• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
41
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24:

NS: 25/2/2022

NG: Thứ 2 ngày 28 tháng 2 năm 2022

TOÁN

TIẾT 116. LUYỆN TẬP CHUNG

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.

- Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.

- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, SGK, 6 hình lập phương có cạnh 1cm.

- HS: Vở, SGK,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi khởi động với câu hỏi:

+ HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.

+ HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

- HS chơi trò chơi

- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).

V = a x b x c

- Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

V = a x a x a - HS nghe.

- HS ghi vở.

2.Hoạt động luyện tập, thực hành (15 phút)

* Hoạt động cá nhân Bài 1-(SGK.T.123):

? Bài yêu cầu gì. Cho biết gì?

+ Giải thích cách làm.

+ HS và GV nhận xét Đ-S.

? Nêu quy tắc tính S toàn phần, thể tích của hình lập phương?

=> Kết luận: Cách tính diện tích một mặt và diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương.

- HS đọc yêu cầu bài

- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.

- Chữa bài:

Bài giải

Diện tích một mặt của HLP là:

2,5 x 2,5 = 6,25 (cm2) Diện tích toàn phần HLP đó là:

6,25 x 6 = 37,5 (cm2) Thể tích hình lập phương đó là:

2,5 x 2,5 x 2,5 = 15,625 (m3) Đáp số: 37,5cm2

15,625 m3 + HS đổi chéo vở kiểm tra.

(2)

* Hoạt động nhóm bàn Bài 2-(SGK.T.123):

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm bài theo nhóm bàn.

- Đại diện 1 nhóm lên bảng.

- Chữa bài:

+ Giải thích cách làm.

+ Nhận xét Đ-S.

+ HS nhìn bảng soát bài.

? Muốn tính S xung quanh của hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?

=> Kết luận: Cách tính diện tích mặt đáy và diện tích xung quanh, thể tích hình hộp chữ nhật.

* Bài tập 2. Vi t s o thích h p v o ế ố đ ợ à ô tr ng:ố

HHCN 1 2 3

Chiều dài

11cm 0,4 m 1/2dm

chiều rộng

10cm 0,25 m 1/3 dm chiều

cao

6cm 0,9 m 2/5 dm

S mặt đáy

110cm2 0,1m2 1/6dm2 Sxq 252cm2 1,17m2 2/3dm2 V 660cm3 0,09m3 1/15

dm3

* Hoạt động cá nhân.

Bài 3-(SGK.T.123):

- HS nêu các kích thước của khối gỗ khi chưa cắt đi và kích thước của phần cắt đi.

? Muốn tính được thể tích phần gỗ còn lại ta làm như thế nào.

? Nêu công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương?

=> Kết luận: Cách tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm bài.

Bài giải

Thể tích của khối gỗ ban đầu là:

9 x 6x 5 = 270 (cm3)

Thể tích của phần gỗ bị cắt đi là:

4 x 4 x 4 = 64 (cm3) Thể tích của phần gỗ còn lại là:

270 - 64 = 206 (cm3)

Đáp số: 206 cm3 - Chữa bài:

+ HS nhận xét Đ-S.

+ Giải thích cách làm.

+ HS đổi vở chấm chéo, báo cáo.

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Chia sẻ quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật với mọi người.

*Củng cố, dặn dò:

- Nhắc lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

………

………

………

TIẾNG VIỆT (Tập làm văn)

TIẾT 48: VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN PHÁT HUY TRÍ TƯỞNG TƯỢNG

(3)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết đoạn văn kể chuyện phát huy trí tưởng tượng.

- Ôn luyện kĩ năng viết đoạn văn.

- Rèn sự tự tin, ý thức học. Phát triển NL ngôn ngữ. NL giao tiếp, tưởng tượng của HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: Vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Thi trả lời đúng câu hỏi (Rung chuông vàng)

+ Thi kể tên các nhân vật em thích trong câu chuyện em đã học, đã xem.

+ Vì sao em thích những nhân vật đó.

- GV nhận xét.

- GV giới thiệu bài mới.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành:

( 25phút)

Hoạt động cá nhân:

+ Tìm hiểu yêu cầu của đề:

- HS đọc yêu cầu 4 đề bài.

? Đề bài yêu cầu gì?

- Em chọn nhân vật nào, trong câu chuyện nào được gợi ý trong đề bài?

- HS giới thiệu nhân vật trong truyện.

- GV chiếu gợi ý lên bảng.

- 1-2 HS đọc lại phần gợi ý.

- GV hướng dẫn cách viết đoạn văn.

*Thực hành: HS viết đoạn văn 3. Hoạt động vận dụng: (10 phút) - HS trình bày miệng nội dung đoạn văn.

- GV thu, nhận xét một số bài.

- HS thi kể - HS nghe - HS ghi vở.

Đề bài:

a) Em hãy kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về một người có tấm lòng nhân hậu.

b)Trên đường đi học về, em thấy một phụ nữ tay bế con, tay xách đồ nặng. Em đã làm gì để giúp đỡ người phụ nữ ấy. Hãy kể lại câu chuyện trên.

c)Kể lại câu chuyện Người gác rừng tí hon bằng lời của cậu bé.

d) Kể lại câu chuyện Buôn Chư Lênh đón cô giáo bằng lời của cô giáo Y Hoa.

- Tìm ý cho đoạn văn

+ Mở đoạn: Các em cần giới thiệu được đối tượng, nội dung cần được nói đến.

+ Thân đoạn: Phát triển, làm rõ nội dung được nêu ra trong phần mở đoạn (Mỗi ý các em có thể diễn đạt bằng 2-3 câu)

+ Kết đoạn: Tóm tắt lại nội dung bài viết bằng một câu ngắn hoặc trình bày suy nghĩ, tình cảm của mình.

- HS trình bày miệng.

- Nhận xét.

- HS nộp bài viết.

(4)

- GV chiếu 1-2 đoạn văn mẫu cho HS xem.

*Củng cố-dặn dò:

- HS nào chưa hoàn thành bài, về nhà hoàn thành tiếp.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NS: 26/2/2022

NG: Thứ 3 ngày 1 tháng 3 năm 2022

TOÁN

TIẾT 117. LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán; Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.

- Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.

- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, SGK, 18 hình lập phương có cạnh 1cm.

- HS: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi với các câu hỏi sau:

+ Nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật?

+ Nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương?

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài – Ghi bảng

- HS chơi trò chơi.

- HS nêu.

- HS nghe.

- HS ghi vở.

2.Hoạt động luyện tập, thực hành: (28 phút)

* Hoạt động nhóm đôi

Bài 1-(SGK .T.124): Tính nhẩm - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.

- GV giảng lại để HS hiểu.

- Chữa bài:

+ Giải thích cách làm.

+ Nhận xét Đ-S.

- 1 HS đọc yêu cầu bài

- HS đọc phần nhẩm của bạn Dung và giới thiệu cách nhẩm.

- HS thảo luận để tìm cách nhẩm hợp lí.

- HS làm bài vào vở.

(5)

? Nêu cách tính nhẩm tỉ số phần trăm?

*GV chốt: Cách tính nhẩm tỉ số phần trăm.

- HS nhìn bảng soát bài.

- HS nêu

*Đáp án:

a. 10% của 240 là 24 5% của 240 là 12 2,5 % của 240 là 6

Vậy 17,5% của 240 là 42 b. 35% của 520 là 182

* Hoạt động cá nhân Bài 2-(SGK .T.124):

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- GV cho HS quan sát hình.

- Gọi HS phân tích và nêu cách làm bài:

? Tỉ số thể tích của 2 hình lập phương là bao nhiêu? Tính ra tỉ số phần trăm như thế nào?

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đ-S.

+ Giải thích cách làm.

? Nhắc lại cách tìm giá trị của một số khi biết số % của số đó?

=> GV: Lưu ý cách tìm giá trị của một số khi biết số % của số đó.

- 1 HS đọc yêu cầu

- HS phân tích và nêu cách làm bài:

- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.

- HS đổi vở kiểm tra.

Bài giải

Tỉ số phần trăm giữa thể tích hình lập phương lớn và thể tích hình lập phương bé là:

3 : 2 = 1,5 = 150%

Thể tích hình lập phương lớn là:

64 x

2

3 = 96 (cm3) Đáp số : 150%

96 m3

* Hoạt động nhóm

Bài 3-(SGK .T.125):

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.

- GV giao khối lập phương đơn vị cho nhóm

? Chia hình lập phương bạn Hạnh xếp thành mấy hình lập phương nhỏ.

? Hình 1, 3 sơn mấy mặt, hình 2 sơn mấy mặt.

- GV nhận xét, GV giảng lại cho HS.

*GV chốt: Cách chia khối tạo bởi các khối lập phương.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận để giải quyết bài tập.

- HS làm bài vào vở.

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp Bài giải

Số HLP bạn Hạnh đã dùng xếp là:

8 x 3 = 24 (HLP nhỏ) Diện tích cần sơn 1 mặt là:

2 x 2 = 4 (cm2) Diện tích cần sơn là:

(5 + 4 + 5) x 4 = 56 (cm2) Đáp số: 56 cm2 3.Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.

- HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.

*Củng cố, dặn dò:

- HS nêu

(6)

- Tìm cách tính thể tích của một số đồ vật không có hình dạng như các hình đã học.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Tập đọc)

TIẾT 48. PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

- Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

- Bổ sung: HS nghe- ghi nội dung chính của bài theo ý hiểu.

- Giáo dục HS yêu quý vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất Tổ. Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- GDAN - QP: Ca ngợi công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi trẻ bảo vệ đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh họa bài đọc SGK; tranh, ảnh tư liệu.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Gọi 4 HS thi đọc bài: Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về bài đọc:

+ Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?

- GV nhận xét và bổ sung cho từng HS - Giới thiệu bài -ghi bảng

- HS đọc.

- HS trả lời.

- HS nghe.

- HS mở sách.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới + Luyện tập, thực hành: (25 phút) Hoạt động 1. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc tốt đọc bài văn.

- YC HS quan sát tranh minh họa phong cảnh đền Hùng trong SGK. Giới thiệu tranh, ảnh về đền Hùng.

- YC học sinh chia đoạn.

- Cho HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài trong nhóm.

- YC học sinh tìm từ khó đọc, luyện đọc từ khó.

- Giúp học sinh hiểu một số từ ngữ khó.

- YC HS luyện đọc theo cặp.

- Mời 1 HS đọc lại toàn bài.

- 1 học sinh đọc bài, cả lớp lắng nghe.

- HS quan sát tranh.

- Bài có 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.

+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc nối tiếp lần 1 và luyện phát âm: chót vót, dập dờn, uy nghiêm, sừng sững, Ngã Ba Hạc.

+ HS nối tiếp nhau đọc lần 2.

- HSđọc chú giải trong SGK.

- Từng cặp luyện đọc.

- 1 học sinh đọc.

(7)

- GV đọc diễn cảm toàn bài - HS lắng nghe.

Hoạt động 2. Tìm hiểu bài:

- YC học sinh đọc thầm theo đoạn và thảo luận trả lời câu hỏi:

+ Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?

+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?

+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi Đền Hùng?

+ Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó?

+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.

- Yêu cầu học sinh tìm nội dung của bài văn?

- Học sinh đọc thầm theo đoạn và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, chia sẻ

+ Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.

+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu, Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4 000 năm.

- Có hoa hải đường rực đỏ, có cánh bướm bay lượn. Bên trái là đỉnh Ba Vì cao vời vợi. Bên phải là dãy Tam Đảo, xa xa là núi Sóc Sơn.

+ Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết An Dương Vương - một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

- Dù ai đi bất cứ đâu...cũng phải nhớ đến ngày giỗ Tổ. Không được quên cội nguồn.

- HS thảo luận, nêu:

Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

- HS nghe, ghi vở.

3. Hoạt động vận dụng: (10 phút)

*Hướng dẫn đọc diễn cảm:

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài văn, tìm giọng đọc.

- Bài văn nên đọc với giọng như thế nào?

