• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.

- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Các hình minh họa trong SGK.

- HS: Vở, SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Cho HS phát biểu:

+ Muốn tính diện tích hình thang ta làm thế nào?

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát.

- HS trả lời.

- HS mở sách, vở.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

* Hoạt động cá nhân Bài 1-(SGK.T. 128):

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài toán cho biết gì.

- Bài yêu cầu gì.

- Diện tích kính để làm bể cá là diện tích của những mặt nào?

- Thể tích của bể cá chính là thể tích hình gì.

- Để tính được thể tích của nước trong bể cá ta làm như thế nào?

- Nêu công thức tính diện tích xung quanh và diện tích đáy của hình hộp chữ nhật.

- Nêu công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.

- Gọi 1 HS lên bảng.

- Chữa bài:

+ Giải thích cách làm.

+ GV nhận xét chốt bài đúng

+ Nêu cách tính thể tích để vận dụng vào thực tế?

= > GV KL: Cách tính diện tích diện tích kính làm bể và thể tích nước trong bể.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài vào vở - Gọi 1 HS lên bảng.

- HS đổi vở kiểm tra kết quả.

- HS nhận xét

*Bài tập 1:

Bài giải

Đổi: 1m =10dm; 50 cm= 5dm;

60cm = 6dm

Diện tích xung quanh của bể kính là:

( 10 + 5) x 2 x 6 = 180 (dm2) Diện tích đáy của bể kính là:

10 x 5 = 50 (dm2)

Diện tích kính dùng làm bể là:

180 + 50 = 230(dm2) b. Thể tích trong lòng bể kính là:

10 x 5 x 6 = 300 ( dm3) c. Thể tích nước có trong bể kính là:

300 x 43 = 225( dm3) Đáp số: a. 230dm2 b. 300 dm3 c. 225dm3

* Hoạt động cá nhân Bài 2-(SGK.T. 128):

- Gọi HS đọc yêu cầu bài - Bài toán cho biết gì.

- Bài yêu cầu gì.

- Nêu công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình lập

- HS đọc yêu cầu bài - HS làm bài vào vở.

- 1 HS lên bảng.

- HS nhận xét

* Bài tập 2.

phương.

- Gọi 1 HS lên bảng.

- Chữa bài:

+Gọi HS nhận xét + Giải thích cách làm.

+ GV nhận xét chốt bài đúng

+ Gọi 3 – 4 HS đọc bài làm của mình

¿ Nêu cách tính S xung quanh, toàn phần, thể tích hình lập phương?

=> GV KL: Cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình lập

phương.

Bài giải

Diện tích xung quanh của hình lập phương là:

1,5 x 1,5 x 4 = 9 m2 Diện tích toàn phần của hình lập phương là:

1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 m2 Thể tích của hình lập phương đó là:

1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 m3 Đáp số: Sxq: 9 m2 Stp: 13,5 m2 V: 3,375 m3

* Hoạt động nhóm bàn - Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV đưa hình minh hoạ

- Nếu gọi cạnh của N là a thì cạnh của M là bao nhiêu.

- Dựa vào công thức tính thể tích, diện tích toàn phần của hình lập phương để làm bài.

- Nhận xét, đánh giá.

- GV giảng lại và hình thành công thức cho HS hiểu.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS trao đổi, trình bày trước lớp.

* Bài tập 3.

( M )

( N ) - Giả sử cạnh của hình lập phương N là a thì cạnh của hình lập phương M là a x3

- Diện tích toàn phần của hình lập phương N là: a x a x 6

Diện tích toàn phần hình lập phương M là: (a x 3) x (a x 3) x 6 = (a x a x 6) x 9

* Kết luận: Vậy diện tích toàn phần của hình lập phương M gấp 9 lần diện tích toàn phần hình lập phương N - Thể tích của hình lập phương N là:

a x a x a

Thể tích hình lập phương M là:

(a x 3) x (a x 3) x (a x 3) = a x a x a x 27 Vậy thể tích hình lập phương M gấp 27 lần thể tích hình lập phương N.

