• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài 2: Tháo, lắp cụm bàn gá

3. Ổ trục

3.1. Chức năng, cấu tạo, nguyên lý làm việc:

Ổ trục là chi tiết dùng để đỡ các trục quay. ổ trục chịu tác dụng của các lực đặt lên trục và truyền các lực này vào thân máy,bệ máy. Nhờ có ổ trục mà các trục có vị trí nhất định trong máy và quay tự do quanh một đường tâm đã định.

Ổ lăn có cấu tạo (Hình 3.6) gồm :

- Vòng ngoài 2 lắp với thân máy ( ca ngoài).

- Vũng trong 3 lắp với ngõng trục ( ca trong).

- Con lăn 4 chuyển động trong rãnh của ca trong và ca ngoài.

- Vòng cách 1 giữ cho các con lăn ở vị trí nhất định.

Trong việc sử dụng ổ lăn, người ta có rất nhiều cách phân loại ổ lăn khác nhau:

Căn cứ vào hình dáng con lăn chia ra:

Hình 3.4: Lỗ đóng chêm

Hình 3.5 Sửa chữa ngõng côn

trục chính

Hình 3.6

Căn cứ vào khả năng chịu tải, ổ lăn được chia ra 3 loại:

+ Ổ đỡ ( chịu lực hướng tâm) - Bi cầu

- Bi đũa

+ Ổ chặn ( chịu lực dọc trục) - Bi cầu

- Bi đũa

Hình 3.7: Phân loại ổ bi + Ổ đỡ chặn ( chịu cả lực dọc trục và lực hướng tâm)

ổ bi cầu ổ bi đũa trụ ổ bi kim

CÁC LOẠI Ổ BI CÁC LOẠI Ổ BI

Ổ bi cầu Ổ bi đũa Ổ bi kim

Căn cứ theo số dãy con lăn:

3.2. Cách bảo quản ổ bi:

Cần

1. Làm việc với những dụng cụ đã được chấp thuận, ở nơi sạch sẽ.

2. Cần lau sạch bên ngoài vỏ trước khi để ổ bi ra ngoài.

3. Cầm nắm ổ bi bằng tay sạch, khô hay tốt hơn là dùng găng tay bằng vải bố.

4. Làm việc trên bàn kim loại hay bọc kim loại.

5. Xử lý ổ bi cũ cẩn thận như ổ bi mới, cho đến khi ổ bi cũ có dấu hiệu hư hỏng.

6. Dùng dung môi và dầu rửa sạch.

7. Đặt ổ bi trên bề mặt sạch.

8. Tránh cho ổ bi đã tháo ra bị dính bẩn và bị ẩm ướt.

9. Nếu cần, chỉ được chùi ổ bi bằng khăn không xơ, sạch.

10. Gói ổ bi trong giấy dầu khi chưa sử dụng.

11. Lau thật sạch mặt trong vỏ chứa ổ bi trước khi ráp bạc vào.

12. Ráp ổ bi mới ngay khi tháo bao bõ mà không cần rửa lại, nếu nó được chứa trong hộp kín.

13. Giữ sạch dầu bôi trơn khi thoa cho ổ bi và đậy nắp hộp đựng dầu khi không sử dụng.

KHÔNG ĐƯỢC 1. Dùng vồ gỗ.

2. Cầm nắm ổ bi bằng tay dơ hay ẩm ướt.

3. Xoay tròn ổ bi không sạch hay khô dầu.

4. Xoay tròn ổ bi bằng cách thổi khí nén.

5. Không được dùng thùng đựng chung cho nước rửa và nước xả ổ bi cũ.

6. Không được dùng giẻ bằng côtông hay giẻ bẩn để lau chùi ổ bi 7. Cào hay rạch khía bề mặt ổ bi.

8. Làm nứt hay mẻ ổ bi bằng cách dùng búa đóng nó vào giá đỡ.

9. Dùng dầu bôi trơn không đúng loại hay số lượng.

Cẩn thận: Không được dùng xăng để rửa ổ bi. Xăng là chất lỏng rất dễ cháy. xăng có chứa chì Têtraêtyl là chất cũng nguy hiểm cho sức khoẻ.

