• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa Lí 6 Bài mở đầu: Tại sao cần học Địa lí? | Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa Lí 6 Bài mở đầu: Tại sao cần học Địa lí? | Giải bài tập Địa Lí lớp 6 Chân trời sáng tạo"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài mở đầu: Tại sao cần học Địa lí?

Câu hỏi trang 111 sgk Địa Lí 6: Tại sao có mưa, có nắng? Tại sao có ngày, có đêm?

Tại sao Việt Nam không thường xuyên có tuyết trong khi ở Nam Cực băng tuyết lại phủ đầy quanh năm? Các em sẽ có câu trả lời qua các bài học địa lí. Những câu chuyện, tình huống trong Bài mở đầu sẽ phần nào giúp các em tìm ra câu trả lời.

Trả lời:

- Mưa, nắng là các hiện tượng tự nhiên do ảnh hưởng của thời tiết và khí hậu tạo ra.

- Ngày, đêm xuất hiện trên Trái Đất là do Trái Đất có dạng hình cầu và thực hiện các vận động (tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời).

- Việt Nam không có tuyết, Nam Cực có băng tuyết là do vị trí địa lí khác nhau, ảnh hưởng của bức xạ Mặt Trời và dạng hình cầu của Trái Đất.

A/ Câu hỏi giữa bài

I. Sự lí thú của việc học môn Địa lí Câu hỏi trang 111 sgk Địa Lí 6:

- Tại sao người dân vùng biển thường ra khơi vào buổi chiều muộn?

- Từ những câu ca dao, tục ngữ được đề cập trong bài học, em hãy nêu những điều lí thú của việc học môn Địa lí.

Trả lời:

- Từ xa xưa, người dân vùng biển đã quen với nhịp điệu của thiên nhiên. Người dân vùng biển thường ra khơi vào buổi chiều muộn là do lúc đó có gió đất, gió này thổi từ đất liền ra biển nên gió sẽ giúp người nông dân ven biển thổi căng các cánh buồm để ra khơi.

- Học Địa lí sẽ giúp các em

+ Giải thích được các hiện tượng Địa lí trong những câu ca dao, tục ngữ.

+ Tìm được các mối quan hệ giữa các hiện tượng tự nhiên với nhau.

+ Giải thích được các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, dân cư,…

II. Vai trò của Địa lí trong cuộc sống

Câu hỏi trang 112 sgk Địa Lí 6: Dựa vào câu chuyện trên em hãy cho biết, Tiu-li đã tránh được sóng thần nhờ có kiến thức và kĩ năng Địa lí nào?

Trả lời:

Tiu-li đã tránh được sóng thần nhờ có kiến thức và kĩ năng Địa lí về

(2)

- Kiến thức về động đất và sóng thần.

- Những dấu hiệu nhận biết của một trận sóng thần.

- Kĩ năng phòng tránh sóng thần.

III. Tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm và kĩ năng Địa lí

Câu hỏi trang 112 sgk Địa Lí 6: Em hãy cho ví dụ về việc vận dụng kiến thức và kĩ năng địa lí vào cuộc sống.

Trả lời:

- Sử dụng những tư liệu và công cụ địa lí như bản đồ, biểu đồ, số liệu, sơ đồ, tranh ảnh, mô hình,…

- Việc hiểu và biết cách vận dụng các kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống là rất cần thiết và hữu ích.

- Ví dụ: Dùng biểu đồ, bản đồ để giải thích một hiện tượng tự nhiên (mưa lớn, mưa nhỏ, bão, dân cư,…). Hay sử dụng la bàn để chỉ đường, tìm đường khi bị lạc,…

B/ Câu hỏi cuối bài

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đối với cuộc sống của con người, thiên nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người.. Đơn giản là chúng ta

- Kí hiệu nào được dùng để thể hiện ranh giới của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận?...

- Từ Hội trường Thống Nhất ta đi theo đường Nguyễn Du và rẽ phải vào đường Đồng Khởi, đi thẳng đường Đồng Khởi đến Nhà hát Thành phố.. Từ Nhà hát Thành Phố đi thẳng đường

- Hiện tượng ngày và đêm luân phiên nhau trên Trái Đất là do Trái Đất tự quay quanh trục kết hợp với dạng hình khối cầu của Trái Đất nên bề mặt Trái Đất luôn được Mặt

- Từ ngày 21-3 đến 23-9 ở bán cầu Bắc là mùa nóng vì thời gian này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn nên có thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt

- Quy tắc: Dựa vào thời điểm Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn: Theo quy luật tự nhiên, Mặt Trời luôn mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây. Khi cần xác định phương hướng, bạn

Các vành đai núi lửa và động đất có trùng nhau vì động đất xảy ra khi có sự dịch chuyển mạnh của các mảng kiến tạo dẫn đến va đập bị nứt hoặc tách rời nhau, vỏ Trái Đất

- Sự hình thành địa hình trên bề mặt Trái Đất chịu tác động của nội lực và ngoại lực.. - Các dạng địa hình trên Trái Đất đều chịu tác động đồng thời