- GV nhận xét cách đọc, hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm đoạn 2, nhấn mạnh các từ: kề bên, thật là đẹp, trấn giữ, đỡ lấy, đánh thắng, mải miết, xanh mát,

- Cả lớp luyện đọc diễn cảm theo cặp, thi đọc.

- Gọi 3 em thi đọc.

- Nhận xét tuyên dương.

- 3 học sinh đọc nối tiếp, tìm giọng đọc.

- HS nêu.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc diễn cảm, thi đọc.

- Thi đọc.

(8)

*Củng cố, dặn dò:

- Bài văn muốn nói lên điều gì?

- Qua bài văn em hiểu thêm gì về đất nước VN?

- Giáo dục HS lòng biết ơn tổ tiên.

- Về nhà tìm hiểu về các vua Hùng

- HS nêu.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Chính tả)

TIẾT 25. (NGHE -VIẾT) AI LÀ THỦY TỔ LOÀI NGƯỜI?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe – viết đúng chính tả bài: Ai là thuỷ tổ loài người?

- Bổ sung: HS nhận biết được tác dụng của dấu gạch nối.

- Ôn lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm. Cẩn thận, tỉ mỉ, trình bày sạch. Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: Vở chính tả, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS thi viết đúng các tên riêng:

Hoàng Liên Sơn, Phan - xi - păng, Sa Pa, Trường Sơn

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- 2 đội thi viết - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (22phút) - Gọi HS đọc đoạn văn

+ Bài văn nói về điều gì ?

- Hướng dẫn viết từ khó.

+ Tìm các từ khó khi viết ?

+ Hãy nêu quy tắc viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài?

- GV treo bảng phụ ghi sẵn quy tắc viết hoa.

- Nêu tác dụng của dấu gạch nối?

- 1 HS đọc đoạn văn.

- Bài văn nói về truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới, về thủy tổ loài người, và cách giải thích khoa học về vấn đề này.

- HS tìm và viết vào nháp: Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn, thế kỉ XI.

- HS nối tiếp nhau phát biểu - Đọc thành tiếng và HTL.

- Nối các tiếng trong những từ mượn gồm có nhiều tiếng.

(9)

- GV đọc mẫu lần 1.

- GV đọc lần 2.

- GV đọc lần 3.

- HS theo dõi.

- HS viết theo lời đọc của GV.

- HS soát lỗi chính tả.

- GV chấm, nhận xét 7-10 bài.

- Nhận xét bài viết của HS.

- Thu bài - HS nghe 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (10phút)

Bài 2: HĐ Cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện

“ Dân chơi đồ cổ ”

- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ - Giải thích từ Cửu Phủ ?

- Cho HS thảo luận cặp đôi nêu cách viết hoa từng tên riêng, sau đó chia sẻ kết quả - GV kết luận

- Em có suy nghĩ gì về tính cách của anh chàng chơi đồ cổ?

- 2 HS nối tiếp nhau đọc - cả lớp lắng nghe

- HS đọc

- Là tên một loại tiền cổ ở Trung Quốc thời xưa.

- Những tên riêng trong bài đều được viết hoa tất cả những chữ cái đầu của mỗi tiếng vì là tên riêng nước ngoài nhưng được viết theo âm Hán Việt

- Anh ta là kẻ gàn dở, mù quáng. Hễ nghe nói một vật là đồ cổ thì anh ta hấp tấp mua ngay, không cần biết đó là thật hay giả. Bán hết nhà cửa vì đồ cổ, trắng tay phải đi ăn mày, anh ngốc vẫn không bao giờ xin cơm, xin gạo mà chỉ gào xin tiền Cửu Phủ từ thời nhà Chu.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút) - GV tổng kết giờ học

- HTL ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài.

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học.

- Về nhà viết tên 5 nước trên thế giới mà em biết.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện.

- HS nghe và thực hiện: Pháp, Anh, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, I-ta-li-a,.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Luyện từ và câu)

TIẾT 48. LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu; hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.

- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, máy chiếu.

(10)

- HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền" đặt câu có sử dụng cặp từ hô ứng.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài-ghi bảng

- HS chơi - HS nhận xét - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (10 phút)

*Hoạt động 1: Nhận xét:

Bài 1: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS trình bày bài làm.

- GV nhận xét, kết luận.

Bài 2: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.

- GV gợi ý HS: Thử thay thế các từ in đậm vào câu sau, sau đó đọc lại xem 2 câu đó có ăn nhập với nhau không? Vì sao?

- GV nhận xét, kết luận: Nếu thay từ đền ở câu thứ hai bằng một trong các từ: nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung 2 câu không ăn nhập gì với nhau vì mỗi câu nói về một sự vật khác nhau...

Bài 3: HĐ nhóm

- Cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

Việc lặp lại từ trong đoạn văn trên có tác dụng gì?

- Kết luận.

* Ghi nhớ.

- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.

- Gọi HS đặt 2 câu có liên kết các câu bằng cách lặp từ ngữ để minh họa cho Ghi nhớ.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- HS làm bài cá nhân.

- HS trình bày, lớp theo dõi, nhận xét.

+ Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt, xòe hoa.

+ Từ đền là từ đã được dùng ở câu trước và được lặp lại ở câu sau.

- 1 HS đọc.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận làm bài.

- HS nối tiếp nhau phát biểu trước lớp.

+ Nếu thay từ nhà thì 2 câu không ăn nhập với nhau vì câu đầu nói về đền, câu sau lại nói về nhà.

+ Nếu thay từ chùa thì 2 câu không ăn nhập với nhau, mỗi câu nói một ý. Câu đầu nói về đền Thượng, câu sau nói về chùa.

- HS lắng nghe.

- Việc lặp lại từ đền tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 2 câu.

- Lắng nghe.

- 2 HS đọc

- HS nối tiếp nhau đặt câu.

+ Con mèo nhà em có bộ lông rất đẹp.

(11)

Bộ lông ấy như tấm áo choàng giúp chú ấm áp suốt mùa đông.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (22 phút) Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- 1 HS đọc, phân tích yêu cầu.

- HS làm vào vở, chia sẻ kết quả.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS nghe.

Thuyền lưới mui bằng. Thuyền giã đôi mui cong. Thuyền khu Bốn hình chữ nhật.