3.3. Các dạng hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục:

Sai hỏng Nguyên nhân Xử lý

Khe hở hướng kính và chiều trục lớn quá.

Mòn các chi tiết của ổ Điều chỉnh cho khe hở nhỏ đi. Sau khi điều chỉnh đối với các ổ bình thường, cho phép khe hở vượt quá trị số ban đầu 3- 4 lần. Nếu khe hở lớn quá thì thay ổ.

Có cặn đen từ ổ lọt ra ngoài Không đủ dầu mỡ bôi trơn, ổ nóng quá.

Rửa, bôi trơn và kiểm tra khe hở. Nếu không đạt yêu cầu kỹ thuật thì thay mới.

Dầu từ ổ lọt ra có lẫn mạt kim loại sáng: ổ làm việc có tiếng ồn.

Vật liệu của các chi tiết ổ bi mỏi nên lớp bề mặt các vành ổ và bi bị tróc.

Thay mới

Bề mặt làm việc của các chi tiết ổ bị nứt, xước, vỡ.

ổ bị làm việc quá tảI, lắp ghép chặt quá chế độ cho phép: có vật lạ lọt vào ổ vì lót kín không tốt.

Thay ổ. Nếu vết xước ở vành ổ có phương dọc theo chiều lăn của bi thì có thể ding lại được.

Hỏng vòng cách Không đủ dầu mỡ bôi trơn. Sửa vòng cách. Nếu không được thì thay ổ.

Các bề mặt làm việc bị han gỉ.

Có hơI ẩm, nước, a xít lọt vào ổ hoặc dầu mỡ bôI trơn không tốt.

Lau chùi hết vết han gỉ, kiểm tra dầu mỡ bôI trơn.

Nếu gỉ nặng phảI thay ổ.

ổ bị kẹt tắc, quay bằng tay they nặng.

Có vật lạ chui vào ổ vì phớt lót kín bị hỏng. Thiếu dầu bôI trơn.

Lau chùi, bôI trơn đầy đủ, thay phớt. Nếu các vòng ổ mòn nhiều thì thay ổ.

Khe hở lắp giáp giữa ổ với trục và lỗ thân máy không đảm bảo.

Mòn ngõng trục, lỗ thân máy hoặc các vòng ổ.

Sửa chữa ngõng trục và lỗ thân máy. Nếu các chi tiết ổ mòn nhiều thì thay mới.

Các vòng lót kín không đảm bảo lót kín ổ.

Do bị bẩn, cứng: chất dẻo bị lão hoá, lò xo của vòng lót kín giảm tính đàn hồi hoặc trục mòn, không khít với vành trong của vòng lót kín.

Rửa vòng lót kín bằng xăng, lau khô, cắt bớt vài vòng lò xo. Nếu vòng lót kín mòn hoặc cứng quá thì thay mới.

Hầu hết các máy cắt kim loại đều dùng ổ lăn, kể cả những máy đặc biệt chính xác. Theo hướng tải trọng tác dụng, ổ lăn được chia thành ổ lăn đỡ và ổ lăn đỡ chặn. Ma sát trong ổ lăn rất nhỏ nên hiệu suất làm việc cao (0,995), ổ lăn được sản xuất hàng loạt theo tiêu chuẩn nhà nước nên giá thành rẻ. Khi ổ đã hỏng mọi biện pháp sửa chữa đều không kinh tế bằng thay ổ mới. Hơn nữa không thể sửa chữa ổ lăn đạt độ chính xác yêu cầu được .Vì vậy khi ổ lăn hư hỏng đều được thay mới.

Trong tài liệu BÀI 3: THÁO, LẮP CỤM TRỤC CHÍNH (Trang 52-55)