• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:….

Ngày dạy:……

Tiết 61:

BÀI 57: TUYẾN GIÁP, TUYẾN TỤY VÀ TUYẾN TRÊN THẬN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

-Phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tụy dựa trên cấu tạo -Sơ đồ hoá chức năng của tuyến tụy trong sự điều hoà đường huyết.

-Trình bày các chức năng của tuyến trên thận dựa trên cấu tạo của tuyến.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ cơ thể.

4. Năng lực:

-Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh phóng to hình 57.1 và 57.2 SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra

- Nêu vị trí, cấu tạo và chức năng của tuyến yên ?

- Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt ? 3. Bài mới :

(2)

Hoạt động 1: Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Trò chơi nhanh mắt, nhanh tay.

? Sắp xếp các tuyến sau vào hai cột: tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.

Tuyến trên thận, tuyến tuỵ, tuyến ức, tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến sinh dục, tuến yên, tuyến ruột, tuyến vị, tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến lệ.

- HS: Thực hiện nhanh trong vòng 2 phút để hoàn thành bảng nhóm

? Trong các tuyến trên, tuyến tuỵ có điểm gì đặc biệt?

- HS: Tuyến pha

- GV: Tuyến tuỵ và tuyến trên thận là 2 tuyến có vai trò quan trọng trong chuyển hoá vật chất và năng lượng. Vậy chúng có cấu tạo như thế nào, đảm nhận chức năng ra sao, đó chính là nội dung của bài ngày hôm nay:

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Tuyến tụy và tuyến trên thận có vai trò quan trọng trong điều hoà lượng đường trong máu. Vậy hoạt động của 2 tuyến này như thế nào ?

Hoạt động của GV - HS Nội dung

Hoạt động 1 :

Mục tiêu: Xác định rõ mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của các tuyến với các bệnh do hoocmôn của các tuyến đó tiết ra quá ít hoặc quá nhiều.

+ Nêu vị trí tuyến giáp ?

+ Cấu tạo và chức năng của tuyến giáp ? - HS quan sát hình 56 – 2 trả lời câu hỏi:

B1: Gv tổng kết lại các ý kiến.

I. Tuyến giáp:

- Vị trí: nằm trước sụn giáp của thanh quản nặng 20 - 25g.

- Hoocmôn là Tiroxin, có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và chuyển hoá ở tế bào.

- Tuyến giáp cùng tuyến cận giáp có vai trò trong điều hoà trao đổi canxi và

(3)

+ Nêu ý nghĩa của cuộc vận động “toàn dân dùng muối iôt”

Một số HS phát biểu, lớp bổ sung

B2: Gv đưa thêm thông tin về vai trò của tuyến yên trong điều hoà hoạt động tuyến giáp.

+ Phân biệt bệnh bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iôt ?

- HS dựa vào thông tin SGK và kiến thức thực tế, thảo luận trong nhóm, thống nhất ý kiến.

Hoạt động II: Tuyến tụy

Mục tiêu: Phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tụy dựa trên cấu tạo

+ Hãy nêu chức năng của tuyến tụy mà em biết ? - HS nêu rõ 2 chức năng: tiết dịch tiêu hoá và hooc môn.

B1: Gv treo tranh phóng to hình 57.1 → trả lời câu hỏi + chức năng nội tiết của tuyến tụy do bộ phận nào của tuyến đảm nhiệm ?

+ các hooc môn của tuyến tụy là hooc môn nào ? vai trò của chúng là gì ?

- HS quan sát tranh, kết hợp thông tin SGK → trả lời B2:GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết về vai trò của hooc môn tuyến tụy → Trình bày cơ chế điều hoà lượng đường trong máu giữ ở mức ổn định ?

- HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm, phát biểu các nhóm khác bổ sung.

B3: Gv liên hệ tình trạng bệnh lí.

+ Bệnh tiểu đường.

phot pho trong máu.

II. Tuyến tụy:

- Tuyến tụy vừa làm chức năng ngoại tiết vừa làm chức năng nội tiết.

- Chức năng nội tiết do các tế bào đảo tụy thực hiện.

