• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Triển vọng nghiên cứu và phòng chống bệnh không lây nhiễm

cho toàn bộ danh sách tử vong của 63 tỉnh/thành trên cả nước, đã phân tích và trình bày số liệu tử vong do tai nạn thương tích trong Niên giám Thống kê y tế hàng năm cho giai đoạn 2005-2014 [59],[60],[61],[62],[63],[64],[65],[13],[7].

Được cho vào sử dụng cho việc ghi chép danh sách và nguyên nhân tử vong từ 1992, Bộ Y tế đã và đang chỉ đạo việc ghi chép nguyên nhân tử vong tại toàn bộ các trạm y tế xã/phường trên cả nước, định kỳ có hướng dẫn bổ sung cách ghi nguyên nhân tử vong trong sổ A6-YTCS, cùng các mẫu biểu khác [11].

Một số tiến bộ trên mới thể hiện ở khả năng ghi chép danh sách tử vong, còn chất lượng số liệu chưa được thể hiện. Để đạt được cải thiện chất lượng số liệu, việc đào tạo trực tiếp, có thực hành, có đánh giá sự tiếp thu được các phương pháp và nguyên tắc ghi chép nguyên nhân tử vong, mã nguyên nhân theo ICD-10, là cần thiết và mang lại hiệu quả cụ thể. Tuy vậy, rất ít các lớp đào tạo cho công tác này được triển khai ở 63 tỉnh/thành phố, trên địa bàn gần 800 huyện ở nước ta được triển khai.

Tiếp cận toàn diện: Kiểm soát việc sản xuất, phân phối, lưu hành và hút thuốc, sản xuất và lưu hành rượu bia, sản xuất và cung cấp thực phẩm an toàn, tăng hoạt động thể lực ở nơi lao động, môi trường sống là các vấn đề xã hội, liên quan với rất nhiều ngành, cơ quan đoàn thể trong xã hội, riêng ngành y tế không giải quyết được vấn đề này, do vậy, sự tiếp cận toàn diện là nguyên tắc căn bản cho phòng chống bệnh không lây nhiễm [6].

Lồng ghép các hoạt đông: Lồng ghép các hoạt động kiểm soát bốn nhóm nguy cơ gây bệnh bao gồm hút thuốc, lạm dụng rượu bia, sản xuất và cung cấp thực phẩm an toàn, tăng hoạt động thể lực ở nơi lao động, môi trường sống là quan trọng, lồng ghép chăm sóc sức khỏe ban đầu, và lồng ghép quản lý và vận hành hệ thống phòng chống bệnh không lây nhiễm, trên nền tảng hệ thống y tế cơ sở của ta là nguyên tắc căn bản thứ 2 [6].

Phối hợp liên ngành: Các tổ chức chính trị chỉ đạo đường lối, các cấp chính quyền tham gia điều hành, phân phối nguồn lực cho hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm, các ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông, xây dựng, giáo dục, văn hóa cùng phối hợp tạo ra môi trường sống, lao động, dinh dưỡng, giải trí lành mạnh, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng là nguyên tắc căn bản thứ 3 [6].

Tăng cường y tế dự phòng và y tế cơ sở: Bệnh không lây nhiễm cần được coi là các bệnh xã hội, được khám và cấp thuốc (theo bảo hiểm) định kỳ hàng tháng như thuốc hạ huyết áp, điều trị bệnh đái tháo đường, kiểm soát cơn hen phế quản, giảm đau cho bệnh nhân ung thư...tại các trạm y tế xã/phường (nhiều địa phương vẫn cấp thuốc cho 5 ngày 1 lần, làm bệnh nhân khó khăn vì tần xuất đi khám và lấy thuốc bảo hiểm quá nhiều, tốn thời gian và chi phí giao thông), để bệnh nhân có thu nhập thấp có khả năng được chăm sóc y tế, để họ có sức khỏe cống hiến và phục vụ cho gia đình và xã hội, giúp giảm đói nghèo,

góp phần phát triển xã hội [6]. Để hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm ở nước ta có hiệu quả cao, chúng ta cần có các nghiên cứu tới địa bàn các tỉnh, thành phố để có số liệu cơ bản về thực trạng tử vong do bệnh không lây nhiễm, từ đó lập kế hoạch căn cứ vào bằng chứng thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả các giải pháp can thiệp. Nghệ An là tỉnh lớn ở Bắc Trung bộ, hệ thống y tế cơ sở mạnh, có nhiều thuận lợi trong thu thập số liệu tử vong ở phạm vi toàn tỉnh và trong thời gian đủ dài để tính diễn biến và chiều hướng bệnh không lây nhiễm. Do vậy, chúng tôi đề xuất triển khai nghiên cứu này và được hội đồng khoa học thông qua đề cương nghiên cứu.

Đặc điểm hệ thống y tế tỉnh Nghệ An

Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, diện tích 16.494 km2, có 17 huyện, 01 thành phố, 03 thị xã; số xã, phường, thị trấn là 480 và số dân là 3.003.161 người năm 2011 [64]. Ước tính mỗi năm Nghệ An có 15.000 người tử vong. Căn cứ các thông tin nghiên cứu khoa học, có rất ít công trình nghiên cứu nguyên nhân gây tử vong chung và nguyên nhân do bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng tỉnh Nghệ An được công bố tính đến hiện nay. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này phục vụ công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm trong cộng đồng. Hệ thống khám chữa bệnh của tỉnh Nghệ An có có 12 bệnh viện tuyến tỉnh, 17 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 01 trung tâm y tế huyện quy mô 80 giường bệnh, 9 bệnh viện tư nhân; 4 bệnh viện bộ, ngành đóng trên địa bàn, 5 trung tâm chuyên khoa có giường bệnh, 22 phòng khám đa khoa khu vực và 480 trạm y tế xã [13]. Tổng số giường bệnh đến 31/12/2013:

là 6.491 giường bệnh (không tính giường bệnh trạm y tế và giường bệnh các bệnh viện bộ, ngành đóng trên địa bàn), đạt 22 giường bệnh/vạn dân (trong đó:

công lập là 19,3 giường bệnh/vạn dân; tư nhân là 2,7 giường bệnh/vạn dân) [13]. Hạ tầng chăm sóc y tế này cho phép bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm như ung thư, đái tháo đường, các bệnh tim mạch, các bệnh hô hấp mạn

tính được khám và chẩn đoán, điều trị. Từ đó, các bệnh nhân có khả năng được xác định nguyên nhân chính gây tử vong nếu bệnh không qua khỏi, việc điều tra nguyên nhân gây tử vong là khả thi trong cộng đồng tỉnh Nghệ An. Nếu một năm tỉnh Nghệ An có 15.000 ca tử vong, trung bình một xã/phường có 31 trường hợp trong một năm, bình quân mỗi tháng có 3 trường hợp. Trạm y tế xã/phường có biên chế 5 - 6 cán bộ sẽ thống kê các trường hợp tử vong cùng nguyên nhân gây tử vong trong phạm vi các xã/phường.