• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
34
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 27:

NS: 18/3/2022

NG: Thứ 2 ngày 21 tháng 3 năm 2022

TIẾNG VIỆT

TIẾT 54. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

(Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học. Hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết.

- Ham tìm tòi, khám phá kiến thức. Năng lực ngôn ngữ; năng lực văn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ kẻ bảng tổng kết “Các kiểu cấu tạo câu” (BT1); bảng nhóm.

- HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật"

đọc và trả lời câu hỏi trong bài "Đất nước"

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - ghi bảng

- HS chơi trò chơi - HS nghe

- HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL - Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.

- Yêu cầu HS đọc bài bốc thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- GV nhận xét đánh giá.

Bài 2: Tìm ví dụ để điền vào bảng tổng kết sau:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:

+ Bài tập yêu cầu làm gì ?

- Thế nào là câu đơn? Câu ghép ? - Có những loại câu ghép nào ?

- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng - Giáo viên nhận xét chữa bài.

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài (5 HS) chuẩn bị.

- HS trả lời - HS nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm

+ Bài tập yêu cầu tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu (câu đơn và câu ghép)

- HS nêu.

+ Câu ghép không dùng từ nối + Câu ghép dùng từ nối

- HS làm bài vào vở, 1 HS đại diện làm bài bảng lớp.

- HS nhận xét, chia sẻ - Các kiểu cấu tạo câu - Câu đơn

Ví dụ:

(2)

Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.

- Câu ghép

+ Câu ghép không dùng từ nối Ví dụ:

Lòng sông rộng, nước xanh trong.

+ Câu ghép dùng từ nối Ví dụ:

Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát.

Nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Câu văn dưới đây là câu đơn hay câu ghép:

Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

*Củng cố, dặn dò:

- Củng cố lại nội dung bài.

- GV nhận xét tiết học. Về nhà luyện tập viết đoạn văn có sử dụng các câu ghép được nối với nhau bằng các cách đã được học.

- HS nêu: câu ghép

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT

TIẾT 27. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

(Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. Tạo lập được câu ghép.

- Ham tìm tòi, khám phá kiến thức. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.

- HS: SGK, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS thi đọc bài “Tranh làng Hồ”

và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- GV nhận xét

- GV giới thiệu bài - ghi bảng

- HS thi đọc - HS nghe - HS ghi vở

(3)

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút) Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL

- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc - Yêu cầu HS đọc bài bốc thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- GV nhận xét đánh giá.

Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV nhận xét, kết luận

- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút)

- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu

- Dựa theo câu chuyện Chiếc đồng hồ, em hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép:

- HS làm vào vở; 1 HS lên bảng làm sau đó chia sẻ cách làm

- HS nhận xét

* Đáp án:

a. Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng đều có tác dụng điều khiển kim đồng hồ chạy.

b. Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng (sẽ chạy không chính xác/sẽ không hoạt động được).

c. Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người.”

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút) - Cho 1 HS đặt 1 vế câu, gọi 1 HS khác nêu tiếp vế còn lại cho phù hợp

*Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học

- Tiếp tục luyện đọc và HTL để kiểm tra.

- HS nêu, ví dụ:

+ HS1: Nếu hôm nay đẹp trời + HS2: thì tôi sẽ đi dã ngoại

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

KĨ THUẬT

TIẾT 27. SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI

(Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Trình bày được tác dụng của điện thoại; nhận biết được các bộ phận cơ bản của điện thoại; nhận biết các biểu tượng thể hiện trạng thái và chức năng hoạt động của điện thoại.

(4)

- Rèn kĩ năng sử dụng điện thoại hiệu quả.

- Rèn cách sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với quy tắc giao tiếp. Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Clip tình huống sử dụng điện thoại. Mô hình điện thoại. Danh mục số điện thoại của phụ huynh học sinh.

- HS: Quan sát tìm hiểu trước tính năng và công dụng của điện thoại.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy HĐ của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - GV kể chuyện dẫn dắt.

Bố Minh công tác xa nhà, phải mấy tháng bố mới về một lần. Tối nay Minh rất nhớ bố và muốn khoe với bố về việc tốt chiều nay Minh đã làm khi đã nhặt được chiếc ví đánh rơi và trả lại cho người bị mất. Theo em, có cách nào để Minh có thể kể với bố về việc làm tốt đó ?

GV dẫn dắt, gợi ý để HS có thể đưa ra rất nhiều ý tưởng, cách thức để Minh liên lạc với bố tuy nhiên cách mà hiệu quả và nhanh nhất hiện nay đó chính là sử dụng điện thoại để liên lạc (gọi điện bình thường, gọi hình ảnh ... )

Em có biết các tính năng của điện thoại, cách sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả ?

- GV dẫn dắt HS sẽ cùng tìm hiểu về chủ đề “Sử dụng điện thoại”

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS nghe.

- HS ghi vở.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27 phút)

*Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác dụng của điện thoại - Gọi HS nêu tác dụng của điện thoại

- Điện thoại là một phương tiện giúp liên lạc nghe - nói giữa hai người khi họ ở xa nhau. Điện thoại gồm hai loại: điện thoại cố định (điện thoại để bàn) và điện thoại di động.

- Điện thoại di động còn có một số tác dụng khác nữa như: nhắn tin, xem ngày giờ, kết nối mạng internet để tìm kiếm thông tin, giải trí….

- GV chốt lại 1 số tác dụng chính của điện thoại (Lưu ý: phân biệt điện thoại cố định và điện thoại di động).

*Hoạt động 2: Thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về các bộ phận cơ bản của điện thoại.

- Gọi HS nêu các bộ phận cơ bản của điện thoại.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chiếu bảng các bộ phận của cơ bản của điện thoại cho HS quan sát.