+ Tế bào α : tiết

glucagôn biến đổi glicôgen

→ glucôzơ

+ Tế bào β : tiết insulin biến đổi glucôzơ → glicôgen

- Nhờ tác dụng đối lập của 2 loại hooc môn → tỉ lệ đường huyết luôn ổn định

→ đảm bảo hoạt động sinh lí của cơ thể diễn ra bình thường.

(4)

+ Chứng hạ đường huyết.

B4: GV đặt vấn đề chuyển sang mục II :về điều hòa tỉ lệ đường trong máu, ngoài tuyến tụy còn có sự tham gia của tuyến trên thận

Hoạt động 3 :

Mục tiêu: Sơ đồ hoá chức năng của tuyến tụy trong sự điều hoà đường huyết.

+ Trình bày khái quát cấu tạo của tuyến trên thận ? - HS quan sát hình vẽ, làm việc độc lập với SGK - Gv gọi HS lên trình bày.

+ Nêu chức năng của các hooc môn tuyến trên thận : + Vỏ tuyến ?

+ Tủy tuyến ?

1 HS lên mô tả vị trí, cấu tạo của tuyến trên tranh - HS trình bày lại vai trò của các hooc môn như phần thông tin SGK

- Hooc môn phần tủy tuyến trên thận cùng glucagôn

→ điều chỉnh lượng đường huyết

III. Tuyến trên thận:

- Vị trí: gồm một đôi nằm trên đỉnh 2 quả thận.

- Cấu tạo:

+ Phần vỏ: 3 lớp.

+ Phần tuỷ:

- Chức năng: SGK

Hoạt động 3: Củng cố:

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

-HS đọc kết luận chung SGK.

Hoạt động 4,5. Vận dụng, mở rộng:

4. Hướng dẫn về nhà

-Học bài - trả lời các câu hỏi cuối bài.

-Đọc mục “em có biết”

(5)

-Chuẩn bị trước bài 58 “Tuyến sinh dục”

V. RÚT KINH NGHIỆM

Ngày soạn:….

Ngày dạy:……

Tiết 62

(6)

BÀI 58: TUYẾN SINH DỤC

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

-Trình bày được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.

-Kể tên các hooc môn sinh dục nam và nữ.

-Hiểu rõ ảnh hưởng của hooc môn sinh dục nam, nữ đến những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.

2. Kỹ năng:

-Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

3. Thái độ:

-Giáo dục ý thức vệ sinh bảo vệ cơ thể.

4. Năng lực:

-Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Tranh phóng to hình 58.1, 58.2,5.3 SGK.

-Photo bảng 58.1 và 58.2 SGK.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

-Tranh phóng to hình 55.3, 56.1, 56.2 và 56.3 SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY

- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm….

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra:

-Trình bày chức năng của các hooc môn tuyến tụy?

(7)

-Trình bày vai trò của tuyến trên thận?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

- GV: Đưa 2 hình ảnh

+, Hình ảnh 1: một HS nữ tiểu học và một HS nữ lớp 8.

+, Hình ảnh 2: một HS nam tiểu học và một HS nam lớp 8.

? Hãy nhận xét những điểm khác nhau giữa cá HS trong hình 1 và hình 2?

- HS: Hoạt động nhóm để hoàn thành vào bảng nhóm

- GV: Tại sao lại có sự khác biệt đó? Chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu bài hôm nay để trả lời thắc mắc đó:

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:

- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Khi phát triển đến độ tuổi nhất định cơ thể các em bắt đầu có những biến đổi đó do đâu mà có ? Bài mới.

Hoạt động của GV - HS Nội dung

Hoạt động 1 :

Mục tiêu: Trình bày được chức năng của tinh hoàn và buồng trứng.

+ Hoàn thành bài tập điền từ mục I SGK + Nêu chức năng của tinh hoàn ?

- HS quan sát hình 58.1 và 58.2 SGK, thảo luận nhóm thống nhất từ cần điền.

- Đại diện nhóm phát biểu các nhóm khác bổ sung.

B1: Gv phát bài tập bảng 58.1 cho các HS nam → yêu cầu các em đánh dấu vào những dấu hiệu có ở bản

I. Tinh hoàn và hooc môn sinh dục nam:

- Tinh hoàn:

+ Sản sinh tinh trùng.

+ Tiết hooc môn sinh dục nam testosteron.

- Hooc môn sinh dục nam gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam.

(8)

thân.

- Nhấn mạnh xuất tinh lần đầu là dấu hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức.

HS dựa vào bài tập đã hoàn chỉnh → rút ra kết luận.

- HS nam đọc kỹ nội dung bảng 58.1, đánh dấu vào các ô lựa chọn.

- Thu bài nộp cho Gv.

B2: Gv lưu ý giáo dục ý thức giữ vệ sinh.

- Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam: bảng 58 – 1

Hoạt động 2 :

Mục tiêu: Kể tên các hooc môn sinh dục nam và nữ.

Cá nhân quan sát kỹ hình 58.3 SGK

+ Hoàn thành bài tập điền từ trang 183 SGK.

- Trao đổi trong nhóm, lựa chọn từ cần thiết.

+ Chức năng của buồng trứng ?

B1: Gv phát bài tập bảng 58.2 cho các HS nữ → yêu cầu các em đánh dấu vào ô trống các dấu hiệu của bản thân

- HS dựa vào bài tập đã hoàn chỉnh → rút ra kết luận.

- Kinh nguyệt lần đầu là dấu hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức.

HS nữ đọc kỹ nội dung bảng 58.2 đánh dấu vào các ô lựa chọn.

- Thu bài tập nộp cho Gv

B2: Gv giáo dục ý thức giữ vệ sinh kinh nguyệt

II. Buồng trứng và hooc môn sinh dục nữ:

- Buồng trứng: sản sinh trứng và tiết hooc môn sinh dục nữ Ơstrogen.

+ Ơstrogen gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nữ.

- Dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nữ: bảng 58 – 2 SGK

(9)

Hoạt động 3: Củng cố

- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK

- Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng

Nguyên nhân dẫn tới biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam và nữ ? Hoạt động 4,5: . Vận dụng, mở rộng:

?: Nguyên nhân nào dẫn đến những biến đổi của cơ thể ở lứa tuổi dậy thì ở cơ thể nam và nữ trong tuổi vị thành niên là gì? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý?

Các Hoocmon Testosteron ở nam và Ơstrogen ở nữ gây nên những biến đổi của tuổi dậy thì. Trong đó, quan trọng nhất là dấu hiệu chứng tỏ đã có khả năng sinh sản: xuất tinh lần đầu ở nam,hành kinh lần đầu ở nữ.

4. Hướng dẫn về nhà

-Học bài – ghi nhớ phần kiến thức cuối bài.

-Đọc mục “Em có biết”

-Đọc trước bài 59

V. RÚT KINH NGHIỆM

………

…………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.. Tuyến tụy và tuyến trên thận có vai trò

Da có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp biểu bì có tầng sừng và tầng tế bào sống; lớp bì có các bộ phận giúp da thực hiện chức năng cảm giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt; trong

Mặc dù trong nghiên cứu này chúng tôi chƣa xác định đƣợc liệu kiểm soát tốt glucose máu có giải quyết đƣợc hết tình trạng PĐCT và RLCN tim ở thai nhi có mẹ

Điều trị nội khoa có thể làm cho tình trạng lồi mắt tiến triển nặng lên nếu trong quá trình điều trị để trẻ rơi vào tình trạng suy giáp kéo dài do sử dụng thuốc KGTTH,

- Protrombin do gan sản xuất, vào huyết tương ở dạng không hoạt động, được chuyển thành trombin dạng hoạt đông nhờ sự tham gia của yếu tố V, tromboplastin dạng hoạt hoá.

Không đồng tình.. Không

Qua nghiên cứu chức năng nhai trên 55 bệnh nhân bị gãy xương hàm trên Le Fort I, II và gò má cung tiếp, chúng tôi nhận thấy: bình thường hàm dưới vận động một cách

Trình tự này giúp F mang theo các gen của nhiễm sắc thể nằm ngay dưới hạ lưu của trình tự chuyển từ tế bào cho sang tế bào