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Chia sẻ với mọi người về cách tính diện tích, thể tích thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

? Nêu quy tắc tính thể tích hình hộp chữ - HS nêu.

nhật, hình lập phương.

? Nêu quy tắc tính diện tích xung quanh diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

*Củng cố-dặn dò:

- GV nhận xét giờ học.

- Vận dụng kiến thức tính nguyên vật liệu làm các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

………

………

...

TIẾNG VIỆT (Luyện từ và câu)

TIẾT 49. LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.

- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó.

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: Vở, SGK,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CH Y U: Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" đặt câu có sử dụng liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.

- Gv nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi.

- HS nghe.

- HS ghi vở.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút) Hoạt động 1: Nhận xét

Bài 1: HĐ cặp đôi

Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp. GV gợi ý HS dùng bút chì gạch chân dưới những từ ngữ cho em biết đoạn văn nói về ai?

- GV kết luận lời giải đúng.

- Các câu trong đoạn văn sau nói về ai?

Những từ ngữ nào cho biết điều đó?

- HS làm bài, chia sẻ kết quả

+ Các câu trong đoạn văn đều nói về Trần Quốc Tuấn. Những từ ngữ cùng chỉ Trần Quốc Tuấn trong đoạn văn là:

Hưng Đạo Vương, Ông, Vị Quốc công Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người.

*Ghi nhớ: Gọi HS đọc ghi nhớ (SGK trang 76)

- Yêu cầu HS lấy ví dụ về phép thay thế từ ngữ.

- GV nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài ngay tại lớp.

- HS đọc ghi nhớ (SGK trang 76) - HS tự nêu.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (18 phút) Bài 1: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. Cho 1 em làm vào bảng phụ

- GV cùng HS nhận xét.

- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng, bổ sung.

Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu HS tìm các từ ngữ lặp lại, chọn những từ ngữ khác thay thế vào từ ngữ đó.

- Cho hs viết lại đoạn văn đã thay thế vào vở, 1 em làm vào bảng phụ .

- Cho HS nhận xét bài bạn làm trên bảng phụ

- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng

- Mỗi từ ngữ in đậm thay thế cho từ ngữ nào? Cách thay thế các từ ngữ ở đây có tác dụng gì?

- HS tự làm bài vào vở. 1 em làm vào bảng phụ, chia sẻ kết quả :

+ Từ anh thay cho Hai Long.

+ Cụm từ Người liên lạc thay cho người đặt hộp thư.

+ Từ đó thay cho những vật gợi ra hình chữ V.

- Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết từ.

- Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong mỗi câu của đoạn văn sau bằng những từ ngữ có giá trị tương đương để đảm bảo liên kết mà không lặp từ.

- HS cả lớp làm vào vở, 1 em làm vào bảng phụ, chia sẻ kết quả

- HS viết lại đoạn văn đã thay thế:

Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng (1). Nàng bảo chồng (2):

- Thế này thì vợ chồng mình chết mất thôi.

An Tiêm lựa lời an ủi vợ:

- Còn hai bàn tay, vợ chồng chúng mình còn sống được.

- nàng câu (2) thay thế cho vợ An Tiêm câu (1)

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ trong SGK trang 76.

- Dặn HS chia sẻ với mọi người về cách liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học.

- Về nhà viết một đoạn văn ngắn từ 4 -5 câu có sử dụng cách liên kết câu bằng

- 2 HS đọc lại Ghi nhớ trong SGK trang 76.

- HS nghe và thực hiện.

cách thay thế từ ngữ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

KHOA HỌC

TIẾT 48. SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết kể tên một số côn trùng. Hiểu được quá trình phát triển của một số côn trùng:

bướm cải, ruồi, gián.