(GV mở rộng thêm về những tính năng và sự đa dạng về cấu tạo, kiểu dáng của điện thoại).

- Các bộ phận cơ bản của điện thoại là: bộ phận nghe (loa), bộ phận nói (micro), bộ phận thân nối phần nghe và nói, phím số, màn hình...

- HS nêu

- HS nêu

- HS quan sát

- Nhận xét

(5)

Các bộ phận chính điện thoại để bàn

Các bộ phận chính điện thoại di động

* Hoạt động 3: Các biểu tượng trạng thái và chức năng hoạt động của điện thoại

- Thanh trạng thái trên điện thoại thông minh (Smartphone) có chức năng hiển thị các thông tin thông báo cho người dùng trong quá trình sử dụng.

Mỗi biểu tượng mang một ý nghĩa thông báo khác nhau.

- Một số biểu tượng thể hiện trạng thái và chức năng hoạt động của điện thoại.

Biểu tượng pin đầy Biểu tượng pin yếu Biểu tượng điện thoại đang sạc pin

Biểu tượng điện thoại ở

chế độ tắt âm thanh Biểu tượng điện thoại ở chế độ rung, tắt âm thanh

Biểu tượng điện thoại ở chế độ trên máy bay

Biểu tượng kết nối mạng Biểu tượng có tin nhắn mới Biểu tượng đang thực

(6)

Wi- Fi hiện cuộc gọi

Biểu tượng có cuộc gọi nhỡ

Biểu tượng chấp nhận cuộc

gọi Biểu tượng từ chối cuộc

gọi

- GV chốt các chức năng chính và biểu tượng trên điện thoại.

3.Hoạt động luyện tập, thực hành: (5 phút)

Bài tập: Chỉ và nêu tên các biểu tượng trên màn hình điện thoại dưới đây

- GV nhận xét, đánh giá.

- HS quan sát và nêu - Nhận xét

4. Hoạt động vận dụng: (3phút)

- Chia sẻ với mọi người về các biểu tượng trên màn hình điện thoại.

*Củng cố-Dặn dò:

- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành.

- GV dặn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép và tập lắp ghép trước ở nhà.

- HS nghe và thực hiện - HS nghe và thực hiện

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TOÁN

TIẾT 131. LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố cách tính vận tốc (của một chuyển động đều)

(7)

- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Năng lực giao tiếp hợp tác. Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực tư duy và lập luận toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS : SGK, vở...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu quy tắc và công thức tính vận tốc.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

Bài 1. SGK.T.139:

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Để tính vận tốc của đà điểu ta làm như thế nào ?

- GV nhận xét chốt kết quả đúng.

Bài giải Vận tốc chạy của đà điểu là:

5250 : 5 = 1050 (m/phút) Đáp số: 1050 m/phút

Bài 2. SGK.T. 140. Viết vào ô trống theo mẫu:

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV hướng dẫn mẫu.

- Củng cố cách tìm vận tốc Bài 3. SGK.T. 140:

- Đề bài cho biết những gì ? - Đề bài yêu cầu chúng ta tính gì?

- Muốn tính vận tốc của ô tô ta phải biết gì?

- GV nhận xét:

Bài giải

Quãng đường đi bằng ô tô là:

25 – 5 = 20 (km) Thời gian đi bằng ô tô là:

1 nửa giờ = 0,5 giờ Vận tốc của ô tô là:

20 : 0,5 = 40 (km/giờ) Đáp số: 40 km/giờ Bài 4. SGK.T.140:

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- HS chơi trò chơi - HS nghe

- HS ghi vở

- 1 HS đọc đề bài - HS trả lời

- Ta lấy quãng đường nó chạy chia cho thời gian chạy hết quãng đường đó.

- HS cả lớp làm bài vào vở.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc đề bài.

- Viết vào ô trống.

- HS làm vở.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc đề toán - HS trả lời

- Biết quãng đường và ô tô đi.

- HS cả lớp làm bài vào vở.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc bài toán

(8)

- Để tính được vận tốc của ca nô ta làm thế nào?

- GV nhận xét.

Đáp số: 24 km/giờ

- Vận tốc của ô tô là 24 km/giờ nghĩa là thế nào ?

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Yêu cầu HS giải bài toán: Quãng đường từ nhà An đến trường dài 1500m, An đi xe đạp hết 10 phút. Tính vận tốc của xe đạp?

- Nhận xét, chốt kết quả đúng: 150m/phút

*Củng cố, dặn dò:

- Củng cố lại nội dung bài.

- GV nhận xét tiết học.

- 1 HS tóm tắt.

- Để tính được vận tốc ô tô chúng ta cần tìm thời gian ca nô đi.

- HS làm bài vào vở.

- HS nhận xét

- Nghĩa là trung bình mỗi giờ ô tô chạy được 24km.

- HS làm bài cá nhân.

- Nêu kết quả.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

THỂ DỤC

TIẾT 49. PHỐI HỢP CHẠY VÀ BẬT NHẢY TRÒ CHƠI: “CHUYỀN NHANH, NHẢY NHANH”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tự xem phối hợp chạy và bật nhảy, chạy – nhảy – mang vác, bài tập rèn luyện kỹ năng lăn, lộn và xem trước trò chơi “chuyển nhanh, nhảy nhanh”.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện TDTT.

- Đoàn kết, nghiêm túc, tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể. Năng lực - NL vận động cơ bản- NL thể dục thể thao.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:

1. Địa điểm: Sân trường 2. Phương tiện:

+ GV chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, dây nhảy, cờ, bóng, còi, và dụng cụ phục vụ tập luyện cho HS.

+ HS chuẩn bị: Trang phục thể thao, giày tập hoặc dép quai hậu.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Nội dung LVĐ Phương pháp, tổ chức và yêu cầu

TG SL Hoạt động GV Hoạt động HS

I. Phần mở đầu Nhận lớp

5’ - GV nhận lớp, thăm

hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.

