• Không có kết quả nào được tìm thấy

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS làm thành thạo các bài tập có liên quan đến viết các số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.

2. Kỹ năng:

- Biết viết số có ba chữ số thành tổng của số trăm, số chục, số đơn vị và ngược lại.

3. Thái độ:

- HS phát triển tư duy. Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-GV: Bảng phụ, sách giáo khoa, vở bài tập toán.

- HS: Vở bài tập toán, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 1, cả lớp làm bài ra giấy nháp.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: (2’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2.HD và viết số có 3 chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị: (10')

- GV viết lên bảng số 375 và hỏi: Số 375 gồm mấy trăm, chục, đơn vị?

- Dựa vào việc phân tích số 375 thành các trăm, chục, đơn vị như trên, ta có thể viết số này thành tổng như sau:

375 = 300 + 70 + 5

+ 300 là giá trị của hàng trong số 375?

+ 70 là giá trị của hàng trong số 375?

- 5 là giá trị của hàng đơn vị, việc viết số 375 thành tổng các trăm, chục, đơn vị chính là phân tích số này thành tổng các trăm, chục, đơn vị.

- GV yêu cầu HS phân tích các số 456, 764, 893 thành tổng các trăm, chục, đơn vị.

- GV nêu số 820 và yêu cầu HS lên bảng thực hiện phân tích các số này, dưới lớp làm bài ra giấy nháp.

- GV nêu: Với các số hàng đơn vị bằng 0 ta không cần viết vào tổng, vì số nào cộng với 0 cũng vẫn bằng với chính số đó

- GV YCHS phân tích số 703 sau đó rút ra chú ý: Với các số có hàng chục là 0

- 2 HS lên bảng làm bài tập 1, cả lớp làm bài ra giấy nháp.

13m +62km =75mm 3km x 2 = 6km 46km - 14km = 32km 24m : 4m = 6m 15mm : 3 = 5mm 35m + 24m = 59m - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- Số 375 gồm 3 trăm, 7 chục và 5 đơn vị.

- HS lắng nghe.

+ 300 là giá trị của hàng trăm.

+ 70(hay 7chục) là giá trị của hàng chục - HS lắng nghe.

- HS phân tích số.

456 = 400 + 50 + 6 764 = 700 + 60 + 4 893 = 800 + 90 + 3 - HS có thể viết:

820 = 800 + 20 + 0 820 = 800 + 20 - HS lắng nghe.

- HS phân tích: 703 = 700 + 3

chục, ta không viết vào tổng, vì số nào cộng với 0 cũng vẫn bằng chính số đó - GV yêu cầu HS phân tích các số 450, 707, 803 thành tổng các trăm, chục, đơn vị.

- GV nhận xét, tuyên dương.

2. Luyện tập, thực hành:

Bài 1: Viết (theo mẫu) (5’) -GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV gọi HS đọc mẫu trong vở bài tập.

- GV YC HS tự làm bài vào vở bài tập, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ, lớp theo dõi nhận xét.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV yêu cầu HS đọc các tổng vừa viết được.

Bài 2: Nối (theo mẫu) (5’) - GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: Viết theo mẫu: (5’)

- HS phân tích số theo yêu cầu:

450 = 400 + 50 803 = 800 + 3 707 = 700 + 7 - HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS đọc mẫu trong vở bài tập.

- HS tự làm bài vào vở bài tập, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

- 2 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ, lớp theo dõi nhận xét.

275: 2 trăm 7 chục 5 đơn vị 275 = 200 + 70 + 5 364: 3 trăm 6 chục 4 đơn vị 364 = 300 + 60 + 4 519: 5 trăm 1 chục 9 đơn vị 519 = 500 + 10 + 9 921: 9 trăm 2 chục 1 đơn vị 921 = 900 + 20 + 1 753: 7 trăm 5 chục 3 đơn vị

753 = 700 + 50 + 3.

468: 4 trăm 6 chục 8 đơn vị 468 = 400 + 60 + 8 - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc theo yêu cầu.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- 1 HS lên bảng làm bài vào bảng phụ.

+ 178 nối với 100 + 70 + 8.

+ 532 nối với 500 + 30 + 2.

+ 914 nối với 900 + 10 + 4.

+ 207 nối với 200 + 7.

+ 520 nối với 500 + 20.

+ 603 nối với 600 + 3.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV hướng dẫn mẫu:

458 = 400 + 50 + 8.

- GV YC HS tự làm bài vào vở bài tập - GV gọi 2 HSlên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: Viết (theo mẫu): (5’) - GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS theo dõi.

HS tự làm bài vào vở bài tập.

- 2 HSlên bảng làm bài lớp theo dõi nhận xét.

391 = 300 + 90 + 1 916 = 900 +10+ 6 273 = 200 + 70 + 3 500 = 500 + 2 760 = 700 + 60+ 2

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở bài tập.

+ Số 951 gồm 9 trăm 5 chục và 1 đơn vị + Số 728 gồm 7 trăm 2 chục và 8 đơn vị + Số 207 gồm 2 trăm 0 chục và 7 đơn vị - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

NS: 05/04/2021 NG: 16/04/2021

Thứ sáu, ngày 16 tháng 04 năm 2021

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 30: NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Nghe kể và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Qua suối bài tập 1.

2.Kĩ năng:

- Viết được câu trả lời cho câu hỏi ở bài tập 1, bài tập 2.

3.Thái độ:

- HS yêu thích môn học.

* Giáo dục ANQP: Kể chuyện sự chịu đựng khó khăn gian khổ của Bác Hồ và chú bộ đội trong kháng chiến.

* Giáo dục TTHCM: Qua câu chuyện qua suối,giúp HS hiểu được tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ đối với mọi người.Từ đó rút ra bài học cho bản thân:Cần quan tâm đến mọi người xung quanh, làm việc gì cũng phải nghĩ tới người khác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, sách giáo khoa, bài tập TV.

- HS: Vở bài tập TV, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện " Sự tích hoa dạ lan hương", lớp theo dõi nhận xét.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: (2’)

- Trong tiết Tập làm văn hôm nay, các em sẽ tiếp tục được rèn kĩ năng nghe.

Cô sẽ kể cho các em nghe một mẩu chuyện về Bác Hồ - câu chuyện Qua suối. Các em phải lắng nghe chăm chú để nhớ câu chuyện, sau đó trả lời được 4 câu hỏi về nội dung câu chuyện; viết trả lời cho câu hỏi d trong bài tập 1.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1: (15’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài và 4 câu hỏi.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nói về nội dung tranh.

- GV kể chuyện 3 lần với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng; giọng Bác ân cần; giọng anh chiến sĩ hồn nhiên.

- GV kể chuyện lần 1, yêu cầu HS và quan sát lại bức tranh.

- GV gọi HS đọc lại 4 câu hỏi dưới tranh.

- GV kể chuyện lần 2 vừa kể vừa giới thiệu lại tranh.

- GV kể chuyện lần 3 và trả lời câu hỏi.

+ Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu?

+ Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ?

+ Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì ?

+ Câu chuyện "Qua suối" nói nên điều gì về Bác Hồ ?

- 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện " Sự tích hoa dạ lan hương", lớp theo dõi nhận xét.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS đọc yêu cầu đề bài và 4 câu hỏi.

- HS quan sát tranh và nói về nội dung tranh: Bác Hồ và mấy anh chiến sĩ đứng bên bờ suối. Dưới suối, có một chiến sĩ đang kê lại hòn đá bị kênh.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và quan sát lại bức tranh.

- HS đọc lại 4 câu hỏi dưới tranh.

trả lời câu hỏi.

- HS quan sát tranh và lắng nghe.

- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.

+ Bác và các anh chiến sĩ đi công tác.

+ Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi, một chiến sĩ sẩy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh.

+ Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác đi qua khỏi bị ngã.

+ Bác rất quan tâm đến mọi người. Bác quan tâm đến anh chiến sĩ xem anh ngã

- GV gọi 3, 4 cặp HS thực hành hỏi đáp trước lớp theo 4 câu hỏi trong sách giáo khoa.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, kết luận.

* Giáo dục ANQP: Bác Hồ và các anh chiến sĩ đã chịu đựng khó khăn, gian khổ như thế nào ?

- GV nhận xét, chốt kết hợp giáo dục ANQP: Câu chuyện này đã kể về sự chịu đựng khó khăn gian khổ của Bác Hồ và chú bộ đội trong thời kì kháng chiến.

- GV gọi 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

Bài 2: Viết câu trả lời cho câu hỏi d trong bài tập1: (13’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS viết lại câu trả lời của ở bài tập 1 phần d vào vở bài tập.

- GV gọi HS trình bày bài viết.

- GV gọi HSnhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò: (5’)

* Giáo dục TTHCM:Qua câu chuyện qua suối con thấy Bác Hồ là người như thế nào? Con học tập được điều gì từ Bác?

- GV nhận xét, chốt kết hợp TTHCM:

Qua câu chuyện qua suối, giúp hs hiểu được tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ đối với mọi người. Từ đó rút ra bài học cho bản thân: Cần quan tâm đến mọi người xung quanh, làm việc gì cũng phải nghĩ tới người khác.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau

có đau không. Bác còn cho kê lại hòn đá để người sau không bị ngã nữa.

- 3, 4 cặp HS thực hành hỏi đáp trước lớp theo 4 câu hỏi trong sách giáo khoa.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- Một số HS trình bày.

+ Bác rất quan tâm đến mọi người. Bác quan tâm đến anh chiến sĩ xem anh ngã có đau không. Bác còn cho kê lại hòn đá để người sau không bị ngã nữa.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Bác rất quan tâm đến mọi người. Bác quan tâm đến anh chiến sĩ xem anh ngã có đau không. Bác còn cho kê lại hòn đá để người sau không bị ngã nữa.

- HS lắng nghe.

TOÁN