- Biết được đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.

- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ các loài côn trùng có ích. Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

*GDBVMT: HS tìm hiểu được môi trường xung quanh, tiêu diệt côn trùng có hại.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh, video minh họa ở hoạt động tìm hiểu về sự sinh sản của côn trùng.

- HS: SGK, Vở

III.CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C CH Y U:Ạ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộp bí mật" với các câu hỏi:

+ Mô tả tóm tắt sự thụ tinh của động vật?

+ Ở động vật thông thường có những kiểu sinh sản nào?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (22 phút) HĐ 1: Tìm hiểu sự sinh sản của bướm cải

- GV đưa lên bảng mô hình phát triển của bướm cải và giới thiệu với HS.

- Yêu cầu HS gắn các thẻ từ vào từng giai đoạn của bướm cải. HS trình bày lại sự phát triển của bướm cải.

- GV hỏi: Ở giai đoạn nào của sự phát triển, bướm cải gây nhiều thiệt hại nhất?

- Trong trồng trọt, người ta có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra với hoa màu, cây cối?

*GV chốt: Bướm cải là một loài côn trùng có hại cho trồng trọt nhất là đối với các loại rau cải, bắp cải, súp lơ…

- Bướm cải đẻ trứng vào đầu mùa hè, trứng nở thành sâu; sâu ăn lá để lớn lên; vỏ sâu nứt ra biến thành nhộng;

nhộng chui ra khỏi kén là con bướm cải.

- Ở giai đoạn sâu gây nhiều thiệt hại nhất.

- Để giảm thiệt hại cho hoa màu và cây cối, người ta thường bắt sâu, phun thuốc sâu, bắt bướm...

HĐ 2: Tìm hiểu về sự sinh sản của ruồi và gián.

- GV yêu cầu HS nêu: Một trong những loài côn trùng mà chúng ta thường xuyên nhìn thấy đó là ruồi và gián. Ruồi và gián sinh sản như thế nào? Làm cách nào để có thể diệt ruồi và gián? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.

- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo định hướng.

+ Chia nhóm, mỗi nhóm 6 HS. Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình minh họa 6,7 trang 115 và trả lời các câu hỏi trong SGK.

+ GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- GV mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.

- GV theo dõi. Các câu hỏi:

+ Gián sinh sản như thế nào?

+ Ruồi sinh sản như thế nào?

+ Chu trình sinh sản của ruồi và gián có gì giống và khác nhau?

+ Ruồi thường đẻ trứng ở đâu?

+ Gián thường đẻ trứng ở đâu?

+ Nêu những cách diệt ruồi mà bạn biết?

+ Nêu những cách diệt gián mà bạn biết?

+ Bạn có nhận xét gì về sự sinh sản của côn trùng?

- Kết luận: Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng. Có những loài côn trùng trứng nở ngay thành con như gián. Nhưng cũng có loài côn trùng phải qua các giai đoạn trung gian mới nở thành con. Biết được

+ Gián đẻ trứng. Trứng gián nở thành gián con.

+ Ruồi đẻ trứng. Trứng nở ra dòi hay con gọi là ấu trùng. Dòi hóa thành nhộng, nhộng nở thành ruồi con.

+ Chu trình sinh sản của ruồi và gián:

giống nhau: cùng đẻ trứng. Khác nhau: trứng gián nở ra gián con, trứng ruồi nở thành dòi. Dòi hóa thành nhộng, nhộng nở thành ruồi con.

+ Ruồi đẻ trứng ở nơi có phân, rác thải, xác chết động vật.

+ Gián thường đẻ trứng ở xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp...

+ Diệt ruồi bằng cách giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, dọn rác thải .... hoặc phun thuốc diệt ruồi.

+ Diệt gián bằng cách: giữ vệ sinh môi trường nhà ở, bếp, nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ bếp, tủ quần áo.... hoặc phun thuốc diệt gián.

+ Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng

chu trình sinh sản của chúng để chúng ta có biện pháp tiêu diệt chúng.

* GV chốt: Tất cả các loài côn trùng đều đẻ trứng.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (10 phút)

+ Vẽ vòng đời của côn trùng

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: Vẽ vòng đời một loài côn trùng nào mà HS biết.

- Tổ chức triển lãm.

- GV nhận xét đánh giá chung.

- HS thực hành vẽ.

- HS quan sát

- HS nhận xét đánh giá.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- HS chia sẻ với bố mẹ cách để tiêu diệt các loài côn trùng độc hại.

*GDBVMT: HS tìm hiểu được môi trường xung quanh, tiêu diệt côn trùng có hại.

*Củng cố, dặn dò:

- Dặn HS về nhà luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh mình để tránh cho ruồi, gián có cơ hội đẻ trứng và tìm hiểu về loài ếch.

- HS chia sẻ.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

………

………

...

SINH HOẠT

TUẦN 24

A. Kĩ năng sống: (20 phút)

Bài 9. KĨ NĂNG THÍCH ỨNG

I. MỤC TIÊU:

- Biết được tầm quan trọng của việc thích nghi trong cuộc sống.

- Hiểu được những nguyên tắc, yêu cầu của kĩ năng thích nghi.

- Vận dụng những cách phù hợp để thích nghi một cách có hiệu quả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV+ HS:Vở thực hành Kĩ năng sống lớp 5.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Hoạt động cơ bản:

a.Trải nghiệm

- 1 HS đọc to câu chuyện: Gánh chè của mẹ - GV giúp HS phân tích câu chuyện: GV nêu câu hỏi

- Cả lớp theo dõi, đọc thầm - HS suy nghĩ trả lời.

? Nam thấy giận mẹ vì chuyện gì.

? Khi về nhà, Nam định đòi mẹ mua

* GV chốt: Em sẽ ôm mẹ và nói: Mẹ ơi, mẹ đừng buồn, con sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏ ơn nữa để sau này phụ giúp mẹ nhiều hơn cho mẹ đỡ khổ. Con thương mẹ và tự hào về mẹ.

b.Chia sẻ - Phản hồi

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả - nhận xét

- GV chốt lại ý đúng: 1- B; 2- A; 3- D;

4- C

c. Xử lí tình huống

? Nếu là Hùng, em sẽ làm gì?

* GV chốt: Hùng chắc chắn là sẽ rất buồn nhưng Hùng sẽ phải biết chấp nhận hoàn cảnh, chú ý dưỡng thương và chờ một cơ hội khác.

d.Rút kinh nghiệm

- GV cho HS đọc lại vài lần, giải thích lại cho HS hiểu thêm.

* GV chốt: Chúng ta cần phải biết thay đổi để thích ứng với mọi hoàn cảnh để đạt được kết quả tốt hơn. Đó chính là kĩ năng thích ứng.

2.Hoạt động thực hành:

a. Rèn luyện:

- Em đã từng có những thói quen nào mà em cho là chưa tốt không? Em hãy chia sẻ một số thói quen đó của mình.

- GV chốt ý, gọi HS nhắc lại

Để thay đổi thói quen xấu, chúng ta cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu nguyên nhân hình thành thói quen xấu.

Bước 2: Hình thành tói quen tốt, suy nghĩ tích cực.

Bước 3: Dần dần không lặp lại các hành vi,

cái gì.

? Hôm nay tâm trạng của mẹ Nam như thế nào.

? Khi thấy mẹ buồn Nam đã làm gì.

? Nếu là Nam, em sẽ nói gì khi mẹ nói như thế.

- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.

- 1 học sinh đọc các thông tin ở từng câu.

- Cả lớp theo dõi, đối chiếu với từng tranh.

- Cả lớp thực hành nối thông tin với hình ảnh phù hợp

- 1 học sinh đọc to tình huống: Vừa được lọt qua vòng tuyển chọn gắt gao để tham gia vào đội bóng của trường đi tranh giải cấp huyện, Hùng rất háo hức và tự hào vì cả lớp chỉ có mình cậu. Thế nhưng trong buổi tập, cậu đã bị chấn thương ở chân, phải bó bột

- HS suy nghĩ, phát biểu - HS nhận xét.

- 1 HS đọc to: Bí quyết “4T” để thích nghi với mọi hoàn cảnh.

+ Thay đổi bản thân, đặc biệt là các thói quen.

+ Tự nguyện chấp nhận sự thật về bản thân.

+ Tin tưởng vào chính bản thân.

+ Tìm mọi cách vượt qua và nuôi ý nghĩ thay đổi để bản thân tốt hơn.

- HS nhắc lại

- HS lắng nghe, bổ sung

- Một số HS mạnh dạn chia sẻ.

- Vậy để thay đổi những thói quen

thói quen xấu.

Bước 4: Lặp lại quá trình này cho đến khi thói quen xấu không còn nữa.

b. Định hướng ứng dụng

- Em có biết tại sao ngựa vằn lại có sọc trắng đen trên cơ thể?

- GV cho HS tìm hiểu nội dung trong sách, trả lời

- GV chốt ý:

Ngựa vằn có sọc trắng đen trên cơ thể là cách ngụy trang để tránh bị kẻ thù ăn thịt. Ngựa vằn sống theo bầy, nên các kẻ sọc trắng đen sẽ làm cho kẻ thù khó có thể chọn ra một con duy nhất để tấn công.

- Em có biết một số con vật nào có thể thay đổi màu da để tránh kẻ thù không?

* GV chốt ý: Con người cũng giống như loài vật, cần phải thích nghi với điều kiện sống, môi trường sống xung quanh để có thể tồn tại và phát triển.

3. Hoạt động ứng dụng:

- Về nhà các em hãy làm quen với thử thách 20 phút chạy bộ mỗi ngày với người thân (bố, mẹ, anh, chị,...)

- HS ghi nhớ, cố gắng thực hiện

- GV mời 1 HS nhắc lại: Bí quyết “4T” để thích nghi với mọi hoàn cảnh.

- GV cho HS đọc lại vài lần, giải thích lại cho HS hiểu thêm.

* GV chốt: Trong cuộc sống chúng ta cần phải có những kĩ năng thích ứng với mọi hoàn cảnh để tồn tại và phát triển tốt hơn.

xấu, chúng ta cần làm gì?

- HS tìm hiểu trong sách và phát biểu

- HS cả lớp lắng nghe, bổ sung

- HS phát biểu: Con sâu chiếu, con sâu khế, con rắn trên sa mạc,....

- HS đọc phần ghi nhớ.

+ Thay đổi bản thân, đặc biệt là các thói quen.

+ Tự nguyện chấp nhận sự thật về bản thân.

+ Tin tưởng vào chính bản thân.

+ Tìm mọi cách vượt qua và nuôi ý nghĩ thay đổi để bản thân tốt hơn.

B. Sinh hoạt: 20 phút

TUẦN 24 I. MỤC TIÊU:

- Đánh giá kết quả tình hình học tập trong tuần, nhận xét ưu điểm của lớp. Tuyên dương HS có tiến bộ, nhắc nhở những bạn còn yếu. Thực hiện vệ sinh cá nhân.

- HS nắm được phương hướng tuần tới.

II. CHUẨN BỊ:

- GV, HS: Sổ ghi chép, theo dõi hoạt động của HS tuần qua.

- Một số câu chuyện.

III. Hoạt động chủ yếu:

A. Hát tập thể:

B. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ tuần 24:

* Lớp trưởng sinh hoạt 1. Sinh hoạt trong tổ (3 tổ trưởng điều hành tổ), thành viên góp ý.