Đội hình nhận lớp







- Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho GV.

(9)

Khởi động

- Xoay các khớp..

- Ép ngang , ép dọc.

- Tập bài thể dục phát triển chung.

- Trò chơi “ Kết bạn”

2’ 2lx8n - GV HD học sinh khởi động.

- GV hướng dẫn chơi

Đội hình khởi động







- HS khởi động, chơi theo hướng dẫn của GV.

II. Phần cơ bản:

*Kiểm tra kĩ năng bật cao.

23’

1’

- GV gọi 1 -2 HS lên thực hiện.

- HS nhận xét việc thực hiện của bạn; GV nhận xét và khen HS.

Hoạt động 1

* Kiến thức.

* Ôn phối hợp chạy và bật nhảy.

7’ - GV nhắc lại kiến thức và thực hiện lại động tác.

- GV chỉ huy lớp thực hiện, kết hợp sửa sai.

Đội hình HS quan sát







- HS quan sát GV làm mẫu và nhắc lại kiến thức.

*Luyện tập

Tập đồng loạt 3 lần - GV hô (thổi còi) - HS tập theo GV.

- GV quan sát, sửa sai cho HS.

Đội hình tập đồng loạt

...

II...II....

GV

...

II...II....

- HS tập theo hướng dẫn của GV.

Tập theo tổ 3 lần - YC Tổ trưởng cho

các bạn luyện tập theo khu vực.

- GV quan sát và sửa sai cho HS các tổ.

ĐH tập luyện theo tổ ...II...

...II...

- HS tập theo hướng dẫn của tổ trưởng Thi đua giữa các 1 lần - GV tổ chức cho HS

thi đua giữa các tổ.

- Từng tổ lên thi đua, trình diễn.

Hoạt động 2:

* Kiến thức:

*Lồng ghép “Các bài

10’

- GV làm mẫu lại động tác 1 lần.

Đội hình HS quan sát

(10)

tập rèn luyện kỹ năng lăn, lộn”

- Ôn kỹ thuật lộn trước ôm gối.

*Các bước tập luyện - Ngồi xổm

- Nhổm mông

- Cúi đầu - Hạ tay

- Đẩy chân cuộn tròn.

- GV phân 2 – 3 HS thực hiện tốt giúp đỡ bạn trong nhóm đã chia.

- GV tới từng nhóm hỗ trợ và giúp đỡ.

- GV tổ chức cho HS tập. GV hỗ trợ một số HS yếu.







- HS quan sát GV làm mẫu và nhắc lại kiến thức.

Tập đồng loạt 3 lần - GV hô (thổi còi) - HS tập theo GV.

- GV quan sát, sửa sai cho HS.

Đội hình tập đồng loạt







- HS tập theo hướng dẫn của GV.

Tập luyện Theo nhóm đôi

3 lần - GV chia nhóm tập luyện

- GV quan sát giúp đỡ HS.

ĐH tập luyện theo cặp





GV





HS tập theo GV

Thi đua 1 lần - GV cho 1- 2 HS thi

lăn lộn.

- GV nhận xét và tuyên dương.

- HS thi đua đạt thành tích cao.

* Vận dụng 1’ - GV cho HS nhận biết

đúng, sai trên tranh ảnh có tập luyện động tác.

ĐH vận dụng kiến thức.

3 hàng ngang

- HS cùng GVvận dụng kiến thức.

Hoạt động 3

* Trò chơi: “Chuyền nhanh, nhảy nhanh”

5’ - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức chơi trò chơi cho HS.

- Nhận xét, tuyên dương, và xử phạt người (đội) thua cuộc

Đội hình chơi trò chơi



 II







 II







 II





(11)

GV

- HS chơi theo hướng dẫn của GV.

* Bài tập PT thể lực: 3’ - GV cho HS chạy 50m xuất phát cao.

ĐH phát triên thể lực

II...

II...

II...

GV

- HS làm theo hướng dẫn của GV.

III. Kết thúc

*Thả lỏng

* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.

HD HS tự ôn ở nhà.

* Xuống lớp

Gv hô “ Giải tán” ! HS hô “ Khỏe”!

3’ 2lx8n - GV hướng dẫn thả lỏng

- Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của HS.

- VN ôn bài và chuẩn bị bài sau.

ĐH thả lỏng







GV

- HS thực hiện thả lỏng ĐH kết thúc 3 hàng

ngang

* Kiến thức chung:

- Rửa tay sau tập luyện.

- HS hình thành kĩ năng, biết giữ vệ sinh cá nhân sau luyện tập và chăm sóc bảo vệ sức khỏe nâng cao phòng chống dịch bệnh covid- 19 rửa tay đúng 6 bước chuẩn của bộ y tế.

1 lần - GV cho HS xếp hàng ra khu vực có vòi nước rửa tay.

- GV cho HS lần lượt rửa tay.

- HS quan sát GV hướng dẫn các rửa tay.

- HS thực hành rửa tay theo hướng dẫn.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NG: 19/3/2022

NG: Thứ 3 ngày 22 tháng 3 năm 2022

TOÁN

(12)

TIẾT 132. QUÃNG ĐƯỜNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cách tính quãng đường đi của một chuyển động đều.

- Vận dụng để giải bài toán về tính quãng đường của chuyển động đều.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Năng lực giao tiếp hợp tác. Năng lực tự chủ và tự học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS : SGK, vở...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu quy tắc và công thức tính vận tốc.

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng.

- HS chơi trò chơi.

- HS nghe.

- HS ghi vở.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (12 phút) Hoạt động 1: Hình thành cách tính

quãng đường của một chuyển động đều.

a. Bài toán 1:

- GV đưa toán.