Thuyền Vạn Ninh buồm cánh én. Thuyền nào cũng tôm cá đầy khoang.

Chợ Hòn Gai buổi sáng sớm la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vảy xám hoa đen lốm đốm. Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì… Những con tôm tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba.

3. Hoạt động vận dụng: (3phút)

- Để liên kết một câu với câu đứng trước nó ta có thể làm như thế nào?

- Nhận xét tiết học

- Học thuộc phần Ghi nhớ

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.

- Về nhà viết một đoạn văn có sử dụng cách lặp từ.

- HS nêu - HS nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NS: 27/2/2022

NG: Thứ 4 ngày 2 tháng 3 năm 2022

TOÁN

TIẾT 118: GIỚI THIỆU HÌNH TRỤ GIỚI THIỆU HÌNH CẦU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Có biểu tượng về hình trụ, hình cầu.

- Biết kể tên một vài đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu.

- Mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân trước lớp. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ, SGK.

- HS: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(12)

1.Hoạt động mở đầu: (5phút)

Cho HS tổ chức trò chơi “Xì điện” bằng cách: Nêu cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài-ghi đề bài

- HS tham gia chơi.

- HS nghe.

- HS ghi vở.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới (10phút)

a) Giới thiệu hình trụ:

- GV đưa ra một vài hộp có dạng hình trụ:

hộp sữa, hộp chè,...GV nêu: Các hộp này có dạng hình trụ.

- GV giới thiệu một số đặc điểm của hình trụ: có 2 mặt đáy là 2 hình tròn bằng nhau

& một mặt xung quanh.

- GV đưa ra một vài hộp không có dạng hình trụ để giúp HS nhận biết đúng được về hình trụ.

- Cho HS nêu VD về các đồ vật có dạng hình trụ.

b) Giới thiệu hình cầu:

- GV đưa ra một vài đồ vật có dạng hình cầu: quả bóng chuyền, quả bóng bàn,...

- GV nêu: quả bóng chuyền có dạng hình cầu, quả bóng bàn có dạng hình cầu,...

- GV đưa ra một vài đồ vật không có dạng hình cầu để giúp HS nhận biết đúng về hình cầu.VD: quả trứng, bánh xe.

- Cho HS VD về các đồ vật có dạng hình cầu.

- HS quan sát, lắng nghe GV giới thiệu.

- HS nêu.

- HS quan sát, lắng nghe GV giới thiệu.

- HS nêu.

3.Hoạt động luyện tập, thực hành: (20 phút)

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài vào vở.

- Chữa bài miệng.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận theo cặp làm bài vào vở.

- Chữa bài miệng.

* Bài tập 1: Quan sát.

- Hình A, E là hình trụ.

* Bài tập 2.

- Quả bóng bàn, viên bi có dạng hình cầu.

4.Hoạt động vận dụng: (5 phút) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.

- 6 HS một nhóm ghi hoặc vẽ những đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu vào giấy khổ to. Kết thúc trò chơi nhóm nào kể được nhiều đồ vật sẽ được thưởng.

- GV nhận xét, đánh giá.

*Củng cố, dặn dò:

- HS nghe và thực hiện MÆt

Xung quanh

(13)

- Ghi tên các đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu trong gia đình vào vở.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

……….

……….

………...

TIẾNG VIỆT (Kể chuyện)

TIẾT 25. VÌ MUÔN DÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.

- Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa.

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.Yêu thích môn học. Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện": Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (7phút)

- Giáo viên kể lần 1

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó - GV gắn bảng phụ ghi lược đồ: Quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện.

- HS nghe

- Giáo viên kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ.

+ Đ1: Giọng chậm rãi, trầm lắng (tranh 1).

+ Đ2: Giọng nhanh hơn, căm hờn (tranh 2, 3, 4).

+ Đ3: Thay đổi giọng cho phù hợp giọng từng nhân vật (tranh 5).

+ Đ4: giọng chậm rãi, vui mừng (tranh 6)

- HS nghe

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (23phút) *Kể chuyện trong nhóm.

- Yêu cầu HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, nêu nội dung của từng tranh.

- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm: 4 HS tạo thành một nhóm, khi 1 HS kể các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, sửa lỗi cho

- HS nêu nội dung của từng tranh.

- Kể chuyện theo nhóm 4

- HS các nhóm thi kể chuyện trước lớp

(14)

bạn.

* Thi kể chuyện trước lớp:

- GV cho HS các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.

- GV nhận xét, khen HS kể tốt.

- Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện.

- GV nhận xét đánh giá

theo hình thức nối tiếp.

- HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.

- KC trước lớp.

- HS nhận xét bạn kể chuyện.

- HS thi kể chuyện.

4. Hoạt động vận dụng: (5phút)

- Cho HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.

- GV nêu câu hỏi, HS nối tiếp nhau trả lời theo ý kiến của mình.

+ Em biết những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nào nói về truyền thống của dân tộc?

- Vì sao câu chuyện trên có tên là “Vì muôn dân”?

- Giáo dục HS noi gương các anh hùng, luôn có lòng yêu nước.

*Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.

- HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.

* Ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc.

- HS thi đua phát biểu. Ví dụ :

+ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

+ Máu chảy ruột mềm + Môi hở răng lạnh.

- HS nêu: Câu chuyện có tên là "Vì muôn dân" bởi vì Trần Hưng Đạo biết cách cư xử xóa bỏ hiềm khích gia tộc, vì đại nghĩa, vì muôn dân.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT (Tập đọc)

TIẾT 50. CỬA SÔNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó.

- Hiểu ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn.

- Bổ sung: + HS nghe- ghi nội dung chính của bài theo ý hiểu.

+ Giới thiệu biện pháp điệp từ, điệp ngữ. Kiến thức về hình ảnh trong thơ.

- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước. Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

(15)

*GDMT: Giúp HS cảm nhận được “tấm lòng” của cửa sông qua các câu thơ. Từ đó, GD HS ý thức biết quý trọng và BVMT thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS thi đọc lại bài “Phong cảnh Đền Hùng”, trả lời câu hỏi về nội dung bài học.

- Tìm những từ ngữ tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng ?

