• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tiền sử bệnh lý

Trong tài liệu thai phụ bị giảm tiểu cầu (Trang 153-156)

Chương 4. BÀN LUẬN

4.4. Tình trạng sơ sinh

4.4.3. Tiền sử bệnh lý

thai phụ Nguyễn Thị M-24 tuổi xét nghiệm không có kháng thể kháng tiểu cầu; lúc sinh số lượng tiểu cầu: 68G/l nhưng số lượng tiểu cầu của sơ sinh 20G/l, không có dấu hiệu xuất huyết. Một lần nữa vấn đề thai phụ thật sự có kháng thể kháng tiểu cầu hay không được đặt ra ở đây.

Tỷ lệ sơ sinh có kháng thể kháng tiểu cầu không giảm tiểu cầu khác nhau giữa các tác giả: V. Gandemervà cộng sự năm 1999[159] là 18/21 trẻ, của Svetlana G Khaspekova và cộng sự năm 2019[160] là 2/35 trẻ còn của chúng tôi là 66,7% → rất khó để tiên lượng.

Tuy nhiên như nhận xét bảng 3.30 tỷ lệ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh trong nhóm mẹ có kháng thể cao hơn so với tỷ lệ này ở nhóm mẹ không có kháng thể khi nghiên cứu về nguy cơ giảm tiểu cầu do kháng thể kháng tiểu cầu của mẹ truyền vào tuần hoàn thai nhi ở trẻ sơ sinh của những mẹ bị ITP trên 100 thai phụ có số lượng tiểu cầu <100G/l có tăng IgG liên quan đến tiểu cầu (PA-IgG), Svetlana G Khaspekova và cộng sự (2019) đã đưa ra kết luận:

kháng thể kháng tiểu cầu tuần hoàn ở thai phụ với ITP có thể là yếu tố dự báo đáng tin cậy về nguy cơ giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh của họ [160].

Không chỉ Svetlana G Khaspekova và cộng sự năm 2019[160] đưa ra vai trò dự báo của kháng thể kháng tiểu cầu ở thai phụ mà từ năm 1982, JG Kelton cộng sự [162] khi tiến hành nghiên cứu trên 39 trẻ sơ sinh (trong đó có 15 trẻ giảm tiểu cầu) được sinh ra từ những thai phụ giảm tiểu cầu được chẩn đoán ITP và đo IgG liên quan đếntiểu cầu của thai phụ đã đưa ra khuyến cáo:

“Định lượng IgG liên quan đến tiểu cầu ở những bà mẹ bị ITP trong thai kỳ có thể được sử dụng để dự đoán giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh, mặc dù nó không dự đoán mức độ nghiêm trọng của giảm tiểu cầu. Nếu âm tính thì tỷ lệ mắc bệnh không đáng kể ở trẻ.” Vấn đề này sẽ được chúng tôi bàn luận tiếp ở phần dưới đây.

Theo nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.34) có ba trường hợp có tiền sử giảm tiểu cầu trong thai kỳ, trong đó có hai trường hợp sơ sinh giảm tiểu cầu (có một trường hợp có kháng thể và một trường hợp không có kháng thể). Tỷ lệ giảm tiểu cầu ở nhóm sơ sinh có tiền sử (66,7%) cao hơn nhóm sơ sinh không có tiền sử (25,5%).

Mặc dù sự khác biệt trong nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ để có ý nghĩa thống kê (p>0,05) nhưng hoàn toàn đồng thuận với kết quả của các tác giả khác trên thế giới.

Theo Hachisuga và cộng sự năm 2014 [155] kết luận rằng sự hiện diện của anh chị em đầu lòng bị giảm tiểu cầu sơ sinh là một yếu tố nguy cơ đáng tin cậy đối với giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh trong những lần mang thai tiếp theo.

Ba trường hợp có tiền sử giảm tiểu cầu thai kỳ trong nghiên cứu của chúng tôi có trường hợp thai phụ Nguyễn Thị H-25tuổi (2015) có kháng thể kháng tiểu cầu ở cả mẹ và sơ sinh trong lần sinh đầu, số lượng tiểu cầu của sơ sinh 116G/l. Khi sinh con lần hai cả thai phụ và trẻ sơ sinh cũng bị giảm tiểu cầu và có kháng thể kháng tiểu cầu, số lượng tiểu cầu của sơ sinh 58G/l. Cả hai lần đều không có triệu chứng xuất huyết ở mẹ và sơ sinh. Trong hai trường hợp có tiền sử giảm tiểu cầu thai kỳ còn lại, trường hợp không có kháng thể kháng tiểu cầu → sơ sinh có số lượng tiểu cầu >150G/l.