- Em hiểu câu: Vận tốc ô tô 42,5km/giờ như thế nào?

- Ô tô đi trong thời gian bao lâu?

- Biết ô tô mỗi giờ đi được 42,5km và đi trong 4 giờ, em hãy tính quãng đường của ô tô đi được?

- GV yêu cầu HS trình bày bài toán.

- 42,5km/giờ là gì của chuyển động của ô tô?

- 4 giờ là gì của chuyển động của ô tô?

- Trong bài toán trên, để tính quãng đường của ô tô đã đi được chúng ta làm thế nào?

- GV khẳng định: Đó chính là quy tắc tính quãng đường, muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.

- GV nêu: Biết quãng đường là s, vận tốc là v, thời gian là t, hãy viết công thức tính quãng đường.

b. Bài toán 2:

- GV đưa bài toán

- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.

- Muốn tính quãng đường của người đó ta làm như thế nào?

- 2 HS đọc trước lớp.

- Tức là mỗi giờ ô tô đi được 42,5km.

- Ô tô đi trong 4 giờ.

- Quãng đường ô tô đi được là:

42,5 x 4 = 170 (km)

- 1 HS trình bày lời giải của bài toán.

- Là vận tốc quãng đường ô tô đi trong 1 giờ.

- Là thời gian ô tô đã đi.

- Chúng ta lấy vận tốc nhân với thời gian.

- 3 HS nhắc lại quy tắc.

- HS viết ra nháp.

s = v x t

- 1 HS đọc

- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp:

Vận tốc: 12km/giờ Thời gian: 2 giờ 30 phút Quãng đường : ....km?

(13)

- Vận tốc của người đi xe đạp được tính theo đơn vị nào?

- Vậy thời gian đi phải tính theo đơn vị nào cho phù hợp?

- GV nhận xét.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (20 phút)

Bài 1. SGK.T.141:

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- GV yêu cầu HS tóm tắt đề toán.

- Để tính được quãng đường ca nô đã đi chúng ta phải làm như thế nào?

- Nhận xét.

Bài giải

Quãng đường ô tô đã đi được là:

15,2 x 3 = 45,6 (km) Đáp số: 45,6 km - Củng cố cách tính quãng đường.

Bài 2. SGK.T.141:

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Để tính được quãng đường người đó đi được chúng ta phải làm như thế nào?

- GV nhận xét.

Bài giải 15 phút = 0,25 giờ

Quãng đường xe đạp đã đi được là:

12,6 x 0,25 = 3,15 (km) Đáp số: 3,15 km Bài 3. SGK.T.141:

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Để tính được quãng đường AB chúng ta phải biết gì?

- GV nhận xét.

Bài giải

Thời gian xe máy đó đi từ A đến B là:

11 giờ - 8 giờ 20 phút = 8/3 giờ Quãng đường từ A đến B là:

42 x 8/3 = 112 (km) Đáp số: 112 km

- Ta lấy vận tốc nhân với thời gian.

- Vận tốc của người đi xe đạp được tính theo đơn vị km/giờ.

- Thời gian phải tính bằng đơn vị giờ.

- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

Bài giải

2 giờ 30 phút = 2,5 giờ.

Quãng đường người đó đi được là:

12 x 2,5 = 30 (km) Đáp số: 30km

- 1 HS đọc đề bài - HS tóm tắt:

Vận tốc: 15,2 km/giờ Thời gian: 3 giờ Quãng đường: ....km?

- Ta lấy vận tốc của ô tô nhân với thời gian đã đi.

- HS làm bài vào vở.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc đề bài - 1 HS tóm tắt:

Vận tốc: 12,6 km/giờ Thời gian: 15 phút Quãng đường: ...km?

- Chúng ta phải đổi thời gian về giờ.

- HS làm bài vào vở.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc đề bài - HS nêu.

- Phải biết thời gian đi của xe máy.

- HS làm bài vào vở.

- Nhận xét bài làm của bạn.

(14)

4. Hoạt động vận dụng: (3phút) - Cho HS giải bài toán sau:

Một người đi xe đạp trên quãng đường dài 25km hết 1 giờ 40 phút. Tính vận tốc của người đó ?

*Củng cố, dặn dò:

- Hãy nêu lại quy tắc và công thức tính quãng đường?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau

- Chia sẻ với mọi người cách tính vận tốc của chuyển động khi biết quãng đường và thời gian.

- HS giải

Bài giải Đổi 1 giờ 40 phút = 1

3

2 giờ =

3 5 giờ Vận tốc của người đó là:

25 :35 = 15 ( km/giờ) Đáp số: 15 km/giờ

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT

TIẾT 54. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

(Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn BT2.

- Ham tìm tòi, khám phá kiến thức. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, bảng nhóm.

- HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Cho HS hát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL - Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.

- Yêu cầu HS đọc bài bốc thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- GV nhận xét đánh giá.

Bài 2: HĐ cá nhân

- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút)

- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu

(15)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Gọi HS đọc bài văn - GV đọc mẫu bài văn.

- Yêu cầu HS đọc chú giải SGK - Yêu cầu HS làm bài

- Trình bày kết quả

+ Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương?

+ Điều gì gắn bó tác giả với quê hương?

+ Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài?

+ Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn?

- Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi - Một HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS nghe

- 1 HS đọc phần chú giải sau bài.

- HS đọc thầm lại bài văn và làm bài, 1 HS làm bài bảng nhóm, chia sẻ kết quả + Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.

+ Vì quê hương gắn liền với nhiều kỉ niệm của tuổi thơ.

+ Tất cả các câu trong bài đều là câu ghép.

+ Các từ ngữ được lặp lại: tôi, mảnh đất.

Các từ ngữ được thay thế:

* Cụm từ mảnh đất cọc cằn thay cho làng quê tôi.

