• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 29/11/2019

Ngày dạy: 5/12

Tiết: 15

Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 2)

I/ Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức:

- Biết được một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con cháu; quyền và nghĩa vụ của con cháu với ông bà, cha mẹ; bổn phận của anh chị em trong gia đình đối với nhau.

- Hiểu được ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình.

* Tích hợp kiến thức pháp luật: Luật Hôn nhân và gia đình, Hiến pháp năm 1992.

* Giáo dục đạo đức:

- Yêu quí các thành viên trong gia đình.

- Tôn trọng quyền của các thành viên trong gia đình.

- Đoàn kết sẻ chia.

2. Kĩ năng:

a. Kĩ năng bài học:

- Biết phân biệt hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình.

b. Kĩ năng sống:

+ Kĩ năng tư duy phê phán

+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về vai trò của con cái và ý nghĩa của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình.

+ Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề + Kĩ năng kiên định

3. Thái độ:

YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, ĐOÀN KẾT, HẠNH PHÚC - Giáo dục đạo đức:

+ Yêu quý các thành viên trong gia đình mình.

+ Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

+ Đoàn kết sẻ chia

4. Phát triển năng lực học sinh: Tựn học, rèn luyện , thể hiện hành vi...

II/ Tài liệu và phương tiện

Thầy: SGK, SGV, chuẩn KT-KN, một số mẩu chuyện, ca dao, tục ngữ, bảng phụ Trò: Đọc trước phần đặt vấn đề trong SGK /30,31. Trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK/30,31. Đọc trước tư liệu tham khảo: Hiến pháp năm 1992 Sgk trang 32, 33.

III/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học * PP dạy học:

- Phương pháp nêu vấn đề.

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

(2)

- Phương pháp thảo luận nhóm.

* KT dạy học:

- Kĩ thuật trình bày 1 phút.

- Xây dựng kế hoạch học tập lao động.

IV. Tiến trình bài dạy 1.

Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ : (5p)

* Câu hỏi:

?Ông bà, cha mẹ có nghĩa vụ gì đối với con cháu?

* Yêu cầu:

Quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ:

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con, không được ngược đãi, xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, đạo đức.

- Ông bà nội, ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: 1p

Giờ trước, chúng ta đã tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ đối với con cháu; con cháu có nghĩa vụ gì đối với ông bà, cha mẹ; anh chị em có trách nhiệm gì với nhau, cô và các em cùng tìm hiểu tiếp.

b/ Các hoạt động dạy-học:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

*. Hoạt động 1:

Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của con cháu, anh chị

em trong gia đình.

+ Thời gian: 10’

+ Mục tiêu

- H/s hiểu và biết được quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ.

- H/s hiểu và biết được quyền và nghĩa vụ của con, cháu cùng bổn phận, trách nhiệm của anh chị em trong gia đình..

+ Hình thức: Dạy học theo lớp, theo tình huống.

+ Phương pháp: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, lớp.

Giới thiệu những qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

G. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người. Là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách.

Vì vậy Nhà nước ta có quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên như sau:

* Điều 64

I. Đặt vấn đề

II. Nội dung bài học:

1. Quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ.

(3)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

* Luật HN - GĐ năm 2000 H. Đọc nội dung quy định.

? Thảo luận nhóm (chia 2 nhóm) HS thảo luận N để liên hệ những mặt tốt và chưa tốt việc thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

- HS thảo luận nhóm cử đại diện N lên điền vào bảng phụ (2 nhóm)

Việc làm tốt Việc làm chưa tót - Tôn trọng ý kiến của

con cái

- Anh em hòa thuận - Bố mẹ gương mẫu với con cái

………

- Nuông chiều con

- Con cái vô lễ với bố mẹ - Coi thường ông bà

………

………

- Các N khác nhận xét, bổ sung

- GV. Nhận xét , giải đáp bài làm của 2tổ.

- GV: Cho HS lấy ví dụ cụ thể ớ nơi gia đình sống, báo chí đề cập những hành vi trên.

- GV: Kết luận, chuyển ý

? Quyền và nghĩa vụ của con, cháu trong gia đình là gì ? Cho ví dụ?

HS: Trả lời, Cả lớp nhận xét, bổ sung GV: Chốt ý ghi bảng nội dung bài học.

? Anh, chị , em có bổn phận gì?

HS: Trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung GV: Chốt ý ghi bảng nội dung bài học.

*. Hoạt động 3:(8’)

- GV cho hs tự liên hề bản thân về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

- Hs tự liên hệ.

- Gv nhận xét, chốt.

*. Hoạt động 3:

Hướng dẫn học sinh làm bài tập + Thời gian: 14’

2. Quyền và nghĩa vụ của con cháu

- Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà. Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà. Đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu, nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ.

3. Anh, chị , em có bổn phận gì?

- Yêu thương,chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn bố mẹ.

III/ Bài tập

(4)

+ Mục tiêu: H/s biết vận dụng một số kiến thức vào làm bài tập, Củng cố khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

+ Hình thức: Dạy học theo lớp, theo tình huống.

+Phương pháp: Sử dụng pp thảo luận theo nhóm, lớp.

Yêu cầu học sinh sắm vai.

? Theo em, trong trường hợp đó, ai đúng, ai sai? Vì

sao?

Học sinh đọc bài tập trong SGK. Thảo luận nhóm bàn 2p

? Theo em, ai là người có lỗi trong tìn huống trên? Vì sao?

? Bố mẹ Lâm cư xử như thế có đúng không? Vì

sao?

- Bố mẹ Lâm xư xử như thế không đúng vì cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hành vi của con khi con chưa đủ tuổi thành niên, phải bồi thường khi con gây ra cho người khác. Lâm đã vi phạm không nhỏ về an toàn giao thông.

- GV: Cho HS làm bài tập tình huống trên bảng phụ Bài tập: Những câu tục ngữ sau đâu, câu nào nói lên mối quan hệ các thành viên trong gia đình. Hãy khoan tròn chữ cái đầu câu mà em chọn.

A. Đi thưa về gửi. B. Con dại cái mang.

C. Của chồng công vợ.

D. Chăm sóc ông bà, bố mẹ khi ốm đau

Bài tập 3:

Bố mẹ Chi đúng vì họ không xâm phạm quyền của con, vì cha mẹ có quyền trông nom, quản lý con.

Chi sai vì không tôn trọng ý kiến của cha mẹ.

- Cách ứng xử đúng là nghe lời cha mẹ, không đi chơi xa nếu không có cô giáo, nhà trường quản lý. Chi nên giải thích cho bạn bè hiểu.

Bài tập 4:

- Cả Sơn và cha me Sơn đều có lỗi, vì cha mẹ quá nuông chiều, buông lỏng quản lý em, không biết kết hợp với Nhà trường để có biện pháp giáo dục em.

- Sơn sai vì chưa tự ý thức được việc làm, hành vi của mình, chưa biết nghe theo lời hay lẽ phải.

Bài tập 5:

(5)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

Đ. Nói dối với ông bà để đi chơi - Gọi cá nhân nêu

- Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- GV.Nhận xét, đánh kết quả HS.

GV. Cho HS làm bài tập 7 ghi trên bảng phụ - HS: Tự liên hệ bản thân

+ Gọi cá nhân nêu

+ Cả lớp theo dõi, nhận xét.

+ GV.Nhận xét, đánh kết quả HS.

- HS: Đọc phần tư liệu tham khảo SGK/32 - GV: Chốt ý, kết luận nội dung của bài.

4. Củng cố : 4 p GV củng cố nội dung bài học.

GV : - Yêu cầu HS khái quát lại nội dung bài học

- Cho HS cả lớp thảo luận để liên hệ những mặt tốt và chưa tốt việc thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

HS: (Điền vào bảng sau) những việc làm của gia đình em hoặc người khác về giáo dục con cái.

Việc làm tốt Việc làm không tốt

- Động viên an ủi, tâm sự với con cái - Tạo điều kiện vật chất và tinh thần.

- Tôn trọng ý kiến của con cái.

- Gia đình, con cái quan tâm đến ông bà

- Anh em hoà thuận

- Bố mẹ gương mẫu với con cái

- Ông bà cũng có trách nhiệm dạy dỗ

con cháu

- Quát, khắc khe, nghiêm khắc.

- Nuông chiều con.

- Can thiệp thô bạo vào tình cảm và ý thích con cái

- Đánh con, mắng chửi con - Quan tâm đến con riêng

- Hành hạ con riêng của vợ hoạc chồng - Con cái vô lễ với bố mẹ

- Coi thường ông bà - Anh em đánh nhau 5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới: 2p

* Hướng dẫn học bài:

- Học thuộc nội dung bài học

- Làm lại các bài tập còn trong SGK 2,3,4,5,6/34.

* Chuẩn bị bài mới: Ôn lại tất cả các bài đã học từ bài 1 bài 12 V. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Biết được một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con cháu; quyền và nghĩa vụ

Sự nuôi và dạy con của hổ Em hãy kể tên một số loài.. thú nuôi và dạy con như

Liên kết và đối sánh với tài liệu minh giải địa vật lý giếng khoan của các giếng trong khu vực nghiên cứu cho kết quả trùng khớp và phù hợp với các quy luật phân bố

Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con trở thành người công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm

Đồng thời từ đây người ta có thể nhận định rằng việc Chomsky bắt đầu bằng nghiên cứu ngôn ngữ học và sau đó không lâu tham gia tích cực vào các hoạt động chính

- Biết được một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con cháu; quyền và nghĩa vụ

a) Bạn Kim thực hiện tốt quyền va nghĩa vụ của công dân: vì Học tập, rèn luyện, giữ gìn nền nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công

Đây cũng là một trong những vướng mắc đương đại xung quanh chủ đề Quyền con người và các vấn đề liên quan trong tổ hợp các vấn.. n