Điều này hoàn toàn đồng thuận với kết luận trong nghiên cứu của Koji Kawaguchi và cộng sự năm 2014 [131]: “số lượng tiểu cầu của anh chị em lớn tuổi hơn là một yếu tố dự báo tốt cho em bé tiếp theo”.

Tuy nhiên trong quá trình liên lạc tìm hiểu thông tin khi đã kết việc thu thập số liệu chúng tôi thu được kết quả như sau: có ba trường hợp có thai lại nhưng sinh bao gồm:

Hoàng Thị G-29tuổi, lần đầu đẻ đường âm đạo tại viện (2014) số lượng tiểu cầu >100G/l không có kháng thể; số lượng tiểu cầu sơ sinh >150G/l. Lần

hai đẻ đường âm đạo tại địa phương (2018) không giảm tiểu cầu▲Phân tích:

số lượng tiểu cầucủa thai phụ >100G/l, xét nghiệm không có kháng thể kháng tiểu cầu → có thể nghĩ thai phụ này bị giảm tiểu cầu do thai nghén gây ra, nên sinh con không bị giảm tiểu cầu; ở lần có thai sau không bị tái phát.

Nguyễn Thị L-24tuổi, lần đầu đẻ đường âm đạo tại viện (2016) số lượng tiểu cầu >70G/l không có kháng thể; số lượng tiểu cầu sơ sinh >150G/l.

Lần hai đẻ đường âm đạo (2019), số lượng tiểu cầu mẹ >80G/l; con bình thường không làm xét nghiệm ▲Phân tích: theo Hiệp hội huyết học Hoa Kỳ (ASH) cũng như Tiểu ban chuyên trách về các tiêu chuẩn huyết học của Anh (BCSH) đề nghị rằng ở số lượng tiểu cầu dưới 70G/l hoặc 80G/l ít có khả năng xảy ra giảm tiểu cầu thai kỳ và phải xem xét đến việc giảm tiểu cầu do các nguyên nhân khác [72, 87]. Theo khuyến cáo trên với số lượng tiểu cầu nằm trong khoảng 70-80G/l trường hợp này chưa loại trừ được nguyên nhân giảm tiểu cầu do thai kỳ vì kháng thể kháng tiểu cầu âm tính, sơ sinh không bị giảm tiểu cầu nhưng cũng chúng tôi cũng không thể khẳng định chắc chắn không phải ITP do những hạn chế chúng tôi đã nêu ở phần trên (không làm được xét nghiêm kháng thể kháng tiểu cầu trực tiếp) bởi thai phụ có biểu hiện tái phát ở lần có thai sau. Không những thế, dù không có triệu chứng xuất huyết nhưng vẫn không loại trừ được giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh [5] tuy nhiên trong trường hợp này trẻ sơ sinh đã không được làm xét nghiệm công thức máu sau sinh.

Triệu Thị N-25tuổi, lần đầu sinh mổ tại viện (2016), thai phụ số lượng tiểu cầu <70G/l và có kháng thể kháng tiểu cầu, sơ sinh có số lượng tiểu cầu 100-150G/l nhưng không có kháng thể kháng tiểu cầu. Lần hai mổ lấy thai tại viện (2019), thai phụ có số lượng tiểu cầu <70G/l, sơ sinh không có triệu chứng xuất huyết và không được làm xét nghiệm. ▲Phân tích: trong trường hợp này vấn đề nổi lên ở đây là: ở lần sinh đầu, thai phụ có số lượng tiểu cầu

<70G/l và có kháng thể kháng tiểu cầu → điều này đưa chúng ta đến một gợi

ý như đã đề cập đến ở phần phân tích trường hợp thai phụ Triệu Thị N: khi số lượng tiểu cầu <70G/l cần loại trừ giảm tiểu cầu do các nguyên nhân khác, đặc biệt là ITP trong thai kỳ. Tuy không gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh ở lần sinh đầu nhưng thai phụ đã có tái phát ở lần sinh con thứ hai và sơ sinh không có biến chứng xuất huyết (kết luận này đồng thuận với nghiên cứu của Hachisuga và cộng sự [155]). Cũng như phân tích ở trường hợp trên, rất tiếc trẻ sơ sinh này đã không được làm xét nghiệm công thức máu kiểm tra số lượng tiểu cầu.

Trong tài liệu thai phụ bị giảm tiểu cầu (Trang 153-156)