* Cụm từ mảnh đất quê hương thay cho mảnh đất cọc cằn.

* Cụm từ mảnh đất ấy thay cho mảnh đất quê hương.

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút) - Nhắc lại lại nội dung chính bài học.

*Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà làm bài nhẩm lại BT2; chuẩn bị ôn tập tiết 4.

- HS nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT

TIẾT 27. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

(Tiết 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu học kỳ II (BT2).

- Ham tìm tòi, khám phá kiến thức. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng nhóm.

- HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

(16)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS hát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút) Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL

- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc

- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- GV nhận xét đánh giá.

Bài 2: HĐ cá nhân

- Gọi Học sinh đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - Giáo viên nhận xét, kết luận

Bài 3: HĐ cá nhân

- Gọi Học sinh đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài. Chọn viết dàn ý cho bài văn miêu tả mà em thích.

- Trình bày kết quả

- Giáo viên nhận xét, kết luận

- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút)

- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS tra mục lục và tìm nhanh các bài đọc là văn miêu tả sau đó chia sẻ:

- Có 3 bài văn miêu tả. Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Học sinh làm bài, 3 HS viết dàn ý vào bảng nhóm, mỗi HS 1 bài khác nhau.

1) Phong cảnh đền Hùng:

+ Dàn ý: (Bài tập đọc chỉ có thân bài) - Đoạn 1: Đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh.

- Đoạn 2: Phong cảnh xung quanh khu đền.

- Đoạn 3: Cảnh vật trong khu đền.

+ Chi tiết hoặc câu văn em thích; Thích chi tiết “Người đi từ đền Thượng ……

toả hương thơm.”

2) Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân.

* Dàn ý:

- Mở bài: Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.

- Thân bài:

+ Hoạt động lấy lửa và chuẩn bị nấu cơm.

+ Hoạt động nấu cơm.

- Kết bài: Niềm tự hào của người đạt giả.

* Chi tiết hoặc câu văn em thích: Em thích chi tiết thanh niên của đội thi lấy lửa.

(17)

3) Tranh làng Hồ.

* Dàn ý: (Bài tập đọc là một trích đoạn chỉ có thân bài)

- Đoạn 1: Cảm nghĩ của tác giả về tranh làng Hồ và nghệ sĩ dân gian.

- Đoạn 2: Sự độc đáo nội dung tranh làng Hồ.

- Đoạn 3: Sự độc đáo kĩ thuật tranh làng Hồ.

* Chi tiết hoặc câu văn em thích.

Em thích những câu văn viết về màu trắng điệp. Đó là sự sáng tạo trong kĩ thuật pha màu của tranh làng Hồ.

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Trong các bài tập đọc là văn miêu tả kể trên, em thích nhất bài nào? Vì sao?

*Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà luyện tập viết văn miêu tả.

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

LỊCH SỬ

TIẾT 27. HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết tháng 4-1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7-1976:

+ Tháng 4-1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.

+ Cuối tháng 6, đầu tháng 7-1976 Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca,Thủ đô và đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nêu được nội dung của kì họp thứ nhất, quốc hội khoá VI, ý nghĩa của cuộc bầu cử quốc hội thống nhất 1976.

- Yêu thích môn học. Năng lực hiểu biết cơ bản về lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ, ảnh tư liệu…

- HS : SGK, vở...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Cho HS hát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27 phút)

(18)

Hoạt động 1: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc SGK và tả lại không khí của ngày Tổng tuyển cử Quốc hội khoá VI

+ Ngày 25 - 4 - 1976, trên đất nước ta diễn ra sự kiện gì?

+ Quang cảnh Hà Nội, Sài Gòn và khắp nơi trên cả nước trong ngày này như thế nào?

+ Tinh thần của nhân dân ta trong ngày này ra sao?

+ Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trên cả nước ngày 25-4-1976?

- GV tổ chức cho HS trình bày diễn biến của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.

+ Vì sao nói ngày 25-4-1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta?

Hoạt động 2: Nội dung của kì họp thứ nhất, quốc hội khoá VI, ý nghĩa của cuộc bầu cử quốc hội thống nhất 1976.

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Sự kiện bầu cử Quốc hội khoá VI gợi cho ta nhớ tới sự kiện lịch sử nào trước đó?

- HS đọc SGK

- Ngày 25 - 4 - 1976, Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.

- Hà Nội, Sài Gòn và khắp nơi trên cả nước tràn ngập cờ, hoa, biểu ngữ.

- Nhân dân cả nước phấn khởi thực hiện quyền công dân của mình. Các cụ già tuổi cao, sức yếu vẫn đến tận trụ sở bầu cử cùng con cháu. Các cụ muốn tự tay bỏ lá phiếu của mình. Lớp thanh niên 18 tuổi thể hiện niềm vui sướng vì lần đầu tiên được vinh dự cầm lá phiếu bầu Quốc hội thống nhất.

- Chiều 25-4-1976, cuộc bầu cử kết thúc tốt đẹp, cả nước có 98,8% tổng số cử tri đi bầu cử.

- Vì ngày này là ngày dân tộc ta hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh hi sinh gian khổ.

- HS làm việc cá nhân, cùng đọc SGK và rút ra kết luận: Kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI đã quyết định:

+ Tên nước ta là: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Quốc kì: Cờ nền đỏ có ngôi sao vàng ở giữa.

+ Quốc ca: Bài hát: Tiến quân ca + Quyết định Quốc huy

+ Thủ đô: Hà Nội

+ Đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định: Thành phố Hồ Chí Minh

- Gợi cho ta nhớ đến ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đó, ngày 6-1-1946 toàn dân ta đi bầu Quốc

(19)

- Những quyết định của kì họp đầu tiên, Quốc hội khoá VI thể hiện điều gì?

