• Không có kết quả nào được tìm thấy

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.

- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.

- Chấm nhận xét một số bài viết của học sinh.

- Nhận xét nhanh việc viết bài của học sinh.

- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.

4. HĐ ứng dụng: (1 phút)

5. HĐ sáng tạo: (1 phút)

- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.

- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ viết về những sản vật quý, nổi tiếng của nước ta.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

TẬP LÀM VĂN:

NÓI VỀ TRI THỨC

NGHE – KỂ: “NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG”

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Biết nói về người trí thức được vẽ trong tranh và công việc của họ đang làm (Bài tập 1). Nghe - kể lại được câu chuyện nâng niu từng hạt giống (Bài tập 2).

2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng nói, viết.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý để học sinh kể lại câu chuyện.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (2 phút) - Học sinh hát: “Bụi phấn”.

- Yêu cầu học sinh nêu trình tự của mẫu báo cáo, cách trình bày.

- Nhận xét, tuyên dương học sinh.

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- 3 học sinh thực hiện.

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ hình thành kiến thức: (15 phút)

*Mục tiêu: Biết nói về người trí thức được vẽ trong tranh và công việc của họ đang làm.

*Cách tiến hành:Làm việc cá nhân -> Cặp đôi -> Cả lớp Việc 1 (Kĩ thuật khăn trải bàn)

Bài tập1:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu lớp quan sát tranh theo nhóm và nói rõ:

+ Những người trí thức trong tranh vẽ là ai? Họ đang làm gì?

- Yêu cầu đại diện các nhóm thi chia sẻ trước lớp.

- Giáo viên lưu ý cho học sinh M1+M2 nắm vững yêu cầu:

+ Những người tri thức đó là ai?

+ Họ đang làm việc gì?

- Giáo viên khen ngợi học sinh và kết luận.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Học sinh thực hiện lệnh của giáo viên.

- Học sinh thực hiện theo 3 bước.

+ Bước 1: Viết ý kiến cá nhân.

+ Bước 2: Làm việc nhóm, trao đổi, thống nhất ý kiến về kết quả quan sát các bức tranh (nghề nghiệp, việc làm,...).

+ Bước 3: Đại diện nhóm trình bày.

- Đại diện các nhóm chia sẻ.

- Các nhóm khác góp ý.

- Học sinh thống nhất kết quả.

3. HĐ thực hành: (15 phút)

*Mục tiêu: Nghe kể lại được câu chuyện nâng niu từng hạt giống.

*Cách tiến hành Việc 2: Kể chuyện

Bài tập 2: (Cặp đôi -> Cả lớp)

- Yêu cầu học sinh quan sát ảnh ông Lương Định Của trong sách giáo khoa.

- Học sinh M4 kể chuyện lần 1:

+ Viện nghiên cứu nhận được quà gì?

+ Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống ?

- Một học sinh nêu nội dung yêu cầu của bài tập.

- Quan sát tranh vẽ hình ông Lương Định Của và lắng nghe bạn kể chuyện để trả lời các câu hỏi :

+ Mười hạt giống quý + Lúc ấy trời rất rét,…

+ Ông đã làm gì để bảo vệ giống lúa?

- Giáo viên kể chuyện.

- Yêu cầu học sinh tập kể theo cặp.

- Mời học sinh thi kể trước lớp.

- Giáo viên lắng nghe, học sinh bình chọn bạn kể hay nhất.

+ Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của?

Lưu ý: Trợ giúp học sinh M1+M2 kể được câu chuyện.

+ Chia 10 hạt thóc làm hai phần. năm hạt đem gieo ở phòng thí nghiệm, năm hạt kia đem ngâm nước nóng… ủ trong người,…

- Từng cặp tập kể lại nội dung câu chuyện.

- 1 số em thi kể trước lớp.

- Lớp nhận xét bình chọn bạn kể tốt nhất.

=>…Say mê nghiên cứu khoa học, rất yêu quý những hạt lúa giống,…

4. HĐ ứng dụng (2 phút) 5. HĐ sáng tạo (1 phút)

- Đặt câu với các từ ngữ ở bài tập 1.

- Viết lại những điều em biết về một vị anh hùng thành một đôạn văn ngắn.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

---SINH HOẠT TUẦN 19

1, Đánh giá tình hình lớp trong tuần

- Lớp trưởng lên đánh giá tình hình lớp trong tuần - Các tổ trưởng cho ý kiến bổ sung.

- ý kiến góp ý của các cá nhân.

- GV nhận xét: Nhất trí với sự đánh giá của Ban cán sự lớp, gv bổ sung ý kiến

+ Ưu điểm:

Hầu hết các em đều ngoan ngoãn, có nề nếp.

Tham gia lớp học đầy dủ, không có hiện tượng vào học muộn.

Việc học và chuẩn bị bài cũ ở nha trước khi đến lớp có nhiều tiến bộ.

1 số bạn trong lớp hay phát biểu.

+ Nhược điểm:

Nề nếp học tập còn chưa nghiêm túc, các em chưa xác định đúng đắn động cơ học tập, trong lớp chưa hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Một số bạn còn chưa làm bài tập về nhà

a. Về học tập

- Tiếp tục ổn định nề nếp học tập

- Nhắc hs đi học phải có đầy đủ sách vở dụng cụ học tập, tập vở trình bày sạch đẹp đúng quy định.

b. Về phẩm chất

- Thực hiện tốt nội quy trường lớp.

- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

- Thực hiện lời nói hay, làm việc tốt.

c. Công tác khác

- Tham gia đầy đủ các phong trào do trường và Đội phát động 2, Phương hướng tuần 20

- Thực hiện tốt quy định nền nếp của lớp, của trường, của đội.

- Khắc phục ngay những tồn tại trong tuần.

- Tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid - 19 - Thực hiện tốt an toàn GT, an toàn trong trường học.

- Lao động theo sự phân công.

---Buổi chiều

Hoạt động ngoài giờ

CHỦ ĐỀ: MỪNG ĐẢNG - MỪNG XUÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Nhận thức: - Nhận thức được ý nghĩa của ngày thành lập Đảng (03/2); các mốc thời gian và sự kiện lịch sử truyền thống vẻ vang của Đảng.

- Biết ơn và tự hào về Đảng, về truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc ta do Đảng lãnh đạo.

* Kỹ năng: - Học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng - Củng cố khắc sâu công ơn của Đảng đối với quê hương, đất nước

* Thái độ: - Tự hào về Đảng, thêm yêu quê hương, đất nước.

- Rèn luyện óc tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú. Rèn luyện các kỹ năng viết, vẽ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về Đảng.

- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về tổ chức Đảng và gương đảng viên.

- Kỹ năng lắng nghe, phản hồi ý kiến của các bạn về Đảng, về quê hương.

- Học tập tấm gương của Bác Hồ để đền đáp công ơn của Đảng, của Bác.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC - Trò chơi giáo dục. - Động não (Hái hoa dân chủ,).

- Văn nghệ - Thi tìm hiểu về vẻ đẹp của quê hương. - Trình bày IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi liên quan đến cuộc thi.

- Đáp án, thang điểm cho các câu hỏi.

- Một số bài hát ca ngợi về Đảng, về quê hương - Giấy bút, màu vẽ, bút vẽ.

- Phần thưởng

- Các lá cờ nhỏ để làm tín hiệu trả lời câu hỏi.

- Ảnh Bác Hồ, lọ hoa, khăn trải bàn.

V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG - Nội dung hoạt động

- 1/ Khám phá : Hoạt Động Mở Đầu (7p) Trò chơi “Tôi biết..”.

- Luật chơi: Lớp đứng thành một vòng tròn, dùng lá cờ nhỏ chuyền cho nhau, nếu lá cờ đến tay bạn nào thì bạn đó nói to tên của vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu nói đúng sẽ phát một phần thưởng

* Gợi ý: Trần Phú; Lê Hồng Phong; Hà Huy Tập; Nguyễn Văn Cừ; Trường Chinh; Nguyễn Văn Linh; Đỗ Mười; Lê Khả Phiêu; Nông Đức Mạnh

- Kết thúc trò chơi: mời lớp phó văn thể hát một bài hát ca ngợi về Đảng cộng sản Việt Nam. Tên bài hát “

2/ Kết nối : Hoạt Động 1 : Thi tìm hiểu về Đảng * Hái hoa dân chủ ( 20p )

- Thể lệ: Mỗi tổ cử một đại diện lên hái hoa trả lời câu hỏi, nếu trả lời đúng mỗi câu đạt 20 điểm, không trả lời được thì câu hỏi sẽ dành cho khán giả. Khán giả trả lời đúng nhận một phần quà. Sau mỗi phần thi, thư ký tổng hợp điểm của các đội.

*CÂU HỎI

Bạn hãy cho biết ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

( 03/02/1930

Chi bộ Đảng công sản đầu tiên trong nước được thành lập vào thời gian nào?

Địa điểm?

( Tháng 03/1929 tại Hà Nội

Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 1 (Tháng 10/1930) đã quyết định đổi tên Đảng là gì? Ai là Tổng bí thư

( Đảng Cộng Sản Đông Dương – Đ/c Trần Phú làm Tổng Bí thư Là cờ đỏ sao vàng làn đầu tiên xuất hiện ở đâu?

( Nam kỳ khởi nghĩa

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng (1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là gì?

( Đảng Lao động Việt Nam

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt nam diễn ra trong thời gian nào? Địa điểm?

( Từ 03/02/1930 đến 07/02/1930 tại Hương Cảng – Trung Quốc.

Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam được thành lập vào ngày tháng năm nào?

( Đại biểu Quốc dân miền Nam vào ngày 20/12/1930 Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập tại đâu?

( Gác 2 Nhà số 48 phố Hàng ngang – Hà nội

Kể tên gọi của Đảng ta theo thứ tự từ khi thành lập đảng đến nay.

( Đảng Cộng sản Việt nam ( Đảng Cộng sản Đông dương( Đảng lao động Việt Nam ( Đảng Cộng sản Việt Nam)

VI. TỔNG KẾT

- GV nhận xét hoạt động

---THỦ CÔNG

ĐAN NONG MỐT

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết cách đan nong mốt, kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.

- Học sinh khéo tay: kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng kẻ, cắt, đan.

Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát được, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. Tranh quy trình đan nong mốt. Bìa màu hoặc giấy thủ công (hoặc vật liệu khác) bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.

- Học sinh: Giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ khởi động (5 phút)

- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của học sinh và nhận xét.

- Gọi học sinh lên nêu quy trình, các bước cắt, dán chữ T, I, U, H, E, V.

- Giới thiệu bài mới.

- Hát bài: Đôi bàn tay em.

- Học sinh kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo giáo viên.

- Học sinh nêu.

2. HĐ quan sát và nhận xét (10 phút)

*Mục tiêu:

- Học sinh biết cách đan nong mốt, kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.

- Học sinh khéo tay: kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.

* Cách tiến hành:

Việc 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và