- GV nhận xét, bổ sung.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đọc - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới + Luyện tập, thực hành: (25 phút) Hoạt động 1. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc tốt đọc bài thơ.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ cảnh cửa sông, mời 1 HS đọc chú giải từ cửa sông.

- Cho HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ - 2, 3 lượt trong nhóm.

- GV cho HS luyện phát âm đúng các từ ngữ khó đọc và dễ lẫn lộn.

- Giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ khó trong bài.

- GV giảng thêm: Cần câu uốn cong lưỡi sóng – ngọn sóng uốn cong tưởng như bị cần câu uốn.

- YC HS luyên đọc theo cặp.

- Mời một HS đọc cả bài.

- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu: Toàn bài giọng nhẹ nhàng, tha thiết giàu tình cảm;

nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- 1HS đọc tốt đọc.

- Cả lớp quan sát tranh, HS đọc chú giải từ cửa sông: nơi sông chảy ra biển, chảy vào hồ hay một dòng sông khác.

- HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ - 2, 3 lượt.

- HS luyện phát âm đúng các từ ngữ khó đọc và dễ lẫn lộn: then khó, cần mẫn, mênh mông, nước lợ, nông sâu, tôm rảo, lấp loá, trôi xuống, núi non - 1 HS đọc các từ ngữ được chú giải.

- HS lắng nghe, quan sát hình để hiểu thêm.

- HS luyên đọc theo cặp.

- 1 học sinh đọc toàn bài.

- HS lắng nghe.

Hoạt động 2. Tìm hiểu bài:

- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp:

+ Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?

+ Cách giới thiệu ấy có gì hay?

- HS thảo luận, chia sẻ:

+ Những từ ngữ là:

Là cửa nhưng không then khoá.

Cũng không khép lại bao giờ.

+ Cách nói rất đặc biệt của tác giả bằng cách dùng từ chuyển nghĩa làm cho người đọc hiểu ngay thế nào là cửa

(16)

- GV: đó là cách chơi chữ, dùng nghĩa chuyển.

+ Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?

+ Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?

- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong bài thơ?

- Tìm và nêu tác dụng của các điệp từ đó.

+ Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói lên điều gì?

sông, cửa sông rất quen thuộc.

+ Cách nói đó rất hay, làm cho ta như thấy cửa sông cũng như là một cái cửa nhưng khác với mọi cái cửa bình thường, không có then cũng không có khoá.

+ Cửa sông là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng.. .

+ Phép nhân hoá giúp tác giả nói được

“tấm lòng’’của cửa sông là không quên cội nguồn.

- Sử dụng biện pháp điệp từ ngữ.

- Điệp từ: “nơi” muốn khẳng định vai trò quan trọng của cửa sông.

*Nội dung: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

- HS nghe, ghi vở.

3. Hoạt động vận dụng: (10 phút)

*Hướng dẫn đọc diễn cảm:

- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.

- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5:

+ GV treo bảng phụ có viết sẵn hai khổ thơ.

Sau đó, GV đọc mẫu và HS theo dõi GV đọc để phát hiện cách ngắt giọng, nhấn giọng khi đọc bài.

+ YC HS luyện đọc theo cặp.

- GV nhận xét, bổ sung.

- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ. HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng khổ thơ. Cuối cùng, mời 3 HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.

*Củng cố, dặn dò:

+ Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói lên điều gì?

- Em sẽ làm gì để bảo vệ các dòng sông khỏi bị ô nhiễm ?

- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau: Nghĩa thầy trò.

- HS cả lớp theo dõi và tìm giọng đọc hay.

- HS theo dõi.

- HS luyện đọc diễn cảm và thi đọc d/c khổ thơ 4-5.

- HS luyện đọc, thi đọc thuộc lòng.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

(17)

KHOA HỌC

TIẾT 47. SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết một số loài động vật đẻ trứng và động vật đẻ con. Biết được các cách sinh sản khác nhau của động vật.

- Hiểu khái niệm về sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.

- Yêu quý và ý thức chăm sóc và bảo vệ động vật có ích. Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, ...

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh, video minh họa ở hoạt động sự sinh sản của động vật.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y U:Ạ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) Trò chơi: Tôi là con gì?

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài-ghi đề bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (22 phút)

Hoạt động 1: Sự sinh sản của động vật - Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 112 SGK.

- GV mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả của mình.

- GV theo dõi, giảng thêm, giải thích nếu cần, làm trọng tài khi có tranh luận.

- Các câu hỏi:

+ Đa số động vật được chia thành mấy giống?

+ Đó là những giống nào?

+ Cơ quan nào của động vật giúp ta phân biệt được giống đực và giống cái?

+ Thế nào là sự thụ tinh ở động vật?

+ Hợp tử phát triển thành gì?

+ Cơ thể mới của động vật có đặc điểm nào?

+ Đa số động vật sinh sản bằng cách nào?

- Kết luận: Đa số động vật được chia thành hai giống: đực và cái. Con đực có

- HS tham gia chơi - HS nghe.

- HS ghi vở.

- HS đọc thầm trong SGK.

- HS điều khiển thực hiện.

+ Nêu câu hỏi.

+ Mời bạn trả lời.

+ Mời bạn bổ sung ý kiến.

+ Chuyển câu hỏi tiếp theo.

- Các câu trả lời đúng:

+ Đa số động vật được chia thành hai giống.

+ Đó là giống đực và giống cái.

+ Cơ quan sinh dục giúp ta phân biệt được con đực và con cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.

+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.

+ Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới.

+ Cơ thể mới của động vật mang đặc tính của bố mẹ.

+ Động vật sinh sản bằng cách đẻ trứng hoặc đẻ con.

- Lắng nghe.

(18)

cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng, conn cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng. Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.

Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố mẹ. Những loài động vật khác nhau có cách sinh sản khác nhau: có loài đẻ trứng, có loài đẻ con.

Hoạt động 2: Các cách sinh sản của động vật - Hỏi: Động vật sinh sản bằng cách nào?

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu những con vật đẻ trứng và con vật đẻ con trong nhóm theo hướng dẫn.

+ Chia nhóm, mỗi nhóm 6 HS.