* GV nhấn mạnh: Việc bầu cử và kì họp Quốc hội đầu tiên có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Từ đây nước ta có bộ máy nhà nước chung thống nhất tạo điều kiện cho cả nước ta cùng đi lên CNXH.

hội khoá I, lập ra Nhà nước của chính mình.

- Thể hiện sự thống nhất đất nước cả về mặt lãnh thổ và Nhà nước.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (5 phút) - Quốc hội đầu tiên của Quốc hội thống nhất có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

- HS nêu: Từ đây nước ta có bộ máy Nhà nước chung thống nhất, tạo điều kiện để cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút) - Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài học.

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học.

- Hãy tìm hiểu thêm những quyết định quan trọng trong kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI?

- HS nêu.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NG: 20/3/2022

NG: Thứ 4 ngày 23 tháng 3 năm 2022

TOÁN

TIẾT 133. LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Luyện tập về tính quãng đường trong toán chuyển động đều.

- Rèn luyện kĩ năng làm tính.

- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS : SGK, vở.

III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5phút) - Chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

- Tính quãng đường biết:

v = 15km/giờ; t = 3 giờ v = 1,8 m/phút; t = 12 phút - Nêu quy tắc tính quãng đường?

- 2 HS lên làm bài.

- HS nghe.

(20)

- GV nhận xét.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32phút) Bài 1. SGK.T.141:

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

- GV nhận xét: 130 km; 1,47 km; 24 km - Củng cố cách tính quãng đường.

- HS ghi vở.

- 1 HS đọc đề bài.

- HS bài tập yêu cầu chúng ta tính quãng đường.

- Lớp làm bài vào vở.

- 1 HS nhận xét.

Bài 2. SGK.T.141:

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tính quãng đường AB ta phải biết gì?

- GV nhận xét.

Bài giải

Thời gian ô tô đi từ A đến B là:

12 giờ 15 phút - 7 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút 4 giờ 45 phút = 4,75 giờ

Quãng đường người đó đi được là:

46 x 4,75 = 218,5 (km) Đáp số: 218,5 km.

Bài 3. SGK.T.141:

- Tổ chức tương tự bài 2: Đáp số: 2km Bài 4. SGK.T. 141:

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn tính quãng đường di chuyển của Kăng- gu-ru ta làm ntn?

- GV nhận xét.

Bài giải 1 phút 15 giây = 75 giây

Quãng đường Kang-gu-ru đi được là:

14 x 75 = 1050 (km) Đáp số: 1050 km - Củng cố cách tính quãng đường.

3. Hoạt động vận dụng: (3phút) - Nêu cách tính quãng đường?

*Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn lại và làm các bài tập trong SGK.

- 1 HS đọc đề toán.

- HS nêu.

- Biết thời gian ô tô đó đã đi.

- 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.

- 1 HS nhận xét.

- HS làm tương tự bài 2.

- 1 HS đọc đề toán.

- HS nêu.

- Lấy vận tốc của nó nhân với thời gian nó di chuyển.

- Lớp làm bài vào vở.

- 1 HS nhận xét.

- HS nêu.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

(21)

TIẾNG VIỆT

TIẾT 54. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

(Tiết 5)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe- viết đúng chính tả bài Bà cụ bán hàng nước chè, tốc độ viết khoảng 100 chữ / 15 phút.

- Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình cụ già, biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả.

- Ham tìm tòi, khám phá kiến thức. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Một số tranh ảnh về các cụ già - HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Cho HS hát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

Hoạt động 1: Nghe viết

- Gọi HS đọc bài chính tả “Bà cụ bán hàng nước chè”.

- Giáo viên đọc lại bài chính tả “Bà cụ bán hàng nước chè”, giọng thong thả, rõ ràng.

- Cho HS nêu tóm tắt nội dung bài.

- Yêu cầu HS tìm từ dễ viết sai chính tả.

- Luyện viết từ khó.

- Giáo viên đọc cho HS viết bài.

- Chấm, chữa bài.

- Giáo viên đọc cho HS soát lại bài.

- GV chấm bài và nhận xét bài viết.

Hoạt động 2: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu, chia sẻ theo câu hỏi:

+ Đoạn văn vừa viết miêu tả đặc điểm về ngoại hình hay tính cách của bà cụ bán hàng nước chè?

+ Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình?

+ Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào?

- Yêu cầu HS làm bài - Trình bày kết quả - GV nhận xét

- HS đọc.

- Cả lớp theo dõi.

- Tả gốc bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng.

+ Tuổi già, tuồng chèo … - HS luyện viết từ khó.

- Học sinh nghe và viết bài.

- Học sinh theo dõi soát bài và chữa lỗi.

- HS đọc yêu cầu + Tả ngoại hình.

+ Tả tuổi của bà.

+ Bằng cách so sánh với cây bàng già, đặc tả mái tóc bạc trắng.

- HS viết đoạn văn vào vở, 1 HS làm bài vào bảng nhóm, chia sẻ kết quả - HS nối tiếp đọc đoạn văn của mình.

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Khi viết văn miêu tả ngoại hình của một cụ - HS nêu

(22)

già, em cần chú ý đến đặc điểm gì ?

*Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Viết một đoạn văn tả ngoại hình bà của em.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT

TIẾT 54. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

(Tiết 6)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu theo yêu cầu của BT2.

- Ham tìm tòi, khám phá kiến thức. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ

- HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Cho HS hát

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

Bài 1 : Ôn luyện tập đọc và HTL - Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc

- Yêu cầu HS đọc bài bốc thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- GV nhận xét đánh giá.

Bài 2 : HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu của bài, suy nghĩ, làm bài cá nhân, dùng bút chì điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để liên kết câu.

- Trình bày kết quả.

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.

- 1 HS đọc lại lời giải đúng.

- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút)

- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.

- HS đọc yêu cầu của bài - HS làm bài vào vở.

- HS nối tiếp nhau trình bày bài làm của mình

a) Con gấu càng leo lên cao thì khoảng cách giữa nó và tôi càng gần lại. Đáng gờm nhất là những lúc mặt nó quay vòng về phía tôi: chỉ một thoáng gió

(23)

vẩn vơ tạt từ hướng tôi sang nó là “mùi người” sẽ bị gấu phát hiện. Nh ưng xem ra nó đang say bộng mật ong hơn tôi.

b) Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau, chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa tím.

Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa.

c) Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng loá cửa biển.

Xóm lưới cũng ngập trong ánh nắng đó. Sứ nhìn những làn gió bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển. Sứ còn thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óng ánh phất phơ bên cạnh những vạt lưới đen ngăm trùi trũi.

Nắng sớm đẫm chíếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt Sứ, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi vai tròn trịa của chị.

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Vận dụng cách liên kết câu vào nói và viết.

*Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học

- Yêu cầu HS về nhà làm nhẩm lại các BT 1,2 ; chuẩn bị giấy bút làm bài kiểm tra viết.

- HS nghe và thực hiện.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

KHOA HỌC

TIẾT 53. ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập về: Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.

Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con. Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số loài đại diện.

- Biết được sự sinh sản của động vật và thực vật.

- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm. Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ, Phiếu học tập.

- HS : SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

(24)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền":

+ Nêu tên một số loài thú ở trong rừng + Kể tên loài thú ăn thịt và loài thú ăn cỏ.

+ Nêu những nét chung về sự sinh sản và nuôi dạy con của hổ và hươu.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32 phút)

Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập

Câu 1: Tìm xem mỗi tấm phiếu có nội dung dưới đây phù hợp với chỗ …… nào trong câu.

a. Sinh dục b. Nhị c. Sinh sản d. Nhụy

Câu 2: Tìm xem mỗi chú thích phù hợp với số thứ tự nào trong hình

Câu 3:Trong các cây dưới đây, cây nào có hoa thụ phấn nhờ gió, cây nào có hoa thụ phấn nhờ côn trùng

Câu 4: Tìm xem mỗi tấm phiếu có nội dung dưới đây phù hợp với chỗ …….. nào trong câu.

a. Trứng b. Thụ tinh c. Cơ thể mới d. Tinh trùng e. Đực và cái

Câu 5: Trong các động vật dưới đây, động vật nào đẻ trứng, động vật nào đẻ con?

+ Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ.

+ 1: nhuỵ + 2: nhị

+ Cây hoa hồng (a) và cây hoa hướng dương (c) là hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Cây ngô (3) thụ phấn nhờ gió.

+ Đa số loài vật chia thành 2 giống:

đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực sinh ra tinh trùng (d). Con cái có cơ quan dục cái tạo ra trứng (a) + Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là sự thụ tinh. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của cả bố và mẹ.

+ Những động vật đẻ con: sư tử, hươu cao cổ.

+ Những động vật đẻ trứng: chim cánh cụt, cá vàng.

- Yêu cầu HS làm bài tập sau:

1. Chọn các từ trong ngoặc (sinh dục, nhị, sinh sản, nhuỵ) để điền vào chỗ… trong các câu cho phù hợp

Hoa là cơ quan ………..của những loài thực vật có hoa. Cơ quan

……….đực gọi là……cơ quan sinh dục cái gọi là…………

2. Viết chú thích vào hình cho đúng:

3. đánh dấu x vào cột cho đúng:

(25)

Tên cây Thụ phấn nhờ gió Thụ phấn nhờ côn trùng Râm bụt

Hướng dương Ngô

4. Chọn các cụm từ cho trong ngoặc (trứng, thụ tinh, cơ thể mới, tinh trùng, đực và cái) để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

- Đa số các loài vật chia thành hai giống………..Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra………Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra………..

- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là………….hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành…………., mang những đặc tính của bố và mẹ

5.

Tên động vật Đẻ trứng Đẻ con

Sư tử

Chim cánh cụt Hươu cao cổ Cá vàng

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Qua bài học, em biết được điều gì ? Chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường xung quanh?

*Củng cố-Dặn dò:

- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ.

- Dặn HS học thuộc bài. Tìm hiểu, sưu tầm tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên.

- HS nêu.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NG: 21/3/2022

NG: Thứ 5 ngày 24 tháng 3 năm 2022

TOÁN

TIẾT 134. THỜI GIAN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hình thành cách tính thời gian của một chuyện động đều.

- Vận dụng để giải bài toán về tính thời gian của chuyển động đều.

- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS : SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

(26)

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" để: Nêu cách tính vận tốc, quãng đường.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi.

- HS nghe.

- HS ghi vở.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (12 phút) Hoạt động 1: Hình thành cách tính

quãng đường của một chuyển động đều.

a. Bài toán 1:

- GV đưa bài toán.

- Em hiểu câu: vận tốc của ô tô 42,5km/giờ ntn?

- Ô tô đi được quãng đường dài bao nhiêu km?

- Biết ô tô mỗi giờ đi được 42,5 km và đi được 170 km. Em hãy tính thời gian để ô tô đi hết quãng đường đó?

- 42,5km/giờ là gì của chuyển động của ô tô ?

- 170km là gì của chuyển động của ô tô.

- Trong bài toán, để tính thời gian của ô tô chúng ta làm thế nào ?

- GV khẳng định: Đó chính là quy tắc tính thời gian, muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.

- GV nêu: Biết quãng đường là s, vận tốc là v, thời gian là t, hãy viết công thức tính thời gian.

b. Bài toán 2:

- GV đưa bài toán

- Muốn tính thời gian đi hết quãng đường sông của ô tô ta làm ntn?

