• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Vật Lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều | Giải bài tập Vật lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Vật Lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều | Giải bài tập Vật lí 9"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều Bài C1 (trang 95 SGK Vật Lí 9): Hãy mô tả hiện tượng xảy ra trong mỗi thí nghiệm ở hình 35.1 và cho biết hiện tượng nào chứng tỏ dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ.

Lời giải:

+ Cắm phích cắm của bóng đèn vào ổ điện thì đèn dây tóc nóng sáng thể hiện tác dụng nhiệt và quang của dòng điện.

+ Bút thử điện khi cắm vào ổ điện làm sáng đèn thể hiện tác dụng quang của dòng điện

+ Nam châm điện hút được đinh sắt thể hiện tác dụng từ của dòng điện.

Bài C2 (trang 95 SGK Vật Lí 9): Làm thí nghiệm như ở hình 35.2. Hiện tượng gì xảy ra khi ta đổi chiều dòng điện?

Làm lại thí nghiệm nhưng thay nguồn điện một chiều bằng nguồn điện xoay chiều 6V (hình 35.3). Hiện tượng xảy ra với thanh nam châm có gì khác so với trường hợp dùng nguồn điện một chiều? Giải thích vì sao?

Lời giải:

- Ở hình 35.2, trường hợp sử dụng dòng điện không đổi, nếu lúc đầu cực N của thanh nam châm bị hút thì khi đổi chiều nó sẽ bị đẩy và ngược lại.

- Ở hình 35.3, khi dòng điện xoay chiều chạy qua ống dây thì cực N của nam châm lần lượt bị hút, đẩy tùy theo chiều dòng điện vào thời điểm đó. Nhưng do quán tính

(2)

nên thanh nam châm nằm dưới có thể dao động (rung). Nguyên nhân là do dòng điện luân phiên đổi chiều nên đầu dưới của nam châm điện luân phiên đổi từ cực.

Bài C3 (trang 96 SGK Vật Lí 9): Một bóng đèn có ghi 6V - 3W. Lần lượt mắc vào mạch điện một chiều rồi mạch điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế 6V. Trường hợp nào đèn sáng hơn? Tại sao?

Lời giải:

Cả 2 trường hợp sáng như nhau. Vì hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều tương đương với hiệu điện thế của dòng điện một chiều có cùng giá trị.

Bài C4 (trang 97 SGK Vật Lí 9): Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫn kín B như hình 35.6. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây dẫn B có xuất hiện dòng điện cảm ứng không? Tại sao?

Lời giải:

Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây dẫn B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Vì dòng điện xoay chiều chạy vào cuộn dây của nam châm điện tạo ra một từ trường biến đổi. Các đường sức từ của từ trường trên xuyên qua tiết diện S của cuộn dây B biến đổi. Do đó trong cuộn dây B xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đối với máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay, chỉ khi quay cuộn dây thì trong cuộn dây mới có dòng điện xoay chiều vì khi cuộn dây dẫn đứng yên so với nam

Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì bị giảm hoặc ngược lại xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn

Bài 34.7 trang 75 SBT Vật lí 9: Trong máy phát điện xoay chiều có cuộn dây quay, nếu ta thay bộ góp điện gồm hai vành khuyên bằng bộ góp điện gồm hai nửa vành

Đổi chiều dòng điện thì đầu C của nam châm điện trở thành cực Bắc (N) → Cực Bắc (N) của kim nam châm bị đẩy ra nên kim nam châm quay ngược lại sao cho cực Nam của nó quay

Hãy phân tích xem số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến đổi như thế nào khi cuộn dây quay, từ đó suy ra nhận xét về chiểu của dòng điện cảm ứng

Bài C2 (trang 93 SGK Vật Lí 9): Giải thích vì sao khi cho nam châm (hoặc cuộn dây) quay ta lại thu được dòng điện xoay chiều trong các máy trên khi nối hai cực của

Định luật Ôm đối với dòng điện một chiều qua dây dẫn: Cường độ dòng điện qua đoạn mạch thì tỉ lệ thuận với điện áp hai đầu đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với điện

Bài 4 (trang 94 sgk Vật Lí 12): Trong trường hợp ba suất điện động của máy phát ba pha mắc theo hình sao và ba tải cũng được mắc theo hình sao thì phải có bốn đường