+ Phát phiếu học tập cho từng nhóm.

+ Yêu cầu HS: Phân loại các con vật (trong tranh, ảnh) mà nhóm mình mang đến lớp, những con vật trong các hình trang 112, 113 SGK và những con vật mà em biết thành hai nhóm: động vật đẻ trứng và động vật đẻ con.

- Hết thời gian GV yêu cầu các nhóm kiểm tra chéo xem nhóm bạn tìm được bao nhiêu động vật đẻ trứng, bao nhiêu động vật đẻ con.

- Gọi các nhóm báo cáo kết quả. GV ghi nhanh lên bảng.

- Khen ngợi nhóm tìm được nhiều con vật.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành:

(10 phút)

- GV cho HS vẽ tranh theo đề tài về những con vật mà em thích.

- Gợi ý HS có thể vẽ tranh về:

+ Con vật đẻ trứng + Con vật đẻ con.

+ Gia đình con vật

+ Sự phát triển của con vật.

- Tổ chức cho HS lên trình bày sản phẩm.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Nêu cách chăm sóc vật nuôi của em và người thân tại gia đình.

*GDBVMT: HS hiểu về tự nhiên, vai trò của sinh sản động vật và có ý thức bảo vệ

- Trả lời câu hỏi: Động vật sinh sản bằng cách đẻ trứng hoặc đẻ con.

- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.

- HS kiểm tra chéo.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình kiểm tra.

- HS viết vào vở các con vật trên nhóm mình tìm được.

- HS vẽ tranh

- HS trình bày sản phẩm.

- HS nêu

(19)

động vật.

*Củng cố, dặn dò:

+ Nêu nội dung vừa học - GV nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

………

………

...

KĨ THUẬT

TIẾT 24. LẮP RÔ BỐT

(Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô- bốt.

- Lắp rô- bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của rô- bốt. Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật; mẫu rô- bốt đã lắp sẵn.

- HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CH Y U:Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Cho HS hát

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- HS kiểm tra đồ dùng - Ghi đầu bài vào vở 2. Hoạt động thực hành: (28 phút)

*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu - GV cho HS quan sát rô- bốt đã lắp sẵn - GV hướng dẫn cho HS quan sát kỹ từng bộ phận của mẫu và trả lời câu hỏi:

+ Để lắp được rô- bốt theo em cần phải lắp mấy bộ phận?

+ Hãy kể tên các bộ phận đó?

* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật a. Hướng dẫn chọn các chi tiết

- Cho HS thảo luận lựa chọn các chi tiết - Gọi HS lên bảng chọn đúng chi tiết, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào lắp hộp theo từng loại.

- GV NX, bổ sung cho hoàn thành bước chọn chi tiết.

- HS quan sát

- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi + Cần lắp 6 bộ phận.

+ Chân rô- bốt, thân rô- bốt, đầu rô- bốt, tay rô- bốt, ăng- ten, trục bánh xe.

- HS thảo luận, lựa chọn chi tiết

- Đại diện HS lên bảng chọn các chi tiết - Toàn lớp quan sát và bổ sung cho bạn

(20)

b. Lắp từng bộ phận

* Lắp chân rô- bốt ( H2- SGK)

- Cho HS thảo luận tìm cách lắp rồi thực hiện trước lớp.

- GV nhận xét, bổ sung và hướng dẫn lắp tiếp mặt trước chân thứ hai của rô- bốt

* Lắp thân rô- bốt (H3- SGK)

+ Dựa vào hình 3, em hãy chọn các chi tiết và lắp thân rô- bốt?

- GV nhận xét, bổ sung

* Lắp đầu rô- bốt (H4- SGK)

* Lắp các bộ phận khác

c. Lắp ráp rô- bốt (H1- SGK)

- GV lắp ráp rô- bốt theo các bước trong SGK.

- GV nhắc HS một số điểm cần lưu ý

- Kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của hai tay rô- bốt

d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp

- Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, sau đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.

- Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí quy định.

- HS quan sát hình 2a (SGK)

- 1 HS lên lắp mặt trước của một chân rô- bốt.

- Toàn lớp quan sát và bổ sung bước lắp.

- HS quan sát hình 3

- Lắp tay rô- bốt (H5a- SGK) - Lắp ăng- ten (H5b- SGK) - Lắp trục bánh xe (H5c- SGK) - HS quan sát

3.Hoạt động ứng dụng: (3 phút) - Chia sẻ với mọi người cách lắp ghép rô - bốt.

*Củng cố-Dặn dò:

- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép rô-bốt.

- GV dặn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép và tập lắp ghép trước ở nhà.

- HS nghe và thực hiện

- HS nghe và thực hiện - GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần

thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép rô-bốt.

- GV dặn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép và tập lắp ghép trước ở nhà.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện.

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

(21)

NS: 28/2/2022

NG: Thứ 5 ngày 3 tháng 3 năm 2022

TOÁN

TIẾT 119. LUYỆN TẬP CHUNG

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.

- Vận dụng kiến thức để tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.

- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, SGK, các hình minh họa SGK.

- HS: Vở, SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS thi nêu cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2.Hoạt động luyện tập, thực hành (28 phút)

* Hoạt động cá nhân Bài 1-(SGK.T.127):

- Gọi 1HS đọc đề bài, GV đưa hình minh hoạ.

- Gọi HS nêu các kích thước của hình tam giác.

- Chữa bài:

+ Giải thích cách làm.

+ Nhận xét Đ-S.

? Nêu cách tính diện tích hình tam giác và cách tính tỉ số phần trăm?

=> Kết luận: Cách tính diện tích hình tam giác và tìm tỉ số phần trăm.

- HS thi nêu - HS nghe - HS ghi vở

- 1HS đọc đề bài

- HS nêu các kích thước - HS nêu cách làm bài.

- HS làm bài

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

A B

D C Bài giải

Diện tích của hình tam giác ABD là:

3 x 4 : 2 = 6 (cm2)

Diện tích của hình tam giác BDC là:

5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)

Tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác BDC là:

6 : 7,5 = 0,8

(22)

* Hoạt động nhóm đôi

Bài 2-(SGK.T.127):

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.