- GV nhận xét bài làm của HS.

- 1 HS đọc bài toán.

- Mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km.

- 170km.

- 170 : 42,5 = 4 (giờ)

- Là vận tốc ô tô đi được trong 1 giờ.

- Là quãng đường ô tô đã đi được.

- Chúng ta lấy quãng đường ô tô đã đi được chia cho vận tốc của ô tô.

- 2 HS nhắc lại quy tắc.

- HS cả lớp viết ra giấy nháp, 1 HS viết bảng lớp

t = s : v - 1 HS đọc

- 1 HS tóm tắt:

v: 36 km/giờ s: 42 km t: …?

- Ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài ra nháp

Bài giải

Thời gian đi của ca nô là:

42 : 36 = 67 (giờ)

6

7 giờ = 161 giờ = 1 giờ 10 phút Đáp số: 1 giờ 10 phút 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (20 phút)

(27)

Bài 1. SGK.T.143:

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- GV nhận xét:

*Kết quả:

2,5 giờ; 2,25 giờ; 1,75 giờ; 2,25 giờ - Củng cố cách tìm thời gian.

Bài 2. SGK.T.143:

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- GV nhận xét.

*Kết quả:

a) 1 giờ 45 phút b) 15 phút Bài 3. SGK.T.143:

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Muốn biết máy bay tới nơi lúc mấy giờ ta phải biết gì?

- GV nhận xét.

Bài giải Thời gian máy bay bay là:

2150 : 860 = 2,5 (giờ) = 2 giờ 30 phút Thời gian máy bay tới nơi là:

8 giờ 45 phút + 2 giờ 30 phút = 11 giờ 15 phút

Đáp số: 11 giờ 15 phút

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Viết số thích hợp vào ô trống.

- Lớp làm bài vào vở.

- HS nhận xét.

- HS đọc yêu cầu và thực hiện.

- Lớp làm bài vào vở.

- HS nhận xét.

- 1 HS đọc bài toán.

- HS nêu.

- Ta phải tìm thời gian máy bay bay.

- Lớp làm bài vào vở.

- HS nhận xét.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút) - GV chốt: s = v x t

v = s : t t = s : v

- Nêu cách tính thời gian?

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học.

- Chia sẻ với mọi người cách tính thời gian khi biết vận tốc và quãng đường của một chuyển động đều.

- HS nghe

- HS nêu.

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

TIẾNG VIỆT

TIẾT 55. KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

(Đề của trường)

...

ĐỊA LÍ

TIẾT 27. CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI

(28)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ghi nhớ tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.

- Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ), hoặc trên quả Địa cầu. Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.

- Chăm chỉ, trách nhiệm. Năng lực hiểu biết cơ bản về địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá địa lí, năng lực vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Bản đồ thế giới.

+ Quả địa cầu, tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực.

- HS : SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với nội dung:

+ Dân cư lục địa Ô- xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau ?

+ Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của châu Nam Cực ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27 phút) Hoạt động 1 : Vị trí của các đại dương

- Trên thế giới có mấy đại dương? Đó là những đại dương nào ?

- GV yêu cầu HS tự quan sát H1 trang 130 SGK và hoàn thành bảng thống kê.

- HS báo cáo kết quả thảo luận, mỗi đại dương mời 1 HS báo cáo

- GV nhận xét, kết luận.

Hoạt động 2: Một số đặc điểm của Đại Dương

- Có 4 đại dương : Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương

- HS quan sát H 1, 2 th o lu n nhóm ho n th nh b i t p sauà à à ậ  :

Tên đại dương

Giáp với châu lục

Giáp với đại dương Thái Bình

Dương Ấn Độ dương, Đại Tây Dương

- 4 HS lần lượt báo cáo kết quả tìm hiểu về 4 đại dương

- Các HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến.

- HS thảo luận nhóm rồi báo cáo kết quả trước lớp

(29)

+ Nêu diện tích của từng đại dương ?

+ Xếp các đại dương từ lớn đến nhỏ theo diện tích ?

+ Cho biết Đại Dương có độ sâu trung bình lớn nhất.

+ Độ sâu lớn nhất thuộc về Đại Dương nào?

- GVKL:

+ Ấn Độ Dương rộng 75 triệu km2, ...

+ Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.

+ Đại Dương có độ sâu trung bình lớn nhất: Thái Bình Dương.

+ Độ sâu lớn nhất thuộc về: Thái Bình Dương.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (5 phút)

*Thi kể về các đại dương

- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm trưng bày tranh ảnh, bài báo, câu chuyện, thông tin để giới thiệu với các bạn

- HS làm việc theo nhóm, dán các tranh ảnh, bài báo, câu chuyện mình sưu tầm được.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút) - GV chốt lại ND bài học

- Quan bài học hôm nay, các em biết được điều gì?

- Biển Đông của nước ta thuộc đại dương nào?

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét chung tiết học.

- Về nhà tìm hiểu thêm về đại dương mà em thích.

- HS nghe - HS nêu

- Thái Bình Dương

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

NS: 22/3/2022

NG: Thứ 6 ngày 25 tháng 3 năm 2022

TOÁN

TIẾT 135. LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố cách tính thời của một chuyển động.

- Giải các bài toán về tính thời gian của chuyển động.

- Giáo dục HS tính chính xác, khoa học. Giáo dục HS ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tính toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, máy chiếu.

- HS : SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”

- Tính thời gian biết:

s = 125 km v = 45km/giờ

- 2 HS lên bảng làm bài.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

- Biết vận dụng kiến thức vào làm các bài tập, làm nhanh, làm đúng 2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

+ Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.. II. CÁC HOẠT

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm

- Biết vận dụng kiến thức vào làm các bài tập, làm nhanh, làm đúng 2. Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn

Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY