu thương của Bác Hồ.

- 2 HS đọc lại đề bài.

+ Văn kể Chuyện

+ Kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.

- HS lắng nghe

Viết bài 30’

- Cho HS viết bài - Quan sát- nhắc nhở - Thu bài

- HS viết bài - HS nộp bài 3. Hoạt động Vận dụng: 3’

+ Hãy nêu cấu tạo của một bài văn kể chuyện?

Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét giờ kiểm tra.

- VN viết lại bài và chuẩn bị bài sau.”

- HS nêu ý kiến: Cấu tạo 3 phần (Mở đầu, diễn biến, kết thúc)

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

ĐẠO ĐỨC

+ Có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác cùng thực hiện, phê phán những hành động lãng phí không tiết kiệm.

+ HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở; đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt hằng ngày.

* KNS: - Bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của - Lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân

*.SDTKNL&HQ:

- Sử dung tiế kiệm các nguồn năng lượng như: điện, nước, xăng dầu, than đá, ga,…

chính là tiết kiệm tiền của cho bản thân, gia đình và đất nước.

- Đồng tình với ác hành vi, việc làm sử dụng tiết kiệm năng lượng; phản hồi, không đồng tình với hành vi sử dụng lãng phí năng lượng.

* GDTT HCM: Cần kiệm liêm chính

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: powerpoint, máy tính

- HS: máy tính (điện thoại), sách vở, bút...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

-GV tổ chức trò chơi Tiếp sức

+ Gv đưa ra câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em?

-GV dẫn vào bài: Trước khi ra về cô thường nhắc các em những gì khi ra khỏi lớp học?

+ Cô nhắc các em như vậy để làm gì?

+ Liên hệ GTB

2- HĐ Hình thành kiến thức mới: 10’

Thông tin:

- Y/c HS đọc các thông tin trên màn hình và quan sát tranh vẽ.

- Y/c HS TLN 4 và cho biết: Em nghĩ gì khi xem tranh và đọc các thông tin trên?

- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp.

GV: Khi đọc các thông tin ta thấy người Nhật và người Đức rất tiết kiệm, còn ở Việt Nam chúng ta đang thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

? Theo em, có phải do nghèo đói nên người dân ở các nước Nhật, Đức mới phải tiết kiệm không?

? Họ tiết kiệm để làm gì?

? Theo em, cần tiết kiệm những gì?

? Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm của công?

- HS nối tiếp trả lời: Mọi người sẽ có thể không hiểu và đưa ra những quyết định không phù hợp với nhu cầu, …

- HS đọc các thông tin - HS TLN 4

- HS đại diện từng nhóm trả lời.

* Không phải do nghèo, đói

*Tiết kiệm là do thói quen của họ. Có tiết kiệm mới có thể có nhiều vốn để giàu có.

*Tiết kiệm điện, thức ăn, nước uống, chi tiêu tiết kiệm,...

*Vì tiền bạc, của cải là mồ hôi

? Chúng ta cần làm gì để tiết kiệm tiền của?

- GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh. Chúng ta luôn phải tiết kiệm tiền của để đất nước giàu mạnh. Tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động. Vì vậy nhân dân ta đã đúc kết thành câu ca dao: “Ở đây …thấm đồng”

? Em hiểu câu ca dao trên nói lên điều gì?

GV chuyển tiếp: Qua tìm hiểu thông tin các em đã biết được vì sao chúng ta cần tiết kiệm tiền của còn thế nào là tiết kiệm tiền của chúng ta chuyển sang HĐ2: Bày tỏ thái độ.

3- HĐ thực hành. 20’

(Bài tập 1- SGK/12) 10’

- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1.

Em hãy cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến dưới đây (Tán thành, không tán thanh

… )

a/. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn.

b/. Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè sẻn.

c/. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả.

d/. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.

- Y/c HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.

-> GV kết luận: + c, d là đúng. + a, b là sai.

? Thế nào là tiết kiệm tiền của?

Chuyển ý: Ở hoạt động 2 chúng ta đã hiểu được thế nào là tiết kiệm tiền của. Bây giờ chúng ta cùng nêu ý kiến của mình về việc tiết kiệm tiền của qua bài tập 2

Bài tập 2- (SGK/12)10’

- GV chia 2 nhóm và nhiệm vụ cho các nhóm:

Nhóm 1: Để tiết kiệm tiền của, em nên làm gì?

Nhóm 2: Để tiết kiệm tiền của, em không nên làm gì?

- GV kết luận về những việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.

?: Trong ăn uống phải tiết kiệm như thế nào?

công sức của bao người lao động.

*HS nêu ghi nhớ: Tiền bạc, của cải là mồ hôi, công sức của bao người lao động. Vì vậy, chúng ta cần phải tiết kiệm, không được sử dụng tiền của phung phí.

*Từ câu ca dao em đã hiểu được để làm được hạt thóc, hạt gạo nuôi chúng em khôn lớn thì bố mẹ em đã rất vất vả, phải đổ bao mồ hôi xuống đồng.

- HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu

- HS giải thích về lí do lựa chọn của mình

+ Tiết kiệm là sử dụng đúng mục đích, hợp lí, có ích không sử dụng thừa thãi. Tiết kiệm tiền của không phải là bủn xỉn, dè sẻn.

- Các nhóm TL, liệt kê các việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.

- Đại diện từng nhóm trình bày-Lớp nhận xét, bổ sung.

?: Trong mua sắm, cần phải tiết kiệm ntnào?

?: Sử dụng điện nước như thế nào là tiết kiệm?

?: Sử dụng đồ đạc như thế nào là tiết kiệm?

?: Em hãy nêu ích lợi của việc tiết kiệm tiền của ?

GV : Vậy những việc tiết kiệm là việc nên làm, còn những việc gây lãng phí, không tiết kiệm chúng ta không nên làm. Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện nước,… trong cuộc sống hàng ngày là góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Cho HS đọc lại Ghi nhớ.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

GDKNS: Em đã tiết kiệm nước và điện trong lớp như thế nào?

* GDMT: Có ý thức tiết kiệm điện, nước ở nhà và nơi công cộng.

*. Củng cố , dặn dò:

- Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của (Bài tập 6- SGK/13)

- Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân (Bài tập 7 –SGK/13)

- Chuẩn bị bài tiết sau.

+Ăn uống vừa đủ, không thừa thãi.

+ Chỉ mua thứ cần dùng.

+ Lấy nước đủ dùng, khi không cần dùng điện thì tắt.

+ Giữ gìn đồ đạc, đồ dùng cũ

hỏng mới mua đồ mới.

+ Có nhiều vốn để giàu có và tiết kiện tiền của còn góp phần BVMT và tài nguyên TN.

- HS tự liên hệ: Tắt điện, tắt quạt trước khi ra khỏi phòng,...

.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….……….

SINH HOẠT + GD ATGT