? Bài yêu cầu gì. Cho biết gì?

- GV giảng thêm cho HS yếu.

- Chữa bài:

+ Nhận xét Đ-S.

+ Giải thích cách làm.

? Nêu cách tính S hình tam giác và hình bình hành?

* Kết luận: Cách tính diện tích hình tam giác và diện tích hình bình hành.

* Hoạt động cá nhân Bài 3-(SGK.T.127):

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.

- GV nhắc lại yêu cầu của bài.

? Muốn tính được diện tích của phần tô màu ta phải tính được diện tích các hình nào.

- Chữa bài:

+ Nhận xét

+ GV chốt bài đúng.

? Nêu công thức tính S hình tròn?

*Kết luận: Cách tính diện tích hình tam giác và diện tích hình tròn.

0,8 = 80%

Đáp số: a) 6cm2 và 7,5 cm2 b) 80%

- HS nhận xét, kiểm tra kết quả.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS nêu cách làm bài.

- HS làm bài vào vở.

- HS nhìn bảng soát bài.

- Cả lớp nhận xét Bài giải

Diện tích hình vuông ABCD là:

4 x 4 = 16 (cm2) Diện tích HTG KQP là:

12 x 6 : 2 = 36 (cm2)

Diện tích hình bình hành MNPQ là:

12 x 6 = 72 (cm2)

Tổng diện tích của hình tam giác MKQ và KNP là:

72 - 36 = 36 (cm2)

- Vậy diện tích hình tam giác KQP bằng tổng diện tích hai tam giác MKQ và KNP.

- HS nhận xét, kiểm tra kết quả.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS giải thích cách làm

- HS đổi vở kiểm tra, chấm chéo, báo cáo.

Bài giải

Bán kính của hình tròn là:

5 : 2 =2,5 (cm) Diện tích của hình tròn:

2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 (cm2) Diện tích hình tam giác là:

3 x 4 : 2 = 6 (cm2)

Diện tích phần được tô đậm là:

19,625 - 6 = 13,625 (cm2) Đáp số: 13,625 cm2

3.Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Chia sẻ với mọi người cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn.

*Củng cố, dặn dò:

- HS nghe và thực hiện

- HS nghe và thực hiện

(23)

- Em đã học được gì qua tiết học hôm nay?

Hãy chia sẻ với các bạn trước lớp?

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà tìm mối liên hệ cách tính diện tích của hình tam giác, hình thang, hình bình hành.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

………

………

...

TIẾNG VIỆT (Tập làm văn)

TIẾT 49. TẢ ĐỒ VẬT

(Kiểm tra viết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được cấu tạo của bài văn tả đồ vật.

- Viết được bài văn đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, lời văn.

-Yêu thích viết văn miêu tả đồ vật. Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS: Quan sát đồ vật và ghi chép lại.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CH Y U:Ủ Ế

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút)

- Cho học sinh thi đọc đoạn văn tả đồ vật.

- Giáo viên nhận xét

- Kiểm tra kết quả quan sát đồ vật của học sinh đã chuẩn bị.

- Giáo viên nhận xét

- Giới thiệu bài: Trong tiết TLV cuối tuần 24, các em đã lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật theo 1 trong 5 đề đã cho; đã trình bày miệng bài văn theo dàn ý đó.

Trong tiết học hôm nay, các em sẽ chuyển dàn ý đã lập thành một bài viết hoàn chỉnh.

- Ghi bảng

- HS chuẩn bị - HS nghe

- HS mở vở

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (7 phút) - Gọi HS đọc 5 đề kiểm tra trên bảng.

- GV nhắc HS : Các em đã quan sát kĩ hình dáng của đồ vật, biết công dụng của đồ vật qua việc lập dàn ý chi tiết, viết

- HS đọc 5 đề kiểm tra trên bảng.

* Chọn một trong các đề sau:

1. Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em.

(24)

đoạn mở bài, kết bài, đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi với em. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả đồ vật hoàn chỉnh.

2. Tả cái đồng hồ báo thức.

3. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.

4. Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.

5. Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (25 phút) - Cho HS viết bài

- Gv theo dõi HS làm bài - GV nêu nhận xét chung

- HS dựa vào dàn ý của tiết trước viết thành một bài văn miêu tả đồ vật

4. Hoạt động ứng dụng: (3 phút)

- Cho nhắc lại cấu tạo của một bài văn tả đồ vật.

- HS về nhà chuẩn bị tiết Tập làm văn Tập viết đoạn đối thoại.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học.

- Về nhà chọn một đề khác để viết cho hay hơn.

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

LỊCH SỬ

TIẾT 26: CHIẾN THẮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Từ ngày 18 đến ngày 30/12/1972, đế quốc Mĩ đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội.

- Quân và dân đã chiến đấu anh dũng làm nên một "Điện Biên Phủ trên không"

- Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tự hào về tinh thần đấu tranh kiên cường, mưu trí của nhân dân ta. Năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bản đồ thành phố Hà Nội, các hình minh học trong SGK, phiếu học tập.

- HS: Các thông tin tranh ảnh mà HS sưu tầm được.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút)

- Học sinh chơi trò vòng quay may mắn, trả lời một số câu hỏi:

+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết

- HS tham gia chơi.

(25)

Mậu Thân 1968 có tác động thế nào đến với nước Mĩ?

+ Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

- Nhận xét

- Giới thiệu bài:

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

(27 phút)

* Hoạt động 1: cá nhân 1. Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng máy bay B52 ném bom Hà Nội.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau

- HS đọc SGK và rút ra câu trả lời, sau đó ghi vào phiếu học tập của mình.

+ Nêu tình hình của ta trên mặt trận chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?

+ Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, ta tiếp tục giành được nhiều thắng lợi trên chiến trường miền Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải thoả thuận sẽ kí kết Hiệp định Pa-ri vào tháng 10/1972 để chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

+ Nêu những điều em biết về máy bay B52?

+ Máy bày B52 là loại máy bay ném bom hiện đại nhất thời bấy giờ, có thể bay cao 16 km nên pháo cao xạ không bắn được.

