• Không có kết quả nào được tìm thấy

- HS nhận thức đúng các lỗi về câu, cách dùng từ, cách diễn đạt, lỗi chinh tả...

- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả đồ vật; tự sửa các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.

- Có ý thức học tập

II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Giấy khổ to viết sẵn 1 số lỗi điển hình của HS về: Chính tả, dùng từ đặt câu III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5')

- Gọi HS nhắc lại kiến thức về dàn bài trong bài văn tả đồ vật

2. Bài mới.

a) Giới thiệu bài( 1') b) Bài mới

- HS nhắc lại

- Lắng nghe

* Nhận xét chung về kết quả làm bài:( 9') - GV viết đề bài tiết TLV (kiểm tra viết) - Nêu nhận xét :

+ Những ưu điểm : VD xác định đúng đề bài (tả một đồ vật ) kiểu bài ( miêu tả ) bố cục, ý, diễn đạt, sự sáng tạo, chính tả, hình thức trình bày bài văn.

+ GV nêu tên những em viết bài đạt yêu cầu ; hình ảnh miêu tả sinh động , có sự liên kết giữa các phần; mở bài, kết bài hay,...

+ Những thiếu sót, hạn chế. Nêu một vài ví dụ cụ thể, tránh nêu tên HS.

- Thông báo điểm cụ thể ( số điểm giỏi, khá trung bình và yếu )

+ GV trả bài cho từng HS .

* Hướng dẫn HS sửa lỗi : ( 9') - Phát phiếu học tập cho từng HS

+ Hãy viết vào phiếu học tập về từng lỗi trong bài theo từng loại (lỗi chính tả, từ câu, diễn đạt, ý) và sửa lỗi

+ Yêu cầu đổi bài làm cho bạn bên cạnh để soát lỗi, soát lại việc sửa lỗi.

+ GV theo kiểm tra HS làm việc.

* Hướng dẫn sửa lỗi chung : ( 5')

+ GV dán lên bảng một số tờ giấy viết một số lỗi điển hình về lỗi chính tả, dùng từ đặt câu ý,..

+ Gọi HS lên sửa lỗi trên bảng.

+ GV chữa lại bài bằng phấn màu ( nếu HS chữa sai ).

* Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn viết hay : ( 7')

- GV đọc cho HS nghe một số bài văn hay do các bạn trong lớp viết hoặc một số bài sưu tầm bên ngoài.

+ Hướng dẫn HS trao đổi tìm ra cái hay, cái đáng học tập của đoạn văn, bài văn để rút kinh nghiệm cho bản thân.

3 . Củng cố dặn dò.( 4')

- Dặn HS về nhà những em viết bài chưa đạt yêu cầu thì viết lại.

- Quan sát một cây ăn quả quen thuộc để lập được dàn ý về tả một cây ăn quả ...

- 4 HS đọc thành tiếng. HS thực hiện xác định đề bài

+ Lắng nghe .

+ Nhận phiếu, lắng nghe yêu cầu của GV.

+ HS làm việc cá nhân hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu .

+ Đổi phiếu học tập cho nhau, soát lỗi.

+ Quan sát và sửa lỗi vào nháp.

+ 3 - 4 HS sửa lỗi trên bảng.

+ Lắng nghe .

+ Thảo luận theo nhóm đôi để tìm ra những cái hay trong từng đoạn văn.

- Lắng nghe, ghi nhớ

Ngày soạn: Thứ 6, ngày 22 tháng 01 năm 2021

Ngày giảng: Thứ 6, ngày 29 tháng 1 năm 2021

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 42: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO ? I. MỤC TIÊU:

- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?

- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai thế nào? theo yêu cấu cho trước, qua thực hành luyện tập.

- Có ý thức học tập

III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng lớp viết riêng từng câu văn của đoạn văn phần nhận xét.

- Các câu văn ở BT1 phần luyện tập viết riêng vào từng băng giấy.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C CH Y U:Ạ Ọ Ủ Ế

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi 2 HS lên bảng. Mỗi HS đặt 2 câu theo kiểu câu Ai thế nào ? và tìm CN, VN trong các câu đó.

- Gọi HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn kể về các bạn trong tổ, trong đó có sử dụng kiểu câu Ai thế nào ?

- Nhận xét

B. Dạy - học bài mới: (31’) 1. Giới thiệu bài (1’) 2. Tìm hiểu ví dụ (15’)

- Yêu cầu HS đọc đoạn văn trang 29

Bài 1, 2, 3 : Đọc đoạn văn và xác đinh các câu Ai thế nào ? và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu

- Gọi HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

Bài 4 : Vị ngữ trong mỗi câu thể hiện nội dung gì ?Chúng do từ như thế nào tạo thành.

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận.

- Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung.

- Nhận xét, lời giải đúng.

- HS lên bảng đặt câu và xác định CN, VN của câu.

- HS đọc đoạn văn.

- Nhận xét.

- HS đọc.

- HS lên bảng xác định CN, VN của câu.

- Nhận xét.

+Về đêm, cảnh vật// thật im lìm.

+Sông// thôi vỗ sóng dồn dập về bờ như hồi chiều.

+Ông Ba// trầm ngâm.

+Trái lại ông Sáu// rất sôi nổi.

+Ông//hệt như Thần Thổ Địa của vùng này

- HS đọc y/c.

- HS ngồi cùng bàn trao đôi thảo luận.

+Vn trong các câu trên biểu thị trạng thái của sự vật, người được nhắc đến ở CN.

- VN trong các câu trên biểu thị trạng thái của sự vật, cảnh vật, sông và của cả con người: Ông Ba, ông Sáu. VN do các cụm tính từ và cụm động từ tạo thành.

3. Ghi nhớ - Gọi HS đọc.

- Yêu cầu HS đăt câu, xác định CN, VN và nói rõ ý nghĩa của VN.

4. Luyện tập (15’).

Bài 1, 2 : Đọc đoạn văn và ghi lại các câu kể Ai thế nào ?Gạch chân dưới bộ phận vị ngữ trong các câu vừa tìm được.

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét.

- Nhận xét, kết luận.

(?) VN của các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành ?

Bài 2 : Đặt 3 câu kể Ai thế nào ? mỗi câu tả một cây hoa mà em yêu thích.

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS nhận xét.

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc câu văn.

- GV sửa lỗi ngữ pháp, cách dùng từ.

C. Củng cố dặn dò (4’):

- Nhận xét giờ học.

- Về học thuộc bài, viết 5 câu kể Ai thế nào ?

+VN trong các câu trên do cụm tính từ và cụm động từ tạo thành.

- HS đọc.

- HS lên bảng đặt câu.

+Đêm trăng//yên tĩnh VN chỉ trạng thái của sự vật.

+Cô giáo em// có mái tóc dài, đen mượt.

VN chỉ đặc điểm của con người.

- HS đọc.

- HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm bằng bút chì và SGK.

- Nhận xét

+Cánh đại bàng// rất khỏe +Mỏ đại bàng//dài và cứng +Đôi chân của nó//giống như cái móc hàng của cần cẩu.

+ Đại bàng// rất ít bay.

- VN của các câu trên do 2 tính từ và cụm tính từ tạo thành.

- HS đọc

- Hoạt động cá nhân - HS lên bảng làm - Nhận xét, chữa bài.

+ Lá cây Thuỷ tiên dài và xanh mướt.

+ Cây hoa hồng Đà Lạt nhà em rất đẹp.

+ Dáng cây hoa hồng rất mảnh mai.

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 42 : CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU

- Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối có 3 phần ( mở bài , thân bài và kết bài )

- Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn miêu tả cây cối; biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả theo một trong hai cách đã học.

- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng.

* GDBVMT: Phần nhận xét Bãi ngô.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh (ảnh) một số cây ăn quả

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Bài mới:

Giới thiệu bài ( 1')

Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét:

Bài tập 1: ( 7')

 GV gọi HS đọc đoạn văn và trao đổi, tìm hiểu nội dung từng đoạn.

 Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh kết quả lời giải, chốt lại ý kiến đúng:

+ Đoạn 1: 3 dòng đầu (Bãi ngô.... nõn nà )

+ Đoạn 2: 4 dòng tiếp (Trên ngọn...óng ánh) + Đoạn 3: còn lại ( Trời nắng ...bẻ mang về)

GDMT: HS đọc bài bãi ngô và nhận xét về trình tự miêu tả. Qua đó cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường tự nhiên như thế nào?

Bài tập 2:( 5')

 GV nêu yêu cầu của bài tập: Xác định đoạn và nội dung từng đoạn trong bài Cây mai tứ quý.

 GV dán bảng tờ phiếu đã ghi kết quả lời giải, chốt lại ý kiến đúng:

+ Đoạn 1: 3 dòng đầu (Cây mai...cũng chắc) + Đoạn 2: 4 dòng tiếp(Mai tứ quý...chắc bền)

+ Đoạn 3: còn lại (Đứng bên...quanh năm)

- Bài văn miêu tả bãi ngô theo trình tự nào?

- Bài văn miêu tả cây mai tứ quý theo trình tự nào?

 1 HS đọc nội dung bài. Cả lớp theo dõi trong Sgk.

 HS đọc thầm lại bài Bãi ngô, xác định các đoạn và nội dung từng đoạn.

 HS phát biểu ý kiến:

+ Giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ khi còn lấm tấm như mạ non đến lúc trở thành những cây ngô với lá rộng dài, nõn nà.

+ Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa, kết trái.

+ Tả hoa và lá ngô giai đoạn bắp ngô đã mập và chắc, có thể thu hoạch.

- Cây cối xanh tươi, tạo môi trường trong sạch.

- 1 HS đọc thành tiếng lại bài.

 HS đọc thầm bài Cây mai tứ quý, xác định đoạn và nội dung từng đoạn thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện nhóm phát biểu:

+ Giới thiệu bao quát về cây mai.

(chiều cao,dáng, thân, tán, gốc,cành, nhánh).

+ Tả kĩ cánh hoa, quả mai.

+ Nêu cảm nghĩ của người miêu tả.

 HS so sánh, nhận ra sự khác nhau về trình tự miêu tả giữa hai bài.

- Bài văn miêu tả bãi ngô theo từng thời kì phát triển của cây ngô.

- Bài văn miêu tả cây mai tứ quý theo từng bộ phận của cây.

Bài tập 3:( 5')

 GV nêu yêu cầu của bài.

 GV giữ lại 2 bảng kết quả, giúp HS trao đổi, rút ra nhận xét về cấu tạo của 1 bài văn tả cây cối (nội dung trong phần ghi nhớ).