Máy bay B52 mang khoảng 100 - 200 quả bom (gấp 40 lần các loại máy bay khác). Máy bay này còn được gọi là

"pháo đài bay".

+ Đế quốc Mĩ âm mưu gì trong việc dùng máy bay B52?

+ Mĩ ném bom và Hà Nội tức là ném bom vào trung tâm đầu não của ta, hòng buộc chính phủ ta phải chấp nhận kí Hiệp định Pa-ri có lợi cho Mĩ.

- GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến trước lớp.

* Giảng: Sau hàng loạt thất bại ở chiến trường miền Nam, Mĩ buộc phải thỏa thuận sẽ kí hiệp định Pa-ri theo những điều khoản do phía ta nêu ra. Vì vậy chúng cố tình lật lọng, một mặt thỏa thuận thời gian kí vào tháng 10 năm 1972 nhưng mặt khác lại cho quân leo thang bắn phá Hà Nội nhằm đưa Hà Nội trở về thời kì đồ đá để buộc thay đổi cục diện trên bàn đàm phán.

* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 2. Hà Nội 12 ngày đêm quyết chiến.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để trình bày diễn biến 12 ngày đêm chống

(26)

máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội theo các câu hỏi gợi ý sau:

+ Cuộc chiến đấu chống máy bay Mĩ phá hoại năm 1972 của quân và dân Hà Nội bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?

+ Cuộc chiến đấu bắt đầu vào khoảng 20 giờ ngày 18/12/1972 kéo dài 12 ngày đêm đến ngày 30/12/1972.

+ Lực lượng và phạm vi phá hoại của máy bay Mĩ?

+ Mĩ dùng máy bay B52, loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất ồ ạt ném bom phá huỷ Hà Nội và các vùng phụ cận, thậm chí chúng ném bom cả vào bệnh viện, khu phố, trường học, bến xe...

+ Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 26/12/1972 trên bầu trời Hà Nội?

+ Ngày 26/12/1972, địch tập trung 105 lần chiếc máy bay B52, ném bom trúng hơn 100 địa điểm ở Hà Nội. Phố Khâm Thiên là nơi bị tàn phá nặng nhất, 300 người chết, 2000 ngôi nhà bị phá huỷ.

Với tinh thần chiến đấu kiên cường, ta bắn rơi 18 máy bay trong đó có 8 máy bay B52, 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, bắt sống nhiều phi công Mĩ.

+ Kết quả của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại của quân và dân Hà Nội?

+ Cuộc tập kích bằng máy bay B52 của Mĩ bị đập tan; 81 máy bay của Mĩ trong đó có 34 máy bay B52 bị bắn rơi, nhiều chiếc rơi trên bầu trời Hà Nội. Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mĩ và là chiến thắng oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc.

Chiến thắng này được dư luận thế giới gọi là trận "Điện Biên Phủ trên không"

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.

- GV hỏi HS cả lớp:

+ Hình ảnh một góc phố Khâm Thiên - Hà Nội bị máy bay Mĩ tàn phá và việc Mĩ ném bom cả vào bệnh viện, trường học, bến xe, khu phố gợi cho em suy nghĩ gì?

- Ví dụ: Giặc Mĩ thật độc ác, để thực hiện dã tâm của mình chúng sẵn sàng giết cả những người dân vô tội.

- GV kết luận những thắng lợi của ta.

=> GV chốt: Quân dân Hà Nội đã kiên cường chiến đấu 12 ngày đêm ròng rã chống lại sức mạnh vũ khí tối tân và sự độc ác, tàn bạo của đế quốc Mĩ.

* Hoạt động 3: Cả lớp 3. Ý nghĩa của 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại.

- GV tổ chức cho HS thảo luận cả lớp để tìm hiểu ý nghĩa của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại theo các câu hỏi sau:

(27)

+ Tại sao ngày 30/4/72 tổng thống Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc?

+ Biết không thể khuất phục nhân dân ta bằng bom đạn....

+ Vì sao nói chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoạt của nhân dân miền Bắc là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không?

+ Vì chiến thắng này mang lại kết quả to lớn cho ta, còn Mĩ bị thiệt hại nặng nề như Pháp trong trận Điện Biên Phủ 1954.

+ Vì sau chiến thắng này Mĩ buộc phải thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam và ngồi vào bàn đàm phán tại hội nghị Pa-ri bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam giống như Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ sau chiến thắng Điện Biên Phủ.

- GV nêu lại ý nghĩa của chiến thắng

"Điện Biên Phủ trên không"

3.Hoạt động luyện tập, thực hành:

(5phút)

Nêu những thắng lợi của quân và dân Hà Nội bắn rơi máy bay Mĩ?

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

*Củng cố, dặn dò.

- GV gọi một HS phát biểu cảm nghĩ về bức ảnh máy bay Mĩ bị bắn rơi ở ngoại thành Hà Nội.

- GV tổng kết bài.

* Đây là chiến dịch phòng không oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc của quân và dân ta và cũng là sự thất bại nặng nề trong lịch sử không quân Mĩ.

- Đập tan pháo đài bay B52 của Mỹ, buộc Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri công nhận độc lập chủ quyền của Việt Nam. Với tầm vóc to lớn, nó được gọi là: “Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không”

- HS nêu.

- HS nêu.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

ĐỊA LÍ

TIẾT 24. CHÂU MĨ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Có một số hiểu biết về thiên nhiên của châu Mĩ và nêu được chúng thuộc khu vực nào của châu Mĩ (Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ). Nêu tên và chỉ trên lược đồ một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Mĩ.

- Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn của châu Mĩ trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới. Nêu tên và chỉ trên lược đồ một số dãy núi và đồng bằng lớn ở châu Mĩ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

1.Kiến thức: Biết vận dụng công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài tập có liên quan đến yêu cầu tổng hợp2. Kĩ năng: HS có kĩ

+ Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

+ Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học,có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

+ Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

Kỹ năng: HS biết vận dụng các công thức về diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương để giải 1 số bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp.. Thái

Vận dụng công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp... 3 3 Một khối gỗ dạng hình hộp chữ nhật có các kích

Vận dụng công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp... 3 3 Một khối gỗ dạng hình hộp chữ nhật có các kích